Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời khai thị của Ấn Quang Đại Sư (thơ)

29/05/201418:03(Xem: 15181)
Lời khai thị của Ấn Quang Đại Sư (thơ)

86.tosuanquang

Lời khai thị của Ấn Quang Đại Sư (1)

( thơ lục bát ) 


Tu tại gia hay xuất gia
Khiêm cung trên kính dưới hòa nhẫn kham
Thay người việc khó tranh làm
Thành tựu việc tốt chớ ham cho mình
Khi tĩnh tọa lúc nhàn đàm
Phải luôn quán chiếu nên nhàm thị phi
Lỗi người chớ nghĩ làm chi
Lỗi mình phải thấy vậy thì mới khôn
Khi đi đứng lúc nằm ngồi
Thường xuyên niệm Phật luôn hồi sớm trưa
Niệm thầm ra tiếng say sưa
Quyết không gián đoạn bỏ chừa vọng tâm
Hổ thẹn sám hối mê lầm
Công phu tu niệm nhất tâm hành trì
Trí tuệ nhưng phải từ bi
Tư xem kém cỏi sá gì phô trương
Kiêu mạn sẽ bị xem thường
Chuyện nhà mình sáng chuyện người đừng xen
Tốt đẹp thường hãy làm quen
Xấu xa bại hoại ta bèn lánh xa
Phật Bồ Tát ở quanh ta
Thấy ta cứ mãi vẫn là phàm phu
Được như vậy mới là tu
Tây phương thắng cảnh cho dù có xa
Nhưng với tâm nguyện vị tha
Cực lạc thẳng tiến lên tòa hoa sen.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT



(1) Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

  • Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành tựu việc tốt cho người.
  • Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người.
  • Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm.
  • Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay.
  • Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối.
  • Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương.
  • Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người.
  • Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại.
  • Hãy coi mọi người đều là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.
  • Nếu quả có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Luận bàn: Đây là lời khai thị rất quan trọng, rất khả thi. Chư Tổ đã nhìn thấu vào tâm lý của từng chúng sanh, biết rằng do không tìm hiểu Phật pháp để tu tập hạnh khiêm cung, buông xả, nên mỗi ngày “cái ta” mỗi lớn lên theo thời gian và việc làm của mình. Từ “bản ngã” lớn dần, nầy sanh ra “phân biệt”, “đối xử” rất tàn tệ với tha nhân, xem mình là “nhất” là “trung tâm của vũ trụ” nên bắt mọi người phải quy phục, lệ thuộc vào mình, biến người thành kẻ tay sai phải luôn phục dịch cho mình, ta hồ thụ hưởng “danh lợi”,“ngũ dục”, “lục trần” mặc tình bóc lột sức lao động và tình cảm của người. Nếu làm trái ý, thì sẽ bị trách nắng, có khi phải chịu nhiều phủ phàng, bạc đãi hay gánh chịu những tai vạ oan ổng của người “lớn cái ta” chụp mũ phủ đầu…từ đây tội lỗi mỗi ngày một phát triển, vô minh phủ trùm, như vậy đường Giác ngộ, Giải thoát se xa vời và chịu mãi cảnh luân hồi sanh tử, đọa lạc trong tam đồ khổ. Do vậy Ấn Quang Đại Sư mới thiết tha khai thị, với mong sớm thức tĩnh những ai đang đánh bóng và làm lớn dần “cái ta”. Đây là lời khai thị rất ngắn gọn giản đơn, nhưng rất cụ thể và thiết thực, ai thấu hiểu, nghiêm túc thực hiện theo sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2011(Xem: 7543)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
23/04/2011(Xem: 10152)
Tôi thấy Phật ngự trong từng tia nắng Khi vườn tâm yên ắng những buồn lo Ai có biết Phật chưa từng đi vắng Vì u mê, đường đến Phật quanh co..
19/04/2011(Xem: 9274)
Tháng 12, Tháng 01 Năm 2011 Bão lụt tại Queen-sland Úc Đại Lợi Ngày 23 tháng 02 Động đất xảy ra tại Christ-church Tân Tây Lan
17/04/2011(Xem: 8687)
Có những cuộc đời con Sớm chiều đi về trong ngõ hẹp Trên miền đất nước quê hương Nơi nào tôi cũng thấy những em tôi Ngày tủi cực, lòng vui trong mộng đẹp Tháng năm xa xuôi ngược dấu chân đời.
16/04/2011(Xem: 9701)
Ngài đi đến khắp đó đây Học tu với các vị Thầy trứ danh Mặc dù Ngài đã tựu thành Đến chỗ cao nhất, sánh bằng Tôn Sư.
16/04/2011(Xem: 9657)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
16/04/2011(Xem: 10948)
Một ngày ấy, Hoa Vô Ưu bừng nở Niềm hân hoan khắp thế giới ba ngàn Có bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc...
16/04/2011(Xem: 10474)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
11/04/2011(Xem: 6753)
Từng giọt mưa rơi tí tách hoài, nỗi niềm man mác gởi về ai
11/04/2011(Xem: 6846)
Thu về gió hỏi giọng tỉ tê, Lành lạnh heo may xót não nề! Vu-Lan, báo đáp ân Cha Mẹ! Mục-Liên, Ngài đã vẹn câu thề. Còn con, sinh hóa trong thương nhớ! Báo ân còn đợi! Vu-Lan về? Vu-Lan nào ở tiết heo may? Mà ở buồn vui, ở đắng cay, Ở trong chuông mõ, trong kinh kệ, Ở cả trong con, tuổi đọa đày! Những lúc thanh nhàn con nhớ Mẹ!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com