Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Mùa An Cư Thứ Mười

26/11/201311:19(Xem: 25781)
01. Mùa An Cư Thứ Mười
mot_cuoic_doi_tap_4
MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI
(Năm 578 trước TL)

Sáu Nguyên Tắc
Sống Hoà Hợp




Im lặng, đưa đôi mắt ái từ và thiện hảo nhìn ba vị tỳ-khưu đang sống đời an vui, giải thoát, đức Phật điềm đạm nói tiếp:

- Từ đời sống hòa hợp như nước với sữa của các vị tại khu rừng Gosiṅga này, Như Lai muốn dựa vào đấy để bổ túc, bổ sung cho đầy đủ những nguyên tắc sống của tăng-già để sau này đi đâu, giữa phố thị, làng mạc, vườn rừng, tu viện, lúc gặp dịp thuận lợi, các vị sẽ giảng nói rộng rãi lại cho các hội chúng tăng ni. Và đấy là sáu phép hòa kỉnh để đem đến sự hòa hợp như nước với sữa - các ông hãy lắng nghe.

Thứ nhất là từ thân hành(1), nghĩa là cái thân của mỗi vị phải được tẩm mát bởi tâm từ. Như vậy có nghĩa ngoài chuyện cái thân ấy không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh mà còn phải biết dùng cái thân ấy đem lợi ích cho mình, cho bạn đồng tu và cho cả chúng sanh muôn loại nữa. Ngoài ra, trong cộng đồng tăng lữ, như nước của trăm con sông lúc trở về biển chỉ còn thuần một vị mặn; cũng vậy, dù trong giáo hội của Như Lai đầy đủ bốn giai cấp đến học tu, nhưng chỉ có một mùi vị là giải thoát, không có thân tôi là bà-la-môn, thân anh là sát-đế-ly, thân cậu là vệ-xá, thân ông là thủ-đà-la. Chỉ có một thân thôi, đồng một thân thôi là cái thân chia sẻ công việc như sửa sang liêu cốc, dọn dẹp phòng ăn, phòng tắm, nhà vệ sinh cùng trăm việc lặt vặt khác. Cái thân mà làm được như thế, hành động được như thế thì trăm thân cũng hòa, ngàn thân cũng hòa do có năng lượng tâm từ luôn được tẩm mát nên được gọi là từ thân hành!

Thứ hai là từ khẩu hành(1), nghĩa là lời nói ra của mỗi vị phải được tẩm mát bởi tâm từ. Như thế, ngoài chuyện cái khẩu ấy không được nói dối, không được nói đâm thọc, không được nói lời độc ác, không được nói lời rỗng không, thô tục, nhảm nhí, vô ích, mà lời nói ấy còn phải hòa nhã, dịu ngọt, êm ái, hoan hỷ cái lỗ tai của mọi người. Vậy cũng chưa đủ, bậc lợi trí, lợi tuệ còn sử dụng lợi khẩu, lợi ngôn nữa, nghĩa là họ chỉ nói lời chân, lời thiện, lời mỹ, chỉ nói lời an vui, giải thoát, chỉ nói lời biết đủ, sống dị giản, chỉ nói lời sách tấn sự tu học. Nới tóm lại là chỉ nói những lời để xa lánh xấu ác, phát triển lành tốt, thêm giới, thêm định, thêm tuệ thì họ mới nói. Đối với bạn đồng tu cũng tương tợ vậy, từ khẩu hành luôn được tẩm mát, ngày cũng như đêm, trước mặt cũng như sau lưng.

Thứ ba là từ ý hành(2), là luôn an trú tâm từ khi sống với nhau. Như vậy, ý nghĩ của mỗi người không bao giờ để cho tham lam, sân hận và tà kiến chi phối. Trong một tập thể, đừng bao giờ bắt mọi người sống theo ý mình, phải bỏ tâm ý của mình đi mà sống theo tâm ý của bạn. Khi giải quyết một vấn đề cần ý kiến của mọi người thì phải tôn trọng những quan điểm riêng tư. Có thể biểu quyết bằng đa số, lựa chọn ý kiến nào là khả hữu, nhưng nên nhớ là luôn lấy công bằng làm thước đo lẽ phải. Nếu được như thế, có từ ý hành làm chủ đạo thì hội chúng nào cũng thanh bình cả.

Thứ tư là giới hòa(1), là mỗi người sống theo giới luật mà mình đã thọ trì một cách trọn vẹn, đừng để cho nó hư lủng, đứt bể, lấm dơ. Sa-di có những giới điều chế định cho sa-di. Tỳ-khưu có những giới điều chế định cho tỳ-khưu. Ai nấy đều làm tốt bổn phận mình, tôn trọng nhau, hòa hợp nhau. Không có trường hợp người nhiều giới xem thường, coi khinh kẻ ít giới hoặc ngược lại. Ai nấy đều đang trên lộ trình tiến hóa, người đi trước dẫn người đi sau trong tình huynh đệ, thiện bạn hữu thiêng liêng và cao đẹp. Nói như thế, nhưng chỉ cần mỗi người tự làm tốtgiới hạnh, giới phẩm của mình thì giới hòa sẽ trở nên hoàn hảo.

Thứ năm là lợi hòa(2)là khi có lợi lộc phát sanh, cụ thể là thức ăn, vật uống, chỗ ở, giường gối, chăn màn, y áo và vải vóc, thuốc chữa bệnh và ngừa bệnh... nói chung là tất thảy những tiện nghi cần thiết cho đời sống một sa-môn thì phải chia sớt, san sẻ đồng đều đến mọi thành viên, không ai được nhiều hơn ai. Tuy nhiên cũng tùy trường hợp phải linh động. Ví dụ, chư vị trưởng lão, tuổi cao, sức yếu, những người ốm đau, tật bệnh thì được hội chúng ưu tiên hơn. Cũng có trường hợp, các vị trẻ dâng cúng vật quý trọng lại cho chư vị trưởng lão. Cũng có thể những vị tôn túc nhường phần mình cho những vị khác thiếu thốn hơn. Tất cả đấy đều được thể hiện bởi lòng quý trọng và thương yêu. Trên tất cả, tối thượng hơn cả, nếu ai ai cũng biết chừng mực, vừa đủ trong tứ sự thì sẽ mang đến một sự hòa hợp tuyệt vời: Không chia đều mà vẫn hòa! Các ông có thể thấy ra chỗ này không?

Tôn giả Anuruddha đáp:

- Thưa, chúng đệ tử không những thấy mà từng đã thực hiện tại khu rừng Gosiṇga này!

- Cụ thể là thế nào?

Tôn giả Kimbila đáp:

- Thưa, một hôm có người thợ rừng đi ngang, dâng cúng một tô mật ong. Hiền giả Anuruddha và hiền giả Nandiya không bảo chia đều mà trao hết cho đệ tử vì biết cơ thể của đệ tử cần đồ ngọt.

Đức Phật khen ngợi:

- Vậy đích thực là hòa hợp ở trong tâm, chứ không phải là bình quân vật chất thô thiển ở bên ngoài nữa. Tuyệt lắm!

Tôn giả Nandiya nói thêm:

- Một số thuốc men và tất thảy mọi vật dụng, tiện nghi khác cũng vậy. Ở đây không có chia đều, mà để chung một chỗ, ai cần thì sử dụng trong chừng mực và phải lẽ.

- Đúng là vậy!

- Chẳng ai có tư hữu, chẳng ai thèm có cái gì đó là của mình. Chúng đệ tử hoàn toàn vô sản và bần hàn, thưa đức Tôn Sư!

- Đúng là vậy! Đẹp lắm thay!

Tôn giả Anuruddha thưa tiếp:

- Tôn giả Sāriputta, tôn giả Moggallāna, tôn giả Mahā Kassapa... thường không giữ cái gì cho mình cả, luôn luôn chia sớt, san sẻ đến những vị sư thiếu thốn, là những tấm gương soi, bạch đức Thế Tôn! Hiền giả Ānanda được đức vua Udena dâng cúng một ngàn bộ y quý đẹp nhưng ngài chỉ mặc bộ y cũ, còn tất thảy đều đem dâng cúng hết cho hội chúng, là một nghĩa cử đẹp tuyệt vời, bạch đức Thế Tôn!

Đến ngang đây, đức Phật chậm rãi tiếp:

- Điều thứ sáu, điều cuối cùng là kiến hòa(1). Nếu một ngôi nhà năm mái, năm cạnh đều được chầu về mái chóp nhọn thì mái chóp nhọn kia sẽ bao quanh, ôm kín, phủ trọn chúng. Vậy, chóp nhọn kia nằm ở địa vị thống lĩnh, quan trọng nhất, mà nếu thiếu nó, ngôi nhà ngũ giác không thành. Trong sáu nguyên tắc sống mà Như Lai vừa lược giảng, năm điều vừa trình bày mới chỉ là năm mái, năm cạnh, còn cái chóp nhọn bao trùm chúng, phủ trùm chúng chính là kiến hòa. Thiếu “kiến hòa” thì năm bộ phận chi tiết kia sẽ bị rã tan không thống hợp lại với nhau được. Vậy ở đây, ai có thể giải thích, diễn giảng cái “kiến hòa” ấy cho Như Lai nghe thử nào? Nó khá phức tạp đấy!

Có vẻ suy nghĩ một lúc rồi Anuruddha đáp:

- Kiến(2)theo nghĩa truyền thống thì nó là học thuyết, giáo lý, quan điểm nhưng tất cả chúng đều không thể nói được về giáo pháp như thực của đức Tôn Sư. Tuy nhiên, nếu tạm mượn chữ kiến ấy trong kiến hòa thì có thể có ý nghĩa rằng: Tất thảy mọi người, trong một tu viện, tịnh xá, các hội chúng tăng ni sống trong giáo pháp của đức Thế Tôn thì phải lấy giáo pháp ấy mà nương tựa, tri và hành theo giáo pháp ấy! Không thể có trường hợp những cái “kiến” ấy khác nhau, so lệch nhau, đối chọi nhau, không phù hợp nhau, không y nhau, đấy được gọi là “kiến hòa” , bạch đức Tôn Sư!

- Tạm được! Đức Phật gật đầu - ông đã nói đúng cái cốt lõi.

Kimbila thưa tiếp:

- Như vậy thì có thể nói cô đọng hơn nữa: “Cái kiến” về pháp học, về pháp hành phải giống nhau, phải y nhau, bạch đức Tôn Sư!

- Đúng vậy!

Nandiya gật gật đầu:

- Thảy thảy! Tất tần tật. Về uẩn, xứ, giới, về tứ diệu đế, tứ niệm xứ, bát chánh đạo... gì gì đó; tức là những giáo pháp quan trọng, giáo pháp diệt khổ đưa chúng sanh đến chánh trí, giải thoát thì phải giống nhau toàn bộ mới được gọi là kiến hòa, phải vậy không, thưa đức Tôn Sư!

- Đúng vậy! Đức Phật lại mỉm cười - nhưng nếu các vị đi đây đi đó, gặp lúc phải giảng nói, từ cái kiến văn và kiến tri giống nhau đó thì kiến giải, kiến luận cũng phải giống nhau nữa!

- Thưa vâng!

Đức Phật giảng tiếp:

- Thế gian thường nói là cùng một mục đích, cùng một chí hướng, cùng một lý tưởng, cùng một hạnh nguyện gì gì đó nhưng tất thảy những cái “cùng” ấy chúng dễ đưa đến xung đột, đấu tranh hoặc để thỏa mãn tham vọng hoặc quyền lực. Giáo pháp của Như Lai chỉ đặt tầm quan trọng, tinh tủy nơi kiến hòa mà thôi. Kiến và tri, thấy và biết; nhưng phải là thấy biết như thực, chơn chánh. Thấy biết như thực, chơn chánh nên được gọi là chánh tri kiến. Chánh tri kiến cũng chỉ là nói tắt của những cái như thực khi sáu căn và sáu trần xúc đối: Mắt thấy sắc như thực, tai nghe âm thanh như thực, mũi ngửi hương như thực, lưỡi nếm vị như thực, thân xúc chạm như thực, ý biết pháp như thực. Kiến, văn, giác, tri đều như thực, chính là chánh tri kiến.

Này các vị! Hãy nắm cái chánh tri kiến này mà lên đường. Chánh tri kiến này chính là chữ “kiến” trong “kiến hòa”, nó chính là cái chóp nhọn phủ trùm, bao trùm giáo pháp của Như Lai. Chỉ cái kiến này thôi, mà những kiến hoang vu, kiến rừng rậm, kiến kiết phược, kiến đảo điên... của thế gian sẽ không tồn tại, không có chỗ đứng trong đôi mắt của người có trí!

Cuối cùng, sáu nguyên tắc sống này chưa từng có từ xưa đến nay, chưa hề có mặt trong bất kỳ một chủ thuyết, một học thuyết nào. Nó chỉ có mặt trong giáo pháp như thực, của những con người có mắt sáng, tai sáng, trí sáng, rỗng không vô minh và ái dục. Nó hỗ trợ cho những kẻ lên đường. Nó là chất keo tâm linh kỳ diệu gắn kết những người tu học với nhau trong các hội chúng nên còn được gọi là pháp làm cho cho mọi người yêu quý, thương mến nhau(1), là pháp làm cho mọi người quý trọng, tôn kính nhau(2), là pháp chấm dứt xung đột, cãi cọ, đưa đến vô tranh, hòa hợp, nhất trí trong các thành viên(3)mà thế gian không thể có được.



(1)Mettākāyakamma - kamma có thể dịch là nghiệp, việc làm, hành động hay là sự biểu hiện ra bên ngoài.

(1)Mettāvacīkamma.

(2)Mettāmanokamma.

(1)Sīlasāmaññatā: Sīla là giới. Sāmaññatā là sự hòa hợp, phù hợp, giống in... Tạm thời dịch là “giới hòa” theo cách hiểu phổ thông.

(2)Sādhāraṇabhogī: Cộng chung lợi lộc. Như vậy, có nghĩa là cùng hưởng chung lợi lộc phát sanh - thường thì ở đâu cũng chia đều ra cho mỗi cá nhân trong tập thể ấy.

(1)Diṭṭhisāmaññatā: Phù hợp, hòa hợp, giống in... tri kiến.

(2)Diṭṭhi: Giáo lý, học thuyết...

(1)Piyakaraṇa: Piya là yêu quý, thân thương, khả ái...Karaṇa là làm, tạo nên..

(2)Garukaraṇa: Garu là tôn kính.

(3)Saṇgahāvivādā- sāmaggī - ekabhāvasaṃvattana.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2024(Xem: 831)
Nhòa AN sống khổ mãi trông đời, Sáng lặng, thêm AN trải khắp trời. Hoa thắm đẹp nào …AN cảnh rộn, Cõi huyền AN chẳng… lạc niềm rơi. Hòa cùng thế tỉnh duyên AN pháp, Chứng rõ thời AN phận nhẹ người. Tà kiến khó AN trao chánh niệm Ngà thân hiển nét rạng AN cười
17/01/2024(Xem: 1196)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 1756)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 1286)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 723)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
07/01/2024(Xem: 21295)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
03/01/2024(Xem: 1148)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1373)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 1399)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 1734)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567