Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Hành Trình Quê Mẹ

31/01/201206:22(Xem: 11676)
35. Hành Trình Quê Mẹ

Hành Trình Quê Mẹ

(Lời giới thiệu của Lý Việt Dũng)

Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bão, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.

Tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, trước tiên cho người đọc một sự bất ngờ đầy thú vị về quá trình dong ruổi của tác giả trên các nẻo đường đất nước Việt Nam. Với các địa danh và một vài chi tiết chấm phá của mỗi nơi, tác giả đã nói lên tình tự của mình như một người con chính thống của các vùng đất mà tác giả đi qua. Tập thơ có thể được xem như là một quyển địa lý thi, một bản địa chí tóm tắt cho những ai chưa có dịp đi xa hoặc chuẩn bị cất bước lên đường làm một cuộc viễn du xuyên Việt. Riêng tôi vốn là một người trải bước giang hồ khắp 62 tỉnh trên cả nước, nên càng có sự đồng cảm cao với tác giả, bởi qua những “quê tôi” của Mặc Giang, tôi như sống và thấy lại các nơi mà có lần mình đã tạm dừng bước.

Về hình thức, tập thơ được viết bằng nhiều thể loại, có thể xem là thơ tự do, tuy nhiên lục bát vẫn giữ vai trò truyền thống của nó ở những nơi mang nặng tình tự dân tộc. Về nội dung, tác giả biết dung hòa đan xen nỗi niềm hoài cổ và phong cách hiện sinh. Ở đây, người ta bất chợt ngậm ngùi về một thời lịch sử, về một vùng địa lý gắn liền với bao biến cố đã qua. Ngậm ngùi mà không oán trách. Ngậm ngùi để trực nhận công đức của tiền nhân, để nhìn lại mình, để thế hệ hôm nay càng có ý thức xây dựng cuộc đời, gìn giữ và phát triển đất nước.

Thoát ra ngoài những phạm trù hạn cuộc về ý thức, và nhằm trở về nguồn cội, tác giả lúc nào cũng xem mọi miền quê Việt Nam là “vùng đất hứa” là nơi “quy cố hương”. Qua đó, đã hoàn thiện hoá những hình ảnh tưởng chừng đã rạc rời vì thương hải tang điền, hay bị tha hóa bởi làn sóng văn minh cơ khí. Hình ảnh đó là ai? chính là những thanh niên, thanh nữ, thôn nữ, nông dân, chinh nhân ….; họ là những con người đầy cốt cách và nghĩa khí. Có thể nói, chỉ những thi nhân nào mang trong lòng nhịp đập của trái tim Việt Nam, niềm tự hào dân tộc và sự vững tin vào linh khí Việt Nam mới có thể có được phong cách thi ca đó. 

Qua đó chúng ta thấy, sự từng trải của tác giả qua các địa phương Viêt Nam cũng là sự đi qua các nẻo đường của tâm thức, để cuối cùng trở về với quê hương bản nguyên - quê hương vô tận vô biên tế. Vậy, ý niệm về Tổ quốc quê hương của Mặc Giang là ý niệm về những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần, cụ thể là tâm linh của mỗi người chúng ta. Nói cách khác, Tổ quốc hiện hữu một cách trọn vẹn ngay trong mỗi vùng đất, mỗi ngọn núi con sông của mẹ Việt Nam, được vun đắp bởi xương máu, mồ hôi, nước mắt của tiền nhân; vừa hiện hữu trong hơi thở cha ông, trong từng nếp suy tư và dòng máu chúng ta đang mang.

Ôi ! “một nắm xương khô nghe lòng da diết, mộ giọt máu đào thấm nhuận non sông”. Quê hương bây giờ và ở đây, bạt ngàn vô tận nhưng cũng ngay trong tầm mắt, gang tay của mỗi chúng ta. Mong quý đọc giả hãy cùng thi nhân cưu mang và sống trọn vẹn với quê hương điền địa của mình. 

Tháng 4/2007

Tiến sĩ Lý Việt Dũng

Cẩn chí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2011(Xem: 10600)
Người đời cũng gọi đại sư là Nam Nhạc Tôn Giả, Tư Đại Hòa Thượng, Tư Đại Thiền Sư. Là một cao tăng Trung quốc, sống vào thời Nam Bắc Triều, người đất Vũ Tân, Hà Nam, họ Lí, Tổ thứ ba Thiên Thai Tông, sau Long Thọ Bồ tát và Tổ Huệ Văn. Đại sư kính mộ kinh Pháp Hoa từ thuở nhỏ, thường ngày đêm tụng đọc, có lúc nhìn kinh mà ứa lệ. Trong mộng, thấy Bồ tát Phổ Hiền lấy tay xoa đầu từ đó trên đảnh đầu nổi lên nhục kế. Năm 15 tuổi xuất gia, tham kiến thiền sư Huệ Văn ở đất Hà Nam, được truyền pháp quán tâm. Có lần đại sư tự than rằng tuổi đạo luống qua, đang khi dựa lưng vào tường, thốt nhiên đại ngộ, chứng được Pháp Hoa tam muội.
06/06/2011(Xem: 8408)
Pháp Hoa vi diệu khôn lường Ba đời Chư Phật tán dương Chúng sanh thành tâm quy ngưỡng Ánh trăng dẫn lối đưa đường
31/05/2011(Xem: 14346)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
31/05/2011(Xem: 13386)
Nam Mô A Di Đà Phật Liên trì ao báu nở hoa Hoa sen chín phẩm kết tòa Một lòng Tây Phương trực vãng
30/05/2011(Xem: 5605)
Mưa dẫu tạnh nhưng Pháp âm còn mãi Lời Chân Như thức tỉnh mộng đem dài Pháp cứ thuyết cho tan sầu sanh tử Cho Đạo mầu muôn thuở mãi xa bay Em cứ ngỡ Quê Hương mình nghèo khổ Nào ngờ đâu giàu Diệu Pháp cam lồ
30/05/2011(Xem: 8328)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
22/05/2011(Xem: 8082)
Sao thưa trăng nhạt sáng từ tâm Tất Đạt từ lâu phát quảng tâm Thê tử đoạn tình vì đại nguyện Quốc thành xả bỏ bởi bi tâm
22/05/2011(Xem: 7089)
Tôi là người Việt Nam, nước da tôi cùng một màu vàng như các sắc tộc Á Châu, Nhưng trái tim tôi hòa cùng một nhịp đập như người dân Tây Tạng...
18/05/2011(Xem: 11310)
Nắng lụa chan hoà dâng ý thơ Ấm tình gia tộc chốn hoang sơ. Lên đồi hoa trắng, hồn thư thái Cứ ngỡ lạc vào một cõi mơ…
14/05/2011(Xem: 8561)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạc và hạnh phúc của chư thiên và nhân loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567