Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Ðiệp Phật Ðản (thơ)

10/05/201420:01(Xem: 13529)
Thông Ðiệp Phật Ðản (thơ)


phat_dan

Thông điệp ĐẢN SANH


 

Phật giáng trần cho chúng sanh lời khai thị:

“Lìa sanh tử” là cứu cánh việc tu hành

Xem "cái ta" như phương tiện độ quần sanh

“Duy ngã độc tôn” (1) biến “ta” thành năng lượng

 

Thoát khỏi luân hồi muôn loài nên định hướng

Bản năng “ta” lo hưởng thụ và sinh tồn

Phải “vị tha” biết “buông xả” nhẹ tâm hồn

Thánh sẽ thành “ta” vuông tròn quả Phật

 

Sống chỉ biết “ta” là tu hành đã trật

Phải vì người thì hành nguyện mới viên dung

Suốt bốn chín năm Phật giáo hóa khắp cùng

“Tứ đế” tàng kinh xuyên suốt “tam pháp ấn” 

 

“Chánh kiến” tu hành giúp ta nhiều hưng phấn

Lợi cho mình và ích cho cả chúng sanh 

Trên đường tu phải “trạch pháp” thật ngọn ngành 

Hành thiện pháp “Bồ đề tâm” không đánh mất (2)

 

Đây là hoài bảo hành trì của chư Phật 

Con của Ngài ta “y giáo phụng hành” theo 

Được sung mãn, giải thoát lìa cảnh khổ nghèo 

“Chàng cùng tử” đã quy y mười phương Phật.

 

Viên Thành

Mừng mùa Phật Đản 2558

 

Ghi chú: (1) Vừa Đản sanh Phật đã chỉ rỏ: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn…” (Trên Trời dưới Trời chỉ có “cái ta” nầy là quan trọng nhất) vì nó có thể giúp ta lên thiên đường thành Thánh, thành Phật, khi biết đem “ngã” nầy hy sinh phụng sự an lạc, hạnh phúc cho chúng sanh, bằng ngược lại, khi chỉ biết phục vụ cho “bản ngã” lo việc sinh tồn, hưởng thụ cho riêng bản thân, thì sẽ bị đọa vào địa ngục, hay chốn ngạ quỷ, súc sanh.

Đây là “thông điệp”rất quan trọng, nên mới chào đời Phật liền tuyên bố, hầu thức tĩnh nhân sinh, cũng là chìa khóa để vào Đạo và pháp tu “vô ngã” căn bản nhất, mà suốt 49 năm giáo hóa, Đức Phật và các Thánh đệ tử đều phải “ngủ dưới mỗi gốc cây” không quá 3 đêm, hằng ngày phải “đi ăn xin” để hóa duyên là pháp hành cụ thể! Và đây cũng là bản hoài vì chúng sanh mà thị hiện của Thế tôn hầu: “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến” cho chúng sanh hết khổ.

(2) Trong Phát Bồ Đề Tâm văn: “ Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện Pháp, thị danh ma nghiệp” nên khi ta thực hành những thiện pháp, phải giữ vững tâm Bồ đề, hiểu và thương thấu đáo, không vọng tưởng, phân biệt và dính mắc, thì mới có được nhiều công đức, bèn nếu “đánh mất tâm Bồ đề mà làm các việc thiện”, hành Thiện chỉ vì danh lợi và phân biệt thị phi, ích kỷ… thì cũng chỉ là tạo “nghiệp ma” sẽ nhiều tội lỗi chịu khổ lụy mà thôi. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2014(Xem: 11425)
Lá xanh hoa trắng hội duyên Gió đưa nắng sớm mái hiên sân chùa Vi vu hàng liễu đong đưa Tu Viện Quảng Đức, nay mùa Kiết Đông Hai ngàn mười bốn (2014) chung lòng Tăng, Ni, Phật tử tình nồng đạo thâm Trang nghiêm Chánh điện hương trầm Hương Giới, hương Định nở mầm Huệ sâu Lời Kinh diệu vợi nhiệm mầu Thanh âm Mật Pháp, cuối đầu tri ân
20/07/2014(Xem: 12187)
Ánh mắt nào hiền dịu Nhìn đời bằng tình thương Là nhìn sâu thấu hiểu Thông cảm cuộc đời thường
19/07/2014(Xem: 11321)
Vui buồn kiếp nhân thế Đau khổ cả thân tâm Bao nhiêu lần đổ lệ Bấy nhiêu cuộc thăng trầm
19/07/2014(Xem: 9662)
Hai chuyến bay định mệnh MH370 xuất phát từ Mã Lai đi Bắc Kinh Vào khuya Thứ Bảy vút lưng trời lồng lộng thinh thinh Chưa đi vào không phận Việt Nam thì quay đầu biến mất MH17 khởi hành từ Hòa Lan tới Mã Lai Vào Thứ Năm tay chào tay vẫy buông rèm Vun vút lao lên đến Miền Đông nước Ukraine Thì gãy cánh, nhủi xuống, nổ tung, bốc cháy
18/07/2014(Xem: 9916)
Hạ về hai chữ thân thương, Hạ về trên mỗi nẻo đường nhân gian. Hạ về thú vị vô vàn, Hạ về Tăng chúng các hàng An cư. Hạ về nương tựa ân sư, Hạ về học được chơn như ý thiền.
17/07/2014(Xem: 12116)
“Bạch đại đức, những ai chưa chứng đắc Niết-bàn có thể biết Niết-bàn là cảnh vui chăng?” “Có thể biết.” “Làm sao có thể biết?” “Đại vương, có những người chưa từng bị chặt tay, chặt chân, họ có thể biết bị chặt tay chân là đau đớn, khổ não hay không?” “Thưa, có thể biết.” “Làm sao có thể biết?” “Vì tuy họ không bị chặt tay chân, nhưng họ đã được nghe những kẻ bị chặt tay chân kêu la, than khóc, nên họ biết đó là đau đớn khổ não vậy.” “Cũng như thế, đại vương. Người chưa chứng đắc Niết-bàn cũng có thể biết Niết-bàn là cảnh vui sướng, vì được nghe những vị đã đắc đạo thuật lại những sự an ổn, thanh thản ở cảnh Niết bàn.” (Kinh Na Tiên Tỳ Kheo)
16/07/2014(Xem: 12155)
Trong Khoảnh Khắc Này Trong phút giây này em có hay! Vạn vật quanh mình đang chuyển xoay Có mầm non hé, hoa cười nụ, Chiếc lá xa cành theo gió bay.
09/07/2014(Xem: 14831)
Kính Mừng Thầy Nguyên Tạng Mừng thay Quảng Đức hôm nay Tăng Ni đại chúng vui ngày An Cư Tùng duyên tùng sự chúc mừng Thượng Tọa Nguyên Tạng lên ngôi trụ trì Bao năm gian khổ tu trì Hoằng dương Chánh Pháp lợi vì chúng sanh Công phu khuya sớm quên mình Nhiếp tâm cho đạo, hy sinh cho đời An hòa, rộng lượng thương người
20/06/2014(Xem: 14372)
Sống ẩn dật cuộc đời thong dong quá Không thị phi danh lợi cũng rời xa Tránh lo toan tính toán khỏi phiền hà Chuyện thế sự để ngoài tai không động
20/06/2014(Xem: 11238)
Có đôi lúc ta cần nên thận trọng Ngồi lắng nghe dư luận nói về mình. Khộng lệ thuộc trước những lời hư vọng, Chẳng coi thường bao góp ý công minh..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]