Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Em Xin Vừa Đủ (thơ)

28/07/201412:34(Xem: 11979)
Em Xin Vừa Đủ (thơ)

Photo: Duyenmy Nguyen
Khi mę về già ,bóng đã xế chiều, thì chỉ có ai đó sống bên mẹ , săn sóc mẹ , cùng mẹ tâm sự... thì mới thấu hiểu được hạnh phúc mẹ trong lúc này là cái gì ? Tiền tài , vật chất, ăn mặc đối với mẹ trong lúc này là không cần thiết , mẹ chỉ cần những cái rất đơn giản từ những người thân trong gia đình , những cái làm mẹ vui mẹ cười, để mẹ không còn cảm thấy cô đơn, mà mẹ vẫn thấy ấm áp gần gủi với con cái như cái thời xa xưa ấy, mẹ vẫn muốn chăm sóc các con như hồi các con còn bé , mẹ cũng thích nghe các con tâm sự, chia xẻ buồn vui cùng các con .Vâng , hạnh phúc của mẹ trong tuổi già là thế đó, chính là cái tình cảm mẹ con ! Đơn giãn thế thôi , chẳng lẻ làm con mà ta làm không được hay sao ? Xin đừng giết chết nụ cười trên
 môi mẹ !











Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát

Người thực sự có Hiếu không nhiều.

Một thời, Thế Tôn trú tại Rajàgaha, trên núi Gijjhakùta.
Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ kheo:
Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ kheo, cái nào là nhiều hơn,
một ít trên đầu móng tay hay là quả đất lớn này ?
Bạch Thế Tôn, cái nhiều hơn là quả đất này, còn ít hơn là đất trên đầu móng tay.
Cũng vậy, này các Tỷ kheo, ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với mẹ,
với cha và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với mẹ, với cha.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 12, phẩm Bánh xe lược thuyết,
phần Hiếu kính mẹ-Hiếu kính cha [trích], NXB Tôn Giáo 2002, tr.675)


LỜI BÀN:

Hiếu kính với cha mẹ là một lẽ đương nhiên, gần như bất cứ người con nào cũng
biết niệm ân và hết lòng hiếu dưỡng song thân để đáp đền ân nghĩa sanh thành.
Thế thì vì sao Thế Tôn lại khẳng định “ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với mẹ,
với cha và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với mẹ, với cha”?
Có thể nói từ trong tâm khảm, không ai mà không thương kính cha mẹ.

Nhưng để thực hiện song hành tâm hiếu và hạnh hiếu một cách trọn vẹn thì không
mấy ai làm được. Ở đây, chúng ta không bàn đến hạng người mang tội đại nghịch
(giết cha, giết mẹ) hay những kẻ nghịch tử chỉ báo hại và làm khổ cha mẹ. Vấn đề đáng
nói là đối với những người con tuy có hiếu, mong muốn được thể hiện đạo hiếu nhưng
rồi cũng không làm được gì nhiều cho các đấng sinh thành. Vì sao ? Có đến 1001 lý do để biện giải
cho điều ấy. Cho dù những lý do ấy có xác đáng đến mấy và dẫu cho cha mẹ hoàn toàn thông cảm,
hy sinh thì chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng những gì mình đã làm cho cha mẹ thật sự quá ít so với
thâm ân sanh dưỡng như biển trời. Sống ở đời, có lòng hiếu đã khó, thực hiện nó lại càng khó hơn
bởi không phải ai cũng có đầy đủ phước duyên để phụng dưỡng và kính thờ cha mẹ
như ý của mình.

Cuộc sống vốn phức tạp và đầy biến động, mãi lao theo những việc quan trọng,
cấp thiết hơn nên niềm riêng về cha mẹ tạm thời gác lại. Điều này cũng dễ dàng
cảm thông nhưng trớ trêu thay là không có cái gì chờ đợi chúng ta cả. Rồi chuyện sẽ
đến đã đến và chúng ta không kịp trở tay, chỉ còn ôm niềm ân hận là chưa làm được
nhiều cho cha mẹ thì người đã đi rồi. Tư duy và chiêm nghiệm về lời dạy của Thế Tôn
để thấy mình vẫn chưa tròn câu hiếu đạo. Người thực sự hiếu kính cha mẹ như
đất trong móng tay so với đất trên địa cầu nhắc chúng ta phảm làm ngay những
việc cần làm cho cha mẹ, đừng hẹn ngày mai để khỏi hối hận về sau.


blank

Em Xin Vừa Đủ

Em xin.. vừa đủ muộn phiền
Để môi còn biết làm duyên nụ cười.
Em xin vừa đủ niềm vui
Để em biết sống ngọt bùi sẻ chia
Em xin vừa đủ bạn bè
Khi đời mưa gió.. vỗ về, ủi an.
Em xin vừa đủ trái ngang
Để thương thêm cảnh lầm than kiếp người.
Em xin vừa đủ ơn đời
Đề hồn chan chứa một trời yêu thương..

Em xin biết sống khiêm nhường
Dù thành công chẳng xem thường một ai,
Em xin vừa đủ chông gai
Đường đời thất bại không thay đổi lòng.
Em xin vừa đủ ước mong
Nhưng không hoang tưởng, đèo bồng vẩn vơ..

Em xin biết đợi, biết chờ
Để tin vui đến bất ngờ hân hoan.
Em xin có đủ hành trang
Từ Bi, Trí Tuệ bình an bước đời
Em xin biết sống thảnh thơi
Biết tri túc giữa gọi mời muốn, tham.

Và xin tư tưởng, nói, làm
Vun bồi đức hạnh Ưu Đàm tỏa hương
Em xin thấu hiểu vô thường
Để em tìm đến cội nguồn Chân Như.
Tay em biết mở Kinh thư
Trần duyên lắng đọng, huyễn hư đoạn lìa.
Em xin phát nguyện Bồ Đề
Phương trời giải thoát.. em về tinh khôi...

Em xin.. ngần ấy mà thôi! *:) happy

Thích Tánh Tuệ
Himachal - India - Hạ 2014

blank

"Này các tỳ kheo!
Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được,
đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm,
cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ
có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ....''

Kinh Tăng Nhất A Hàm


blank

TÂM HIẾU

TÂM PHẬT
HẠNH HIẾU

HẠNH PHẬT

LÀM SAO BIẾT NIẾT-BÀN LÀ VUI
( Kinh Na Tiên Tỳ Kheo)

“Bạch đại đức, những ai chưa chứng đắc Niết-bàn có thể biết Niết-bàn là cảnh vui chăng?” 

“Có thể biết.”

“Làm sao có thể biết?”

“Đại vương, có những người chưa từng bị chặt tay, chặt chân, họ có thể biết bị chặt tay chân là đau đớn, khổ não hay không?”

“Thưa, có thể biết.”

“Làm sao có thể biết?”

“Vì tuy họ không bị chặt tay chân, nhưng họ đã được nghe những kẻ bị chặt tay chân kêu la, than khóc, nên họ biết đó là đau đớn khổ não vậy.”

“Cũng như thế, đại vương. Người chưa chứng đắc Niết-bàn cũng có thể biết Niết-bàn là cảnh vui sướng, vì được nghe những vị đã đắc đạo thuật lại những sự an ổn, thanh thản ở cảnh Niết bàn.”

Namo Buddhaya __(())__
Thực hiện : Thích Tánh Tuệ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2021(Xem: 4889)
Một lần hội ngộ ... bậc thiện hiền đáng kính, Ánh mắt từ bi... đúng của bậc chân tu Ngượng mình phàm phu.... mắt điên đảo tối mù Tự than trách ...khó thoát đời kiếp lữ !
22/12/2021(Xem: 10784)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 8129)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
19/12/2021(Xem: 4654)
Khẩy từ địa ngục thâm u Diệu âm Bát Nhã thiên thu vọng đời Thiền ca đốn tiệm không lời Kim cang uy dũng chuyển dời núi non
16/12/2021(Xem: 8943)
A Di Đà kinh có dạy : “ Chúng sanh đời mạt pháp khó lòng tin tưởng “ Nên Thế Tôn từ bi khuyên trì niệm Hồng danh Sáu chữ nhất tâm ... đều được vãng sanh Tín thọ phụng hành, Chư thiên, Phi Nhân khen ngợi !
11/12/2021(Xem: 5665)
Thiền thất an bình cảnh tịch yên Bốn mùa gió mát rạng trăng huyền Chuông khuya mõ sớm xua hồn mộng Kệ ngọc kinh vàng chuyển nghiệp duyên Phật tượng trang nghiêm hương tỏa ngát Già lam thanh tịnh đạo ngời thiêng Vườn thiền tịch tĩnh, Tăng tu niệm Năm tháng tiêu dao bặt não phiền
11/12/2021(Xem: 6231)
Trúc Lâm phong cảnh vẻ thâm u Ẩn ở trong non nhỏ lối du Gió thổi trăng soi tâm chẳng động Mây giăng mưa tạnh thể vô thù Đầu gành mạch nước tâm khai dẫn Suốt tiết nguồn tâm chí hướng tu Qua trúc biết người, người tức trúc Trúc người đâu khác cảnh tương phù.
10/12/2021(Xem: 6884)
Today before you think of saying an unkind word - Think of someone who can't speak. Before you complain about the taste of your food – Think of someone who has nothing to eat.
10/12/2021(Xem: 5968)
Về chiêm bái Na lan Đà Thong dong chân bước -tâm hoa cúng dường Chiều tà phảng phất hơi sương Vô ưu cổ thụ bên đường bóng râm Nền xưa đánh động nguồn tâm Huy hoàng một thuở - lặng câm vô thường Na lan Đà một trời hương Thơm lừng bi trí - chừ vương mối sầu Tang điền bỗng chốc bể dâu Phong rêu vách đổ - một màu trần ai
10/12/2021(Xem: 5000)
Ngô Quyền quê ở Diễn Châu Giết Kiều Công Tiễn gieo sầu Bắc phương Hoằng Thao hồn mộng vấn vương Bạch Đằng dậy sóng hùng cường cõi Nam Lưu Trí Viễn hết mộng tham Nát tan bá mộng máu loang Bạch Đằng Sương mờ đỉnh núi mù giăng Ngàn lau lách gọi bóng trăng phù trần Ngàn năm nô lệ Nam dân Một cơn sóng dậy phù vân bá quyền
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]