Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chén Trà Tào Khê (thơ)

21/06/201819:33(Xem: 5397)
Chén Trà Tào Khê (thơ)
Chen Tra Tao Khe2

CHÉN TRÀ TÀO KHÊ

Phổ thơ từ bài viết
“ Chén Trà Tào Khê”
của TT Thích Nguyên Tạng

 

CHÉN ngọc thạch chứa đầy nước mát

TRÀ Đạt Ma thơm ngát tỉnh tâm

TÀO KHÊ suối ngọt ngàn năm

Trí Dược (Tam Tạng) khai tự - Huệ Năng (Ngũ Tổ) khơi nguồn.

....     ....    ....   ....    ...

 

2 - Nam Tông Phái, xiển dương đốn ngộ

Được khai sinh từ Tổ Huệ Năng

Tương tuyền câu chuyện kể rằng:

Trí Dược Tam Tạng cao tăng - đi thuyền

Sang Trung Hoa để truyền đạo pháp

Thuyền ngang qua suối mát Tào Khê

Nhìn xem phong cảnh sơn khê

Đất lành suối ngọt tràn trề bao la,

Ngược dòng nước lần ra đầu suối

Ngài dừng chân mở núi dựng chùa

Bảo Lâm (tự) tên gọi khi xưa

Nay vừa đổi lại thành chùa Nam Hoa...

Tổ thứ sáu Huệ Năng xuất hiện

Đến Tào Khê thay biến nơi đây

Hoa Nam Phật cảnh đẹp thay

Pháp tu đốn ngộ của Ngài Huệ Năng

Đem giải thoát triệu hằng Phật tử

Lập Nam Hoa cổ tự tâm linh

Tào Khê huyền ảo lung linh

Chia thành năm nhánh lan truyền khắp nơi...

3 - Huệ Năng Tổ Thứ Sáu Thiền Tông Trung Hoa.

Sử ghi lại đến đời lục tổ

Khai pháp tu đốn ngộ từ đây.

Huệ Năng tuổi nhỏ tâm khai

Chưa tu đắc đạo, mấy ai như ngài

Cha mất sớm những ngày còn nhỏ

Tuổi ấu thơ từ đó thay cha

Ngày ngày chăm sóc mẹ già

Bán củi nuôi sống cả nhà quanh năm

Nhân duyên trước, nay thầm gặp lại

Khi tuổi ngài vừa trải hai hai

Ngộ duyên đã đến một ngày

Giao củi cho khách bên tai, bổng trầm

Tiếng kinh tụng thanh âm kệ pháp

Từ bên trong ấm áp vọng ra

Dừng chân chăm chú nghe qua

Từng câu, từng chữ thật là diệu âm.

Bừng tỉnh mộng khai tâm trong dạ

Câu pháp kinh khi đã nghe qua

"Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm"

Dời chân cất bước vào nhà

Đợi nghe kinh hết dần dà hỏi thăm

Xin (cư sĩ) cho biết kinh âm kỳ diệu

Từ nơi đâu? Pháp hiệu là gì?

Cư sĩ tỏ rõ kinh thi:

Kim Cang-Bát Nhã, vô vi nhiệm mầu

Muốn am hiểu đến cầu (ngũ tổ) Hoàng Nhẫn

Chùa Đông Thiền ngài dẫn giải cho

Đôi câu thăm hỏi chuyện trò

Cư sĩ hiểu được nguyên do của ngài

Mười lạng bạc hôm nay gởi tặng

Tìm người thay nuôi nấng mẹ già

Tiều phu từ tạ lui ra

Chùa Đông Thiền hướng, đường xa vượt đèo.

Sau hai tháng lần theo vách đá

Xứ Kỳ Châu nay đã đến nơi

Đông Thiền trước mặt sáng ngời

Vào gặp Hoàng Nhẫn tổ đời thứ năm

Thầy bước tới hỏi thăm chỗ ở

Đến nơi đây nguyên cớ rõ ràng

Bạch thầy : con từ Lãnh Nam

Đến đây tu học cầu làm Phật thôi

Người Lãnh Nam xa xôi man rợ

Cầu làm Phật muôn thuở chẳng thành

Tiều phu vội vã đáp nhanh

Bạch thầy con được rõ rành tỏ phân:

Người Lãnh Nam chia phân đây đó

Phật tánh thời đâu có mà phân

Thấy người trí tuệ sáng ngần

Nhận vào công quả, pháp dần truyền sau..

Thời gian đã qua mau tám tháng

Nay tìm người xứng đáng kế thừa

Ra lệnh đệ tử trong chùa

Viết kệ sở chứng nộp đưa đủ đầy

Hàng đệ tử có thầy Thần Tú

Trí thiện cao. Nhắn nhủ vào đề:

Thân người tựa cây Bồ Đề

Tâm đài gương sáng không hề ố hoen

Năng lau chùi cho thêm tươi sáng

Đừng để cho vướng máng bụi trần

"Thân là cội bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Phải luôn nhớ lau chùi

Chớ để dính bụi trần"

Thầy Huệ Năng chuyên cần trong bếp

Nghe đọc bài phân biệt thấp cao

Xướng lên bài kệ thật mau

Nhờ người viết hộ, ghi vào sau đây:

Bồ đề vốn chẳng cây không trái

Gương sáng kia nào phải nơi đài

Sự vật không có xưa nay

Mà sao vướng bụi trần ai nơi nào?

"Bồ đề vốn chẳng cây

Gương sáng chẳng phải đài

Xưa nay không một vật

Nơi bào dính bụi trần".

Nghe bài kệ thấp cao đã rõ

Ngũ Tổ liền bày tỏ phân minh

Nửa đêm chỉ gọi một mình

Vào trong tịnh thất truyền kinh cho ngài

Kinh Kim Cang thuyết ngay trọn bộ

Truyền chân kinh Ngũ Tổ khai tâm

Trong kinh có đoạn chỉ rằng

Đệ tử ghi nhớ mà hằng tựa nương

Hãy nương vào chỗ nương không có

Và bắt đầu từ đó khởi tâm

"Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm"

Huệ Năng khai ngộ, lặng thầm:

Thốt ra bài kệ "tự tâm" dâng thầy:

Nào ngờ tự tánh vốn là thanh tịnh

Nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt

Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ

Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn phương

Nghe xong Ngũ Tổ liền tay

Y bát mang đến truyền ngay tức thì

Về Phương Nam hướng đi lánh nạn

Hãy rời mau kẻo sáng cơ nguy

Hành trình rời tự ra đi

Thân phận cư sĩ thời kỳ ẩn nương

Đoàn thợ săn dây vương bủa lưới

Bắt ngài ngồi chờ đợi thú rơi

Nhìn xem ngó khắp muôn nơi

Biết không ai thấy ngài thời thả đi

Có đôi lúc tùy nghi thuyết pháp

Khuyên thú rừng đừng sáp đến đây

Rau tươi độ thực mỗi ngày

Gởi trong nồi thịt thọ trai dần dà

Mười lăm năm trôi qua duyên đến

Ngài về Chùa Pháp Tánh Quảng Châu

Thấy hai vị tăng cãi nhau

Bất phân thắng bại bên nào muốn hơn

Phướn trước chùa gió vờn phướn động

Hay là vì gió lộng phướn vờn

Đôi bên lời lẻ thiệt hơn

Huệ Năng bước tới giải phân rõ ràng

Phướn không động gió cũng không động

Mà xem ra tâm động các ngài

Huệ Năng khai mở giải bày

Trụ trì Ấn Tông đến ngay hỏi ngài:

Nghe Y Pháp Huỳnh Mai nay đã

Được truyền sang hành giả đứng bên

Huệ Năng khi đó nhận liền

Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn pháp truyền thừa sang

Sư Ấn Tông vội vàng đảnh lễ

Và chọn ngày phát thế, nhận thầy

Huệ Năng giáo hóa nơi đây

Sau rời (chùa) Pháp Tánh từ đây trở về...

Bảo Lâm tự Tào Khê suối chảy

Lập Nam Tông Thiền Phái xiển dương

Pháp tu đốn ngộ khơi nguồn

Tào Khê Nam Tự suối tuôn năm dòng.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Bến Tre 19/06/2018

Quảng Pháp Ngôn NVT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 7748)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 10084)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 8083)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 9948)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 10210)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 7140)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 9534)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 8397)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 6502)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang macgiang@y7mail.com
04/08/2010(Xem: 5884)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567