Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bất sinh

26/11/201310:30(Xem: 11307)
Bất sinh

la phong
BẤT SINH

Vĩnh Hảo

Lá đã úa màu trên cây. Cũng có những lá đã vàng, khô, rơi lác đác trên thảm cỏ xanh, và trên những con đường dẫn quanh khu xóm. Trời bắt đầu lạnh. Từ lúc trời sẩm tối cho đến buổi sớm hôm sau, sương giăng dầy đặc khiến cho ngọn đèn đầu đường chỉ có thể tỏa ra một vùng sáng nhỏ, lòa nhòa.

Khi mùa thu chuẩn bị qua đi, mùa đông chớm đến.

Thực ra thì mùa đông đã có trong mùa thu. Mùa thu đã có trong mùa hạ. Mùa hạ đã có trong mùa xuân. Mùa xuân đã có trong mùa đông.

Cái này luôn có mặt trong cái khác, và ngược lại.

Nếu cái này có một thực thể, một thực tánh nhất định thì không cái gì khác có thể làm duyên hay kết hợp với nó, và ngược lại.

Như vậy, nhờ không có thực tánh nhất định mà tất cả mọi sự vật đều có thể nương vào nhau mà sinh khởi, cũng nương vào nhau mà thay đổi và hủy diệt.

Triết lý nhà Phật nói sát-na sinh-diệt: nếu cái sinh ra không diệt đi ngay trong sát-na ấy thì nó sẽ sanh mãi không ngừng.

Thực ra thì không có cái gì sanh mãi. Nếu sanh mãi thì đất rộng trời cao này, không gian vũ trụ kia, có chỗ đâu mà dung chứa những con người, muông thú và sự sự vật vật!

Cho nên dù thế nào, tất cả những gì có thể nắm bắt, thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm nhận được, đều phải sinh-diệt.

Mong đợi hay trốn chạy, nó vẫn như thế, vẫn đến trên những chập chùng có-không, mộng-thực; vẫn đến lững thững chậm chạp như con ốc sên bò qua vùng cỏ rối, như lá xanh chuyển màu thơ mộng trên những hàng cây, hay cuồng nộ thần tốc như bão lũ cuốn trôi những con người, làng mạc và ruộng đồng…

Chúng ta sáng tạo, diễn tả, hân thưởng cuộc sống của chính chúng ta và muôn loài muôn vật trên giòng thời gian chuyển biến và trong không gian đổi dời ấy. Vẽ trên mặt cát những ước mơ thật đơn giản đến ngây ngô, cho đến những giấc mộng hão huyền vĩ đại không bao giờ trở thành hiện thực. Những ước mơ và giấc mộng ấy có khi là thảm họa dài lâu cho đồng loại.

Vậy mà, đâu đó quanh ta, vẫn có những con người dường như không hề hay biết gì về những thống khổ bất an của kẻ khác. Vẫn có những con người loay hoay một đời, chuẩn bị cho mình nơi chốn an thân, nhàn nhã; mặc tình cơn bão lốc vô thường có thể quét qua những lâu đài thần thoại cổ tích, cuốn đi những dinh thự kiên cố hiện đại, hoặc phủi sạch những dự án mơ hồ ngày mai…

Và cũng đâu đó quanh ta, có những kẻ nghịch thường, đi ngược dòng đời, như thể đang đi tìm một cái gì trường cửu bất diệt.

Có chăng một cái gì bất diệt? — Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu). Vậy mà vẫn tìm kiếm. Cũng không phải là tìm kiếm, mà thực ra là lên đường, trở về cội nguồn xưa.

Trần gian trôi mãi trong giòng cuồng lưu biến-dị vô cùng. Con đường trở về cũng dài bất tận, bởi lẽ, nó chưa từng được sinh ra, chưa từng được vẽ vời hay sáng tạo bởi bất cứ ai trong cõi trời, cõi người.

Và trong khi những con thú đông-miên chuẩn bị tìm nơi an ổn cho giấc ngủ dài, từ nơi băng tuyết, vươn lên những loài dị thảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 14131)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
12/08/2011(Xem: 7490)
Thiện là gốc, lẽ chân, thiện, mỹ, Phúc là nguồn, quả vị chánh nhân Hùynh tâm sáng cõi tinh thần Học thông giáo lý, thức trần nghiêm tu.
12/08/2011(Xem: 7868)
Đường lên đỉnh quanh co vùng cỏ lạ Giữa mây trời sắc trắng lững lờ qua Chim ríu rít trong rừng già nắng hạ Đón người lên rừng núi đá nở hoa
09/08/2011(Xem: 11023)
Hồi ấy ở Xá Vệ, Trong vườn cây Kỳ Đà, Chúng tôi cùng tá túc Với Đức Phật Thích Ca. Các chư tăng, đệ tử Thường cho tôi là người Có trí nhớ rất tốt, Nên ngợi khen hết lời.
08/08/2011(Xem: 10105)
Chính tôi được chứng kiến, Phật Thích Ca Mâu Ni Ở vườn cây Núi Trúc, Thuộc nước La Duyệt Kỳ. Một hôm, tắm rửa sạch, Tôi, tức A Nan Đà, Cung kính chắp tay lễ Rồi bạch thầy Thích Ca: “Xin thầy cho con biết Nhóm Trần Như trước đây Làm được điều gì tốt
08/08/2011(Xem: 8913)
Tôi may mắn chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài đang tá túc Trong vườn cây Kỳ Đà. Lần an cư năm ấy Phật Thích Ca Mâu Ni Cho tỳ kheo lựa chọn
08/08/2011(Xem: 9223)
Chính tôi được chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài ở Vườn Trúc Của nước Ma Kiệt Đà. Đức Thế Tôn ngày nọ, Cùng đệ tử ra đi Khất thực tận một nước Có tên Tỳ Xá Ly. Trên bờ sông Lê Việt, Ngài ngồi cùng tỳ kheo,
08/08/2011(Xem: 7868)
Tôi may mắn chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài đang tá túc Trong vườn cây Kỳ Đà. Thời ấy thành Xá Vệ Chật hẹp, lại đông dân
08/08/2011(Xem: 8946)
Chính tôi được chứng kiến, Phật Thích Ca Mâu Ni Khi ở rừng Lâm Trúc, Thuộc nước La Duyệt Kỳ. Bấy giờ có người nọ Thuộc dòng Bà La Môn, Chăm làm nhưng nghèo kiết,
08/08/2011(Xem: 9154)
Lần nọ ở Xá Vệ, Chính tôi, A Nan Đà, Biết chuyện này có thật, Khi theo hầu Thích Ca. Lúc ấy, Ba Tư Nặc, Ông vua tốt, qua đời, Người lên thay tàn ác, Làm mất lòng nhiều người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]