Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nai Giả Chết (thơ)

22/05/201821:14(Xem: 4614)
Nai Giả Chết (thơ)

NAI GIẢ CHẾT

 nai-gia-chet

Ngày xưa có một bầy nai

Cùng nhau vui sống giữa nơi non ngàn

Nai già khả kính, khôn ngoan

Lại thêm khéo léo, giỏi giang, làm thầy

Bao nhiêu nai nhỏ trong bầy

Được thầy dạy dỗ điều hay, điều lành

Tài tháo vát, sự khôn lanh

Để khi nguy biến thoát nhanh được liền.

Thầy nai có một cô em

Một hôm cô trịnh trọng đem con mình

Đến thăm anh, nói tâm tình:

"Con trai em đó, mong anh chỉ bày

Dạy cho cháu học điều hay

Những điều khôn khéo lâu nay thường dùng

Để mà thoát bẫy diệt vong

Thoát mưu thâm độc, thoát vòng hiểm nguy!"

Thầy nai nói: "Đâu khó gì

Ngày mai cháu đến ta thì dạy cho!"

*

Thế rồi theo đúng dự trù

Chú nai đến học rất ư chuyên cần

Nghe lời thầy dạy, chuyên tâm

Trong khi nai khác quây quần rong chơi,

Chỉ sau khi học xong xuôi

Chú nai mới ghé đến nơi bạn bè,

Bầy nai nhỏ thích rủ rê

Chú nai nhất quyết chẳng hề nghe theo.

Chú luôn kiên nhẫn đủ điều

Giúp bè, giúp bạn với nhiều từ tâm,

Chú tôn kính thầy vô ngần

Vì thầy kiến thức uyên thâm vô cùng

Dạy cho con cháu hết lòng

Ơn thầy to lớn chú không quên nào.

*

Một hôm bên mé rừng sâu

Chú nai vô ý kẹt vào bẫy kia

Kêu la đau đớn kể chi

Bạn bè sợ hãi tức thì trốn ngay

Chạy về báo mẹ nai hay

Mẹ nai kinh hoảng tìm thầy than van:

"Con em mắc bẫy thợ săn

Làm sao cứu nó? Khó khăn vô vàn!"

Thầy nai vội vã trấn an:

"Chắc rằng cháu sẽ an toàn mà thôi

Đừng lo gì nữa em ơi

Trước đây cháu học hành thời siêng năng

Tận tâm, cẩn thận, đàng hoàng

Cho nên cháu đã khôn ngoan lắm rồi

Đủ tài đối phó với đời

Thợ săn muốn hại cháu thời dễ đâu

Đừng lo lắng, chớ buồn rầu

Anh tin rằng cháu sẽ mau trở về!"

*

Trong khi đó chú nai kia

Tuy đang mắc bẫy chẳng hề buông xuôi

Trong đầu suy nghĩ sục sôi:

"Bạn bè chạy trốn hết rồi, buồn thay!

Còn ai giúp đỡ mình đây

Để mà thoát khỏi bẫy này nguy nan

Bao điều thầy dạy khôn ngoan

Thử mang áp dụng phá tan xích xiềng!"

Thế là nai quyết định liền

Đóng trò "giả chết" ngay trên chỗ này.

Thoạt tiên nai bới cào ngay

Cỏ cây đất bụi tung bay mịt mùng

Giống như giãy giụa điên cuồng

Tưởng chừng nai cố tìm đường thoát thân;

Rồi thêm nước tiểu và phân

Phóng ra vung vãi dưới chân chảy dài

Giống nai trong bẫy bi ai

Chết vì sợ hãi thường bài tiết ra;

Rồi thêm nước miếng chan hòa

Nai phun sùi bọt chảy qua miệng mồm;

Nai nằm duỗi thẳng người luôn

Thân nghiêng về phía bên hông cứng đờ;

Mắt trợn lên, lưỡi thè ra

Bốn chân cứng ngắc như là khúc cây;

Hít vào lồng ngực cho đầy

Rồi dồn không khí xuống ngay bụng mình

Khiến cho bụng bị trương phình;

Cuối cùng đầu ngoẹo xuống sình nằm yên

Nai không thở lỗ mũi trên

Thở bằng lỗ mũi sát bên đất liền

Nai nằm bất động im lìm

Khác gì xác chết, lại thêm nặng mùi

Khiến ruồi bay quẩn quanh người

Quạ thời lảng vảng chờ mồi kiếm ăn.

Ngày hôm sau bác thợ săn

Trời vừa hừng sáng ghé thăm từng vùng

Thăm nơi đặt bẫy trong rừng

Thấy nai mắc bẫy bác mừng đến xem

Ngạc nhiên thấy bụng phình lên

Vỗ vào thấy cứng vội tin chết rồi

Thêm mùi dơ dáy khắp nơi

Vo ve vang tiếng đám ruồi lượn quanh

Bác bèn suy nghĩ rất nhanh:

"Chắc nai mắc bẫy của mình từ khuya

Xác nai đã cứng rồi kia

Thịt nai sắp bị ươn đi mất rồi

Lột da ngay mới kịp thời

Tại đây làm thịt con mồi cho mau

Rồi mang thịt về nhà sau!"

Tin rằng nai chết còn đâu nghi ngờ

Thợ săn bèn gỡ bẫy ra

Gom cây, gom lá phủ qua đất bùn

Thành nơi làm thịt nai rừng.

Chú nai nhận thấy có đường thoát thân

Không còn vướng bẫy dưới chân

Tự do, sung sướng còn chần chờ chi

Nai chồm dậy, nai phóng đi

Nhanh như tên bắn, khác gì mây trôi

Trở về rừng rậm núi đồi

Ấm êm, hạnh phúc cạnh nơi mẹ mình.

Bầy nai mừng rỡ thật tình

Ăn mừng đồng loại an bình trở lui

Thoát qua cạm bẫy loài người

Trò nhờ chăm chỉ, thầy thời tận tâm.

Mới hay bài học chuyên cần

Mang về phần thưởng vô ngần lớn lao.

*

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN

Nai anh tức nai Thầy là tiền thân Đức Phật.

Chú nai giả chết là La Hầu La.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa theo bản văn xuôi

THE FAWN WHO PLAYED DEAD

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

____________________________________________

 

 

 

 

16) TRUYỆN NAI GIẢ CHẾT

     Nai anh tức nai Thầy là tiền thân Đức Phật. Chú nai giả chết là La Hầu La.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2024(Xem: 835)
Nhòa AN sống khổ mãi trông đời, Sáng lặng, thêm AN trải khắp trời. Hoa thắm đẹp nào …AN cảnh rộn, Cõi huyền AN chẳng… lạc niềm rơi. Hòa cùng thế tỉnh duyên AN pháp, Chứng rõ thời AN phận nhẹ người. Tà kiến khó AN trao chánh niệm Ngà thân hiển nét rạng AN cười
17/01/2024(Xem: 1199)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 1762)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 1288)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 727)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
07/01/2024(Xem: 21303)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
03/01/2024(Xem: 1149)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1383)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 1402)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 1737)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567