Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngát Hương Xuân (thơ)

24/01/201721:25(Xem: 9016)
Ngát Hương Xuân (thơ)
blank
blank
 
Hoa mai và ngày Xuân
 
Đã là người Việt Nam hẳn không một ai lớn lên mà không khắc ghi trong tim hình ảnh 
hương vị ngày Tết cổ truyền: sắc đỏ phong bao lì xì, màu xanh mơn mởn bánh chưng bánh tét, 
củ kiệu, dưa hành… và nếu như người dân ở miền Bắc chăm chút cho những cành đào đỏ thắm,
 thì ở miền Nam, màu vàng chói như ánh mặt trời của hoa mai lại chính là dấu hiệu báo hiệu tết đến, xuân về.
 
Từ xưa, hoa mai đã được chọn là biểu tượng cho sức sống của mùa xuân, là nguồn thi hứng 
dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương. Trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như 
đang run rẩy, co cụm, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn.
 
Hoa Mai tuy mảnh dẻ nhưng cứng cáp, thuần khiết, mùi thơm nhẹ nhàng, kín đáo. Người xưa 
lấy cái khí phách của mai ví như người quân tử. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như 
cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Người cao tuổi chuộng cái già nua của lão mai, 
mong muốn tuổi già khỏe mạnh, trường thọ. Còn vóc dáng của hoa mai thì được ví như người con 
gái quyền quý, khuê các.
 
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) thì xem mai hoa như một biểu tượng của đạo đức và khí tiết:
 “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều), còn Mãn Giác Thiền sư (1052-1096), trong một bài kệ,
 tương truyền được viết ngay trước khi Sư viên tịch tại chùa Sùng Nghiêm, năm 1096 đã viết:
 
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”
(Cáo tật thị chúng)
Tạm dịch: 
Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết. 
Đêm qua sân trước một nhành mai. 
 
Chỉ sau một đêm xuân, trước thềm bỗng xuất hiện – không chỉ một, vài bông hoa – 
mà là một nhành mai nhất loạt vàng bông rực rỡ, như một sự thăng hoa tuyệt diệu, 
sự chuyển hoá biến đổi của đất trời.Có lẽ chính vì những lý do đó, nên mỗi dịp tết đến, 
xuân về, gia đình nào cũng cố gắng trang trí một vài cây hoa mai nở rộ trong nhà với 
ước mong bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc.
 
blank
 
Ngát Hương Xuân
 
Mùa Xuân ta lên núi
 Giọt nắng vàng trôi theo
 Ngập ngừng dừng trên lối
 Nghe chuông vang lưng đèo.
 
Mỏi chân ngồi thở nhẹ
 Ơ, núi rừng thở theo !
 Kìa nụ mai vàng hé
 Soi xuống dòng trong veo.
 
- Xuân dâng cành lộc biếc
 Lá tàn đông rụng vùi
Đời sinh sinh, diệt diệt
 Có thế thì mới vui!
 
Mùa Xuân ta lên núi
 Hái một cụm mây ngàn
 Tặng người trong cõi bụi
 Tất bật ngày Xuân sang..
 
Mùa Xuân như nhiên đến
 Sảng khoái đời tiêu dao
 Núi rừng vang oanh, yến
Đón Xuân tươi, ngọt ngào.
 
Ngày đầu Xuân Di Lặc
Ươm trồng hạt Từ Bi
 Nguyện cầu cùng khắp chốn
 Thoát khổ nàn, lâm ly..
 
Mùa Xuân lên đỉnh núi
Đốt một nén hương trầm
 Hương xông cùng Pháp giới
 Thơm ngát đầy cõi tâm .
 
 Thích Tánh Tuệ - Như Nhiên .
 
blank
- Thắp hương 
đón chào năm mới
Ước mơ 
yên ấm mọi nhà
 
 Bình
An 
khắp cùng thế giới
Đường Đời , Đường Đạo 
thăng hoa. 
 
_Như Nhiên_
 
blank
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 7304)
Thiện là gốc, lẽ chân, thiện, mỹ, Phúc là nguồn, quả vị chánh nhân Hùynh tâm sáng cõi tinh thần Học thông giáo lý, thức trần nghiêm tu.
12/08/2011(Xem: 7688)
Đường lên đỉnh quanh co vùng cỏ lạ Giữa mây trời sắc trắng lững lờ qua Chim ríu rít trong rừng già nắng hạ Đón người lên rừng núi đá nở hoa
09/08/2011(Xem: 10858)
Hồi ấy ở Xá Vệ, Trong vườn cây Kỳ Đà, Chúng tôi cùng tá túc Với Đức Phật Thích Ca. Các chư tăng, đệ tử Thường cho tôi là người Có trí nhớ rất tốt, Nên ngợi khen hết lời.
08/08/2011(Xem: 9924)
Chính tôi được chứng kiến, Phật Thích Ca Mâu Ni Ở vườn cây Núi Trúc, Thuộc nước La Duyệt Kỳ. Một hôm, tắm rửa sạch, Tôi, tức A Nan Đà, Cung kính chắp tay lễ Rồi bạch thầy Thích Ca: “Xin thầy cho con biết Nhóm Trần Như trước đây Làm được điều gì tốt
08/08/2011(Xem: 8750)
Tôi may mắn chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài đang tá túc Trong vườn cây Kỳ Đà. Lần an cư năm ấy Phật Thích Ca Mâu Ni Cho tỳ kheo lựa chọn
08/08/2011(Xem: 9046)
Chính tôi được chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài ở Vườn Trúc Của nước Ma Kiệt Đà. Đức Thế Tôn ngày nọ, Cùng đệ tử ra đi Khất thực tận một nước Có tên Tỳ Xá Ly. Trên bờ sông Lê Việt, Ngài ngồi cùng tỳ kheo,
08/08/2011(Xem: 7705)
Tôi may mắn chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài đang tá túc Trong vườn cây Kỳ Đà. Thời ấy thành Xá Vệ Chật hẹp, lại đông dân
08/08/2011(Xem: 8774)
Chính tôi được chứng kiến, Phật Thích Ca Mâu Ni Khi ở rừng Lâm Trúc, Thuộc nước La Duyệt Kỳ. Bấy giờ có người nọ Thuộc dòng Bà La Môn, Chăm làm nhưng nghèo kiết,
08/08/2011(Xem: 8982)
Lần nọ ở Xá Vệ, Chính tôi, A Nan Đà, Biết chuyện này có thật, Khi theo hầu Thích Ca. Lúc ấy, Ba Tư Nặc, Ông vua tốt, qua đời, Người lên thay tàn ác, Làm mất lòng nhiều người.
08/08/2011(Xem: 8959)
Lần nọ, ở Xá Vệ, Chính tôi, A Nan Đà, May mắn được chứng kiến Chuyện này của Thích Ca. Hôm ấy, tôi và Phật, Vừa sáng, trời đầy sương, Đi vào thành khất thực Thấy lũ trẻ bên đường Đang chơi trò đắp đất, Xây thành phố, xây nhà, Xây cả kho chứa thóc Và cả những tháp ngà. Một đứa trong bọn chúng Thấy chân Phật phát quang,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]