Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba điều sung sướng nhất

27/03/201508:01(Xem: 11807)
Ba điều sung sướng nhất


Phat Thich Ca 4
blank
Ba điều sung sướng nhất

Ngày xưa, có ông lão cứ vui cười ca hát suốt ngày. 

Thấy lạ, có người hỏi:
- Tại sao ông vui tươi mãi như thế? 

Ông lão đáp: 
-Trời sinh ra muôn loài muôn vật, trâu chó dê ngựa… Người là sinh vật cao nhất,
“Tối linh ư vạn vật”. Ta được làm người. Ấy là điều sướng thứ nhất.

-Trời sinh có người tàn tật, đui què. Ta được lành lặn, ấy là điều sướng thứ hai

-Người đời thường vì sự giàu có, danh vọng mà phải gian khổ. Ta có ăn đủ một ngày ba bữa, 
không lo lắng gì cả. Ấy là điều sướng thứ ba - Còn như sinh lão bệnh tử là điều không ai
tránh được. Ta cũng như mọi người, việc gì phải buồn.

- Nghĩ tới ba điều sướng ta có được, ta vui ca cũng là chuyện thường tình, mắc mớ chi phải hỏi.
__(())__
'NHỮNG KINH NÀO NÊN '' TỤNG '' Mỗi người chúng ta không nên tụng suông Kinh Kim Cang, Kinh A Di Đà, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm. Mình phải tụng cho rõ ràng bộ kinh trong tâm thì mới tốt. Bạn tụng bộ kinh '' chân thật tu hành '' tức là khi tâm chẳng có đố kỵ,chẳng cống cao ngã mạn, chẳng chấp trước vào cái ngã một cách nặng nề, chẳng chấp cứng vào kiến giải của mình thật sâu. Nếu bạn tụng kinh song vẫn tồn tại những tâm trên thì tuy bạn có tụng nhưng kì thực là  không biết tụng.With Metta __(())__'

Những '' bài Kinh '' nên tụng

Mỗi người chúng ta không nên tụng suông Kinh Kim Cang, 
Kinh A Di Đà, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm. 
Mình phải tụng cho rõ ràng bộ kinh trong tâm thì mới tốt.

Bạn tụng bộ kinh '' chân thật tu hành '' tức là khi tâm chẳng có đố kỵ,
chẳng cống cao ngã mạn, chẳng chấp trước vào cái ngã một cách nặng nề, 
chẳng chấp cứng vào kiến giải của mình thật sâu. 

Nếu bạn tụng kinh song vẫn tồn tại những tâm trên
thì tuy bạn có tụng nhưng kì thực là không biết tụng.

Đại Sư Tuyên Hóa

'Một trong những điều làm mất hạnh phúc là sự so sánh những gì mình có với những gì mình muốn mà không thể có, (hay mình có mà không thấy). Người ta vẫn thường nói “cỏ nhà hàng xóm bao giờ cũng xanh hơn cỏ nhà mình”. Như vậy những gì ta ước muốn và có được cũng chưa chắc đã thoả mãn như ý và suốt đời mệt nhoài vì đuổi bắt. Theo tôi, khi ta có căn nhà để che nắng che mưa, có quần áo mặc khi nóng khi lạnh, có cơm ăn no đủ hàng ngày, không bị bệnh tật ốm đau và không bị hành hạ về tinh thần và thể chất, là chúng ta đã có căn bản hạnh phúc. Ta đã có cuộc sống an bình. - Chẳng thế mà trong buổi lễ ở các nhà chùa, nhà thờ người ta vẫn chúc bình an cho nhau mà không chúc nhiều tiền, nhiều bạc, nhiều của cải. Nếu được những điều căn bản trên, hãy tự cho mình có hạnh phúc hơn rất nhiều người khác.__(())__'
Tôi thấy Phật..

Tôi thấy Phật ngự trong từng tia nắng
Khi vườn tâm yên ắng những buồn lo
Ai có biết Phật chưa từng đi vắng
Vì u mê, đường đến Phật quanh co..

Tôi thấy Phật trong tôi từng hơi thở
Khi tâm hồn rộng mở lối yêu thương,
- Dừng lặng nhé, bình yên, không xáo động
Cọng cỏ khô cũng thấy đẹp như thường!

Tiếng của Phật dấu nơi lời chim hót
Giọt Cam Lồ thánh thót giữa sương mai, 
Đừng kiếm Phật ở chín tầng cao vót
Bước chân ta Tỉnh thức hiện liên đài.

Tôi thấy Phật ngự trong làn gió mát
Mắt Phật cười xanh ngát cõi hồn nhiên
Khi sực tỉnh buông ưu phiền, oán giận
Tôi gặp Người nơi lẽ sống tùy duyên. 

Tôi thấy Phật qua nụ cười em bé
Nơi bàn tay, trong đôi mắt Mẹ già.
Tôi biết Phật trú giữa lòng nhân thế
Lúc tim này độ lượng, sống bao la..


Thích Tánh Tuệ
Thich Tanh Tue's photo.
blank
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2010(Xem: 9933)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 10448)
Bảy tình (thơ)
16/07/2010(Xem: 15711)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 32893)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 9983)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 8259)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 12363)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 9442)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 14069)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
01/10/2007(Xem: 10058)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]