Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

45. Gà Sống, Gà Chết

15/03/201410:51(Xem: 30949)
45. Gà Sống, Gà Chết
mot_cuoc_doi_bia_3


Gà Sống, Gà Chết






Hôm kia, nhằm ngày đức vua đãi yến các quan đại thần, thứ hậu Māgaṇḍiyā khởi tâm xin vua được trông coi công việc ngự thiện. Bà nảy sanh ý nghĩ là phải trả thù chánh hậu Sāmāvatī cùng mấy trăm cung nga thể nữ(1)mà theo bà, chúng nó cứ xu hướng sa-môn Gotama, tin tưởng sa-môn Gotama thật là dễ ghét.

Để khởi đầu mưu thâm kế độc của mình, bà bàn chuyện với ông chú ruột Cūḷa Māgaṇḍi, bây giờ nghiễm nhiên là bậc quốc trượng - để nói những việc cần làm và làm những gì, làm như thế nào. Trong đó có một việc quan trọng, là nhờ ông chú mang đến tám con gà trống loại quý hiếm đang còn sống và tám con gà trống đã chết. Còn mọi việc trong triều, bà Māgaṇḍiyā đã tỉ tê bàn tính với viên cận thần bồi yến, viên cận thần hầu rượu và đã đút lót cho họ đâu vào đấy rất hậu hĩ cả rồi!

Đúng giờ hẹn, ông quốc trượng Cūḷa Māgaṇḍi mang đến cung một chiếc lồng lớn được che chắn kín đáo, trịnh trọng đến dâng cho đức vua, tâu rằng:

- Đây là tám con gà trống, chúng có sắc lông đen tuyền(1), theo thầy thuốc cho biết, nếu nấu cháo hầm với gạo lúa sālī, chưng thêm nhân sâm thì chắc gân, bổ xương và còn cường dương, tráng kiện nữa. Cả kinh thành này, hạ thần lùng mua, chỉ có được tất thảy là tám con, hôm nay xin được dâng lên bệ hạ, chúc sức khỏe của người và chúc người sống lâu muôn tuổi.

Đức vua rất đẹp dạ, cười ha ha:

- Quý hóa thay! Nhưng mà sống làm chi đến muôn tuổi dữ vậy?

Ông quốc trượng còn cẩn thận hé lồng cho vua thấy vài con gà loại quý hiếm ấy, vì thật ra, chỉ được mấy con gà quạ, số còn lại là gà thường và cả tám con gà chết nữa, rồi trao cho viên cận thần bồi yến, đều là một phe của ông ta cả.

Viên cận thần hầu rượu lại góp ý cho mưu kế của bà thứ hậu được vẹn toàn:

- Chỉ có hoàng hậu Sāmāvatī vốn cẩn thận, chu đáo mới có khả năng sai bảo, chỉ bày cho các cung nữ làm món ăn “thích khẩu” này để kính dâng bệ hạ ngự thiện mà thôi!

Viên cận thần hầu rượu đế thêm: 

- Đúng vậy đó, tâu đại vương! Làm món ấy không ai bằng đức chánh cung!

Đức vua đâu có biết đấy là mưu kế gì, cứ vô tư ừ hử gật đầu.

Thế rồi, viên cận thần bồi yến, mang lồng gà ra sau, giấu tám con gà chết, mang tám con gà sống đến cung hoàng hậu truyền đạt lệnh của đức vua, đồng thời kể lại cách làm món ngự thiện ấy.

Thấy tám con gà đang còn sống, hoàng hậu ngần ngại chưa biết nói sao thì cô thị nữ Khujjuttarā lưng gù la bai bải:

- Không được đâu là không được đâu! Chúng tôi ở đây ai cũng giữ gìn giới hạnh trong sạch cả. Chẳng ai đang tay giết hại mạng sống của chúng sanh. Xin cảm phiền ông mang đi chỗ khác. Việc ấy thì nhà trù hoàng gia làm cũng được mà!

Viên cận thần đưa mắt có vẻ hỏi han, nhìn hoàng hậu Sāmāvatī. Bà nhè nhẹ, mỉm cười:

- Đúng như vậy đó! Tại bổn cung, ai cũng giữ năm giới hoặc tám giới cả. Ông hãy về tâu trình lại với hoàng thượng điều ấy, đích thân ta sẽ nói với ngài sau.

“ Vậy là khớp với kế hoạch”, nghĩ thế xong, viên cận thần trở lại trình báo với đức vua, kể lại việc hoàng hậu từ chối.

Đức vua im lặng chưa tỏ thái độ gì, thì thứ hậu Māgaṇḍiyā đã mau mắn nói:

- Chỉ là cách viện cớ để thoái thác công việc một cách khôn ngoan thôi, tâu đại vương!

- Tại sao? Vua nhăn mày hỏi.

Bà Māgaṇḍiyā được dịp tố cáo:

- Từ khi thiếp phát giác những cái lỗ tròn, biết hoàng hậu Sāmāvatī và các cung nữ ở đấy đã có “chuyện gì đó” với ngoại nhân mà bệ hạ không tin. Cụ thể họ đã có tâm địa “ri khác” với sa-môn Gotama, có xu hướng đến sa-môn Gotama, nghiêng lệch về phía sa-môn Gotama, vì ông ta tướng hảo quang minh, cao sang, đẹp đẽ, nữ nhân nào nhìn ông ta, thấy ông ta mà không rung động trái tim? Vậy đó! Nếu muốn xác chứng sự thật ấy, bệ hạ hãy nói lại với họ là làm món này để dâng cúng cho sa-môn Gotama là họ sẽ làm ngay tức khắc cho coi! Với bệ hạ thì họ viện cớ chuyện sát sanh, còn đối với sa-môn Gotama thì lại khác, họ sẵn sàng giết, hoan hỷ giết! Bên nào khinh, bên nào trọng, bệ hạ thử là biết ngay liền hà!

Nghe được chuyện ấy, đức vua Udena lòng chùng xuống, rồi bất giác, ông gật đầu:

- Ừ, cứ thử vậy xem!

Viên cận thần bồi yến “tâu vâng” rồi lanh lẹ ra lối sau, tráo tám con gà sống, lấy tám con gà chết mang đến cung của hoàng hậu Sāmāvatī:

- Tâu! Đức vua biết chánh hậu là người có giới nên sai hạ thần mang tám con gà chết này để cung nữ làm món ăn đặc biệt rồi dâng cúng đến sa-môn Gotama!

Mấy cô thị nữ bên cạnh thấy “vật đã chết rồi”, lại dâng cúng cho sa-môn Gotama nữa nên họ mau mắn nhận gà rồi hoan hỷ nói:

- Việc làm này là chơn chánh! Đúng là phận sự của chúng tôi đây!

Thế rồi, bữa ngự yến hôm đó, đức vua không dùng được bao lăm. Ngài buồn. Vì rõ ràng, hoàng hậu Sāmāvatī và mấy trăm cung nữ họ đã trọng vọng sa-môn Gotama hơn ông. Rồi đức vua lại nghĩ tiếp, liên tưởng sâu xa hơn:

“- Sa-môn Gotama vốn gốc là thái tử thuộc dòng dõi Thái Dương anh hùng, đến ngày đăng quang, ông ta lại từ bỏ vương vị, vợ đẹp, con xinh, ba tòa Cung Vui để xuất gia tầm đạo. Thanh danh của ông, từ khi xuống núi độ đời, chưa hề dính một chút bụi phàm tục. Ngay chính thứ hậu của ta, diễm lệ kiêu xa thế đó mà ông ta còn bảo là “không sờ đụng dẫu là sờ đụng bằng chân!” Một nhân cách thanh cao, trong sáng vẹn toàn như thế thì hậu của ta, cung nữ của ta kính trọng, quy y theo cũng là chuyện đương nhiên! Việc mà thứ hậu bảo là có “ri khác” với sa-môn Gotama, hẳn nhiên là phải loại ra rồi! Lại còn cái giáo pháp mà ông ta đang tuyên thuyết nữa? Chắc phải là kỳ tuyệt vô song nên mới vô hiệu hóa uy lực của kinh điển Vệ-đà và truyền thống bà-la-môn. Mọi điện đài thiêng liêng của tín ngưỡng, tôn giáo, triết học cùng mười ngàn năm văn minh của tộc người thượng đẳng Aryan này đã bị sa-môn Gotama đốn gục, hạ bệ không còn dư tàn. Ta đã từng nghe các vị lão thần minh triết ở xứ sở này tường trình, tâu báo lại như vậy hẳn là không sai ngoa! Vậy, cung kính, cúng dường một bậc thanh tịnh như vậy cũng là phải lẽ. Và việc ấy, ta cũng nên khuyến khích, vì sao? Vì khi mà những giá trị tôn quý của tinh thần và những uy đức thiêng liêng còn được trân trọng, bảo lưu, gìn giữ thì quốc độ sẽ đươc thanh bình, an lạc! Các vị tiên đế cũng đã từng dạy bảo như thế! Chính vì lẽ này, ta mới hiểu ra, tại sao hai vị đại vương lớn của châu Diêm-phù-đề là đức vua Bimbisāra, kinh đô Rājagaha nước Magādha, và đức vua Pāsenadi, kinh đô Sāvatthi nước Kosala lại quy hướng về và cả hai triều đình đều đã trở thành cận sự nam, cận sự nữ trong giáo hội thánh đức ấy? Rồi còn quân vương các nước cộng hòa chiến sĩ anh hùng Licchavī, thủ đô Vesāli; nước cộng hòa Videha, thủ đô Mithilā và liên bang Vajjī nữa? Rõ là mình đã nghe tràn tai về cả thành phần ưu tú của giáo hội ấy nữa, nam cũng như nữ. Họ đã quăng vất tất cả vinh quang của cuộc đời này như tấm giẻ rách để lên đường xin ăn, sống đời bần hàn ta-bà vô trú! Ờ, còn ta là gì nhỉ? Ta là gì nhỉ? Một đức vua nhỏ bé, như hạt cát, lại dám nghi ngờ nọ kia với hậu của ta? Một con người có sắc đẹp thùy mị, dịu dàng lại có cả tâm hồn đôn hậu, chân thật, khiêm cung, bao dung, quảng đại, lại chưa có lỗi lầm gì với ta? Họ cúng dường sa-môn Gotama thì sao nào? Mà thôi, cứ để đấy đã, chớ quyết định điều gì một cách vội vàng! Đức vua thở dài - nghĩ là tự mình sẽ âm thầm điều tra, chẳng thể tin ai được. Bà thứ hậu được cái sắc đẹp lôi cuốn ta nhưng lúc nào nói cũng quá nhiều. Đàn bà mà nói nhiều thường lắm chuyện, nếu không phù phiếm, nhảm nhí thì cũng ba hoa, xảo ngôn, thiếu chân thật!”

Nghĩ thế xong, đức vua trầm tĩnh trở lại.



(1)Kinh pháp cú nói là 500 vị.

(1)Ta gọi là gà quạ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10920)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10732)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9082)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11321)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9382)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11791)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9488)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11380)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]