Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba điều sung sướng nhất

27/03/201508:01(Xem: 11472)
Ba điều sung sướng nhất


Phat Thich Ca 4
blank
Ba điều sung sướng nhất

Ngày xưa, có ông lão cứ vui cười ca hát suốt ngày. 

Thấy lạ, có người hỏi:
- Tại sao ông vui tươi mãi như thế? 

Ông lão đáp: 
-Trời sinh ra muôn loài muôn vật, trâu chó dê ngựa… Người là sinh vật cao nhất,
“Tối linh ư vạn vật”. Ta được làm người. Ấy là điều sướng thứ nhất.

-Trời sinh có người tàn tật, đui què. Ta được lành lặn, ấy là điều sướng thứ hai

-Người đời thường vì sự giàu có, danh vọng mà phải gian khổ. Ta có ăn đủ một ngày ba bữa, 
không lo lắng gì cả. Ấy là điều sướng thứ ba - Còn như sinh lão bệnh tử là điều không ai
tránh được. Ta cũng như mọi người, việc gì phải buồn.

- Nghĩ tới ba điều sướng ta có được, ta vui ca cũng là chuyện thường tình, mắc mớ chi phải hỏi.
__(())__
'NHỮNG KINH NÀO NÊN '' TỤNG '' Mỗi người chúng ta không nên tụng suông Kinh Kim Cang, Kinh A Di Đà, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm. Mình phải tụng cho rõ ràng bộ kinh trong tâm thì mới tốt. Bạn tụng bộ kinh '' chân thật tu hành '' tức là khi tâm chẳng có đố kỵ,chẳng cống cao ngã mạn, chẳng chấp trước vào cái ngã một cách nặng nề, chẳng chấp cứng vào kiến giải của mình thật sâu. Nếu bạn tụng kinh song vẫn tồn tại những tâm trên thì tuy bạn có tụng nhưng kì thực là  không biết tụng.With Metta __(())__'

Những '' bài Kinh '' nên tụng

Mỗi người chúng ta không nên tụng suông Kinh Kim Cang, 
Kinh A Di Đà, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm. 
Mình phải tụng cho rõ ràng bộ kinh trong tâm thì mới tốt.

Bạn tụng bộ kinh '' chân thật tu hành '' tức là khi tâm chẳng có đố kỵ,
chẳng cống cao ngã mạn, chẳng chấp trước vào cái ngã một cách nặng nề, 
chẳng chấp cứng vào kiến giải của mình thật sâu. 

Nếu bạn tụng kinh song vẫn tồn tại những tâm trên
thì tuy bạn có tụng nhưng kì thực là không biết tụng.

Đại Sư Tuyên Hóa

'Một trong những điều làm mất hạnh phúc là sự so sánh những gì mình có với những gì mình muốn mà không thể có, (hay mình có mà không thấy). Người ta vẫn thường nói “cỏ nhà hàng xóm bao giờ cũng xanh hơn cỏ nhà mình”. Như vậy những gì ta ước muốn và có được cũng chưa chắc đã thoả mãn như ý và suốt đời mệt nhoài vì đuổi bắt. Theo tôi, khi ta có căn nhà để che nắng che mưa, có quần áo mặc khi nóng khi lạnh, có cơm ăn no đủ hàng ngày, không bị bệnh tật ốm đau và không bị hành hạ về tinh thần và thể chất, là chúng ta đã có căn bản hạnh phúc. Ta đã có cuộc sống an bình. - Chẳng thế mà trong buổi lễ ở các nhà chùa, nhà thờ người ta vẫn chúc bình an cho nhau mà không chúc nhiều tiền, nhiều bạc, nhiều của cải. Nếu được những điều căn bản trên, hãy tự cho mình có hạnh phúc hơn rất nhiều người khác.__(())__'
Tôi thấy Phật..

Tôi thấy Phật ngự trong từng tia nắng
Khi vườn tâm yên ắng những buồn lo
Ai có biết Phật chưa từng đi vắng
Vì u mê, đường đến Phật quanh co..

Tôi thấy Phật trong tôi từng hơi thở
Khi tâm hồn rộng mở lối yêu thương,
- Dừng lặng nhé, bình yên, không xáo động
Cọng cỏ khô cũng thấy đẹp như thường!

Tiếng của Phật dấu nơi lời chim hót
Giọt Cam Lồ thánh thót giữa sương mai, 
Đừng kiếm Phật ở chín tầng cao vót
Bước chân ta Tỉnh thức hiện liên đài.

Tôi thấy Phật ngự trong làn gió mát
Mắt Phật cười xanh ngát cõi hồn nhiên
Khi sực tỉnh buông ưu phiền, oán giận
Tôi gặp Người nơi lẽ sống tùy duyên. 

Tôi thấy Phật qua nụ cười em bé
Nơi bàn tay, trong đôi mắt Mẹ già.
Tôi biết Phật trú giữa lòng nhân thế
Lúc tim này độ lượng, sống bao la..


Thích Tánh Tuệ
Thich Tanh Tue's photo.
blank
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/07/2016(Xem: 7182)
Thân nay đã xuất đi rồi Tâm thì ở lại với lời Phật ngôn Cuộc đời ai dại ai khôn Người thì nói giỏi kẻ thì bảo ngu Thôi ta im lặng thầm tu Tự mình chuyển hoá ngục tù vô minh
25/07/2016(Xem: 9799)
Quê hương Ngài, miền bao la nước nỗi Đất phù sa mầu mỡ lớp lớp về Những loài chim, quen, lạ nhận làm quê Lục bình đứng dưới vầng mây viễn xứ
23/07/2016(Xem: 9206)
Nửa vầng trăng khuya Quán Âm tọa - Đôi chân tận nước, biển mênh mông - Chư Thiên, Long Hải, người tôn kính - Gặp nạn niệm danh, Mẹ đến liền.
23/07/2016(Xem: 11236)
Thầy là vì sao sáng Là tiếng nói từ tâm Đưa con vào cửa đạo Xa lánh mọi lỗi lầm
21/07/2016(Xem: 11885)
Bước vào nẻo đạo kiếm an nhiên Học pháp, tu hành chuyển nghiệp duyên Ngũ giới ghi lòng siêng tịnh khẩu Tam quy tạc dạ nhớ tham thiền Chân kinh tụng rõ thêm thanh nhã Thập chú trì to xóa khổ phiền Hạt giống bồ đề ươm tưới bón Đạo Đời hai lối hướng chân nguyên.
19/07/2016(Xem: 9992)
Mấy mươi năm ở chốn Ta Bà Sự nghiệp tu hành độ gần xa Nương theo phương tiện mà dẫn chúng Tịnh hoá thân tâm niệm Di Đà ( Pháp môn Tịnh Độ )
18/07/2016(Xem: 12090)
Tôi nhớ mãi một buổi chiều, Mẹ ngồi bên thềm sân, Cúi xuống, thoang thoáng một nét buồn. Tôi hỏi: "Sao mẹ buồn?"
18/07/2016(Xem: 9367)
Trách chi, đừng trách vô thường - Hòa cũng xào xạc lá vườn vàng khô- Chợt nghe trầm bổng nhịp thơ- Con tim run rẩy đợi chờ tiếng yêu
18/07/2016(Xem: 8475)
Ngón xương ve vuốt phím đàn - Tìm nhau trên đỉnh mây ngàn tịch yên - Nhạc buồn réo rắt gọi tên - Người xa kẻ khuất cõi miền hư không
16/07/2016(Xem: 8173)
Bây giờ hư thực chẳng sai Toà ra phán quyết rõ ngay ý trời Biển hồ là của muôn người Cùng nhau cộng hưởng giữa trời thiên nhiên
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]