Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tư Tưởng Đạo Gia theo Trang Tử

17/04/201806:37(Xem: 10552)
Tư Tưởng Đạo Gia theo Trang Tử
 
trang tu 
 
 
TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA
THEO TRANG TỬ
 
Thiên địa mạc đại vu
thu hào chi mạt,
nhi đại sơn vi tiểu;
Mạc thọ vu thương tử,
nhi “Bành Tổ” vi yểu.
Thiên địa dữ ngã tịnh sinh,
Vạn vật dữ ngã vi nhất.
 
Dịch:

Thiên hạ không có gì lớn bằng cái đầu
 chiếc lông của chim và thú vào mùa thu;
Còn núi Thái thì nhỏ.Không có gì
 sống lâu bằng đứa trẻ chết non;
 Ông “Bành Tổ” thì số chết yểu.
 Trời đất với ta cùng sinh ra,
Vạn vật với ta là một.
 
Diễn thơ:
 
Trong thiên hạ có chi là lớn
Để sánh bằng đầu ngọn lông chim
Thái sơn dù cố công tìm
Vẫn còn thấy nhỏ, huốt niềm tin to.
  
Trong cuộc đời sợ lo làm chắc
Sống lâu bằng cái chết trẻ non.
Tục rằng: Bành Tổ không hơn,
Cũng sinh cũng diệt, cũng còn sinh ra.
 
Thế là trời đất với ta
Vạn vật thế giới cũng là một thôi.
 
banh to
KHÁI NIỆM VỀ BÀNH TỔ
(CHUYỆN VUI NƯỚC VIỆT)
 
Chữ “Bành” là tên người Việt gọi,
Như chữ “Bàn” tiếng nói ngàn xưa
Họ “Bàn Cổ” Việt Nam ta
Chim “Hồng” tung cánh trải qua muôn đời.
 
Từ “Bàn Cổ” sơ khai lập quốc
Lấy “Hồng Bàng” làm họ chính danh
“Hồng Bàng” Cổ sử hiển vinh,
“Việt Nam Quốc Tộc” trở thành muôn năm.
 
“Hồng Bàng” cổ, có danh “Bành Tổ”
Tương truyền rằng: “Mồ mả ông còn
Địa thiêng, linh khí núi non
“Quảng Đông” xưa của nước“Nam Việt” mình,”
  
Người Tàu cướp nước mình thuở trước
Thời Trung Hoa “Tam Quốc Chí” xưa
Họ “Bành” tên “Tổ” nước ta
Là người gốc “Việt” có thừa bản năng,
 
Người Trung Hoa cho rằng dân họ
Nhưng nào ngờ đã rõ căn nguyên
Họ “Bành” tên “Tổ” tương truyền
Gốc người “Lạc Việt” đất thiêng linh mầu.
 
“Tam Quốc Chí” ghi sâu trong sách,
“Tam Ngũ Lược Kỳ” mách rõ ra,
“Bàn”=“Bành” âm khác, nhưng là
Trại âm nhưng chẳng khác xa giòng truyền.
 
Đời nhà “Tống” nâng duyên “Bành Tổ”
Sống ngàn năm chẳng hổ nhân tài
Lạ kỳ có một không hai
Trên đời nầy chẳng có ai sánh bằng.

---------oOo---------
 
banh to 
 
 
 
 
SỰ TÍCH BÀNH TỔ
(GỈA THUYẾT TRUYỆN TÍCH)
 
Ngày xưa kia có gia đình nọ
Sinh cháu trai tên họ “Bành Nhi”,
Mặt mày sáng sủa phương phi,
Nhìn cháu kháu khỉnh ai bì được đâu.
 
Nhưng bỗng sự buồn rầu đưa đến!
Cho gia đình: “Vận mệnh cháu Nhi!
Có một thầy bói tiên tri,
Biết rõ cháu bé khó thời sống lâu”!
 
Đây là sự nhiệm mầu tướng số
Ông thất kinh, thố lộ việc nầy !
Than rằng: “Tội nghiệp cháu thay !
Thằng bé đỉnh ngộ, không may kiếp người!
 
Mới mười (10) tuổi cuộc đời vắn số”!
Cha mẹ đều lo sợ mất con
Thốt lời cầu khẩn nỉ non :
“Nhờ thầy giúp đỡ cứu con thoát nàn.”!
 
 Thầy có kế tìm đàng cứu được
Phải nghe lời từng bước của ông
Giúp lời cầu cứu: “Hanh thông
Sáng mai sắm sẵn cho ông “mâm đào”
 
Và tuyệt đối trái nào cũng tốt,
To, đẹp, còn ngon ngọt, dáng xinh,
Cậu bé lên ngọn núi linh
Nơi nào có cảnh hữu tình, dừng chân,
 
Có suối chảy, có lân, phụng múa,
Có hạc bay, mây bủa bách tùng
Có chim ca, hót hài lòng,
Có tảng đá trắng, hai “Ông Tiên” ngồi.
 
Bàn cờ tướng phân ngôi, phân thứ
Nghe âm thanh tiêu tứ nhạc trời
Bé Nhi rón rén gần nơi
Hai Ông mê mẫn vui chơi đắc tình.
 
Bé nhẹ nhàng, làm thinh chẳng nói
Đặt mâm đào, tránh vội qua bên
Vòng tay ngồi đợi không phiền
Hai “Ông Tiên” cứ như ghiền, như say,
 
 Ông thứ hai nhìn ngay bên phải
Thấy có đào tự tại lấy ăn
Say “cờ” rồi lại say “văn”
Vừa ngâm, ca, vịnh, vừa tăng đường cờ.
 
Vừa thưởng thức“Đào”,“Thơ” sẵn có
Xong ván cờ thấy rõ bên ông
Thì ra cậu bé tốt lòng,
Đã dâng đào quí, còn trông điều gì ?
 
Hai vị Tiên tức thì hỏi chuyện
Bé “Bành Nhi” mở miệng trình thưa
Té ra hai vị đó là
“Nam Tào, Bắc Đẩu” nghe qua nể vì.
 
Chốn “Thiên Đình”,“Tiên” ghi sổ sách,
Ở cỏi trần phân tách nghiệp duyên
Phân kẻ ác, phân bậc hiền
Được ghi vào sổ “Thiên Đình” định phân./
 
Bé “Bành Nhi” mang thân mười tuổi
Trong kiếp người ở cõi ta bà,
Phước duyên cậu bé có là:
Nhơn dâng mâm táo, Tiên đà chứng cho.
 
 Hai “Tiên Ông” sánh so thật kỹ
Lại mở lòng hoan hỷ chứng minh
Ghi trong chữ “thập” (+) sổ trình
Một pháy đầu “thập” (+) trở thành chữ “thiên”.
 
Ôi ! “Bành Nhi” phúc hiền hiện kiếp
Sống trăm năm, liên tiếp ngàn năm
Thế là trong một việc làm
Thành tâm cung kính, nhẫn cam “tri hành”
 
Do sự tích lòng thành, tâm hảo,
Mà “Thánh Hiền” dạy bảo chúng ta
Các con muốn sống như là:
Danh ông “Bành Tổ” phúc đà sống lâu,
 
Việc “tri hành” không cầu không ước
Cứ “tri hành” sẽ được phúc duyên
Trải qua nhiều kiếp ta nguyền
Đạo quả sẽ đạt, tích truyền “Bành Nhi”.
 
Bé Bành Nhi phương phi tuấn tú
Dâng mâm đào, phúc đủ nghiệp tan
Gương nầy lộng ánh sử vàng,
Sống ngàn vạn kiếp vẻ vang muôn đời.
                   
San Lose, tối ngày 15-4-2018
Giác Lượng Tuệ Đàm Tử
 
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 12555)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11473)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 10624)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 10797)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 9743)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 9812)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang [email protected]
04/08/2010(Xem: 8746)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 9853)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 9576)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 10078)
Bảy tình (thơ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]