Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Tình

11/02/201722:34(Xem: 7053)
Đạo Tình

ĐẠO TÌNH

 

 

 

ĐẠI CHÚNG HỒNG ÂN

Tháng hai hăm bảy âm

Có Sư cụ đến thăm

Sư Lưu Phương, Bảo Nguyệt

Và thị giả Huyền Thâm

 

Cùng bao nhiêu vị khác

Nghe bệnh cũng đến thăm

Quây quần bên giường bệnh

Chi xiết đạo tình thâm

 

Sư cụ tuổi chín mươi

Sắc diện rất an vui

Viếng thăm Diệu Không thất

Xin thâm tạ ơn Người.

 

 

 

TAM BẢO - BẢO NGUYỆT

Tam Bảo là Bảo Châu

Bảo Hoa và Bảo Nguyệt

Sư Bảo Nguyệt yêu cầu

Viết điếu văn vĩnh biệt.

 

Nay viết trước một bài

Riêng tặng Sư Bảo Nguyệt

Sư chị rất nhạy cười

Dù không ai thọc lét

 

Có tình với mọi người

Dịp tang ma lễ điếu

Sư là người nhắc nhở

Bạn đồng đạo thân yêu.

 

 

 

SƯ BẢO HOA

Sư, trước kia điệu lành

Người mũm mĩm tròn xinh

Vào Hồng Ân trước nhất

Làm đủ việc linh tinh.

 

Ngoài khuya sớm kệ kinh

Còn làm tương làm bánh

Bổ củi và gánh nước

Đi bỏ mối bánh in

 

Đời tu hành đạm bạc

Khuya sớm phải chấp tác

Cô thiếu ngũ quá nhiều

Nên bày ra một chiêu.

 

Khai bệnh xin nghỉ ăn

Cô phải nằm liệt giường

Dưới chiếu để bánh tráng

Khi đói lai rai ăn.

 

Ngủ thoả thích ba ngày

Cô lò mò bò dậy

Lại tiếp tục làm tương

Gánh gồng ra chợ bán.

 

Gặp bà bổn đạo hỏi

“Ưng coi xi nê không?

Tội nghiệp chắc chưa hề

Coi một lần cho biết”

 

Bà dẫn điệu vô rạp

Coi cho đã một chầu

Rồi mới gánh gồng về

Đủ đề huề rau quả.

 

“Răng mi về túi rứa?”

Sư bà hỏi điệu Lành

Điệu thật tình kể lại

Thưa bà “coi xi nê”

 

Bà rầy cho một trận

“Lần sau phải chừa đi

Người xuất gia không được

Đến nơi đó làm chi”.

 

 

 

SƯ BẢO CHÂU

Nhớ xưa ngày còn thơ

Đời chị đẹp như mơ

Chị cùng em phát nguyện

Có ngày được đi tu.

 

Chùa Hồng Ân mới lập

Quang cảnh rất hoang vu

Xung quanh toàn mồ mả

Với rừng thông vi vu

 

Được sư bà cho phép

Chị em lên ở chùa

Theo đại chúng học tập

Nếp sống đời xuất gia.

 

Ăn cơm hẩm muối dưa

Khuya sớm dậy công phu

Ngày thường in gói bánh

Và vào núi hái rau

 

Trèo cây hái bông sứ

Cúng dường Phật đản sinh

Giữa mây ngày gió núi

Sống cuộc đời thần tiên.

 

 

 

THẦY PHƯỚC TOÀN

Thượng tọa Phước Toàn thăm

Tụng Dược sư cầu an

Xin dâng mười phương Phật

Tấm đạo tình thiết thân.

 

Trong không gian tĩnh lặng

Lời kinh thầy vang xa

Tiêu trừ bao nghiệp chướng

Lợi ích khắp muôn nhà

 

Chư thượng sư tôn quý

Lòng từ mẫn chứa chan

Quang lâm nơi tệ thất

Đất trời cũng hân hoan.

 

 

 

THẦY NGUYÊN GIÁC

Thầy Nguyên Giác Già Lam

Nghe bệnh liền đến thăm

Khuyên đi đúng bác sĩ

Đừng theo chữa lang băm.

 

 

 

THẦY TOÀN ĐỨC

Thầy Toàn Đức Di Linh

Trụ trì chùa Linh Thắng

Ghé thăm Diệu Không thất

Dịp giỗ ôn Già Lam.

 

 

 

THẦY MINH LIÊN – NGUYÊN HIỆP

Thầy Minh Liên Nguyên Hiệp

Trong lớp Trung Bộ Kinh

Bất chấp bị trừ điểm

Vẫn ghé thăm bệnh tình.

 

 

 

SƯ CÔ HUỆ GIẢI

Sư trưởng chùa Diệu Quang

Như mẹ hiền Quan Âm

Các cô nhi Tây Lộc

Vẫn còn nhớ thâm ân.

 

 

 

SƯ CÔ THUẦN HẠNH

Hiếu dưỡng cụ mẫu thân

Hành thiện chẳng cần danh

Có biện tài thuyết pháp

Một đời tu chánh chân.

 

 

 

SƯ CÔ NHƯ TƯỜNG

Một nhánh phong lan gửi đạo tình

Đậm đà ý vị ngắm càng xinh

Đong đưa trong gió hương dìu dịu

Nghe vẳng trong hoa tiếng kệ kinh.

 

(Kỷ niệm sáng chủ nhật 6/4/03, thầy Lê Mạnh Thát, Sư Cô Như Tường, hai bác Lê Mộng Đào và kiến trúc sư Hải đến thăm)

 

 

 

SƯ CÔ LIÊN CƯƠNG

Một hôm được điện thoại

Tuệ Dung gọi thất thanh

“Cô Cương bảo đi ngay

Đến khám bác sĩ Thành”.

 

“Ai nói ta không đi

Cô Cương nói đi liền

Cô ấy rất dễ mến

Ta đặt hết niềm tin”.

 

Nhờ đi khám đúng thầy

Bệnh ta bớt hẳn ngay

Không dám sai lời dặn

Xin thâm tạ ơn người.

 

 

 

SƯ CÔ HUYỀN TRÍ

Tại ni trường Diệu Quang

Có sư cô Huyền Trí

Nhập chúng từ tấm bé

Trên dưới đều mến thương.

 

 

 

SƯ CÔ THUẦN CHÂU - TỊNH DIỆU

Thuần Châu và Tịnh Diệu

Hai Phật tử mến yêu

Ngày nay giúp Tuệ Uyển

Ngày trước giúp pháp luân.

 

Trong hoàn cảnh khó khăn

Hai vị vẫn bền gan

Giữ vững niềm tin Phật

Truyền pháp khắp muôn phương.

 

 

 

ĐẠI CHÚNG HUỆ LÂM

Sư Trí chùa Huệ Lâm

Cùng đại chúng quang lâm

Thương thầy vừa xả báo

Nghĩa sư đệ tình thâm.

 

Nhớ sư trưởng năm xưa

Đầu tiên học Vạn Hạnh

Theo phân khoa Phật học

Sư lái chiếc xe con.

 

Thân này thực vô thường

Như sương như chớp lóe

Nhưng Tam Bảo thường trụ

Bồ đề vẫn ngát hương.

 

 

 

ĐẠI CHÚNG VIÊN CHIẾU

Nghe sư chỉ bệnh nằm

Các sư em đến thăm

Thì ra là như vậy

Hết đi đúng lại nằm.

 

 

 

CÔ BẢO QUANG

Sa di ni Bảo Quang

Tuổi đời gần chín mươi

Mà vẫn như mười chính

Giọng nói còn oang oang.

 

Siêng tụng kinh bái sám

Trí nhớ rất vững vàng

Nhờ Ty khéo hầu hạ

Săn sóc mẹ già thương.

 

 

 

SƯ CÔ DIỆU THỌ - DIỆU TƯỜNG

Nhớ sư cô Diệu Thọ

Xưa vẫn đến đạo tràng

Cô chuyên tâm niệm Phật

Nay đã về tây phương.

 

Còn lại chị Diệu Tường

Con gái cô Diệu Thọ

Tuy tuổi cao sức yếu

Đạo tâm vẫn miên trường.

 

 

 

SƯ CÔ DIỆU ĐẠO

Hiếu dưỡng song thân thật vẹn toàn

Đổi đời tâm đạo vẫn không sờn

Gia đình con cái lo chu tất

Diệu Đạo từ đây hướng Niết Bàn.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10919)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10732)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9082)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11321)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9382)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11791)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9488)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11380)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]