Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc thơ Kenji Miyazawa

02/10/201418:41(Xem: 12587)
Đọc thơ Kenji Miyazawa

 MiyazawaVT

ĐỌC THƠ KENJI MIYAZAWA. Đọc thơ Kenji Miyazawa

 

Vi Tâm.

 


Đây là một bài thơ rất nổi tiếng của Kenji Miyazawa (1896-1933)*:

Nhà phía đông có đứa trẻ ốm,

Ta sang săn sóc,

Nhà phía tây có bà mẹ gầy,

Ta mang cho túi gạo,

Nhà phía nam có người đang chết,

Ta sang khuyên đừng sợ,

Nhà phía bắc đang kiện cáo nhau,

Ta sang can thôi bỏ đi.

Ta muốn là,

Một người như thế !**

 

Kenji Miyazawa viết bài đó đã từ lâu lắm rồi. Vậy mà bây giờ đọc vẫn thấy rung động. Phải có tâm thiền mới viết được một bài như vậy !

 

Bạn tôi, TIỂU THIỀN, cảm nhận lời của Miyazawa thành thơ :

 

Đưa trẻ ốm, nhà phía đông gió lạnh

Ta cùng sang chia xẻ nỗi đau này

Nhà phía tây có dáng mẹ hao gầy

Gạo đầy túi, hăy sang mà san sẻ

Đau tang chế, nhà phía nam cô lẻ

Dành chút tình để chia bớt lo âu

Ta dùng lời để hạ bớt về sau

Nỗi mâu thuẩn cùa hai nhà đang xâu xé

Lệ thành dòng khi trời làm đất nẻ

Trái tim côi khi giá lạnh tràn về

Nhưng lực bất tòng tâm, đành mang nỗi ê chề

Vì chưa thực hiện được nhiều điều như thế …

 

Một bạn khác, NT, viết :

Có một người như thế

Cô ấy còn rất trẻ

Đi phân phát bánh mì

Cho những người dân oan

 

Nay ở trong nhà giam

Có một người như thế

Đi viết giùm mọi người

Cho thành câu thành chữ

 

Cũng ở trong nhà giam

Có một người đă già

Hơn hai mươi năm qua

Kêu nài cùng mọi người

Chút công bình đạo sống

Nay còn vẫn chưa ngơi

 

Có nhiều người như thế

Đang ở xung quanh ta

Chia sẻ tình bè bạn

Bất kể gần hay xa

 

Bạn MỸ PHỤNG viết :

 

Khi gặp người ăn xin

Trân trọng tặng đồng bạc

Tâm cầu Quán Thế Âm

Độ người qua nẻo giác

Dù nghiệp quả trùng trùng

Chỉ cần lòng chân thật

Lời chúc nhỏ đưa đường

Khi gặp người lở bước

Xin mời chén cơm chiều

Xin mời ly nước nhạt

Cầu người qua tai ương

Mỗi ngày trong cuộc sống

Xin góp lòng yêu thương

Trái tim và hiểu biết

Đời ấm áp mười phương .

 

LÊ THY THY viết :

 

Khi mọi người tranh giành

Ta bỏ đi

Khi mọi người ồn ào

Ta im lặng

Khi mọi người ghét ta

Ta vẫn thương họ

Ta muốn là

Một người như thế.

 

Cô giáo HAN YEN viết :

 

Phía đầu lớp một trò khuyết tật

Ta giúp em học bổng

Phía cuối lớp một đứa trò nghèo

Ta miễn em học phí

Ở giữa lớp có một trò cá biệt

Ta tìm hiểu gia đình

Bên ngoài lớp có một em bỏ học

Ta đưa em về trường.

....

Ta muốn là

Một người như thế !

…..

Các bạn thấy không : bài thơ Miyazawa thật giản dị mà sâu xa thấm thía vô cùng. Nhiều người đã cảm nhận bằng những lời chân thành sâu sắc.


Tôi chắc các bạn, mỗi người trong cảnh sống của riêng mình, cũng muốn viết những lời như thế và chăm lo làm những điều như thế.

 

Vi Tâm.

 

* Kenji Miyazawa (1896-1933) là một nhà thơ Nhật rất nổi tiếng. Ông vốn là một kỹ sư canh nông, đă đóng góp nhiều cho đời sống dân nghèo. Ông rất ham học, học hỏi khảo cứu rất rộng về khoa học, vũ trụ, chiêm tinh, âm nhạc, tôn giáo. Ông là một phật tử chân thành.

Ông đă xây dựng cả một hệ thơ mới, với những từ ngữ mới lạ, xử dụng thuần diệu các sắc điệu phát âm. Ông tạo nên một thế giới riêng biệt trong đó người, vật, sỏi, đá, rong, rêu, sống với nhau trong một khung cảnh thần tiên huyền ảo. Thơ và truyện của ông đă được dịch ra nhiều thứ tiếng.

 

**Nguồn : “Ngôn ngữ thiền. Thư pháp thiền”. Eido Tai Shimano. Dịch: Hạnh Viên. Viện Phật Học HẢI ĐỨC.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2011(Xem: 7448)
Ngày 28, đêm tối trời, ở Huế, Tháng 12 trời giá lạnh căm căm. Đẻ tôi khóc trong cơn đau hạnh phúc, Xé lòng ra cho sự sống tươi mầm.
27/10/2011(Xem: 18417)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
23/10/2011(Xem: 9720)
Kinh ví như tấm gương Soi gương thấy tâm mình Nếu đọc nhưng chưa thấy: Thiếu công phu tham thiền
20/10/2011(Xem: 9407)
Từng cánh chim vội vã bay về, tìm lại tổ ấm sau một ngày bay xa, tìm thức ăn…Bầu trời đẹp quá, nên thơ, huyền ảo, mông lung dù trải qua bao chập chùng mưa nắng thất thường.
12/10/2011(Xem: 19044)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
06/09/2011(Xem: 9093)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
04/09/2011(Xem: 14311)
DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương! DỄ là biết được Vô thường KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần, DỄ là độ lượng bản thân KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!
28/08/2011(Xem: 9539)
Đức Phật Tổ thường nói Rằng chúng ta, con người, Thực sự là bầy rối Trên sân khấu cuộc đời. Rằng chúng ta phải diễn Rất nhiều vai khác nhau, Dù muốn hay không muốn, Toàn những vai buồn đau. Cái đau của mất mát,
22/08/2011(Xem: 8571)
Mưa tạnh đầu non lá rung sương Lửa trại còn un khói hoang đường Vằng vặc đêm dài trăng mười sáu...
12/08/2011(Xem: 13951)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]