Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 39

26/11/201102:45(Xem: 13528)
Tuyển tập 39

Tuyển tập 10 bài – Tình TựQuê Hương 39

Thơ Mặc Giang

[email protected]; [email protected]

01. Thơ nhạc quê hương

02. Một bến sông trăng

03. Sông núi Việt Nam

04. Quốc ngữ Việt Nam

05. Ca ngợi núi sông

06. Thì thầm nước non

07. Thức tỉnh hồn mê

08. Tiếng hát đồng quê

09. Cái nghèo quê tôi

10. Tạ tội quê nghèo

Thơ Nhạc Quê Hương

Thơ nhạc quê hương thật tuyệtvời

Hòa ca ngân vọng khắp nơi nơi

Phố phường lên tiếng đồng quêgọi

Từ thuở còn thơ đến cuối đời

Thơ nhạc quê hương trỗi nhịpnhàng

Miền quê trầm bỗng góc thôntrang

Châu thành nhộn nhịp bên hèphố

Nhạc đệm đờn khua sáo trúcvang

Thơ nhạc quê hương khắp mọimiền

Bắc Nam Trung giữ nét niềm riêng

Kết tinh một khối tình dân tộc

Muôn thuở keo sơn thạch trụkiềng

Thơ nhạc quê hương thật mặn mà

Hòa reo quốc quốc với gia gia

Giang sơn cẩm tú thêu châu ngọc

Biển rộng sông dài dệt gấmhoa

Thơ nhạc quê hương đẹp tự tình

Tin yêu, thân thiện vốn hòaminh

Ươm mơ, hy vọng ngày thăng tiến

Xây dựng núi sông non nước mình

Thơ nhạc quê hương khắp nẻo đường

Ngợi ca nét đẹp của quê hương

Chan hòa nếp sống hồn dân tộc

Một khối tình quê vạn mến thương.

Tháng 4 – 2009

Mơ bến Sông Trăng

Dòng sông tĩnhmặc mênh mang

Lửng lơ mây nướctrăng vàng lung linh

Nửa này đứng đợi mộtmình

Nửa kia trông ngóngbóng hình ven sông

Bốn mùa xuânhạ thu đông

Sông trăng mộtbến nước bồng trôi đi

Lan man sóng vỗthầm thì

Bờ lau cát trắngtư nghì hồn ai

Nửa này mở lốithiên thai

Nửa kia khép lạidấu hài dặm băng

Dòng sông gợn sónglăn tăn

Lung linh bóngnguyệt vầng trăng xa mờ

Sông trăng một bếnđêm mơ

Bốn mùa lá rụnggió lùa mênh mông.

Tháng 4 – 2009

Sông núi Việt Nam

Sông núi Việt Nam của Tổ Tiên

Oai linh quyềnquyện khí hùng thiêng

Muôn năm sừng sữngcùng trời đất

Lồng lộng càn khônthạch trụ kiềng

Sông núi Việt Nam của Lạc Hồng

Hiên ngang tiến tớitiếp theo dòng

Sánh vai bốn biểntrong thiên hạ

Tột đỉnh Trường Sơnthét Biển Đông

Sông núi Việt Nam của Tổ Tiên

Bắc Nam Trung đó,khắp ba miền

Hễ ai là cháu con dân Việt

Gìn giữ tô bồi thật vĩnh nhiên

Sông núi Việt Nam, khí quật cường

Nam nhi hùng dũng, chất can trường

Nữ nhi thanh lịch,trau công hạnh

Sắc ngọc son phavạn nẻo đường

Sông núi Việt Nam thật tuyệtvời

Ngàn năm văn hiếnrạng gương soi

Đan thanh sử ngọctreo kim cổ

Vũ trụ pha lê tỏasáng ngời

Sông núi Việt Nam rạng núi sông

Xứng danh hòn ngọccủa trời Đông

Phương Nam phương Bắcphương Tây nữa

Khó sánh giang sơncủa Lạc Hồng

Sông núi Việt Nam vẹn ước thề

Trường Sơn gối mộngngắm sơn khê

Biển Đông ấp ủ trùngdương gọi

Nước biếc trăngthanh sóng vỗ về.

Tháng 5 – 2009

Quốc ngữ Việt Nam

Quốc ngữ Việt Nam thật tuyệtvời

Đánh vần xuôi ngượcdễ như chơi

Bao nhiêu chữ nghĩatrong thiên hạ

Diễn dịch rangay, chẳng lắm lời

Quốc ngữ Việt Nam thật khó lường

Rồng bay phượng múadệt văn chương

Xuống lên giai điệuhòa âm vận

Tám hướng bốn phươngkéo vạn đường

Quốc ngữ Việt Nam thật lạ kỳ

A, B, Ắ, Ớ, vớiU, I

Sắt, Huyền, Hỏi,Ngã, còn thêm Nặng

Hễ viết thì xong,bất cứ gì

Hai mươi bốn chữcái mà thôi

Tập học vỡ lòng rápngược xuôi

Chỉ độ vài tuầnchưa ráo mực

Chữ gì cứ nói, viếtcho coi

Vần ngược vần xuôi,chỉ thế à

Chữ gì cũng viếtdễ như pha

Rồng bay phượng múacòn chưa kịp

Văn vẻ mấy bồ cứ đổra

Quốc ngữ Việt Nam của nước mình

Như tre vàng óng,trúc xinh xinh

Như sông uốn khúc,hòn ru đảo

Thi phú văn chươngrạp bóng hình

Quốc ngữ Việt Nam của nước ta

Đa phong đa phúđượm tình ca

Quốc hồn quốc tuýhòa nhau quyện

Nhả ngọc phun châu son sắt pha.

Tháng 5 – 2009

Ca ngợi núi sông

Ta hát bài ca ngợi Tổ Tiên

Ngàn năm sông núi khí hùng thiêng

Ba Miền đất nước hòa nhau quyện

Định thế an banthạch trụ kiềng

Ta hát bài ca ngợinúi sông

Sông dài biển rộngrạng trời đông

Rừng sâu núi cảkhoe vần vũ

Kim cổ còn ganhgiống Lạc Hồng

Ta hát bài ca ngợiViệt Nam

Càn khôn vũ trụ đãan ban

Sao dời vật đổikhông hề động

Trời chuyển đấtxoay chẳng lạm bàn

Ta hát bài cangợi núi sông

Ngàn xưa lẫm liệtcủa cha ông

Ngàn sau dũng khítrao con cháu

Sử ngọc đan thanhson sắt ròng

Ta hát bài ca ngợi nước non

Rồng Tiên giaotiếp thuở trăm con

Đến nay triệu triệungười dân Việt

Nét đẹp trungtrinh giống Lạc Hồng

Ta hát bài ca vạnmến thương

Cho anh dõng dạcbước lên đường

Cho em hãnh diệnxây đời sống

Khúc nhạc tình quêtrổi bốn phương

Ta hát bài catích tịch tang

Cho anh rạng rỡgiống da vàng

Cho em diễm phúclàm dân Việt

Đạp đất đội trờisống dọc ngang

Ta hát bài ca tíchtịch tình

Không đâu sánh đượcquê hương mình

Cho dù đi khắptrong thiên hạ

Nói tới Việt Nam tụ tánhlinh

Dấu sử lung linhhoa gấm lồng

Kiệu đưa lộng phủđón Tiên Rồng

Việt Nam kỹ vĩ nonsông ấy

Ta hát ca vang giốngLạc Hồng.

Tháng 5 – 2009

Thầm thì Nước Non

Tiếng quê hương trăm thương ngàn nhớ

Tiếng tự tình tim thắt ruột đau

Mẹ già, tóc trắng hoa cau

Cha già, bạc hếu sẫm màu sơn khê

Anh đi, chưa vẹn lời thề

Em thơ sầu muộn não nề đắng cay

Thiếu phụ khép bóng khô gầy

Khung rèm buông xỏa tháng ngày chờ trông

Ruộng đồng lúa ít trổ bông

Mạ non héo mộng cấy trồng không lên

Hồn tử sĩ vô danh vất vưởng

Giữa rừng hoang lững thững không nhà

Ụ đất kia có phải mồ ma

Mưa xói lở lòi xương trơ cốt

Người muợn kiếp tha phương khách thổ

Kẻ quê nhà chốn cũ kéo mây

Quốc kêu não nuột niềm tây

Gia gia trăn trở nỗi nầy tình kia

Sông đi hai ngả cách chia

Người đi hai ngả có lìa hẳn không

Chim Lạc có nhớ chim Hồng

Tiên du thiên cảnh Rồng bồng biển khơi

Chỉ cần một tiếng à ơi

Thì liền có mặt nhiều lời mà chi

Ô hay, cát đá thau chì

Ngàn năm sông núi thầm thì nước non.

Tháng5 – 2009

MặcGiang

Thức tỉnh hồn mê

“Ba tấc lưỡi, mà gươm mà súng

Nhà cầm quyền, nghe gió cũng ghê gai

Một ngòi lông, mà trống mà chiêng

Nhà quân tử, đốt đèn thêm tỏ rạng”

Một câu thơ, mà còn hơn triều sóng

Một câu thơ, rúng động cả thiên thu

Xích Thố kia, tung bụi gió mịt mù

Chiến trường kia, tĩnh băng, im tiếng súng

Lửa con tim cháy bùng, tan thù hận

Tiếng lương tâm bừng dậy, nát tâm tư

Dã thú hoang sởn ốc, hết gầm gừ

Thế con người sao không nổi tóc gáy

Nếu cuồng nộ như cổ xe nóng máy

Biết đâm đầu xuống hố, vẫn cứ lao

Biết đâm vô núi đá, vẫn lộn nhào

Còn tệ hơn con thiêu thân bẻ bỏng

Cũng chỉ bởi, quyền uy danh vọng

Cũng chỉ bởi, bạo lực tham tàn

Thời trung cổ, hung tợn, dã man

Thời đương đại, lượng suy đâu khác

Một khi đã phóng lao theo tánh ác

Thì tánh thiện tung cờ trắng đầu hàng

Có khi nghe lòng ủ dột tâm can

Nhưng không quật nổi lâu đài chế ngự

Chỉ có một con đường, quay đầu, thúc thủ

Chỉ có một lối đi, quẳng gánh tang bồng

Nước ở đâu, rồi cũng đổ về sông

Sông đi đâu, rồi cũng tìm ra biển

“Ba tấc lưỡi, mà gươm mà súng

Một ngòi lông, mà trống mà chiêng”

Nếu biết buông, thì kết quả nhãn tiền

Còn trói buột, chịt chằng đeo chí tử.

Tháng5 – 2009

MặcGiang

Tiếng hát đồng quê

Cavang tiếng hát đồng quê

Hươngthơm đồng nội vỗ về thôn trang

Cócô thôn nữ bên đàng

Háihoa bắt bướm lang thang ven rừng

Sángchiều bao trẻ mục đồng

Thảdiều cỡi gió tầng không vói trời

Nôngphu ướt đẫm mồ hôi

Ruộngcày chưa hết ôi thôi vụ mùa

Đồngsâu tay cấy thi đua

Đồngcạn cuốc bẫm nắng mưa tháng ngày

Mạnon xanh mởn mơn tay

Bônglúa ngậm sữa trắng lay đồng vàng

Đêmđêm dưới ánh trăng vàng

Hòkhoan bếp lửa rộn ràng ngô khoai

Tiếngmời hàng xóm ới ơi

Nhanhchân kẻo hết qua xơi thân tình

Tìnhtang tích tịch tang tình

Đóino ấm lạnh quê mình có nhau

Dânlàng có trước có sau

Tươnglân sướng khổ cũng đều cưu mang

Tangtình tang tính tình tang

Làngquê xóm nhỏ chứa chan tình người

Chianhau tiếng hát câu cười

Cógì mà khổ cuộc đời nhà quê

Hòđưa giai điệu lý hề

Chanhòa vui sống ước thề chi đâu

Mỗingười là một nhịp cầu

Cảlàng bắc nhịp cớ đâu mích lòng

Lênnon, đeo ải bắt còng

Xuốngbiển, kéo cát sóng bồng xa xa

Ântình đẹp quá quê ta

Trẻgià trai gái nhà nhà ấm êm.

Tháng7 – 2009

Cái nghèo quê tôi

Quêhương tôi nghèo lắm

Cơmcháo độn ngô khoai

Ngaytừ thuở chào đời

Quendần trong đói khổ

Cáinghèo đèo cái khó

Cáiquẫn bó cái khôn

Nênchứa chất tâm hồn

Hònchồng nâng đá tảng

Sóngtràn bờ lãng mạn

Bãicát trắng bụi lau

Dìudịu hơn hương cau

Thơmthơm hơn nếp một

Đấtcày nằm sắp lớp

Lằnbừa nhũn bụi tro

Taynắm chiếc quạt mo

Phấtbăng bèo nhân ảnh

Conđê ngăn lối chắn

Hànggiậu vững như đồng

Đỡcả núi cả sông

Trảibao thời nghiêng ngửa

Lũytre xanh trước ngõ

Bụitrúc biếc sau hè

Sữngsững tựa sơn khê

BiểnĐông reo núi Thái

Quêhương tôi nghèo lắm

Nhưngkhông tiếng thở than

Nhânnghĩa kết đá vàng

Nhântình đơm son sắt

Quêhương tôi nghèo lắm

Nhưngchẳng có đâu bằng

Lòngdân sáng trăng rằm

Rọiđêm đen phù thế

Khắpnăm châu bốn bể

Đâuhơn quê hương tôi

Thửđi bốn phương trời

Quêhương tôi là nhất

Ságì bã vật chất

Nghĩagì bãi phồn hoa

Bèobọt cuốn trôi bờ

Thếnhân chìm ảo mộng

Quêhương tôi lồng lộng

Mâytrắng ngát trời xanh

Sựsống đẹp trong lành

Nghèonhưng nhất thiên hạ

Ngàncây ca hoa lá

Biểnrộng hát sông dài

Thửmở cửa thiên thai

Quêhương tôi diễm lệ

Nghèomà chân thiện mỹ

Ráchmà sạch thanh lương

Khôngđâu bằng quê hương

ViệtNammình em nhé !

Tháng7 – 2009

Tạ tội quê nghèo

Tôixin tạ tội quê nghèo

Ấmnồng bếp lửa mái tranh

Củkhoai lùi tro chưa chín

Đóino từ thuở đầu xanh

Tôixin tạ tội quê nghèo

Ruộngđồng chân bùn tay lấm

Gánhgồng cày sâu cuốc bẫm

Luyệntôi dũng lực trung trinh

Tôithương mẹ tôi mưa nắng

Tôinhớ cha tôi vun trồng

Mồhôi phơi vành áo trắng

Tôbồi tình biển nghĩa sông

Tôixin giữ lấy quê nghèo

Mặnmà gừng cay muối mặn

Đậmđà tình sâu nghĩa nặng

Cưumang xuống biển lên đèo

Quênghèo có tội gì đâu

Nuôi ta lúc chửa xanh đầu

Cho dù đi đây đi đó

Không phai gốc rạ úa màu

Lợi danh, bọt trôi bãi biển

Sang hèn, bèo dạt bến sông

Quẳng đi ta bà thế giới

Điền viên ruộng lúa ngô đồng

Luống cày vun trồng đất mẹ

Lối bừa vun xới quê cha

Mạ non thì thầm khe khẽ

Đồng xanh thơm lúa sơn hà.

Tháng 7 – 2009
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2024(Xem: 1364)
Những lời vàng trong kinh điển chuyển sang PDF Luôn sống cùng, lớn lên theo mãi thời gian Từ sáng tinh mơ, ngồi chăm chú theo âm vang Những pháp thoại đến từ năm cũ hòa với hiện tại Lời động viên, giải đáp giúp nuôi dưỡng mãi Sống để hạnh phúc hay tồn tại, hãy tự tìm ra Làm sao cho những ý tưởng ác là gió thoảng qua, Tạo thêm nhiều điều thiện biến thành châu ngọc Con đường ấy chỉ phải là Nghe, Đọc Để rồi rưng rưng hai hàng giọt lệ tri ân
02/10/2024(Xem: 1937)
Nguyễn Bá Chung cùng quê hương đại thi hào Nguyễn Trãi. Một sớm tinh mơ nào, vào cuối thu 1949, nhà thơ mở mắt chào đời nơi vùng quê Định Giàng, Đại Đức, cách chân núi Chí Linh, Hải Dương một đường chim bay. Khoảng giữa năm 1954, mới vừa 6 tuổi đã vội vã chạy theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Bản chất thông minh, học hành quá xuất sắc, nên được Đại học Brandeis cấp học bổng du học tự túc Hoa Kỳ (1971) và sống định cư luôn bên Mỹ, từ đó cho đến bây giờ.
30/09/2024(Xem: 1487)
Dưới cái nhìn trí tuệ trong thời đại mới. Người Phật Tử phải thể hiện được… Bát Chánh Đạo trong sự sống! Dùng pháp chăn trâu mang Đạo Phật vào đời Tư duy đa chiều theo khoa học sẽ rạng ngời (1) Bằng thể hiện phương thức phù hợp xã hội phát triển!
28/09/2024(Xem: 1220)
Quán Âm đứng giữa trời thanh Tay bình tịnh thủy tay nhành liễu xanh Nhìn đời qua ánh mắt lành Bằng tâm Bồ Tát chúng sanh không rời. Mẹ ơi! Đứng từ bao giờ Người đời qua lại vui cười thản nhiên Biết đâu rằng khí linh thiêng Từ vô lượng kiếp hiện tiền nơi đây
27/09/2024(Xem: 1389)
Phật Pháp là cứu cánh Với mỗi một chúng ta, Để sống thiện, hữu ích, Hạnh phúc và an hòa. Khi thấm nhuần Phật Pháp, Hiểu cái khổ chúng sinh, Ta sống có ý nghĩa, Với đời và với mình.
27/09/2024(Xem: 1226)
Hôm nay con vào nghe Ni Sư Tâm Vân giảng Những Người Mẹ Vĩ Đại Sư nhắc Mẹ Tâm Thái Khi Sư qua bên Mỹ Để gieo mầm Phật Pháp Mẹ chia tay dặn Sư: Con gái yêu của Mẹ, con làm con của Mẹ Chỉ được mười mấy năm Duyên của Mẹ cùng con Bây giờ con ra đi Trên con đường của con,
25/09/2024(Xem: 1085)
Đạo Phật ngày nay lắm nhiễu nhương Giới luật lỏng lẻo thiếu kỷ cương Lạm dụng phương tiện sai chánh pháp Khiến đạo vàng dở dở ương ương. Xuất gia không còn đúng lý nghĩa Thế gia, phiền não, tam giới gia Tục gia không còn xuất ra được Mong gì được tự tại an nhiên.
25/09/2024(Xem: 4637)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
24/09/2024(Xem: 1530)
Muốn được phước phải có đức và ngược lại ! Đức trong đạo Phật gồm ngủ giới và thập thiện nên làm. Giá trị sống sẽ đổi thay theo thời gian Khi đã trang bị cho mình, những đức hạnh căn bản! Bao gồm sự nỗ lực, cần kiệm tinh thần trách nhiệm can đảm!
24/09/2024(Xem: 1763)
Chín sáu tuổi rồi chửa thấy già Không quên không lẫn mắt chưa lòa Yêu đời luôn thích ngâm thi phú Mến Đạo thường hay tụng sám ca Chí quyết tu hành luôn biết đủ Nếp nhà thanh tịnh chẳng xa hoa Nguyện tu giải thoát dòng sanh tử Tịnh Độ đường về đâu có xa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]