Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng Đại Bàng (thơ)

31/07/201807:47(Xem: 9847)
Cúng Đại Bàng (thơ)
cung dai bang__thich nguyen tang
an-cu-ky19-day10-qua duong-kinh hanh-23



CÚNG ĐẠI BÀNG



Phổ thơ theo bài viết:

"Cúng Đại Bàng"

của TT Thích Nguyên Tạng

***



Truyền thống Phật Giáo Đại Thừa
Quá Đường nghi thức, cúng trưa trong chùa
An Cư Kiết Hạ đến mùa
Đại Bàng lễ cúng xa xưa lưu truyền...

***

chim dai bang 3


Đại Bàng, tên một loài chim
Có thân khá lớn, bay tìm thức ăn
Khế Kinh, xưa thuật lại rằng:
Ngày kia, Đức Phật du hoằng pháp ngang.
Gặp con chim lớn Đại Bàng
Săn loài chim nhỏ để ăn hàng ngày
Đại Bàng thân lớn cánh dài
Hút hơi rất mạnh, độ vài dặm xa
Các loài chim nhỏ bay qua
Bị rơi vào miệng, đó là thức ăn.
Đức Phật giáo hóa khuyên răn
Chớ nên giết chúng, thêm hằng khổ đau
Chúng sanh tất cả như nhau
Ham sống, sợ chết khác nào thân ngươi
Cũng đừng nên bảo giết người,
Hại loài vật khác luật thời trả vay.
Đại Bàng lúc đó nghĩ ngay
Thịt tươi thực phẩm hàng ngày ta ăn
Nếu theo lời Phật cản ngăn
Lấy gì nuôi sống cho thân mỗi ngày.
Phật liền chỉ bảo chim ngay
Về chùa gần nhất, hàng ngày có ăn
Mỗi trưa sẽ có Ni Tăng
Hạt cơm dâng cúng sẽ ăn đủ đầy....
Có người thắc mắc chuyện nầy
Cơm dùng bảy hạt mỗi ngày sao no
Đại Bàng thân lớn cao to
Cơm mà thay thịt, sao cho đủ phần.
Pháp mầu của Phật vô ngần
Từ bi vô lượng, biến phần vô biên
Cam Lồ pháp nhũ chú truyền
Gia trì thiện niệm cho chim no đầy....

chim dai bang 2chim dai bang(xem thêm bài về chim Đại Bàng)

***


Một vài câu chuyện dưới đây
Tôi xin kể lại những ngày đáng ghi.
Vâng lời Sư Phụ tôi đi
Xuống làm thị giả hai Thầy Siêu, Nghiêm

(HT Thiện Siêu và HT Trí Nghiêm)
Bốn mùa Kiết Hạ kề liền
Tại chùa Hải Đức, hồn nhiên nhớ hoài.
Nơi đây, (HT) Trí Thủ sáng khai
 Phật đường học viện Tăng tài dồi trau
Từ năm bảy lăm (1975 ) về sau
Nhiều Thầy lưu lại cùng nhau hành trì
Nhớ hoài cảnh trí nơi đây
Con đường đất đỏ hàng cây xanh màu
(Chùa) Long Sơn (Chùa) Hải Đức nối nhau
Những tàng phượng vĩ một màu thắm tươi.
Năm đầu tôi đến gặp Người (Ôn Trừng San )
Trụ trì (chùa) Hải Đức tướng người đẹp sao!
Danh Tăng, tài đức, bậc cao 
Có người em ruột sát sao tu hành
Lễ nghi truyền thống rõ rành
Khoa nghi Chẩn tế nổi danh, Huế truyền
Buổi đầu luyện giọng trước tiên
Đại Bàng hô thử, tôi liền hành ngay
Nghe qua Ôn bảo chẳng hay
Ôn liền sửa giọng ngắn dài chậm nhanh
Vài lần cũng đã thạo thành.
Mỗi trưa tống thực trì hành bốn năm
Giỏi dang công việc siêng năng
Thêm làm thị giả Cao Tăng hai chùa
(Ôn Trí Nghiêm và Ôn Từ Đàm)
(Chùa Kim Quang và chùa Tỉnh Hội Long Sơn)
Giờ đây công việc sớm trưa
An Cư Kiết Hạ bốn mùa đẹp thay...

***


Những điều sinh hoạt hàng ngày
Điểm son văn hóa, xưa nay bảo tồn
Lễ nghi truyền thống luôn luôn
Giữ gìn bản sắc thiền môn Đại Thừa
Đại Bàng, hô cúng cơm trưa
Dành phần Chú tiểu mới vừa xuất gia
Có người cao giọng ngân nga
Có người biến cách nghe qua khác thường
Nhưng đều biểu lộ tình thương
Hoàn thành nghi thức, ngát hương cửa thiền
Từ bi, Đức Phật dạy khuyên
Cũng là phương tiện Pháp Truyền Độ Sanh
Xuất gia, nguyện sẽ trì hành
Theo lời Phật dạy - chúng sanh an bình.




Nam Mô A Di Đà Phật

Bến Tre 30-7-2018
Quảng Pháp Ngôn





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2011(Xem: 11515)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạc và hạnh phúc của chư thiên và nhân loại.
14/05/2011(Xem: 9886)
Hạt bụi lang thang* từ vô thủy Bay về sương khói cõi vô chung Là xong một kiếp phong trần khách Còn lại bài thơ thở tuyệt cùng
12/05/2011(Xem: 15493)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
09/05/2011(Xem: 9326)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
08/05/2011(Xem: 10174)
Vương vấn bao nhiêu chuyện ở lòng Đến rồi chẳng lẽ trở về không Gió chiều thoảng vờn khe núi Nắng sớm dịu dàng tỏa bến sông
08/05/2011(Xem: 11558)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
04/05/2011(Xem: 8443)
Ta tìm Mi từ vạn nẻo Nơi chân trời góc bể chốn mây trôi Nhưng im hơi Mi lánh mặt ta rồi...
03/05/2011(Xem: 10168)
Thân lưu lạc nơi đỉnh đồi xứ lạ Đôi tay gầy ngồi nhặt mảnh trăng rơi Mùi biển mặn kéo về ôm đỉnh núi Đêm nay rằm người có hay chăng!
02/05/2011(Xem: 12864)
Bài thơ này đã được tác giả xuất bản vào năm 1996 tại Nam Cali nằm trong tập thơ “Những Vần Thơ Vịnh Kiều” có 14 cách đọc khác nhau. Đến năm 2009 lại xuất bản lần nữa cũng tại Nam Cali, nằm trong tập thơ “Những Bài Thơ Độc Đáo”, có bổ túc thêm lên đến 20 cách đọc, và nhiều biến đổi thú vị khác. Bài thơ hân hạnh được nhiều diễn đàn điện tử trong và ngoài nước cho đăng, với nhiều lời khen tặng của độc giả khắp nơi. Tuy nhiên mỗi nơi đăng mỗi khác, số “các cách đọc” nhiều ít khác nhau, và những bài thơ biến đổi theo, cũng đăng không trọn vẹn.
30/04/2011(Xem: 7274)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]