Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyện Thơ: Ông Sư sung sướng

24/04/201719:52(Xem: 8489)
Tuyện Thơ: Ông Sư sung sướng

ÔNG SƯ SUNG SƯỚNG

 buddha_217

Ngài từ thuở rất xa xưa

Quyền cao, chức trọng lại dư bạc vàng

Nhưng về già nhận ra rằng

Càng thêm tuổi tác lại càng khổ đau

Trước sau nghèo cũng như giàu

Cái đau già lão như nhau khác gì

Cho nên ngài quyết ra đi

Vào khu rừng vắng chốn kia tu hành

Bỏ tài sản, bỏ công danh

Sống đời ẩn sĩ rừng xanh nghèo nàn.

Ngài thiền định rất chuyên cần

Gắng công để phát triển chân tâm mình

Trừ đen tối, phá vô minh

Trở nên mãn nguyện, an lành, sướng vui,

Ngài thân thiện với mọi người

An nhiên, tự tại, buông lơi não phiền

Dần dần tạo đủ cơ duyên

Năm trăm đệ tử theo liền về đây.

*

Các tu sĩ thời buổi này

Đều luôn khắc khổ lại đầy nghiêm trang

Tuy nhiên có chuyện bất thường

Một người đệ tử cứ luôn mỉm cười

Dù khi xáo trộn chuyện đời

Sư luôn thoáng lộ nét tươi rỡ ràng

Còn khi sảng khoái ngập tràn

Thời sư cất tiếng cười vang vô ngần

Dường như hạnh phúc dương trần

Phát ra từ chốn nội tâm của thầy

Mọi người bèn đặt tên ngay

Là "sư sung sướng"! Đúng thay vô cùng!

Các sư khác thấy lạ lùng

Hỏi sư sao lại cứ luôn mỉm cười

Thời "sư sung sướng" trả lời:

"Dù tôi mà nói chẳng người nào tin

Lỡ ai lại nghĩ quàng xiên

Rằng tôi nói láo sẽ thêm muộn phiền

Thêm phần bất kính bề trên

Với sư phụ đã bao phen dạy mình!"

Một người hay rõ ngọn ngành

Chính là sư phụ tinh anh, hiểu người

Hiểu sao trò lại hay cười

Lại luôn lộ nét vui tươi ra ngoài

Nên ngôi thừa kế tương lai

Thời "sư sung sướng" được ngài chọn ngay .

*

Mùa mưa vừa dứt năm nay

Năm trăm đệ tử theo thầy về kinh

 

Theo sư phụ về thị thành

Nhà vua tiếp họ và dành đặc ân

Mời đoàn suốt cả mùa xuân

Vào vườn thượng uyển tĩnh tâm tu hành.

Nhà vua rất mực hiền lành

Trị vì vương quốc anh minh, vững bền

Lo kinh tế, lo bạc tiền

Lo cho vương quốc ngày thêm phú cường;

Bề ngoài chống chọi đối phương

Giúp cho đất nước xa đường hiểm nguy

Trông chừng nước láng giềng kia

Thường hay kiếm chuyện, đôi khi gây thù;

Bề trong hòa giải tranh đua

Giữa quan thuộc cấp tính ưa bất đồng;

Ở ngay  nội bộ hoàng cung

Các bà hoàng hậu cũng thường đua tranh

Muốn vua để mắt đến mình

Và con trai được vua dành đặc ân;

Ngoài ra còn lắm thần dân

Đôi khi bất mãn gây mầm loạn ly

Khiến vua có thể lâm nguy

Âm mưu phản loạn dễ chi coi thường.

Nói chung bao chuyện nhiễu nhương

Nhà vua lo nghĩ chán chường ngày đêm

Trong tâm náo động triền miên

Xa niềm hạnh phúc, kề bên muộn sầu.

*

Xuân qua nhanh, hè tới mau

Các sư sắp sửa cùng nhau đi rồi

Quay về rừng thẳm xa vời

Nhà vua lo lắng cho người già nua

Ghé thăm sư phụ và thưa:

"Giờ đây thầy đã quá ư già rồi

Trở vào rừng thẳm núi đồi

Hại cho sức khoẻ con người lắm thay

Mời thầy ở lại nơi đây

Chỉ riêng đệ tử thầy quay trở về!"

Ý hay! Sư phụ lắng nghe

Để rồi ưng thuận và thi hành liền

Trao "sư sung sướng" toàn quyền

Kế thừa lãnh đạo anh em về rừng.

Năm trăm đệ tử lên đường

Trở về rừng núi, đạo vàng tu thân

"Sư sung sướng" lại chuyên tâm

Hành thiền trong chốn sơn lâm đêm ngày

Để rồi kết quả lành thay

Càng thêm thông thái, càng đầy an nhiên

Niềm sung sướng lại tăng thêm

Suối nguồn hạnh phúc êm đềm thăng hoa.

Nhớ nhung sư phụ ở xa

Một hôm sư muốn tìm ra thăm ngài

Để mong chia sẻ niềm vui

Nên "sư sung sướng" về nơi kinh thành

Thăm ngài cho thắm đạo tình

Hương thơm chánh pháp thấm nhanh đôi lòng.

Gặp ngài sư đảnh lễ xong

Sư ngồi dưới thảm ung dung mỉm cười

Cả hai chẳng nói nhiều lời

Riêng "sư sung sướng" sắc tươi tràn đầy

"Sung sướng thay! Hạnh phúc thay!" 

Miệng thầy luôn nói, lời thầy chẳng ngưng.

Ghé thăm, vua bực vô cùng

Nghĩ mình bận chuyện hoàng cung tối ngày

Tuy nhiên vẫn tới chốn này

Mà ông sư nọ hôm nay coi thường

Chẳng hề biết đến quân vương

Thật là đặc biệt lạ lùng lắm thay,

Gặp sư phụ vua nói ngay:

"Sư kia có lẽ vừa đây ăn nhiều

Nên không sáng suốt bao nhiêu

Cứ nằm cười mãi ra điều sướng vui

Nhìn sư thật quả lạ đời

Cứ nằm một cách biếng lười mãi sao?"

Mỉm cười sư phụ lắc đầu

Nói rằng: "Chẳng phải vậy đâu thưa ngài

Tôi xin kể rõ đầu đuôi

Tại sao sư ấy lại cười mãi thôi.

Sư này từng có một thời

Làm vua, giàu có ít người sánh ngang

Lại thêm quyền thế vẻ vang

Để rồi chợt bỏ ngai vàng đi tu

Quyết tâm thọ giới làm sư

Niềm vui vương giả coi như bọt bèo

Giờ đây hạnh phúc hơn nhiều.

Thời xưa sư có bao nhiêu quân hầu

Tay cầm vũ khí đứng chầu

Vây quanh bảo vệ dám đâu lơ là,

Thời nay giữa chốn rừng già

Sư ngồi đơn độc vậy mà bình yên

Không nguy hiểm, chẳng não phiền

Bình yên tột bực, an nhiên vô cùng

Bao quyền hành chốn hoàng cung

Và bao sản nghiệp cũng không sá gì

Chẳng cần lo sợ làm chi

Chẳng cần tiếc nuối nghĩ suy nhọc nhằn

Sự bừng ngộ của chân tâm

Sẽ là vũ khí vô ngần ích thay

Để mà bảo vệ cho thầy

Và bao kẻ khác thoát ngay não phiền

Sư lo thiền định triền miên

Thảnh thơi thân xác, lắng yên cõi lòng.

Nên sư hoan hỉ vô cùng

Thấy mình sung sướng, không ngưng thốt lời!"

*

Nhà vua nghe hiểu chuyện rồi

Trong tâm cảm thấy tức thời bình an

Hoa lòng nở đẹp vô vàn

Cùng ngồi đàm đạo, nhẹ lan hương thiền

Hai thầy tu góp lời hiền

Rạng soi đạo lý, khơi thêm trí người

Nhà vua đảnh lễ cáo lui

Mây lành đưa lối về nơi lâu đài.

Một thời gian lặng lẽ trôi

Ông "sư sung sướng" có thời làm vua

Lên đường trở lại chốn xưa

Sau khi từ tạ vị sư phụ già.

Thêm vài năm nữa trôi qua

Thế là sư phụ cũng ra đi rồi

Sinh, già, bệnh, tử dòng đời

Ngài đầy ơn phước, cõi trời tái sinh.

*

Nhận diện Tiền Thân Đức Phật:

Sư phụ có 500 đệ tử là tiền thân Đức Phật.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 

(thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi

THE HAPPY MONK

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 11879)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15067)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
21/10/2010(Xem: 10478)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
20/10/2010(Xem: 11171)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
20/10/2010(Xem: 11982)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
13/10/2010(Xem: 7780)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
12/10/2010(Xem: 10334)
Trách lung do tự tại Tán bộ nhược nhàn du Tiếu thoại độc ảnh hưởng Không tiêu vĩnh nhật sầu.
12/10/2010(Xem: 10642)
Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng
11/10/2010(Xem: 9076)
Một lá thư là đủ cho anh vượt qua và hướng về em để nói khi ngọn gió thổi qua đêm dùng nó như máu để viết bài thơ bí mật nhắc nhở anh mỗi lời đều là lời cuối
11/10/2010(Xem: 14014)
tọa chủ Ấn Nhất Tâm trang viện người Thầy đã dẫn dắt tôi trở về cùng Danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật và cõi tịnh độ trang nghiêm. với niềm tri ân không thể tỏ bày nơi đây...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]