Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

ly thuong kiet

Lý Thường Kiệt 

VỀ VỚI THƠ VIỆT !

“Bát âm”

Đừng gọi thơ Đường Đất nước đau
Nguyễn Thuyên (1) Hàn luật xứng anh hào
Thiền Sư Pháp 
Đỗ (2) hoằ ng chân đạo
Tướng quốc Lý Thường* định lược thao
Đồng vọng nhân tâm “NGUYỄN TRÃI cáo” **
Ngân vang vương khẩu “NHÂN TÔNG làu”
Văn như Siêu, Quát còn di cảo
Mãn Giác ,Tuệ Trung *** chẳng kém Tàu !


Quảng Trị 3/12/2017

Như Thị



(1) Hàn Thuyên tên thật là Nguyễn Thuyên , chức Thượng thư bộ hình dưới thời  Trần Nhân Tông, Mùa thu năm Nhâm Ngọ 1282, khi quân Nguyên đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2; bấy giờ có cá sấu đến Sông Hồng. Vua sai Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự nhiên đi mất. Vua xem việc này giống như việc Hàn Dũ “Đời Đường” cho đổi họ là Hàn Thuyên. Hàn Thuyên giỏi thơ Nôm. Ông được xem là người phát triển, phổ biến chữ Nôm của Việt Nam. Ông là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Luật đường  HÀN LUẬT

(2) Đỗ Pháp Thuận là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn

Đang vào lúc NHÀ TIỀN LÊ dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, sư tham dự đắc lực. Đến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua LÊ ĐẠI HÀNH càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Đỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho sư

*LÝ THƯỜNG KIỆT
** Bình ngô cáo
- Vua LÝ NHÂN TÔNG truy tán Vạn Hạnh Thiền Sư

(VẠN HẠNH LÀU "THÔNG" BA CÕI)

*** Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) tên thật là Trần Tung hay Trần Quốc Tung


PHẬT PHÁP NHIỆM MẦU
(Họa lại bài VỀ VỚI THƠ VIỆT “Bát âm” của Như Thị)

Phật Pháp lưu truyền, giải khổ đau
Luân hồi nhân quả, bất sai hào
Trầm luân lụy đắm, không tin đạo
Giải thoát thong dong, chẳng lược thao
“Một chỗ gom tâm” Phật phổ cáo:
“Thông lưu kim cổ” thể làu làu
Một mình tự thân, làm hòn đảo
Quán chiếu sáng soi, Bát nhã tàu

Pháp Hoa - Nam Úc, sáng 4/12/2017
Thích Viên Thành



cao ba quat 2

Cao Bá Quát 


VỀ VỚI THƠ VIỆT !

(Bài họa)

 

Đường thi họa xướng vốn không đau,

Bá Quát hiên ngang rõ bậc hào. (I)

Quách Tấn tinh hoa lưu cỗ khảo, (2)

Lý Vương sắc nét kiến chương thao. (4)

Gian truân Văn Trị trung kiên náo, (3)

Ẩn dật Dương Khuê nghĩa khí làu.(*)

Tùng Thiện uyên thâm nhân thế bảo,(5)

Xuân Hương, Bà huyện chẳng thua Tàu! (**)

 

Việt Nam, 3/12/2017

Minh Đạo

--------------------------------

 

 

(*) Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ.[1]
Nghe tin, bạn thân ông là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Khóc bạn để viếng ông (trong đó mở đầu bằng câu: "Bác Dương thôi đã thôi rồi").
(**) Hồ Xuân Hương- Bà huyện thanh Quan
(!)Cao Bá Quát (1809? – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội), và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.
(2) Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
(3) Phan Văn Trị sinh năm Canh Dần (1830) tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre).
(4) Tuy Lý vương, 3 tháng 2 năm 1820 - 18 tháng 11 năm 1897), biểu tự Khôn Chương và Quý Trọng hiệu Tĩnh Phố và Vỹ Dạ); là một hoàng tử nhà Nguyễn.
Ông nổi tiếng là thành viên Mạc Vân thi xã và là một trong Nguyễn triều Tam Đường
(5) Tùng Thiện vương, 11 tháng 12 năm 1819 – 30 tháng 4 năm 1870), biểu tự Trọng Uyên lại có tự khác là Thận Minh hiệu Thương Sơn biệt hiệu Bạch Hào Tử
Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn, được xếp vào một trong Nguyễn triều Tam Đường và là một nhà thơ lớn trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng.

 


hai ba trung
ANH THƯ NƯỚC VIỆT

Kính họa vận bài thơ “Về Với Thơ Việt” của Như Thị



Gẩm nhìn thế sự chạnh lòng đau

Dựng nước còn lưu dấu Anh hào

Trưng, Triệu lẩy lừng danh một dạo (*)

Cô Giang Cô Bắc cũng lược thao (**)

Biên cương gìn giữ lời tuyên cáo

Bài hịch Cần Vương vẫn thuộc làu

Gương lớn nêu cao thành di cảo

Anh Thư nước Việt chẳng thua Tàu.

Germany ngày 04 tháng 12 năm 2017

Cư Sĩ Đan Hà

(*) Hai Bà Trưng: Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con quan Lạc Tướng ở Chu Diên ngoại thành Hà Nội. Thí Sách phản đối chính sách cai trị độc ác của Thái Thú Tô Định nên bị giết. Năm sau Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị khởi binh chống lại nhà Đông Hán lập nên nước Việt đóng đô ở Mê Linh xưng là Trưng Vương.

(*) Bà Triệu cùng với anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh chống lại nhà Đông Hán. Sau khi anh bà lâm bệnh qua đời. Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.

(**) Cô Giang là một nữ Đồng chí thao lược và can cường, và sau nầy là vợ của Đảng trưởng Nguyễn Thái Học trong thời kỳ chống Pháp. Sau khi Chí sĩ Phan Bội Châu bị giặc bắt dẫn độ về Huế, Bà là một trong những người dấy lân phong trào Sinh Viên và Học Sinh đòi trả tự do cho Cụ.

 

 thich vien thanh

Về Với Thơ Việt

 

Chẳng có thơ Đường mới thấy đau

Sĩ phu ngày trước bậc anh hào.

Tám câu chắt lọc tràn đầy ý

Bảy chữ lung linh tỏa sắc màu.

Từ,đối ,nghiêng qua theo qui luật

Câu ,nêm ,né lại phải thông làu.

Chọn lời, dẫn ý sao cô đọng

Thơ đẹp như tranh xứng với Tàu.

 

PT Tâm Minh

      VỀ VỚI THƠ VIỆT
  Kính hoạ lại bài hoạ : Về Với Thơ Việt của PT Tâm Minh

Ngẫm nghĩ thơ Đường ruột tím đau
Nông dân thưở trước đáng tự hào
Lục bát đề huề thêm đậm ý
Sáu tám hoà nhau đẹp ngát màu
Đối đáp hò reo cùng qui luật
Sáng trăng thuyền vượt gió thông làu
Giữ lời thông ý từ vang vọng
Nguồn thơ nước Việt đáng hơn Tàu .

           Dallas , 4-12-2017
Tánh Thiện



      VỀ VỚI THƠ VIỆT
  Kính hoạ lại bài hoạ : Về Với Thơ Việt của PT Như Thị


Thơ Đường vang bóng đã từ lâu
Thi văn Nước Việt vẫn tươi màu
Anh Hùng Âu Lạc rền danh tiếng
Thế Nước bây chừ Quỷ tóm thâu!..
Văn Chương phong phú còn Đất Việt
Cải biên, diệt tiếng Nước tàn mau
Nhân Quả rõ ràng lời Phật dạy
Mất trắng Gian Sơn cho Giặc Tàu!..

Houston 15-12-2017
Quảng An

 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2024(Xem: 627)
Bước vào không gian khai mở suốt cuộc quán chiếu, về khoảng đời với một hành trang nhân gian và đạo pháp, thượng sĩ đã trải dài tâm thức và bước chân hành trì trong bao nhiêu đạo kiếp, để gói trọn như lời rao giảng trong thi nghiệp KHOẢNG ĐỜI này. Thi tập ẩn hiện cuộc phiêu du trong hiện kiếp phù trần vừa xuyên suốt trải qua, vừa gạn lọc ý
11/03/2024(Xem: 226)
Đây là tập thứ 5 trong tuyển thơ Quê chiều của thi sĩ - thiền sư Thích Đồng Bổn. Đọc thi phẩm này, trong tôi chợt hiện lên hai hình ảnh - âm thanh hòa quyện: tiếng diều đêm vi vút và tiếng suối thơ dạt dào. Đêm vắng, trời dẫu trong, vằng vặc trăng cũng khó thấy cánh diều, chỉ tiếng sáo diều bổng trầm vọng lại. Phải tĩnh tâm, phải lắng hồn mới thấu được thanh âm đồng quê ấy. Còn suối thơ trong trẻo, lặng lẽ mà kiên tâm, đi xa để trở về, khởi nguồn cho sự hòa kết đạo - đời, tạo duyên cho bao gặp gỡ của những chân tâm truy tầm cái đẹp trong cõi tịnh.
11/03/2024(Xem: 1009)
Lần lần tóc bạc da gà, Chân đi lóng cóng bộ là cò ma. Dầu cho vàng, ngọc đầy nhà, Khó mà tránh khỏi cái già bệnh suy Dầu cho nghìn món vui gì? Vô thường rốt cuộc cũng thì bỏ đi. Chỉ có đường tắt tu trì. A Di Đà Phật ấy thì đem theo.
10/03/2024(Xem: 930)
Biển lung linh biển tình biển nhớ. Biển vỗ về biển chở mối thương yêu. Biển hiu hiu sóng nhẹ gió muôn chiều. Cho liễu rủ bóng dừa nghiêng xõa tóc. Biển thông lộ cho đoàn con vượt thoát. Đường Tự Do rộng mở cuối chân trời. Nắng cao lên lồng lộng gió căng hơi. Vững tay lái ta xa rời cõi chết.
06/03/2024(Xem: 1202)
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Quán đại nguyện độ khắp chúng sanh Quán tự tại viên thông trí hạnh Thí vô uý quảng đại lợi sanh.
24/02/2024(Xem: 502)
Bạn ơi, Do sự tiến bộ vượt bực của y khoa. Ngành phẫu thuật như một bà tiên huyền diệu. Biến người xấu thành người đẹp dễ dàng. Mắt một mí biến thành hai mí. Da ngăm ngăm biến thành da trắng nõn nà. Lông mày chổi xể biến thành lông mày cong vút.
22/02/2024(Xem: 1253)
Dân gian thường có câu: " “Cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng". Rằm tháng Giêng của năm nay Xuân Giáp Thìn (hay ngày 15/1 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024) rơi vào thứ Bảy ngày 24/2/2024.
22/02/2024(Xem: 443)
Con đứng trên đỉnh đồi Nghe nhạc điệu mười phương Phương nào phương trần thế Phương nào phương thiên đường. Từ tâm vang tiếng niệm A Di Đà lạc bang Từ tâm vang hạnh nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm.
20/02/2024(Xem: 481)
Viện Chủ Nguyên Hạnh Bậc Thầy Xây Già Lam độ "gió mây" tan dần Khai thị Giáo Pháp Chánh Chân Ngược xuôi truyền thọ ân cần độ Tha Thâm áo Diệu nghĩa Phật Đà Trọn đời hành hoạt thiết tha Đạo Mầu
20/02/2024(Xem: 877)
Có ai về để ngồi yên, Có ai về để lặng im tâm mình? Về nghe nhịp thở chồng chềnh Chỉnh cho đều nhịp gập gềnh bấy lâu Chỉ cần ngồi thở cùng nhau Bình yên cùng chở che nhau yên bình! Hoá ra ta từng quên mình Chạy theo ngoại cảnh không nhìn tâm ta
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567