Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nắng Chiếu Dần Lên Sắc Quả Tim (thơ)

22/09/201705:52(Xem: 5976)
Nắng Chiếu Dần Lên Sắc Quả Tim (thơ)

 Uluru_Uc Chau (3)



NẮNG CHIẾU DẦN

LÊN SẮC QUẢ TIM

oOo

*Kính tặng HTPT Thích Như Điển

đã từng tham quan quả núi được gọi là

“Quả Tim Úc Đại Lợi” nầy

oOo


Một sáng mai hồng giữa cõi Tây

Một đường nhân ái rạng chân mây

Bóng đen lùi lại trong lòng đất

Phản phất hương đêm dáng của ngày

o0o

Nắng chiếu dần lên sắc quả tim

(núi ULURU giữa Úc Đại Lợi)

Bầu trời muôn vẽ ánh vàng kim

Du dương tiếng sáo lên cao vút

Đất nở vàng hoa, núi đỏ hường

o0o

Lân lân trầm tưởng tiếng chiều hoang

Suối nhạc trong veo những tiếng đàn

Của cả chư Thiên từ thượng giới

Kiếp nào phiêu bạt nẽo nhân gian

o0o

Có hồ tĩnh lặng đáy vàng ươm

Cá cũng reo vui với bóng chim

Hoa vàng rực rỡ trên màu đá

Rừng đèn muôn sắc của màn đêm 

o0o

Trùng điệp rừng cây nối tiếp mây

Không gian áo trắng cánh hạt bay

Vi vu tiếng gió, mùi hương mõng

Chim di ngàn lối chọn phương nầy

oOo

Có phải đây là cảnh Lạc Bang

Mây trời muôn sắc, đất thênh thang

Núi cao như nạm màu châu ngọc

Lòng trần vừa dứt nghiệp trần gian 

oOo

Uluru, Australia 14-9-2017

 

Lâm Như-Tạng



Hình ảnh tác giả LNT và phu nhân Bích Ngọc (viếng thăm Uluru thân thương đầu tháng 9-2017)
Uluru_Uc Chau (4)
Uluru_Uc Chau (2)



Du lịch Úc: Khám phá núi đá thiêng Uluru và trải nghiệm mùa xuân ngược ở Ayers Rock

             

 Ở Châu Úc muốn di chuyển từ rặng đá nổi tiếng này đến tảng đá kỳ vĩ nọ cũng cách xa cả nghìn cây số.

Nếu không muốn tự lái xe vặn vô lăng mỏi nhừ tay giữa các bình nguyên mênh mông không biết chân trời nơi đâu thì chỉ có cách mua vé máy bay. Tuy không được hưởng cái thú một mình với cỗ xe và trời đất nhưng bù lại, chúng tôi được ngắm vùng red center ở nơi hoang vắng của nước Úc từ trên cao.

Nổi bật giữa những lùm cây lúp xúp, màu đất bazan hồng là núi đá thiêng Uluru. Những người du lịch Úc phàm trần quả quyết rằng ngọn núi thiêng của người thổ dân Aborigin bằng đá sa thạch là một khối liền nguyên vẹn.

Nhưng các nhà địa chất học lại bảo đó chỉ là phần nổi trên mặt đất, phần núi chìm dưới không phải là một khối nguyên. Người Aborigin có mặt ở đây từ 10.000 năm trước, lúc ấy chưa có nhà địa chất cũng như khách du lịch nào, không mảy may quan tâm đến việc núi đá loại gì.

Trong tâm thức họ, Uluru luôn là nơi thiêng liêng thần linh ban xuống. Đến cả những vệt sẫm màu do nước mưa chảy lâu ngày in trên mặt đá, những lằn rãnh lượn sóng ở một số chỗ do mưa gió bao năm tạo thành cũng là dấu vết của sức mạnh siêu nhiên, nơi để các Anangu (từ chỉ người địa phương theo tiếng thổ dân Aborigin) hướng tới thờ phụng.


Uluru

Xúc tác kết dính kỳ diệu của Uluru

Mỗi địa điểm du lịch nổi tiếng đều có những đặc trưng riêng để hấp dẫn du khách. Vậy chất xúc tác của vùng Red Center nước Úc là gì, khi cả một khu vực rộng lớn nhiều nghìn héc-ta gần như không có bóng con người, chẳng thể nào thu hút bằng cuộc sống nhộn nhịp của dân cư, bằng mua sắm, dạo phố, thăm thú đền đài…

Nhưng đã chọn tới đây, ai nấy đều ở ít nhất hai đêm, còn thông thường là bốn đêm trở lên. Để nghỉ ngơi, thư giãn, đọc sách hay tạp chí ư? Có vẻ như đó không phải là mục đích chính của du lịch Úc. Vì du khách còn phải vận động rất nhiều là khác và thời gian ngủ ban đêm thậm chí có khi chỉ được vài giờ.



Con đường mòn lên đỉnh Uluru vốn không được sự chấp thuận của thổ dân Aborigin nhưng vẫn không cản được lòng khát khao chinh phục của người hâm mộ bốn phương

uluru-4uluru-2

Ngày đầu du lịch Úc, chúng tôi đã đi bộ đến rạc chân quanh khu nghỉ, sang cụm nhà khác mua thực phẩm ở siêu thị duy nhất của vùng và loanh quanh thám thính các điểm cao ngắm hoàng hôn.

Ăn tối xong đi bộ về phòng cũng mất một đoạn, lo soạn quần áo, máy ảnh và tranh thủ ngủ sớm để còn dậy cữ 4 giờ sáng bắt chuyến xe đi ngắm bình minh ló dạng phía sau Uluru. Sa mạc lúc tinh sương có cái lạnh khó chịu vì sương, vì hơi ẩm và gió đêm, chắc chắn phải mặc thêm áo khoác nhẹ và quấn khăn quanh cổ.

Hồi hộp chờ mặt trời đỏ rực dần lên, sương sớm cũng tan dần, khoảng ngoài 6 giờ sáng, cả đám đông du khách đủ mọi quốc tịch vỗ tay nhiệt liệt mừng ánh dương hồng rồi lục tục tản đi đủ hướng.

Phần đông không quay về khách sạn ngủ nướng tiếp mà mang theo đồ ăn sáng gói sẵn vừa ăn vừa hóng bình minh ban nãy, bắt chuyến xe khác tới tận chân Uluru, tranh thủ đi vòng quanh ngọn núi thiêng trước buổi trưa nắng gắt.



Uluru linh thiêng theo tên gọi của thổ dân bản xứ còn có tên khác là Ayers Rock do nhà đo đạc địa chất William Gosse đặt theo tên của ngài Toàn quyền Nam Úc Henry Ayers vào năm 1873 và được dùng song song cả hai tên cho đến ngày nay.

Khối sa thạch kỳ lạ này cao 348m, nằm ở độ cao 863m so với mực nước biển và cách Alice Spring – thành phố lớn gần nhất khoảng 450km đường bộ. Để đi trọn một vòng quanh Uluru/Ayers Rock chừng 9,4km bắt đầu từ bến xe bus chính Mala Point, bạn cần mang ít nhất mỗi người 1,5 lít nước.

Đường đi bằng phẳng, dễ dàng trên nền đất pha cát chỉ có những bụi cây lúp xúp, những triền cỏ khô hanh vàng vì vùng này rất hiếm mưa. Tuy nhiên cần cố gắng hoàn thành chuyến đi bộ trước 11 giờ trưa để tránh nhiệt độ mỗi lúc một lên cao, có khi đến 40 độ C.

Cần lưu ý, có rất nhiều điểm nhìn Uluru thuộc về tín ngưỡng dân gian của người bản địa bị nghiêm cấm chụp ảnh nên khách đành vòng ra xa hơn và ngắm hướng khác. Khoảnh khắc nào đấy bỗng thấy những rãnh nước tự nhiên từ đỉnh núi tạo thành các vệt đen thẫm trên nền đá đỏ cũng có thể tượng trưng cho lời răn dạy từ đấng tối cao của thổ dân.

Mùa xuân “ngược” ở vùng outback

Tháng 11 của phần lớn thế giới đang là cuối Thu, đầu Đông nhưng ở châu Úc lại đương là mùa Xuân. Nơi hoang vắng Outback cũng đang rộ mùa hoa Xuân.

Những bụi cây lúp xúp của hoang mạc đã bớt màu khô cháy mà điểm sắc xanh. Nhưng nguy cơ cháy diện rộng vẫn luôn là nỗi ám ảnh của người Úc trước cả triền cỏ khô bạt ngàn bao phủ. Thổ dân có cách chống cháy lan rộng rất hiệu quả.

Họ đào các rãnh lớn, khoanh tròn và chia nhỏ các khu vực. Chẳng may, lửa có bùng lên thì cũng chỉ cháy trong khoảnh đã bị cô lập mà không lan nhanh khắp nơi và mất kiểm soát.

Hoa bụi nở tung những bông hoa li ti. Bạch đàn – loài cây phổ biến trên đất Úc cũng tung hương nhựa cây nồng nàn trong gió. Đủ loại chim nhiều màu sắc ríu rít đi ăn quả cây bụi.

Thế giới động thực vật ở vùng hoang mạc giữa nước Úc rất sinh động, phong phú và có nhiều loài đặc hữu, chỉ có khi bạn du lịch Úc.

Biển cảnh báo cắm ở rất nhiều nơi, khuyến cáo du khách không đi bộ một mình, ít nhất phải lập nhóm 2 người và trước khi bắt đầu đi bộ đường dài khám phá trong Outback phải báo với người quen, bạn bè, người quản trị của khu nghỉ… về tuyến đường dự định, thời gian thực hiện.

Bởi có nhiều nguy cơ rình rập bạn từ thú hoang, lạc đường, thiếu nước và cũng có thể từ chính âm mưu tội ác của con người lợi dụng nơi hoang vắng. Song cũng đừng quá ngại ngần trước các cảnh báo mà bỏ qua một chuyến lang thang theo các lối mòn trong công viên quốc gia Ayers Rock.

Bạn sẽ có cơ hội gặp rắn, trăn, vội vã băng qua trảng cỏ; các loài bò sát đổi màu theo địa hình nhanh hơn cả một chàng Don Juan thay tình nhân; cơ man là chim, bướm và có thể thấp thoáng thấy chó hoang Dingo giương đôi tai nhọn sau lùm cây.

Lạc đà ở Úc du nhập từ châu Phi có số lượng ban đầu rất ít từ thế kỷ XIX. Gặp điều kiện địa hình khí hậu thích hợp, lạc đà nhân đàn nhanh chóng. Tuy nhiên, chủ yếu là lạc đà một bướu, vóc dáng nhỏ hơn lạc đà bản địa châu Phi.

Rất ít lạc đà được thuần dưỡng và sử dụng ở Úc, phần lớn trong số hơn 700.000 con đều sống hoang dã và “chén” cả phần thức ăn của loài khác. Du khách càng nên “tận dụng” sức lực của lạc đà để làm một chuyến chu du trên sa mạc Úc châu.

Uluru về chiều chuyển màu tím sẫm, mỗi một hướng lại thấy hình dạng khác. Dù xa hay gần, dù đi bộ hay ngồi trong ô tô hoặc lắc lư trên lưng ngựa, lạc đà, Uluru đều hút mắt nhìn ngắm của du khách như có ma lực.

Những người chờ xem hoàng hôn buông luyến tiếc vỗ tay tạm biệt ánh dương cuối của ngày để hôm sau lại lên chuyến xe sớm đón bình minh và cũng vỗ tay, nhưng có phần hân hoan cảm động hơn.

Bỗng có lời muốn nhắn nhủ những người đang ấp ủ chuyến du lịch Úc châu, nếu không định ghé Uluru hay Ayers Rock thì có thể coi như bạn chưa đến Úc!



http://alouc.com/tin-nuoc-uc/du-lich-uc-kham-pha-nui-da-thieng-uluru-va-trai-nghiem-mua-xuan-nguoc-o-ayers-rock
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2015(Xem: 11507)
Sống chết là lẽ Vô thường Ai ai cũng phải trải qua đường này. Ai ơi nhớ niệm Phật ngay, Để được Phật rước về Tây Phương Đàng. Xa lìa kiếp sống khổ nàn, Luân hồi xoay chuyển Ta Bà trầm luân. Niệm Phật, Phật thưởng hồng Ân,
13/01/2015(Xem: 9296)
Hôm Nay Thức dậy sớm, Trời còn phảng phất sương, Hiu hiu làn gió gợn, Nao nao lòng thấy buồn -- Kinh khuya rồi vẫn sớm, Ngoài trời rơi rớt sương - Tâm tư nghe gờn gợn Tâm tư nghe gờn gợn -Bọn dụ đạo ! quậy buồn
10/01/2015(Xem: 11847)
Nếu như cuộc sống mọi điều như ý Thế gian này đâu có kẻ khổ đau Ta với người cũng có điểm giống nhau Hãy thông cảm cho nỗi đau kẻ khác
10/01/2015(Xem: 9244)
Xin như là giọt nước Ngủ trên lá sen mềm Mặt trời lên thức dậy Rong chơi cùng gió êm.
10/01/2015(Xem: 12242)
Chúng tôi cùng được sinh ra từ một người cha, một người mẹ. Chúng tôi cùng được lớn lên trong một căn nhà, lúc lớn, lúc nhỏ, lúc chỗ này, lúc chỗ kia, nhưng cuộc sống gia đình tương đối êm ấm, thuận hòa. Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy. Vì vậy mà anh chị em ruột thịt chúng tôi thật là đông: đến 7 gái, 7 trai! Bầy con lớn như thổi, thoắt cái mà người chị cả đã trên 70, và cậu em út thì năm nay đúng 50. Anh chị em chúng tôi, mỗi người mỗi ý hướng, mỗi sở thích khác nhau, chọn lấy lối sống của mình theo lý tưởng riêng, hay theo sự xô đẩy của hoàn cảnh xã hội. Nhiều anh chị em đã đi thật xa, không ở gần ngôi từ đường bên ngoại mà mẹ đang sống với chuỗi ngày cuối đời ở tuổi cửu tuần.
09/01/2015(Xem: 9326)
Ấm áp không phải là khi Ngồi cận kề bên bếp lửa, Mà là lúc ta ngồi giữa Một bầu không khí thương yêu!
07/01/2015(Xem: 15148)
Hôm nay Thánh Đản Phật Di Đà Chúng con dâng phẩm vật hương hoa Quỳ trước đài sen, con kính lễ Với trọn niềm tin, dạ thiết tha…
07/01/2015(Xem: 9684)
Mọi người đều thích an vui Ít ai chấp nhận ngậm ngùi khổ đau Vậy thì hãy sống với nhau Thuận hòa tốt đẹp sớm mau thành tài Phát tâm tu phước lâu dài Việc làm giữ đức tương lai rạng ngời
28/12/2014(Xem: 10308)
Đừng phản cảm những lời vô ý thức Đừng để lòng những bực tức vu vơ Đừng bận tâm những thái độ hững hờ Đừng sân giận những người hay gây sự
22/12/2014(Xem: 11187)
Về cõi Phật có trăm ngàn vạn lối Chẳng ai hay ai dở gì đâu Người qua sông không chỉ bằng cầu Mà có thể bằng muôn ngàn phương tiện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567