Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trong tầm tay (thơ)

27/09/201406:43(Xem: 11875)
Trong tầm tay (thơ)





blank



blank








Chạy Trốn Cái Bóng.

“Chạy Trốn Cái Bóng” là một câu chuyện của Trang Tử, 
một hiền triết người Hoa của thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. 
Nhiều chuyện của Trang Tử rất ư là khôi hài nhưng đồng thời vạch rõ những cái nhìn 
thâm sâu vào tình trạng của con người. Câu chuyện sau đây chỉ là một ví dụ như thế.

“ Một thuở nọ có một người đàn ông bị quấy nhiễu rất nhiều bởi sự thấy cái bóng của chính mình
 và thấy rất khó chịu bởi các bước chân của mình đến độ ông ta quyết định loại bỏ cả hai thứ ấy. 
Phương pháp thoát ra của ông là chạy trốn chúng, vì thế ông đứng lên và chạy. Nhưng cứ mỗi lần ông 
đặt chân xuống thì lại có một bước chân khác và cái bóng của ông lại nhanh chóng đuổi theo kịp. 
Ông đổ tội cho sự thất bại của mình là không chạy đủ nhanh để thoát ly cai bóng. Do vì thế ông chạy
 càng lúc càng nhanh cho đến cuối cùng ông ngã lăn ra chết. Người đàn ông này không nhận thức được rằng
 nếu ông chỉ cần tìm ra một bóng mát nào đó thì cái bóng của ông sẽ lập tức biến mất, và nếu ông ngồi xuống
 một cách yên lặng thì sẽ không có bước chân nào nữa.” 

Câu chuyện này minh họa một cách rất khôi hài sự kiện rằng tất cả mọi chiến thuật của chúng ta nhằm tìm 
sự thanh tịnh bằng cách bỏ chạy trốn mọi chuyện đều không hữu hiệu. Thiền định nghĩa là tìm ra cái chỗ có 
bóng mát, yên lặng ở đó chúng ta không còn phải bỏ chạy trốn những cái bóng và những bước chân nữa. 
Thật ra, '' tìm ra cái chỗ có bóng mát '' cũng chỉ là một lối nói, khi bạn thôi chạy trốn, nhận chân ra thực tại, 
bạn sống trọn vẹn với thực tại, đó là chính là sống thiền.

- Khi tâm an tịnh tức là nó đang ở trong điều kiện bình thường, một khi tâm giao động thì tư tưởng hình thành.
 Hạnh phúc hay đau khổ là một phần của loại tâm năng động này, bất an và tham ái cũng được hình thành như thế.
 Nếu bạn không hiểu rõ sự giao động của tâm, bạn sẽ luôn là cái bóng săn đuổi đàng sau tư tưởng. Tư tưởng hình thành, bạn đồng hóa với chúng theo thói quen và trở thành nạn nhân của chúng.


Ta hoài chạy trốn chính mình
Nên đà bao kiếp gập ghềnh sông mê.


__(())__


blank


Trong Tầm Tay 

Có đâu miền giải thoát
Ở phía bên kia đời.
Bây chừ không an lạc
Chắc gì mai thảnh thơi ?

Đâu có đời an vui
Khi vùi trong tham muốn
Trong vui chứa ngậm ngùi
Hiểu ra, chừng đã muộn!

Sống một ngày không rộn
Nếm.. giá trị một ngày
Khi lòng không xáo trộn
Là Sống từng phút, giây. 

Sống hiền như cỏ cây
Buông ưu phiền, oán hận
Thoáng chốc hồn mây bay
Rong chơi ngoài vướng bận.

- Người Trí nương kề cận
Mồi thắp ngọn đèn tâm
Mặc trăng tàn, nguyệt tận
Bước về quê âm thầm.

Sống trả màu cho sắc
Trả tiếng về âm thanh..
Trả muôn điều, vạn sự
Cho các Pháp vận hành.

Cứ mở to đôi mắt
Lòng tĩnh lặng hồ thu
Tâm vẫn ngồi với cảnh
Như ngồi nơi không hư..

Sống an vui, Tỉnh thức
Trọn vẹn với hôm nay
Là sống đời ý nghĩa
Hạnh phúc trong tầm tay.


Thích Tánh Tuệ
Bodhgaya INDIA - 2 2012

blank

blank


blank


blank

Hình ảnh khóa tu học hai ngày 20 & 21- Sept -2014 tại Trung Tâm Phật giáo Chùa Vạn Phước 
Mira Mesa, San Diego, California.


blank


blank


blank


blank


blank

blank


blank


blank


blank


blank


blank


blank

blank


blank


blank


blank


blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2010(Xem: 10460)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
20/10/2010(Xem: 11158)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
20/10/2010(Xem: 11963)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
13/10/2010(Xem: 7771)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
12/10/2010(Xem: 10324)
Trách lung do tự tại Tán bộ nhược nhàn du Tiếu thoại độc ảnh hưởng Không tiêu vĩnh nhật sầu.
12/10/2010(Xem: 10625)
Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng
11/10/2010(Xem: 9061)
Một lá thư là đủ cho anh vượt qua và hướng về em để nói khi ngọn gió thổi qua đêm dùng nó như máu để viết bài thơ bí mật nhắc nhở anh mỗi lời đều là lời cuối
11/10/2010(Xem: 13990)
tọa chủ Ấn Nhất Tâm trang viện người Thầy đã dẫn dắt tôi trở về cùng Danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật và cõi tịnh độ trang nghiêm. với niềm tri ân không thể tỏ bày nơi đây...
11/10/2010(Xem: 17203)
Nhất diệp biển chu hồ hải khách Tranh xuất vi hàng phong thích thích Vi mang tứ cố vãn triều sinh Giang thủy liên thiên nhất âu bạch
11/10/2010(Xem: 9903)
Một chút mây và một chút mưa Hồn em thở nhẹ cõi xa xưa Buồn bay lên mấy hàng dây thép Mây trắng em còn phơi ban trưa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]