Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảy bài học (thơ)

20/04/201406:55(Xem: 15496)
Bảy bài học (thơ)

HT Tinh Van


ĐẠI SƯ TINH VÂN : BẢY BÀI HỌC.
« Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. »

Viết thành thơ : Vi Tâm



1. Bài một là nhận lỗi lầm

Lỗi mình mình nhận chứ đừng trách ai

Lỗi mình mà đổ cho người

Chính là một lỗi tầy trời thấy không ?

2. Bài hai là phải gắng công

Nhu hòa mềm mỏng mới mong sống đời

Cái răng già cũng rụng thôi

Mềm như cái lưỡi sống hoài với ta

3. Nhẫn nhục là bài thứ ba

Trời cao biển rộng bao la quanh mình

Nhẫn đi thì sóng lặng yên

Chuyện chi lớn nhỏ cũng thành như không

4. Bài tư là phải một lòng,

Hòa đồng thông cảm sống cùng với nhau

Vị tha hai chữ làm đầu

Thị phi tranh chấp là câu bỏ ngoài

5. Bài năm là bước đường đời

Đi sao cho nhẹ chớ hoài cưu mang

Trên vai hành lý nhẹ nhàng,

Thả buông vướng mắc để lòng nhẹ tênh

6. Bài sáu là học chữ tình

Đem lòng Bồ Tát động tâm nghe người

Nghe rồi chia sẻ ngọt bùi

Có nghe mới hiểu chuyện đời khổ đau

7. Bài bẩy là sống với nhau

Phải lo thân thể chuốt chau vẹn toàn

Trước là khỏe mạnh cho mình

Sau là khỏi để gia đình phải lo.

Tài liệu tham khảo:

“Bảy bài học” này đã được đăng tại rất nhiều nơi. Có nơi ghi là những lời dạy của Đức Đà Lai Lạt Ma, có nơi ghi là lời dạy của Đại sư Tinh Vân. Hai vị đều rất được tôn trọng. Chúng ta có bổn phận phải tìm tài liệu cho chính xác. Đây là tài liệu « cũ » nhất (14/9/2009, có ghi tên dịch giả), Vi Tâm đã tìm thấy trên mạng :

http://giacngo.vn/vanhoa/2009/09/14/525042/

(theo Đại sư Tinh Vân, Liên Hải dịch) :

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư: « Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? »
Ngài Tinh Vân bảo: « Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. »

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được!

Thứ sáu “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/12/2010(Xem: 9595)
Ta trong điện ngọc cung vàng Nhìn theo dấu bước đạo tràng Người đi Rồng chầu voi phục uy nghi Cỏ rừng trải thảm, Thánh quỳ dâng hoa… Tay không níu chéo cà sa Tóc tơ (1) mười ngón tay ngà nâng niu Áo Đời (2) lưu dấu hương yêu Nguyền không dấy nghiệp làm xiêu Tâm Người,
18/12/2010(Xem: 9094)
Tòng đỉnh bóng trăng lên Trăng đùa giỡn bên thềm.
15/12/2010(Xem: 9395)
từ một thiên hà xa xôi tôi nguyện trở về trái đất, tha thiết với trần gian, như ngày xưa yêu cõi thiên đàng.
14/12/2010(Xem: 9495)
Bút thần xuất thế (thơ)
14/12/2010(Xem: 9911)
Loài hoa tiết hạnh dị thường đêm đêm giữ ngọc gìn hương cho đời trinh nguyên lay động đất trời thơm câu kinh Phật, ướp lời ca dao
14/12/2010(Xem: 8924)
Biến cố Mậu Thân (thơ)
14/12/2010(Xem: 8526)
Nắng vắt hiên đông, đá mỉm cười Chừ xuân năm mới ghé đây chơi Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc Tươi tắn, cành khô nẩy tượt chồi
14/12/2010(Xem: 8839)
Sinh lực Tăng Ni (thơ)
14/12/2010(Xem: 10472)
cùng nhau tu tập yêu thương cùng nhau đoạn tận ác ương thành sầu
13/12/2010(Xem: 8817)
Đại Nguyện Sa Di (thơ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]