Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bùi Giáng với Hoàng tử bé

06/10/201315:19(Xem: 16498)
Bùi Giáng với Hoàng tử bé

Bùi Giáng với Hoàng tử bé

Chuyện đời Bùi Giáng - Kỳ 14: Bùi Giáng yêu sách và hoa

Gia đình thi sĩ Bùi Giángvừa đưa chúng tôi mượn một số sách, trong đó có cuốnLời cố quận và lễ hội tháng bacủa Heidegger, do Bùi Giáng dịch và được Nhà xuất bản An Tiêm in năm 1972 tại Sài Gòn.

Thi sĩ Bùi Giáng “ngồi xuống bên đời”… - d
Thi sĩ Bùi Giáng “ngồi xuống bên đời”… - Ảnh: Gia đình cung cấp

Trong vòm trời khô khan của triết học, người ta nghiêm nghị và đăm chiêu quá, nhất là các triết gia Đức, họ ít biết cười. Ông nắm tay dẫn họ vào cuộc hôn phối. “Cuộc hôn phối nào? Là Càn lấy Khôn. Trời cưới Đất, Gió Mộng gả Sóng Biển cho Rừng” (…). Ông đưa “gió mộng”, “khói hương” vào triết học, và như thường lệ, dắt cả chị Kiều, em Thúy vào chơi để nhờ chị em góp tiếng cười giải thoát trước những “công án” vỡ đầu. Công ông chỗ đó
Bùi Văn Nam Sơn

Chỉ riêng nhan đề cuốn sách trên đã gợi chúng tôi nghĩ đến một Bùi Giáng bước vào cuộc đời này như bước vào một “lễ hội” chưa tàn. Đọc những cuốn khác, thấy Bùi Giáng giới thiệu nhiều triết gia, như Soeren Kierkegaard được xem là “vị thủy tổ sáng lập chủ nghĩa hiện sinh. Ông là người Đan Mạch, sinh ở Copenhagen tiền bán thế kỷ 19, (…) muốn hòa mình với tâm tình bơ vơ của thời đại, ước mong đem triết học hòa vào nguồn thơ và nhạc của thăm thẳm núi rừng. (…) Kierkegaard la to lên: “Lý luận tư tưởng, không bao giờ đạt tới cái ân tình say đắm của tồn sinh. Có một cõi bờ bí huyền bát ngát của đời sống không thể nào lý luận lịch kịch đủ sức đưa ta vào. (…). Hiện sinh, là bước ra khỏi phòng tối, là không chấp thuận cái kín cổng cao tường, là chối từ cái im lìm, cái bất động của cái gì đã đạt, đã xong, đã rồi, đã đủ… Không. Sống là còn đòi hỏi thêm… thêm… Thế còn chưa đủ. Thế vẫn chưa vừa. Hôm nay phải khác hôm qua. Ngày sau không thể nào lập y như bữa trước” (Soeren Kierkegaard và cơ sở chủ nghĩa hiện sinh).

Bạn đọc trách thi sĩ Bùi Giáng tại sao bàn chuyện triết học lại cứ xen lẫn thi ca vào? Ông trả lời: “Xin thưa: đó không phải là một điều đáng trách. Theo quan niệm nhiều triết gia thời nay và thời xưa, thì “La philosophie a cessé d’être un drame, d’être une pensée, pour devenir un chant”. Triết học sau bao lần dọ dẫm tơi bời ở mọi đường quanh nẻo quẹo, cuối cùng đã không còn là một bi kịch rứt ray, một suy tư nghiêm ngặt, để trở thành một lời ca vi vu”.

Ông nhắc đến Karl Jaspers là người “muốn xiển minh cái quyền lực hiện hữu của con người bằng cái khả năng của tự do phát minh, tự do sáng tạo bằng quyền lực chọn lựa lối đi ở từng cảnh huống (…). Phải nói rằng: “tôi” trước hết, là hữu thể tự tạo mình bằng khả năng chọn lựa, bằng ý lực tung hoành vùng vẫy”. Rồi tiếp: “Kỷ niệm như đem về sương tuyết để pha in. Em chấp nhận không? Hãy cùng nhau dấn thân vào giông tố. Yêu là chết. Ngay từ đầu hãy lên đường ly biệt nhé, em. Triết lý của Jaspers là cả một con đường vũ bão. Hãy can đảm rời mái gia đình, vào trong siêu hình sa mạc se sắt để đón lấy gió võ vàng thổi lại ý phong lan. Những tờ cảo thơm mang nhiều biểu tượng; hãy nắm, hãy cầm, và đọc nhé, những ẩn ngữ nào kỳ bí sẽ minh giải cái nghĩa đời cho nhau đó, thưa em” (Thân phận con người trong triết học Karl Jaspers).

Về André Malraux, Bùi Giáng nhận định: “Qua tác phẩm ông (Malraux), ta bị đập mạnh bởi giọng nói quả quyết, hiên ngang, sống động của kinh nghiệm và qua những gì ta biết về đời ông, là một sự sáng suốt kiếm tìm một hình ảnh của con người. Bởi vì con người đã mất hình, mất bóng. Con người đã không còn níu giữ được thượng đế trong hai tay. Thì sau lúc thờ thẫn khóc than, phải tự tạo cho mình những giá trị nào để mình bám vào mà sống, mà đứng lại với đời, ở lại với lá cây, cợt cười cùng cồn cát”.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi kể ra đây câu chuyện (chuyện thực, không phải giai thoại) để minh họa thêm chân dung Bùi Giáng - một thi sĩ đã sống không phải bằng “khuôn định của triết học và luận lý”, mà luôn sống động, rực nóng như những hồn thơ cháy đỏ, lăn lóc trong gió lộng và trên đường phố cuối chiều 30 tết. Nguyên khoảng từ rằm tháng chạp trở đi, vào những năm đầu của thập niên 1990, các vị sư ở chùa Phật Đà - một ngôi chùa nhỏ nằm trong con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM - thường mang hoa ra bán cạnh lễ đài Bồ tát Thích Quảng Đức để kiếm chút ít tiền hương đèn giao thừa. Một năm nọ, Bùi Giáng xuất hiện đi lui đi tới, đi qua đi lại, không mua chậu hoa nào, mà cứ chen lấn với khách, đẩy người này xô kẻ nọ để dòm quanh dưới đất. Thầy Bổn của chùa Phật Đà hỏi: “Cụ tìm gì?”. Bùi Giáng đáp: “Tìm hoa rơi”. Một lát sau, có vài bông hoa rơi xuống thật. Bùi Giáng hớn hở chạy tới lượm từng chiếc lên, ngắm nghía nâng niu. Thầy Bổn bảo: “Cụ lượm làm gì?”. Đáp: “Lượm đem về cho nó ăn tết”. Lại hỏi: “Hoa mà biết ăn tết à?”. Bùi Giáng “khai thị” rằng: “Hoa cũng như người. Người ăn cơm thì nó uống nước. Ban đêm người ngủ nó vẫn thức. Nghe thơ đây: Trong linh hồn một bông hoa/Dường như có cõi người ta đường hoàng”. Rồi ông lẳng lặng đi, mang theo những đóa hoa cuối năm vừa mới rời cành…

Giao Hưởng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2017(Xem: 8581)
Ngày xưa có một bầy nai Nai đầu đàn quả là tài giỏi thay Một ngàn nai họp thành bầy Nhởn nhơ chung sống, vui vầy, rong chơi, Nai đầu đàn có hai trai Nai anh mảnh khảnh, thân người lại cao Mắt tinh anh sáng như sao Bộ lông óng mượt phô màu đỏ hung Trông nai đẹp đẽ vô cùng Có tên Nai Đẹp khắp vùng quanh đây. Nai em lông xám phủ đầy Cũng cao và lại cũng gầy như anh Nhưng kém cỏi, chẳng khôn lanh Có tên Nai Xám quả tình đúng thay.
07/10/2017(Xem: 7965)
Vị cao tăng đắc đạo rồi Tính ra thấm thoắt nửa đời xuất gia Tu nơi thiền viện phương xa Dứt tình quyến luyến quê nhà từ lâu, Nơi thanh tịnh, chốn thẳm sâu Nhà sư nghiên cứu đạo mầu chuyên tâm Giờ đây học vấn uyên thâm Lại thêm phẩm hạnh sáng ngần treo gương Bao nhiêu đệ tử bốn phương Tìm sư học đạo, xin nương cửa thiền.
02/10/2017(Xem: 9785)
Sự đời được mất rõ vô thường, Cội gốc sân si vốn khó lường. Chuyện đến tùy duyên không vướng mắc, Việc qua cởi bỏ chẳng còn vương. Trí bi đầy đủ bày nhân cách, Phước tuệ tròn tu vạch lối đường. Qui hướng Phật Đà nương giáo pháp, Dung thông tự tại ánh vầng dương.
02/10/2017(Xem: 7564)
Nhìn cây lúa, quằng bông đầy nhựa sống Cây cải xanh, trái trỉu hạt trên cành Một hạt thôi, chăm bón tốt tươi xanh Trăm, ngàn hột đem về mùa thu hoạch
01/10/2017(Xem: 7254)
Bửa Tiệc Hồi Sinh, tập thơ cuối cùng của Thầy Nguyên Kim
01/10/2017(Xem: 6826)
Khoảng khắc cuộc đời áng mây bay Quê hương thương nhớ tháng năm dài Tôi về thăm lại vùng đất mẹ Thăm phố phường xưa cảnh đổi thay .
22/09/2017(Xem: 8884)
*Kính tặng HTPT Thích Như Điển đã từng tham quan quả núi được gọi là “Quả Tim Úc Đại Lợi” nầy oOo Một sáng mai hồng giữa cõi Tây Một đường nhân ái rạng chân mây Bóng đen lùi lại trong lòng đất Phản phất hương đêm dáng của ngày o0o Nắng chiếu dần lên sắc quả tim (núi ULURU giữa Úc Đại Lợi) Bầu trời muôn vẽ ánh vàng kim Du dương tiếng sáo lên cao vút Đất nở vàng hoa, núi đỏ hường o0o Lân lân trầm tưởng tiếng chiều hoang Suối nhạc trong veo những tiếng đàn Của cả chư Thiên từ thượng giới Kiếp nào phiêu bạt nẽo nhân gian o0o Có hồ tĩnh lặng đáy vàng ươm Cá cũng reo vui với bóng chim Hoa vàng rực rỡ trên màu đá Rừng đèn muôn sắc của màn đêm o0o Trùng điệp rừng cây nối tiếp mây Không gian áo trắng cánh hạt bay Vi vu tiếng gió, mùi hương mõng Chim di ngàn lối chọn phương nầy oOo Có phải đây là cảnh Lạc Bang Mây trời muôn sắc, đất thênh thang Núi cao như nạm màu châu ngọc Lòng trần vừa dứt
21/09/2017(Xem: 8454)
Tạm biệt Mum con về cửa Phật. Học hạnh từ ấp ủ từ lâu. Nay duyên đủ xin Mum chấp nhận. Chịu hy sinh con được vui lòng. Giúp nhân thế quay về nẻo thiện. Mum mất một muôn người thừa hưởng. Rải hạnh lành con nguyện bước đi. Đem sở nguyện cúng dâng ngôi báu. Phật giác chuyển tâm người về sáng. Pháp chỉ bày rõ sáng tâm con. Tăng hoà hợp độ tha tất cả. Lòng con quyết quay về Chánh giác. Học độ mình sau giúp nhân sinh. Độ vạn loại siêu sanh cảnh tịnh. Đền nghĩa ơn Thầy tổ Mẹ cha. Cầu thất tổ siêu sanh lạc quốc.
21/09/2017(Xem: 8385)
Lời kinh ý Phật gởi trao Ta nay xin nguyện khắc vào trong tâm Muôn ngàn hướng đẹp sâu thâm Đêm ngày gìn giữ nhiếp tâm hành trì .
14/09/2017(Xem: 6845)
Nước kia có một quốc vương - Nhân từ, vui vẻ, dễ thương vô cùng - Xuân về hoa lá tưng bừng - Vua mang quà tặng đến từng xóm thôn - Thăm người nghèo khó neo đơn,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]