Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. Đàn Bò Sang Sông

15/03/201408:30(Xem: 30118)
37. Đàn Bò Sang Sông
blank
Đàn Bò Sang Sông

Trước khi rời khỏi những khu rừng, từ bỏ con sông, theo hương lộ đến các thôn làng, đức Phật còn định nói thêm một thời pháp ngắn về đàn bò và con sông nữa.

Ngay lúc ấy, nhị vị đại đệ tử là tôn giả Sāriputta và tôn giả Mahā Moggallāna từ đâu đó xuất hiện, đảnh lễ và ôm chân bụi của đức Đạo Sư.

Đức Phật mỉm cười hỏi:

- Hai ông có biết mấy thời pháp vừa rồi của Như Lai không?

Cả hai vị đồng đáp:

- Thưa, chúng đệ tử có nghe.

- Vậy thì Như Lai đã thuyết những gì?

Tôn giả Mahā Moggallāna đáp:

- Thưa, tỳ-khưu Sotthiya nói về mười loại cỏ thì đức Đạo Sư giảng thuyết về mười pháp cần phải thấy biết, liễu tri. Có pháp nên viễn ly, xa lánh, pháp nên thực hành, y chỉ, pháp nên đoạn tận, trừ diệt, pháp nên huân tu, trưởng dưỡng ... vân vân và vân vân.

- Đúng vậy! Còn thời pháp thứ hai?

Cũng tôn giả Mahā Moggallāna đáp:

- Thưa! Về mười một pháp của người chăn bò khéo giỏi chính là mười một pháp làm cho một vị tỳ-khưu tồn tại, lớn mạnh trong pháp và luật của đức Thế Tôn.

- Đúng vậy! Còn bây giờ, khi nhìn con sông này, cái dòng nước đang trôi chảy kia, Như Lai chợt nghĩ đến đấy là dòng khổ đau, phiền não; là dòng vô minh ái dục, là dòng sinh tử vô tận, là dòng ma vương trùng trùng thì giáo pháp của Như Lai là nhằm để lội qua, bơi qua dòng sông ấy. Có lần, tại bộ lạc Vajjī (Bạt-kỳ) tại Ukkacela, trên bờ sông Hằng, Như Lai đã có thuyết rồi đấy, ông có biết không, có nhớ không?

Tôn giả Sāriputta nói:

- Đệ tử có nhớ! Hôm ấy, đức Tôn Sư có nói rằng, Như Lai có cảm giác là đang dẫn một đàn bò sang sông. Và rồi, đức Tôn Sư đã thuyết một thời pháp về đề tài “Đàn bò sang sông” ấy.

- Vậy thì hôm ấy, Như Lai đã thuyết ra sao, ông có thể trùng tuyên cho đại chúng nơi này cùng nghe, được chăng?

Vâng mệnh đức Thế Tôn; và rồi tôn giả Sāriputta đã thiện thuyết như sau:

- Đại chúng huynh đệ! Hôm ấy, đức Thế Tôn đã kể chuyện rằng: Ngày xưa, này các tỳ-khưu! Tại Māgadha có người chăn bò ngu si, vô trí. Vào cuối tháng mùa mưa, y không để tâm quan sát phía bên này sông, quan sát bên kia sông, cũng không thèm quan sát bến nước lội qua; tại Suvideha, y đuổi đàn bò qua sông tại chỗ không thể lội qua được, nước lại đang trôi chảy cuồn cuộn.

Thế là cả đàn bò hớt hãi xô nhau tụ lại giữa dòng, quẫy đạp, kêu rống, tuyệt vọng giữa dòng nước dữ, chúng gặp tai nạn, có con bị cuốn trôi hoặc có con bị chết đuối tại chỗ...

Cũng vậy, này các tỳ-khưu! Có những sa-môn hay bà-la-môn không khéo biết đời này với nhân với duyên với quả như vậy; không khéo biết đời sau với nhân với duyên với quả như vậy; không khéo biết ma chướng, ma giới, ma cảnh là đâu; không khéo biết lìa khỏi ma chướng, ma giới, ma cảnh như thế nào; không khéo biết cõi của thần chết, không khéo biết làm thế nào để bước ra khỏi cõi của thần chết; vậy mà chúng dám tự xưng là đạo sư, chân sư rồi giảng thuyết khắp cõi Diêm-phù-đề!

Những ai nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin những vị này; tu tập, thực hành theo lời dạy bảo của họ thì sẽ gặp bất hạnh và đau khổ lâu dài, như đàn bò cùng quẩn tuyệt vọng trong dòng nước dữ của người chăn bò ngu si, vô trí kia vậy.

Cũng ngày xưa, này các tỳ-khưu! Tại Māgadha có người chăn bò thông minh, có trí, vào cuối tháng mùa mưa, y đi dọc theo con sông, cẩn thận quan sát chỗ nào có dòng nước không chảy xiết, cẩn thận quan sát bờ bên này có bến nước dễ xuống, cẩn thận quan sát bờ bên kia có dốc thoải và đám cỏ bằng...

Sau khi nhìn ngắm kỹ càng một lần nữa, đầu tiên y cho những con bò đực già, những con đầu đàn khôn ngoan, giàu kinh nghiệm qua sông trước. Những con bò này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn, chúng đứng thảnh thơi ăn cỏ rồi đưa mắt ngước nhìn sang bên này bờ. Người chăn bò thông minh, có trí mỉm cười rồi y lựa những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực đã từng được huấn luyện kỹ càng tuần tự cho qua sông. Rồi nối đuôi theo sau là những con bò đực thanh niên, những con bò cái thanh nữ, những con bò thiếu niên, thiếu nữ, những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú, mới sanh cứ tuần tự theo lộ trình an toàn sau trước cắt ngang dòng sông, sang bờ một cách tuyệt đối an toàn.

Cũng vậy, này các tỳ-khưu! Có những sa-môn hay bà-la-môn khéo biết đời này với nhân với duyên với quả như vậy; khéo biết đời sau với nhân với duyên với quả như vậy; khéo biết ma chướng, ma giới, ma cảnh là đâu; khéo biết lìa khỏi ma chướng, ma giới, ma cảnh như thế nào; khéo biết cõi của thần chết, khéo biết làm thế nào để bước ra khỏi cõi của thần chết. Những người như vậy, tuy họ chẳng tự xưng là đạo sư, là chân sư; nếu họ thuyết giảng tùy pháp, thuận pháp nơi này và nơi kia, thì các ngươi cần phải nghe, cần phải tin những vị này; tu tập, thực hành theo lời dạy bảo của họ thì sẽ gặp hạnh phúc và an lạc lâu dài như đàn bò an toàn sang sông, thảnh thơi gặm cỏ của người chăn bò thông minh, có trí kia vậy.

Và này chư vị tỳ-khưu! Những con bò đực già, đầu đàn, khôn ngoan, nhiều kinh nghiệm cho qua sông trước, cắt ngang dòng Gaṅgā là những ai vậy? Chính họ là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng trên vai xuống, đã đạt được mục đích phạm hạnh, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông ma vương, dòng sông sinh tử, dòng sông khổ đau phiền não; họ đã qua bờ bên kia một cách an toàn, thong dong nếm thưởng hương vị giải thoát.

Những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực đã từng được huấn luyện kỹ càng tuần tự cho qua sông là những ai vậy?

Đấy là bậc A-na-hàm, những vị tỳ-khưu sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh tại cõi trời Ngũ tịnh cư rồi Niết-bàn tại đấy, không còn phải trở lại thế gian này nữa.

Rồi nối đuôi theo sau là những con bò đực thanh niên, những con bò cái thanh nữ, những con bò thiếu niên, thiếu nữ, những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú, mới sanh cứ tuần tự theo lộ trình an toàn sau trước cắt ngang dòng sông, sang bờ một cách tuyệt đối an toàn; họ là những ai vậy?

Họ là các bậc Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn.

Còn những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú hoặc mới sanh chính là những tỳ-khưu, những tỳ-khưu-ni tùy tín hành, tùy pháp hành trong giáo pháp của Như Lai, trước sau họ đều sẽ sang bờ một cách an toàn và an vui như vậy.

Này các tỳ-khưu! Các ngươi đừng nghĩ người chăn bò thông minh, có trí ấy là ai? Là Như Lai đấy! Còn hội chúng tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni là đàn bò đang lần lượt cắt ngang dòng sông ma vương, dòng sông sinh tử, dòng sông phiền não khổ đau để sang bờ kia một cách tuyệt đối an toàn.

Này đại chúng huynh đệ! Thế Tôn thuyết giảng như vậy xong, ngài còn nói thêm bài kệ:

“- Đời này và đời sau,

Như Lai khéo trình bày,

Cảnh giới ma, không ma

Thần chết, không thần chết

Bậc chánh giác, trí giả,

Biết rõ mọi thế giới,

Cửa bất tử rộng mở,

Dòng ma bị chặt ngang,

Nát tan và hư hoại,

Hãy sống sung mãn hỷ,

Đạt an ổn Niết-bàn!”

Sau khi tôn giả Sāriputta thuyết xong, đức Phật khen ngợi:

- Quả thật là thiện thuyết, này Sāriputta! Nếu Như Lai có thuyết lại cũng chỉ thuyết được như vậy mà thôi. Ông quả thật là xứng đáng được hội chúng tỳ-khưu xưng tán là thượng thủ, là pháp chủ trong giáo hội của Như Lai!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2023(Xem: 3388)
“ Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!” Ôi lời ca sao trùng hợp …quá hay Trần gian ơi ..mong chỉ lần cuối này Chỉ cứ hẹn mà xin nguyện đừng đến!
14/04/2023(Xem: 3426)
Hạnh phúc thay! Thời đại mới chiêm nghiệm Phật Pháp Sống đời thường nhật pháp thoại được nghe hoài Điều thắc mắc nay được giải đáp rõ bày Cõi Cực Lạc Tây Phương…huyền thoại, tưởng tượng ?
13/04/2023(Xem: 2933)
Mùa Xuân đến ngàn hoa xinh rực rỡ Những đóa hoa Lam cũng rộ xênh xang Âm ba tiếng cười tiếng nói rộn ràng Của Gia Đình Lam góc trời Pháp quốc
09/04/2023(Xem: 6939)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
06/04/2023(Xem: 2575)
Bệnh lão sao yên được tuổi già Vốn vì chướng nghiệp lắm phong ba Nay nguyền sám hối quy Tam Bảo Gọt rửa oan khiên hướng Phật Đà
06/04/2023(Xem: 2905)
Thành bại, hơn thua, thảy đều không Động-Tịnh-Thấy-Nghe, thảy một lòng Sáng suốt, hồn nhiên, tâm rỗng lặng Nói, làm, suy nghĩ vẫn thong dong.
06/04/2023(Xem: 2489)
Chuông chùa từng tiếng ngân vang Ưu sầu ai oán nhẹ tan đêm trường Chấp tay khấn nguyện mười phương Nguyện Phật Bồ Tát chỉ đường cho con
05/04/2023(Xem: 2685)
Tri ân lời dạy Phật Tổ, giúp con hiểu ! Cảm giác thế nào là : kinh sợ, chán nản, hững hờ Dù nhiều năm cô lữ thật bơ vơ Do tiếp nhận quả hưởng từ tiền kiếp!
02/04/2023(Xem: 2285)
“Phật khai tinh trí tâm hồn sáng Đẹp đóa hoa từ ánh thiện khơi” PHẬT tánh linh huyền tỏa khắp nơi, KHAI dòng pháp bảo thấu tà rơi. TINH thần minh mẫn tươi đường thuận, TRÍ lực ngô nghê khó nẻo ngời, TÂM lặng người qui luôn mãi tiến, HỒN cuồng phách lạc chẳng còn vui. SÁNG niềm hạnh nguyện soi phương giác, ĐẸP ĐÓA HOA TỪ ÁNH THIỆN KHƠI.
02/04/2023(Xem: 4267)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]