Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà Như Lai

11/01/201819:14(Xem: 9030)
Nhà Như Lai


Phat Thanh Dao

NHÀ NHƯ LAI
 thơ
LĂNG GIÀ TÂM
 
 HẠNH PHƯƠNG
viết lời bình
 
 
 
Kính mừng Đại lễ THÀNH ĐẠO
Phật lịch 2561
8/12.  ĐINH DẬU
24/01/2018
Kỷ niệm 75 năm
Khai sơn chùa PHI LAI
Hòa Thịnh – Tây Hòa
PHÚ YÊN
 
 
 
 
Nhà Như Lai là cái nhà của Tâm từ bi ,Áo Như Lai là áo của Đức Nhẫn Nhục,Tòa Như Lai là tòa Nhất Thiết Pháp Không –là vô tự tánh của các pháp.
 
Bài thơ nhan đề NHÀ NHƯ LAI của nhà thơ LĂNG GIÀ TÂM dù chỉ nói đến NHÀ NHƯ LAI nhưng muốn hiểu tròn đầy nội dung tư tưởng của tác giả qua bài thơ nầy thì người đọc lập tức phải liên tưởng đến ÁO NHƯ LAI và TÒA NHƯ LAI mà Đức Phật dã tuyên thuyết nơi KINH PHÁP HOA, PHẢM PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC .
 
Thay vì trực khởi bằng thơ của mình, nhà thơ LGT lại mượn hai câu đầu trong bài thơ bốn câu hoằng nguyện của Hòa Thượng THÍCH TRÍ THỦ, người chuyên trì tụng Kinh Pháp Hoa :
 
      Một lòng kính lạy Phật đà
      Đời đời con nguyện ở nhà Như Lai
      Con nguyền mặc áo Như Lai
      Con ngồi pháp tọa Như lai muôn đời.    
 
Nhà Như Lai ấy là nhà của Phật ,nhà của Đức Thiện Thệ, nhà của Bậc Toàn Giác…
Căn nhà ấy, mượn ngôn ngữ thế gian mà nói, nó được thiết lập, kiến trúc, xây dựng cho nhân gian thế giới, cho muôn loài ngay từ lúc Đức Phật thị hiện THÀNH ĐẠO dưới gốc cây bồ đề, bên bờ sông Ni Liên thuyền, cách đây gần ba ngàn năm .
 
 Hãy nên nhớ rằng ngày Thành Đạo, sự kiện Thành Đạo của Đức Phật Thích Ca mang một giá trị vĩnh cữu, không bị hạn cuộc trong một không gian nào, một thời gian nào.
 
Ngay sau khi Thành Đạo Đức Phật từng tuyên bố với vị Phạm Thiên Sahampati rằng
 
       Cửa bất tử đã mở rộng
       Cho những kẻ chịu nghe 
             ( Trường Bộ Kinh I, 271 )
 
Thông điệp bất tử ấy , khi Đức Phật tuyên bố cho Sahampati cũng chính là thông điệp Ngài tuyên ngôn cho cả thế giới loài người, cho cả muôn trùng tam thiên đại thiên thế giới, và cho tất cả muôn loại hữu tình. Thông điệp ấy cũng hàm nghĩa Nhà Như Lai được thiết lập, được xây dựng sừng sững như ngọn núi Tu Di, không phải chỉ được dựng lên trên cương vực Ấn Độ cổ đại, mà rồi đây nó sẽ được dựng lên trên khắp các châu lục, các quốc gia, lãnh thổ,các vùng miền trên khắp cả thế giới.
 
Vì vậy ta sẽ không ngỡ ngàng gì khi thấy Nhà Như Lai  đã được dưng lên trên khắp các vùng miền đất nước Việt Nam. Căn nhà Như Lai, bậc Thượng thủ Tăng già Việt Nam Thích Trí Thủ “nguyện ở    ấy, hôm nay đã được nhà thơ LÃNG GIÀ TÂM miêu tả :
 
      Nhà Như Lai hương đồng gió nội
      Mặt trời hồng rực chói niềm tin…
 
Chỉ cần nghe thấy cụm từ “ hương đồng gió nội” đặc tả Ngôi Nhà Như Lai trong tâm linh của nhà thơ là ta thấy ngay rằng Nhà Như Lai ấy đã được dựng lên ngay trên đất nước Việt Nam mình, nơi một chốn quê nhà thanh bình yên ã nào đó; nơi đầu làng, giữa xóm có bờ tre hàng chuối thân thương quen thuộc.
 
Ngược chiều lịch sử có thể có câu hỏi được đặt ra : Ngôi nhà Như Lai đầu tiên trên đất nước Việt Nam mình do ai và tự bao giờ đã được dựng nên ? Những Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện ? Những Trúc Lâm Yên Tử, những Diên Hựu…Một quá trình hình thành phát triển của lịch sử Phật Giáo Việt Nam biết bao nhiêu ngôi Nhà Như Lai đã được dưng nên ?
 
Vậy thì chúng ta cũng có thể đặt thêm câu hỏi : Nhà Như Lai trong tâm linh nhà thơ Lăng Già Tâm phải chăng ít nhiều gắn bó hữu cơ với ngôi Nhà Như Lai ở Hòa Thịnh,Tây Hòa Phú Yên, hôm nay chúng ta đang được tham dự đại lễ Kỷ niệm 75 năm khai sơn ?
 
Để thấu hiểu hơn chúng ta hãy lắng nghe tâm tình tự sự của của người đã dựng ngôi Nhà Như Lai trong tâm tưởng mình : 
    
Bao phen rong ruỗi cầu tìm
Bao phen xuôi ngược nổi chìm sông mê
Đường cát bụi đi về bít lối
Cửa đỉnh chung xe ngựa chồn chân
Vui chi trong cuộc phong trần
Đêm gieo tiếng khóc, ngày cân trận cười
Kiếp phù sinh bồng bènh nhân ảnh
       Cuộc mua vui dai dãng men say
       Vị đời đắng đắng cay cay
     Hương đời muôn thuở có thay đổi gì ?!
                               
Đó là tiếng thở dài không riêng của nhà thơ LGT, đó cũng chính là cung bực kêu thương của hàng trăm hàng ngàn người trôi lăn giữa cuộc nhân hoàn. 
 
Đã là người, có sanh ắt có có già có bệnh có chết. Cuộc chơi rong ruỗi tìm cầu hạnh phúc ảo ảnh giữa cuộc đời đã khiến bao nhiêu kiếp người lăn lóc” nỗi chìm sông mê “  ?Tìm cái vui vô thường giữa cõi vô thường thì hương đời muôn thuở vẫn thế. Cánh cửa bất tử chưa hề được mở ra. Con đường cát bụi vẫn đi về bít lối. Nhà thơ LGT trên lộ trình tìm cầu giải thoát giác ngộ đã từng trải dạn dày đau khổ; nên đã tĩnh thức trở về phôi dựng ngôi Nhà Như Lai nơi chính tâm linh mình và người đã đặt được bước chân mình lên trước thềm Nhà Như Lai, vì thế mới thốt tiếng lời kêu gọi, nhắc nhủ :
 
        Trăng Lăng Già mấy khi hội ngộ
        Sao mãi còn rong ruỗi cuộc chơi
        Buồn vui là chuyện của đời
        Không không sắc sắc
                                  phương trời viễn du
Vầng trãng tuệ giác sáng ngời kia kiếp hành nhân thui thủi truy tìm hạnh phúc đời thường chưa một lần nhìn thấy. Bước chân cô đơn cứ mãi dệt thêu trên hoạn lộ sắc không tới phương trời vô định. Thế nên nhà thơ thốt gọi chúng ta :
 
Tay không nhẹ vuốt mây mù
Tâm không rạng rỡ thiên thu nắng hồng
Ta về hóng gió thềm không
Quên câu dây đó, trăng lồng bóng trăng
Như lai bảo sở trong ngần
Trời chân như ấy Pháp thân hiện tiền
Ma ha bát nhã châu viên
Hóa duyên vô trụ con thuyền vô dư .
 
Kẻ lãng du vô định đã trở về trước thềm không, thềm KHÔNG ấy là thềm để bước chân hành giả đĩnh đạc bước vào Nhà Như Lai, nguyền mặc được Áo Như Lai, được ngồi lên Tòa Như Lai dang ngồi.    
 
Và như thế, tự thân mỗi hành giả  lộ trình tìm cầu giải thoát sẽ ngộ ra rằng : Thông điệp ngày Thành Đạo của Đức Phật Thế tôn, không những đã mở rộng cánh cửa bất tử mà đồng thời soi sáng con đường đưa con người đến bến bờ an vui hạnh phúc Niết Bàn. Cõi Niết Bàn chính là cõi bất tử.
 
Cám ơn nhà thơ Lăng Già Tâm, ở một góc độ nào đó đã lân mẫn từ tâm dắt dẫn chúng ta bước vào Nhà Như Lai, nhà của Tâm Từ Bi, khoác áo Như Lai, áo của Đức Nhẫn nhục và sẽ được bước lên tòa Như Lai , pháp tòa của Nhất thiết pháp không
Thong dong tự tai, an trú Niết Bàn ..
 
                         HẠNH PHƯƠNG                  
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 11891)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15099)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
21/10/2010(Xem: 10496)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
20/10/2010(Xem: 11176)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
20/10/2010(Xem: 11997)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
13/10/2010(Xem: 7793)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
12/10/2010(Xem: 10345)
Trách lung do tự tại Tán bộ nhược nhàn du Tiếu thoại độc ảnh hưởng Không tiêu vĩnh nhật sầu.
12/10/2010(Xem: 10662)
Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng
11/10/2010(Xem: 9090)
Một lá thư là đủ cho anh vượt qua và hướng về em để nói khi ngọn gió thổi qua đêm dùng nó như máu để viết bài thơ bí mật nhắc nhở anh mỗi lời đều là lời cuối
11/10/2010(Xem: 14024)
tọa chủ Ấn Nhất Tâm trang viện người Thầy đã dẫn dắt tôi trở về cùng Danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật và cõi tịnh độ trang nghiêm. với niềm tri ân không thể tỏ bày nơi đây...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]