Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

- Sự lợi ích của việc Tụng Kinh, Niệm Phật và Hành Thiền

08/07/201406:22(Xem: 44963)
- Sự lợi ích của việc Tụng Kinh, Niệm Phật và Hành Thiền

Nói đến Đạo Phật là đề cập đến tư tưởng triết lý, hàm chứa trong tam tạng kinh điển, một hệ thống giáo lý khế hợp, khế cơ với những điều kiện tâm lý xã hội của con người, kinh qua các thời kỳ phát triển của lịch sử truyền đạo của các bậc tổ sư, bằng những chứng sống, để cho các hàng Phật tử tại gia cũng như xuất gia chiêm nghiệm và hành trì. Là người Phật tử phải có một cái nhìn như thị, xem tất cả các pháp môn hành trì như những phương tiện, để nhận dạng sự dung hòa của nó, thì mục đích đối tượng là giải thoát giác ngộ đều do các phương tiện dẫn dắt là điều không thể thiếu được.

Thưa quý vị trong vấn đề tu tập, tại sao ta phải tụng kinh, niệm phật và hành thiền, nó có lợi ích gì cho sự tu tập giải thoát và giác ngộ. Là người Phật tử nếu chỉ thờ, lạy, cúng Phật thì chưa đủ gọi là rốt ráo thuần thiện, mà người Phật tử cần phải tụng kinh, niệm Phật và hành thiền v.v.. thì mới viên dung cả Sự và Lý, vì đây là những điểm căn bản không thể bỏ qua được.

Tại sao ta phải tụng kinh và có lợi ích gì?

Đạo Phật xuất hiện ở thế gian vì sứ mệnh làm nhẹ bớt những thương đau, và hướng dẫn con người trong việc kiến tạo một đời sống an lạc. Căn cứ trên nền tảng từ bi và trí tuệ. Vì vậy trong tam tạng giáo điển hay nói một cách khác, là cả một hệ thống giáo lý bao gồm mọi lãnh vực triết học, y học, dược học, văn học, tâm lý học v.v … và có vô số pháp môn để chúng ta thực hành và đạt đến quả vị giác ngộ. Kinh Phật có công năng khai mở trí tuệ, phá trừ mê mờ cho nên tụng kinh rất lợi ích:

  1. Tụng kinh để thâu nhiếp sáu căn và làm cho ba nghiệp được thuần tịnh, không có cơ hội tạo các nghiệp bất thiện.
  2. Đạo tràng nhờ đó mà được thanh tịnh trang nghiêm.
  3. Gia đình nhờ thế mà được an lạc và hòa thuận.
  4. Tĩnh thức người chung quanh bằng lời kinh tiếng mõ.
  5. Nhờ tụng kinh mà thông hiểu giáo lý và thực hành đúng chánh pháp.

Ví dụ: hai thời công phu sớm tối, nói lên chí nguyện thượng cầu hạ hóa của người xuất gia, để cho chúng ta thấy rằng tinh thần nhân bản của đạo Phật không những biểu lộ ở giáo lý mà còn ở thái độ và hành động của người Phật tử đối với vấn đề tự giác và giác tha. Người Phật tử xây dựng bản thân về ba mặt: trí tuệ, tình thương và ý trí; luôn sống trong ý thức, biết mình đang làm gì, nghĩ gì để soi sáng tư tưởng, ngôn ngữ và hành động. Vì vậy thời công phu sáng là ôn lại chí nguyện của người xuất trần và trì ngũ bộ chú để bạt những chướng ngại trong khi thực hành đại nguyện:

- “Nguyện kim đắc quả thành bão vương

- Hoằng độ như thị hằng xa chúng

- Tương thử thâm tâm phụng trần sát

- Thị tắc danh vi báo Phật ân v.v …”

Đúng là ý nguyện xuất trần, nguyện thành Phật độ chúng sanh, nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật thì không bao giờ bỏ qua. Chí nguyện này là tâm Bồ Đề, là căn bản của người tu tập, phải phát liên tục.

Công phu chiều: mục đích là hồi hướng chí nguyện nói trên để cầu sanh Tây Phương Cực Lạc, nơi thuận tiện cho bất thoái Bồ Đề, hay nói một cách khác là để hoàn thành cho chí nguyện mà buổi sáng đã phát ra.

Vậy hai thời công phu để cho chúng ta thấy cả một quá trình tu tập (trên cầu Phật Đạo, dưới cứu độ chúng sanh). Chí nguyện muốn thành Phật nếu ở mãi trong ngũ trược ác thế thì nội chướng (dục vọng) và ngoại chướng (nghịch cảnh) dễ làm cho thối tâm, khó có ngày viên mãn để thành quả vị Phật, do đó phải cầu sanh Tây Phương là vậy.

Tóm lại tụng kinh rất ích lợi cho sự tu tập của mình, vì tất cả tam tạng kinh điển, duy chỉ một mục đích là đưa hành giả đến giác ngộ giải thoát. Kinh nào cũng có công năng phá trừ mê mờ và khai mở trí tuệ cho ta, do vậy tụng kinh rất thiết thật và hữu ích.

Tại sao ta phải niệm Phật và sự lợi ích của nó.

Thưa ai cũng biết, cuộc đời là bể khổ như sống trong nhà lửa, ấy thế mà chúng ta vẫn thích sống, tham sống và không biết đâu để thoát ra, và cũng không đủ nghị lực vượt thoát. Đạo Phật đã tìm ra lối thoát và chỉ dẫn chúng ta những phương pháp để thoát ly cảnh giới khổ đau. Đức Phật Thích Ca giới thiệu cảnh giới Cực Lạc để chúng sanh cầu sanh về.

Phật dạy: “Niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc, vì thế giới ấy không có mọi thứ phiền não, sanh về đó sẽ được bất thoái chuyển.” nhưng làm thế nào để cầu sanh? Phật nói: “nếu ai nghe ta nói đến Đức Phật A Di Đà, và chấp trì danh hiệu Ngài, từ một ngày cho đến bảy ngày nhất tâm không loạn, thì người ấy khi gần lâm chung, Đức A Di Đà cùng Thánh Chúng Cực Lạc cùng đến tiếp dẫn, làm tâm người ấy không điên đảo, tức khắc vãng sanh về thế giới A Di Đà”. Chúng ta phải hiểu là Ta Bà và Cực Lạc đều là đối tướng của tâm, nếu tâm bất tịnh thì quả báo Ta Bà sanh, nếu tâm thanh tịnh thì cảnh giới Cực Lạc hiện tiền, như câu “tự tánh Di Đà duy tâm Tịnh Độ”.

Ngoài ra phương pháp niệm Phật có công năng phá trừ tất cả những vọng niệm bất thiện và làm cho tâm trở nên sáng suốt, như phèn gieo vào nước đục, nước đục trở thành trong. Trong kinh thường nói: tâm ta như con vượn chuyền cành, như ngựa chạy rong không ngừng. Muốn hàng phục vọng tâm chỉ còn một cách là cột tâm lại bằng câu niệm Phật, lâu dần những ma chướng trong tâm không còn nữa, mà chỉ thuần câu niệm Phật. Vì ích lợi như thế nên Đức Thích Ca khuyên chúng ta nên trì niệm danh hiệu A Di Đà. Tuy nhiên người niệm Phật phải đủ những yếu tố mới được vãng sanh.

  1. Tín: niềm tin vững chắc. Niềm tin có 3:

- Tin Phật: tin Đức Thích Ca vì thương xót chúng sanh mà giới thiệu cảnh giới Cực Lạc và pháp môn niệm Phật để sanh về, tin lời Phật nói không dối.

- Tin Pháp: tin pháp môn Tịnh Độ là phương pháp dễ tu dễ chứng, tin 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà có đầy đủ diệu dụng để độ sanh, nếu hành giả niệm đến chỗ nhất niệm.

- Tin mình: tin mình có tự tánh thanh tịnh A Di Đà, tin mình có khả năng vãng sanh nếu mình thực hành đúng lời dạy của Đức Phật trong kinh A Di Đà

  1. Nguyện: là ước nguyện, là mong muốn được vãng sanh, làm động lực thúc đẩy mau đến mục đích.
  2. Hạnh: sau khi chuẩn bị đầy đủ tín, nguyện rồi thì gia công niệm Phật không gián đoạn. Nếu tín mà không nguyện thì tin vô bổ. Nếu ao ước cầu sanh mà không chuyên nhất thì không đi đến kết quả. Cho nên Tín, Nguyện, Hạnh không thể thiếu đối với người cầu sanh.

Tại Sao nên thực hành thiền quán:

Ngoài việc tụng kinh niệm Phật ra người Phật tử cũng phải thực tập thiền quán, vì chủ trương thiền là phá tan vô minh tỏ ngộ nguồn tâm. Thưa quý vị, trong sự tu tập, hành giả muốn minh tâm kiến tánh, thì phải phá trừ vô minh, muốn phá vô minh phiền não thì phải có trí tuệ, muốn có trí tuệ thì hành giả phải thiền định; có nghĩa là khi trí tuệ phát sanh thì mới diệt được vô minh, mới minh tâm kiến tánh thành Phật được. Như Đức Bổn Sư thiền định 49 ngày chứng đạo.Các bậc Tổ Sư đốn ngộ tự tâm cũng từ đây. Cho nên thiền định cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tu tập, như nhựa sống phải nuôi cây. Nếu thiếu thiền định thì giáo lý của Phật thành sơ cứng, bởi vì kinh giáo chỉ còn là lý thuyết, chỉ giúp người mở rộng kiến thức, mà rất ít quan hệ đến mục đích giải thoát.

Đối với người Phật tử đang đi trên đường tu học Phật pháp, thì không chỉ tìm hiểu nghiên cứu nghĩa lý, mà còn phải thực hành trong đời sống hằng ngày, thì mới mong giải thoát hệ lụy khổ đau, đạt đến hạnh phúc an lạc. Cho đến nay có một số vẫn ngộ nhận, cho thiền là một thứ gì đó thiêng liêng thần thánh.

Ví dụ: Tu tập thiền định để đắc thần thông, Thiền dành cho bậc thượng căn, dễ tẩu hỏa nhập ma. Trong khi tu tập cho là chứng đắc mà không biết đó là do phản ảnh của tâm. Sở dĩ có những ngộ nhận này là do không tìm hiểu và nắm chắc phương pháp thiền. Thưa quý vị: cái giá trị của thiền, huấn luyện thân và tâm chúng ta từ động trở về tĩnh, giúp cho chúng ta biết sống với hiện tại, không tiếc nuối quá khứ, không mơ ước viễn vông, vì quá khứ đã qua, mà tương lai thì chưa đến, trong kinh Anan Nhất Dạ Hiền ở Trung Bộ Kinh tập III có dạy: “Quá khứ không suy tầm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã đoạn tận, tương lai lại chưa đến, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính ở đây” (Kinh Nhất Dạ Hiền)

Không than việc đã qua, không mong việc sắp tới, sống ngay với hiện tại, do vậy sắc thù diệu, do mong việc sắp tới, do than việc đã qua, nên kẻ ngu héo mòn, như Cây Lau lìa cành. (Kinh Cây Lau Tương Ưng I)

Vậy cho ta thấy trong 37 Phẩm Trợ Đạo, trong Bát Chánh Đạo có chánh định

- 7 Giác chi: có niệm giác chi, định giác chi

- Ngũ căn ngũ lực: có định căn, định lực

- Tứ như ý túc: có dục định, tinh tấn định v .v…

Trì chú giúp gì cho sự tu:

Như trì chú cũng giúp cho 3 nghiệp và 6 cănđược thanh tịnh. Chư Phật và chúng sanh chỉ khác nhau ở chỗ giải thoát hay ràng buộc, chỗ ngộ và mê, chổ tịnh và nhiễm mà thôi. Cho nên khi trì chú, thân bắt ấn nên thân không tạo ác, miệng đọc thần chú nên miệng không nói vọng ngữ, tâm quán tưởng tượng Phật, nên tâm không nghỉ ác , nhờ thế mà 3 nghiệp thân khẩu ý được thanh tịnh, nhờ trì chú mà dẹp trừ được oan gia, nhổ sạch hết gốc rễ của nghiệp chướng và làm cho trí tuệ ngày càng tăng trưởng, do vậy trì chú có rất nhiều sự lợi ích.

Nói tóm lại trong tứ oai nghi, đi đứng ngồi nằm, nếu chúng ta biết an trụ vào mọi phương pháp như tụng kinh, hành thiền, niệm Phật hay trì chú v.v… bằng chánh niệm, tĩnh giác thì bất cứ ở đâu và bất cứ trong trường hợp nào, chúng ta cũng làm chủ được hành động và tư tưởng của mình, vì chánh niệm sẽ đem lại nhiều lợi ích thực tiễn cho cuộc sống con người giúp cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn, tích cực hơn và đáng sống hơn.

Chùa Liên Hoa, Sydney, tháng 7-2014

Thích Nữ Tâm Lạc

su loi ich-1su loi ich-2su loi ich-3

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2021(Xem: 7645)
Sống giữa đời thường, ..... hẵng đôi lần người người từng ước nguyện? Nhưng tựu thành viên mãn ... .....phải chăng cần có Phước duyên, Học kỹ lại bài kinh thứ 6/ Trung bộ ....** .......lời Phật dạy được trùng tuyên Kính tán thán...vì chiêm nghiệm "thời đại nào cũng nên nghe Đức Đạo Sư nhắn nhủ "
20/09/2021(Xem: 9497)
Hai mươi ba năm qua nhìn lại di ảnh Thầy Nước mắt trào dâng lòng con thổn thức " Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" Tâm con dâng niệm để lòng con an " Nam Mô từ Phụ Huệ Hưng" Niệm theo hơi thở Thầy về bên con. Thầy ơi, con trẻ mỏi mòn Bao năm xa cách cố hương ngàn trùng! Hàng cây đó năm nào còn mãi
19/09/2021(Xem: 8701)
Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).
18/09/2021(Xem: 7280)
Kính mừng Khánh Tuế (sinh nhật 18/9) Thượng Tọa Viện chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Tâm Phương . Kính mừng Khánh Tuế TT Thích Tâm Phương .... Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Giáo Hội Úc Châu đương vị Bốn mươi hạ lạp đôi tháng đã gần kề Phật sự đa đoan ủy lạo ... ..Viện chủ vần chưa về Giúp thiên tai bão lụt lại thêm đại dịch thế kỷ ! Kính tán thán TÂM từ bi như pháp hiệu huyền ký Biến nhập bốn PHƯƠNG phụng hiến nhân sinh Chí nguyện lớn..dùng ngũ lực quyết giải thoát tâm linh Sáu sáu niên ngại gì ...vẫn xông pha cứu trợ ! Nhìn cúc đủ sắc màu nơi Tu Viên đang rực rỡ ! Như chúc mừng Khánh Tuế chủ nhân khai sơn Ba một năm qua ngôi chùa thiêng ...trụ vững vàng hơn Ngời ánh Đạo, bảo tháp, Hồng chung nối tiếp “Tứ Đại Khí”
17/09/2021(Xem: 6997)
Đã lâu rồi ...sinh nhật đến đi không lưu ý Chỉ năm này bạn gửi thư pháp chúc mừng Như chất liệu khích phát hoài niệm chẳng chịu dừng Nào ....đón mừng sinh nhật như thời còn niên thiếu ! Trước khi tự mình chúc phúc, soi rọi quán chiếu Nhìn lại một năm tu tập tiến bộ gì thêm ... Kiểm soát tâm mình cái an cái lạc có tăng lên ? Có trào dâng niềm vui mỗi lần Minh Sư hướng dẫn ?
15/09/2021(Xem: 5772)
Nghe Pháp thoại Online trong mùa dịch Covid Kính tặng TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng cùng quý Phật tử nghe pháp thoại online trên Trang Nhà Quảng Đức Sáu chín tuổi hưu trí dưỡng già Vì “cô vi” nên chỉ ở nhà Thời gian rảnh, chẳng chi làm cả Điện thoại cầm, “Phây Bút” lướt qua Đời đủ chuyện xem sao cho hết Chuyện vui buồn, sướng khổ... gần xa... Ngẫm lại nghĩa Ta bà thế sự Chẳng việc nào không thể xảy ra Bỗng chợt thấy trang nhà Quảng Đức Lớp online Phật học hiển bày Mở ra xem, đã nhận liền ngay Thầy Nguyên Tạng, Giảng-sư nơi ấy Lòng bỗng cảm Phật tâm thúc đẩy Tuổi sáu chín, từ đây thềm tựa Qui y Phật, mười năm có lẽ Lòng dặn lòng, gắng dựa vào đây Vì “cô vi” chùa không được đến Bảo Vương Tự, mìnhThầy nơi đó! Chỉ hướng lòng, tâm kính biết sao?! Ngày ngày học Phật lớp online Lý, sự nghe giảng hiểu cả hai Rõ tâm ý Thiền Sư chư Tổ Tự quán chiếu soi tâm Phật tánh Giác ngộ rồi giải thoát tử sanh.
13/09/2021(Xem: 6352)
Kình ngư trong biển Pháp ! ( Kính tặng quý Giảng Sư đang miệt mài trao truyền Chánh Pháp Đức Như Lai dù đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành ) Kính dâng Thầy bài thơ đặc biệt để tán thán quý Ngài Kình Ngư trong biển Pháp đang miệt mài gìn giữ gia sản Pháp Bảo của Như Lai bằng những pháp thoại tuyệt vời và những bài tham khảo bình giải xuất chúng đang được online trên Hội Đồng Hoằng Pháp và Thư viện Phật Việt nhiều tháng qua .. Kính đảnh lễ Thầy và tri ân Thầy với 284 bài pháp thoại đã giúp con tự soi sáng để thoát dần những ảo tưởng đã che lấp và trói buộc mình trong nhiều năm qua . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Thế kỷ hai một ... ...giúp nhận ra nhiều kình ngư trong biển Pháp Biện tài nhạo thuyết giáo truyền lời dạy Như Lai Gia sản Pháp Bảo gìn giữ hỗ trợ triển khai Kính tán thán xưng tụng Bậc Hiền Triết giới đức!
13/09/2021(Xem: 5277)
Biến đổi từng giây ở cõi trần Gây đau tạo khổ - có nguyên nhân Ham quyền tích tụ sinh thù hận Đoạt lợi chứa nhiều những giận sân Lập nhóm tranh nhau sinh tệ hại Kết bè giành giật - lại siêng cần Tàn đông lá rụng - chờ xuân đến Mặc ý tĩnh tâm - dưỡng cốt thần 4 g ngày 16. canh tý TT.Thích Như Giải
13/09/2021(Xem: 5186)
Giày cỏ êm chân dạo cảnh đồng Gió lùa hương lúa ngát trời không Vườn Chùa tĩnh lặng trong sương sớm Hoa kiểng xanh mơn giữa ánh hồng Tránh dịch rỗi nhàn vui với sách Ngừa tai tịnh lạc nhấp trà nồng Thị - phi buông nhẹ theo làn gió " Quy Tức " tứ thời vạn sự thông
13/09/2021(Xem: 7407)
Chẳng phải đợi lúc đại dịch .. .........mới thấy lời dạy trên là ... thật ! Làm sao ...Trân quý từng phút giây có mặt bên nhau? Con đường hạnh phúc ...đừng tìm kiếm nơi nao Phương tiện, cứu cánh ... ......nhờ năng lượng Niệm , Định , Tuệ Không vướng mắc sẽ hỷ lạc trong quan hệ giao tế Suối nguồn hạnh phúc ...khi được HIỂU và THƯƠNG Chuyển hoá khổ đau sẽ thay đổi cách dị thường Thương tiếc đến ...biết vô thường nên chấp nhận !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]