Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 60

28/11/201113:14(Xem: 13563)
Tuyển tập 60

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - 60

(Từ bài số 588 đến số 597)

Xưngtán 10 Đệ Tử Lớn của Đức Phật

01. Xưng tánTôn giả Ma Ha Ca Diếp

02. Xưng tánTôn giả Xá Lợi Phất

03. Xưng tánTôn giả Mục Kiền Liên

04. Xưng tánTôn giả Ca Chiên Diên

05. Xưng tánTôn giả A Nan Đà

06. Xưng tánTôn giả A Na Luật

07. Xưng tán Tôn giả La Hầu La

08. Xưng tán Tôn giả Tu Bồ Đề

09. Xưng tán Tôn giả Phú Lâu Na

10. Xưng tán Tôn giả Ưu Ba Ly

(10 bài này là từ bài 588 đến597)

************

Xưng tán Tôn Giả MaHa Ca Diếp

(Đầu đà đệ nhất)

Tháng 9-2006

Tôn giả Đản Sanh dưới cội cây Tất Bát La

Thôn làng Sa La, cách thành Vương Xá không xa

Thuở ấu thơ, không ưa thích trần cấu chốn ta bà

Thành gia thất, mười hai năm, thanh cao hơn thủ ước

Trong hàng Thánh Chúng, hạnh đầu đà đệ nhất

Y bố, áo gai, dầm mưa nắng, ngủ gió sương

Đức thâm sâu, tín kiên cố, nguyện không lường

Đức Bổn Sư chia nửa tòa, Niêm Hoa Vi Tiếu

Khi Từ Phụ niết bàn, nhận nối truyền y bát

Ba tháng sau, chủ trì Kết tập tam tạng, tại động Tất Ba

Ba mươi năm, gìn pháp bảo, giữ pháp quy, của Đấng Phật Đà

Hơn trăm tuổi, trao A Nan, dặn dò phó chúc

Dùng thần lực, ẩn nhục thân, tại núi Kê Túc

Chờ Di Lặc ra đời, truyền trao lại pháp âm

Trăng sáng soi, Trăng sáng soi

Lay bóng nguyệt, tỏa trăng rằm

Kim cang thạch, kim cangthạch

Kính lạy Ngài, Ma ha Tôn Giả

Trăng sáng soi, Trăng sángsoi

Lay bóng nguyệt, tỏa trăngrằm

Ca Diếp trụ, Ca Diếp trụ

Kính lạy Ngài, Ma ha Tôn Giả.

Xưng tán Tôn Giả Xá Lợi Phất

(Trí tuệ đệ nhất)

Tháng 9-2006

Kính lạy Tôn Giả Xá Lợi Phất

Đản Sanh tại Ma Kiệt Đà, Nam Ấn

Mẹ thông minh, Cha nổi tiếngluận sư

Nên lớn lên, vừa mới tám tuổithơ

Cả vương quốc thần dân, hàngthức giả đều thương kính

Hai mươi tuổi nguyện theo ĐườngTứ Thánh

Đến Trúc Lâm làm đệ tử Phật Đà

Được tôn xưng đệ nhất trí tuệtinh ba

Và là người thứ nhất, hóaduyên về phương Bắc

Xây tinh xá Kỳ Hoàn, vườn KỳThọ Cô Độc

Lục quần Tỳ kheo, ngoại đạokiêng oai

Đề Bà Đạt Đa kinh đảm phụcdài

Vì là bậc Thượng Thủ, xưa nayniết bàn trước Phật

Tám mươi tuổi, về quê xưa, thămMẹ già, thân định xuất

Trà tỳ xong, Quân Đầu mangLinh cốt, dâng Thế Tôn

Ngài cầm trên tay mân mê, dạybảo đại chúng tỏ tường

Tất cả không cầm lòng, chắptay gieo năm vóc

Kính lạy tôn giả Xá Lợi Phất

Kính lạy tôn giả Xá Lợi Phất

Ngài tấn nhập rồi, Đức Từ Phụba tháng sau

An bang vào cõi nhiệm mầu !

An bang vào cõi nhiệm mầu !

Xưng tán Tôn Giả Mục Kiền Liên

(Thần thông đệ nhất)

Tháng 9-2006

Kính lạy Tôn Giả Mục KiềnLiên

Ngài và Ngài Xá Lợi là hai vịđầu tiên

Phò hai bên tả hữu mỗi bước điTừ Phụ

Trừ những khi lên đường hoằnggiáo hóa duyên

Chính hai Ngài là bạn tuyệtthế thâm giao từ trước

Khi xuất gia là những bậc thượngthủ đứng đầu

Một Trí Tuệ, một Thần Thông,vô ngại, nhiệm mầu

Cùng gánh vác, cùng tuyên dươngchánh pháp

Biến hóa vô biên vô cùngtrong tích tắc

Trên thì lên đến cõi Phật TựTại Vương

Dưới thì thông đến địa ngục ATỳ

Cảm hóa thế nhân, nhiếp phụctà ma, ác quỷ

Nhưng nghiệt ngã chánh tà,hai con đường đố kỵ

Xác thân Ngài đành tan nátbanh thây

Dùng thần thông, có thể thoátphen này

Vì duyên nghiệp, có thân thìphải trả

Chữ vô thường, thế thôi, cóchi lạ

Chữ chơn thường mới chơn đếthường chơn

Ngài vong thân vì chánh pháphoằng dương

Tranh bất tuyệt, kính lạyNgài Mục Liên Tôn Giả.

Xưng tán Tôn Giả Ca Chiên Diên

(Nghị luận đệ nhất)

Tháng 9-2006

Kính lạy Tôn Giả Ca ChiênDiên

Sanh tại nước A Bàn Đề, Nam Ấn

Vốn là con một cự phách quốcsư

Lại học với cậu ruột, A Tư Đàđạo sĩ

Vừa biện luận tinh thông, vừasiêu quần cái thế

Lại đọc thông cả từ ngữ PhạmThiên

Chuyện thế gian, xứng làmThầy mọi miền

Chuyện xuất thế, thì ngậm tămbí lối

Nhớ Cửu Phụ lúc sinh thời dạybảo

Đành bấm lòng đến Lộc Uyểnmột phen

Nghĩa huyền vi, tánh chơn đếvén rèm

Tâm khẩu phục, cúi sát mình,xin làm đệ tử

Nghị luận được tôn đệ nhất

Biện tài tuyệt thế quầnanh

Thanh cao mây trắng trời xanh

Nhiều tầng lớp nhân gian, kéovề quy y đầu Phật

“Tu mà không học, chỉ là tu mù

Học mà không tu, chính là đãy sách”

Tri kiến Phật Như Lai, chỉ khơi dòng chuyển mạch

Xin noi gương hành trạng Ca Chiên Diên !

Xưng tán Tôn Giả A Nan Đà

(Đa văn đệ nhất)

Tháng 9-2006

Kính lạy Tôn Giả A Nan Đà

Vốn là hàng hoàng tộc, mangdòng họ Thích Ca

Khi Đức Phật về thăm cungthành Tịnh Phạn Tỳ La

Ngài cùng nhiều vương tử đồngấu xin xuất gia

Hai mươi bảy năm trường, báoPhật ân làm thị giả

Mưa pháp rót vào tâm như biểncả

Nên được tôn Đệ nhất Đa Văn

Thương Kiều Đàm, thương nữnhi đa nghiệp nặng hoằng

Xin Đấng Từ Bi ban cà sa hoạisắc

Dùng nhân duyên Ma Đăng Giàgiây khắc

Kinh điều tâm uyên áo Thủ lăngnghiêm

Khi Như Lai nhập tịch tịnhhằng nhiên

Ngài phó hội Kết Tập, trùngtuyên kinh tạng

Khi Ca Diếp trăm tuổi hạc cấtcánh

Ngài tám mươi, nhận phó phápNhị Tổ truyền lưu

Bốn mươi năm sau, trao lại ThươngNa Hòa Tu

Ngài lướt sóng sông Hằng, đàmột trăm hai mươi tuổi

Kinh tạng như rừng, bạt ngànvời vợi

Và còn bao thâm ân, như núinhư non

Xin nhớ ơn công đức thênhthang !

Xin ngưỡng thờ Thánh Giả ANan !

Xưng tán Tôn Giả A Na Luật

(Thiên nhãn đệ nhất)

Tháng 9-2006

Kính lạy A Nậu Lâu Đà

Hay A Na Luật cũng là một thôi

Thanh xuân trả lại cuộc đời

Giàu sang trả lại cho người trần gian

Đường tu quyết chí lên đàng

Tay bưng bình bát, tay lần kim cương

Thùy miên bỗng đến vô chừng

Một phen bị quở, ngàn lần không lay

Thức cho trắng giã đêm ngày

Không ngờ đôi mắt từ đây mù lòa

Miếng ăn, cũng phải cậy nhờ

Manh y, vải vá, ố ồ, Phật khâu

Chuyên tâm đạt lý nhiệm mầu

Thiên Nhãn bậc nhất, gồm thâu mắt thần

Dứt bỏ đôi mắt trần

Đạt được đôi mắt Thánh

Trong, rạng ngời chân tánh

Ngoài, sáng rỡ huyền vi

Một tu, bất khả tư nghì

Một tu, bất khả lượng suy

Ai tu, nguời đó chứng

Đừng có nói năng chi

Rong thuyền chở đạo từ bi

Du thuyền đây đó chở ngườilại qua

Kính thương A Nậu Lâu Đà

Sáng soi tứ chúng vào nhà NhưLai

Mù ơi ! Có một không hai!!!

Xưng tán Tôn Giả LaHầu La

(Mật hạnh đệ nhất)

Tháng 9-2006

Kính lạy Tôn Giả La Hầu La

Mới sinh ra đã phải sống xa Cha

Lên mười tuổi, rời vòng tay của Mẹ

Đi xuất gia, gặp phụ thân không dám gọi là Cha

Mà cúi lạy, Nam Mô Bổn Sư Phật Đà

Là sa di đầu tiên, là sa di nhỏ nhất

Được mến thương cũng nhất,

Bị thiệt thòi cũng nhất

Mà không dám kêu ca

Từ ngủ, nghỉ, uống, ăn

Mới có phép lục hòa

Giữ tế hạnh tu hành

Nên Mật Hạnh nhất đa

Không những thế, mà phát nguyện làm con ba đời Chư Phật

Không những thế, mà phát nguyện khắc chế tự kỷ, lợi tha

Không vị thân, không vị sơ, và mọi trần cấu ta bà

Thầm tịch diệt trước phụ thân, hiền mẫu

La Hầu La, một cung đàn không tấu

Ánh sen vàng bất tận bản trường ca

Ngân ngân vang chấn động khắp hằng sa

Mật, mật hạnh, La Hầu La Tôn Giả !

Xưng tán Tôn Giả TuBồ Đề

(Giải không đệ nhất)

Tháng 9-2006

Kính lạy Ngài Tu Bồ Đề

Tánh Không là cái chỗ về Tánh Không

Sanh ra, vật chất trống trơn

Ba ngày có lại, hết hồn bà con

Đã không, thì nói chi còn

Chỉ còn manh áo, lon ton về nhà

Lẻn đi nhìn Phật xa xa

Lần mò thưa gởi Phật Đà xin tu

Giải Không, không cả thiên thu

Không trong thật tánh, thiênthu hằng còn

Kìa trông hạt cải càn khôn

Hai đầu quảy gánh, lông hồngnhẹ tưng

Mười phương Chư Phật vui mừng

Pháp mầu hiểu thế, tuyên xưngvô cùng

Đưa tay kéo lại thỉ-chung

Không còn chỗ trống, côn trùngchui qua

Sá chi một cõi Ta Bà

Hằng sa thế giới không là gang tay

Gang tay cũng chẳng mảy may

Một chùy vụn vỡ mặt mày, ố ô!!!

Xưng tán Tôn Giả Phú Lâu Na

(Thuyết pháp đệ nhất)

Tháng 9-2006

Kính lạy Ngài Phú Lâu Na

Thuyết Pháp đệ nhất, gần xanức lòng

Danh truyền đi khắp núi sông

Đức truyền đi khắp nhân gian đónchờ

Thượng căn cho đến sơ cơ

Sang hèn lớn nhỏ đều nhờ từân

Pháp vân, pháp vũ vô ngần

Trên, xuyên cùng thẳm, dưới,lần biển sâu

“Nơi nào cần, chúng tôi đến

Nơi nào gọi, chúng tôi đi

Không quản gian nguy

Không màng khó nhọc”

Cho dù nơi xa xôi

Cho dù nơi heo hút

Vượt ghềnh băng thác

Vượt núi băng đèo

Đâu không là cố hương

Quyết hoằng dương chánh pháp

Trong, khiêm từ đối đáp

Ngoài, thiện xảo tinh ba

Thân sơ, thuận nghịch, gần xa

Vân du hóa độ về nhà Như Lai

Thời gian gõ nhịp miệt mài

Không gian trổi khúc trang đàipháp vương

Ngàn xưa, còn đó nhớ thương

Ngàn sau, còn đó tấm gươngtuyệt vời

Lâu Na-Từ Tử muôn đời !

Xưng tán Tôn Giả Ưu Ba Ly

(Trì giới đệ nhất)

Tháng 9-2006

Kính lạy Ngài Ưu Ba Ly

Ba Ly thử mấy cu ly mà nhờ

Thấp hèn, thiên hạ thờ ơ

Thế nhân biếm nhẽ dân khờ culy

Quyết tu, chứng đắc tức thì

Trì Giới Đệ Nhất, một lykhông lờn

Giới là Thầy của Chánh Chơn

Giới là tánh thể, chẳng sờnchẳng thuyên

Muốn đi tột đỉnh diễm huyền

Giới là duy nhất con thuyền bước qua

Cầu mong đến cửa Phật Đà

Oai nghi, tế hạnh thiết tha giữ gìn

Nếu không, xa đến muôn nghìn

Nếu không, đáy biển mà nhìn chân mây

Chư Phật cũng chứng từ đây

Phàm phu tục tữ đừng bày dễ duôi

Trùng tuyên Luật Tạng ngược xuôi

Một mươi vanh vách, mười mươi rõ ràng

Ưu Ba Ly ánh trăng ngàn

Rừng hương thơm ngát, ưu đàm Ba Ly.

*****Bài 597*****

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 3661)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
01/04/2024(Xem: 2314)
Quay vòng lại tháng tư rồi Muôn hoa nở rộ, đất trời thắm xanh Sáng nay trời đẹp, nắng hanh Kia làn mây trắng nhẹ nhàng bay bay
01/04/2024(Xem: 31994)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
27/03/2024(Xem: 3100)
Cầu nguyện, ước nguyện là trạng thái tâm lý ! Phản ảnh sự mong chờ điều gì sẽ diễn ra Sẽ thành tựu đúng như ý …đó mà Và không biết có chính đáng hay còn tham bắt? Cũng không còn ai thắc mắc khi lễ tượng Bồ Tát ! Về sự hiện thân người nữ của Đức Ngài Một trong 32 hoá thân ứng hợp với mọi loài Từ Đế Thích,Tỳ kheo, Thần Kim Cang, Ưu bà Tắc ! Bao trùm sức mạnh huyền diệu, lòng đại từ chân thật !
27/03/2024(Xem: 1462)
Em tôi đập đá mua hạt vàng Đôi tay rướm máu nắng chang chang Mồ hôi mặn hay giọt lệ đắng Khóc tuổi thơ từ thuở mất cha. Em tôi bán từng tấm vé số Ngày lang thang trên mọi nẻo đường Tối về lấy vỉa hè làm tổ Đêm ngủ mơ vòng tay yêu thương.
27/03/2024(Xem: 3131)
Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.
26/03/2024(Xem: 1608)
Bọn chúng mình bạn thân 5 đứa, cùng trình độ chung một chí hướng ! Sau hai mươi năm, quyết định hội ngộ nơi hải ngoại phương xa Chọn Úc Châu, được mệnh danh “xứ sở hiền hoà”
25/03/2024(Xem: 1416)
Thanh tịnh gia trang Chơn hương giới thể Hồng ân Phật để Phật đạo huy hoàng Việt nam Phật đạo vinh quang Vượt muôn ngàn dặm huy hoàng xa khơi
24/03/2024(Xem: 1514)
Ta về núi, tìm lại cảnh nội tâm, Chốn thâm nghiêm, an trú vào hơi thở. Nghe chuông vọng, chim reo dòng suối chảy. Cõi chân Huyền, trú dạ giữa thiền thơ. Ta về núi, chép bản kinh tâm Phật, Giới hộ thân, làm hạnh nguyện chân tu. Nghe sâu thẳm, giữa muôn trùng sóng nghiệp, Gạc não phiền, giữa bến đổ chân như.
21/03/2024(Xem: 2137)
Hoa thơm cỏ lạ ven đường Thảnh thơi từng bước dạo vườn thiên nhiên Thái dương hồng rực chân thiên Hồng tươi vạn vật mọi miền đẹp xinh Lối mòn dẫn đến Quang Minh Trên đồi yên đứng một mình tịnh tâm. Đường về qua tượng Quán Âm Hoa từ bi nở thành tâm nguyện cầu Cầu cho nhân loại hết sầu Thảnh thơi an sống bạc đầu còn thơ. Cuộc đời không là giấc mơ Ở trong hiện thực từng hơi thở nồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]