TNT Mặc Giang
------------------------------------
Mục Lục
01. Lời giới thiệu SG Phạm Trần Quốc Việt
02. Một cái nhìn về Thi Sử Hùng Ca Nhật Thu
03. Dẫn nhập Tác giả
04. Non nước Việt Nam (về địa lý)
05. Mở lối (vào Sử)
06. Từ Nguồn Cội đến Bắc Thuộc
07. Thời kỳ Bắc Thuộc, cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng - Bà Triệu
08. Cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế - Mai Hắc Đế
09. Cuộc khởi nghĩa của Bố Cái Đại Vương
10. Cuộc khởi nghĩa của Họ Khúc - Họ Dương
11. Ngô Quyền - Chiến thắng Bạch Đằng, chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc
12. Triều đại Nhà Đinh (968-980)
13. Nhà Tiền Lê (980-1009)
14. Triều đại Nhà Lý (1010-1225)
15. Triều đại Nhà Trần (1225-1400)
16. Nhà Hồ và Hậu Trần (1400-1413)
17. Lam Sơn Lê Lợi và Triều đại Lê Sơ (1428-1527)
18. Nam - Bắc Triều, Trịnh - Nguyễn phân tranh (1527-1788)
19. Triều Nguyễn Tây Sơn (1778-1802)
20. Triều Nguyễn Gia Long (1802-1945)
21. Một cái nhìn về Phương Tây
22. Việt Nam trăm năm Pháp Thuộc
23. Năm năm Nhật xuất hiện và 9 năm Pháp quay lại
24. Một mốc thời gian
25. Em tôi, còn đó quê hương - Lịch sử nối dài.
Thêm 20 bài cũng của tác giả vào cuối Thi Sử:
01. Ta đi trên nước non mình
02. Tình ca muôn thuở của Người Việt Nam
03. Điệp khúc Quê Hương
04. Dệt mộng Mười Đi
05. Người Cha Việt Nam
06. Ông Cha của ta
07. Bài ca Mẹ Việt Nam
08. Hồn Non Nước
09. Tuyên ngôn của Nước Việt Nam
10. Tâm hồn Việt Nam
11. Anh hùng rơi lệ
12. Nặng tình Nước Non
13. Anh về thăm lại tình quê
14. Em về thăm lại quê xưa
15. Cha về thăm lại quê nhà
17. Mẹ về thăm lại quê nghèo
18. Trả ta Sông Núi
19. Dõng dạc Tuyên Ngôn
20. Ta bước đi.
**************
Lời Giới Thiệu
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca.
Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène Con Rồng Cháu Tiên luân lưu trong huyết quản.
Tôi xin trân trọng giới thiệu và xin mời quí vị, chúng ta cùng đi trên khắp nẻo đường đất nước để tâm tư lắng đọng cùng nhìn lại ngọn nguồn dân tộc, từ nguồn cội đến thời kỳ Bắc Thuộc Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, ba mươi năm . . . như lời một bài hát của nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn.
Em tôi ơi, xin đừng buồn vì quê hương còn đó, dòng vận mệnh lịch sử sẽ nối dài tiếng gọi Việt Nam như Mặc Giang đã viết :
Việt Nam non nước một nhà
Muôn ngàn năm nữa vẫn là Việt Nam
Sài Gòn lập thu Ất Dậu 2005
SG PHẠM TRẦN QUỐC VIỆT
*****
Một cái nhìn về Thi Sử Hùng Ca
Lục bát là thể thơ đặc biệt của người Việt Nam, từ thuở còn nằm nôi, vầng thơ Lục Bát qua tiếng ru của mẹ đã thấm vào tâm hồn. Lớn lên, khi tiếp xúc với văn hóa, được hai tác phẩm thơ Lục bát là Kim Vân Kiều của Thi hào Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Cụ Đồ Chiểu soi sáng. Vì vậy, thơ Lục bát đã thấm sâu trong mỗi tâm hồn của người Việt.
Hôm nay, đọc Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của nhà thơ Mặc Giang, thật sự tôi vô cùng thán phục. Bởi ngoài hai tác phẩm vĩ đại, Lục Vân Tiên và Kim Vân Kiều, còn một số tác phẩm đồ sộ xa xưa không danh tác giả nhưng bút trụ trong nền văn học như Phan - Trần, Quan Âm Thị Kính, Bích Câu Kỳ Ngộ, Nhị Độ Mai. Như vậy, thể thơ Lục bát trường thiên (một vài ngàn câu), ít có thi nhân nào thực hiện. Thông thường chỉ vài ba hoặc năm bảy chục câu mà thôi. Như vậy, viết thơ Lục bát trường thiên là một thách thức khó khăn. Ở Kim Vân Kiều và Lục Vân Tiên thì tác giả dựa vào cốt chuyện Trung Hoa, còn Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, Mặc Giang dựa chính vào lịch sử dân tộc Việt Nam trải dài và xuyên suốt qua các triều đại. Quả thật đây là khó khăn rất lớn khi vận dụng âm sắc thơ Lục bát để chuyển tải đề tài lịch sử.
Thi Sử Hùng Ca sau khi đọc kỹ càng, cẩn trọng, tôi vô cùng xúc động. Nhà thơ Mặc Giang đã khéo léo vận dụng một cách linh hoạt bút pháp của thể thơ Lục bát, để chuyển tải nội dung từng giai đoạn lịch sử, lúc thì hùng tráng, lúc thì tủi hận đau thương v.v. Chỉ với hai câu sáu và tám liên kết nhau thành chuỗi xích dài vô tận. Việt Nam Thi Sử Hùng Ca là một tác phẩm thơ mang tính dân tộc và hiện đại. Chất thi vị của thơ thâm trầm mà tươi sáng, nồng nàn tình yêu quê hương đất nước, cảm hoài thế sự thương đau.
Rất mong tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca sẽ được sự ủng hộ nhiệt tình của bạn đọc yêu thơ. Dù sao, đây cũng là một nổ lực của chính nhà thơ Mặc Giang trên bước đường sự nghiệp văn chương .
Ngày 30 tháng 12 năm 2005
Nhật Thu
* DẪN NHẬP *
Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, là Thi Tập có tính sơ lược, tổng quát, đại cương xuyên suốt chiều dài 5000 năm lịch sử dân tộc, từ Hồng Bàng, các quốc tổ Hùng Vương, cho đến thời cận và hiện đại, tức cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, được soạn vào năm 2003 bằng thi ca, căn cứ theo các tài liệu :
1. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim
2. Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn
3. Việt Sử của Nguyễn Văn Bường
4. Các Triều Đại Việt Nam của Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng
5. Tóm tắt Niên biểu Lịch sử Việt Nam của Hà Văn Thư – Trần Hồng Đức
6. Địa lý Việt Nam của Nguyễn Khắc Ngữ – Phạm Đình Tiếu
7. Bản đồ địa lý Việt Nam, theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê năm 1999
Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, được dẫn nhập bài Non Nước Việt Nam, bằng 16 câu thơ biến thể tự do, và tiếp theo 80 câu theo thể lục bát, nói về địa lý Việt Nam, nhưng chỉ liệt kê tên tất cả mọi Tỉnh, Thành của đất nước, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, để tất cả mọi người Việt Nam dù được sinh ra ở bất cứ nơi đâu, xuyên qua mọi không gian, thời gian, nhưng khi nói về nguyên quán, là để nhớ đến vùng đất đầu đời, và nhớ đến toàn cõi Việt Nam.
Sau đó, để có cái nhìn tổng quát và khái lược 5000 năm lịch sử huy hoàng của dân tộc, dọc theo chiều dài mở nước, dựng nước, giữ nước, từ Tổ Tiên, qua các triều đại, cho đến từng thế hệ hôm nay, được diễn theo Thi Sử Hùng Ca, mở lối bằng 14 câu thơ biến thể tự do, và tiếp theo 722 câu theo thể thơ lục bát.
Hình dung bản đồ Việt Nam trước mặt, như chính mình đang đi, đang nhìn, đang thấy khắp Ba Miền, đi từ Bắc vào Nam, từ cao nguyên cho tới đồng bằng, qua sông qua suối qua đèo, băng rừng băng núi băng non, qua mọi Tỉnh, Thành của quê hương đất nước :
“Tôi xin mở bản dư đồ Hình cong chữ S
Ngắm từng Tỉnh, từng Vùng
Của nước Việt dấu yêu
Của giang sơn cẩm tú mỹ miều...
... Mở đầu, Miền Bắc khai nguyên
... Anh lên Miền Ngược, em về Miền Xuôi
Xuôi về Hà Nội mới thôi
Thăng Long hoài cổ, đổi dời Thành Đô
... Sài Gòn chưa vẹn câu thề
Em đi, đi nữa xuôi về Miền Nam
... Em đi, đi nữa em ơi
... Hình cong chữ “S” nơi nơi
Non non nước nước của Người Việt Nam”.
Khi từng miền đất nước, như đã cấu thành cho con người Việt Nam máu đỏ da vàng, cho tình tự yêu thương chạy dài từ thành thị đến thôn trang. Thật vậy, từng nẻo đường quê hương như phảng phất : Kia bóng cờ bay “Những lối đi, chạy ngang qua đất đỏ”. Reo khúc khải hoàn với “Những lối về, chạy dọc dưới trời xanh”. Và mỗi bước đi như có hồn thiêng khói quyện, hồn sử lung linh, máu lệ đầy vơi nhưng lẫm liệt oai hùng, hy sinh gian khổ nhưng huy hoàng bất khuất. Mỗi chúng ta hãy lần theo từng trang sử qua từng thời kỳ của 5000 năm văn hiến của đất nước Việt Nam, đang được mở ra :
“Tôi xin mở bản đồ đất nước Việt Nam
... Tổ quốc, giang sơn, giòng giống Tiên Rồng”
“Quê hương từ độ khơi dòng
Mở trang Sử Việt oai hùng ngàn năm
Đi từ huyền sử xa xăm
Hồn thiêng sông núi Việt Nam muôn đời
... Em đi trong mộng trong mơ
Năm ngàn năm đã đợi chờ thật lâu...
Và cuối cùng, đi vào kết thúc lịch sử 5000 năm, rồi lại mở ra 5000 năm nữa ...
“Nước là nước, nhà là nhà
Nhà là của nước, nước là của sông
Em ơi, con cháu Lạc Hồng
Em ơi, dòng dõi con Rồng cháu Tiên
Quê hương còn đó, Ba Miền
Việt Nam còn đó, núi liền với sông
Trường Sơn có thấu Biển Đông !
Thái Bình có thấu Sông Hồng, Cửu Long !
Đồng Nai đứng đợi cuối dòng
Nước bao nhiêu nữa, cũng nguồn mà ra
VIỆT NAM, NON NƯỚC MỘT NHÀ
NĂM NGÀN NĂM NỮA CŨNG LÀ VIỆT NAM”.
Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, được soạn thảo bằng cách, nhìn vào bản đồ Việt Nam và cuốn Địa lý Việt Nam từ Bắc vào Nam ; đọc, lược, đối chiếu qua 5 bộ sách lịch sử, qua thời gian, qua từng thời kỳ và các triều đại, cảm tác suốt một tuần lễ, tổng cộng qua 832 câu thơ, gồm 30 câu biến thể tự do, 802 câu theo thể lục bát. Sau đó, tự tác giả đọc lại, sửa, đánh máy, bình chú cũng xuyên suốt trong một tuần lễ.
Như vậy, cả hai hai tuần lễ của tháng 9 năm 2003, Thi Tập VIỆT NAM THI SỬ HÙNG CA, một sản phẩm của con tim, khối óc, tình tự, trí tuệ được thành hình. Thi tập này chưa nhưng sẽ được tác giả tự ấn hành trong nay mai.
Rất mong những bậc cao minh góp ý hoặc mách bảo những sai sót, khiếm khuyết, nhất là về sử, hay tự chính tác giả khi phát hiện được, sẽ sửa chữa, đính chính, trước khi in ấn, hoặc vào những lần tái bản, để Việt Nam Thi Sử Hùng Ca được hoàn thiện hoàn mỹ, không phải của riêng tác giả mà của tất cả mọi người.
Rất mong, Việt Nam Thi Sử Hùng Ca sẽ được chân thành gởi đến, và như một cống hiến dâng tặng đến tất cả mọi người Việt Nam, qua mọi không gian thời gian, và ao ước mọi người Việt Nam đều mang tình tự quê hương đậm đà, đều có những nỗi niềm khắc khoải nhưng tràn đầy diễm phúc tự hào, qua âm hưởng Việt Nam Thi Sử Hùng Ca 5000 năm dân tộc và Ba Miền nước Việt dấu yêu.
Ngày 06 tháng 8 năm 2005
Trân trọng và cẩn chí
Non Nước VIỆT NAM (về Địa Lý VN)
Quê Hương để giữ gìn, để thương, để nhớ
Thơ của TNT Mặc Giang
Giọng ngâm: Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh & NS Thúy Vinh
********
Non nước Việt Nam
Quê Hương để giữ gìn, để Thương để Nhớ
TNT Mặc Giang
(09-2003)
Tôi xin mở bản dư đồ hình cong chữ “S”
Ngắm từng Tỉnh, từng Vùng
Của nước Việt dấu yêu
Của giang sơn cẩm tú mỹ miều
Cho dòng giống Lạc Hồng gìn giữ nâng niu
Tôi xin mở bản dư đồ hình cong chữ “S”
Bắc Nam Trung một dãi nối liền
Của quê hương gấm vóc ba miền
Để thắm tô sông núi hồn thiêng
Nối tình dài con cháu tổ tiên.
Tôi xin mở bản dư đồ hình cong chữ “S”
Biển rộng sông dài non nước Việt Nam
Đi từ Cà Mau đến Ải Nam Quan
Đi từ rừng cao cho đến đồng sâu
Đi từ bờ đê cho đến ruộng dâu
Đất nước yêu thương con cháu da vàng
Mở đầu Miền Bắc khai nguyên
Thượng du miền ngược, xuôi miền Trung du
Lai Châu kê núi gối đầu
Lào Cai, Bản Giốc sương mù Hà Giang
Lạng Sơn cách khoảng Cao Bằng
Quảng Ninh ven biển chờ trăng ánh vàng
Vàng lên tựa cửa Bắc Giang
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang một nhà
Ô kìa Yên Bái, Sơn La
Anh lên miền ngược, em về miền xuôi
Xuôi về Hà Nội mới thôi
Thăng Long hoài cổ, đổi dời thành đô
Năm ngàn năm, dựng cơ đồ
Theo dòng lịch sử điểm tô muôn đời
Em đi, đi nữa em ơi
Băng qua Phú Thọ lên đồi Bắc Ninh
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc xoay mình
Chở che Hà Nội, Hòa Bình, Hà Tây
Hà Tây còn có Sơn Tây
Hà Đông bên đó, bên nầy Hải Dương
Đi ra tận cửa Hải Phòng
Trùng dương sóng vỗ Hạ Long tuyệt vời
Hưng Yên một chuyến rong chơi
Hà Nam bén gót, buông lơi Thái Bình
Ninh Bình, Nam Định xinh xinh
Hồng Hà sông nước, Thái Bình nước sông
Em về Thanh Hóa hơn không
Nghệ An, Hà Tĩnh mênh mông núi đồi
Sông Đà, sông Mã dặm soi
Bắt ngang Đồng Hới, mù khơi Quảng Bình
Còn kia, Quảng Trị điêu linh !
Sông Gianh, Bến Hải vặn mình kêu sương
Thừa Thiên, Phố Huế, sông Hương
Hội An – Đà Nẵng dặm trường Quảng Nam
Thương ra Quảng Ngãi mới cam
Thương vô Bình Định bao hàm Phú Yên
Thương lên đến tận Cao Nguyên
Kontum, Đắc Lắc giữa miền Gia Lai
Tình xưa lối cũ dấu hài
Hoàng Triều Cương Thổ thở dài một phen !
Thu Bồn khói quyện quen quen
Đà Rằng lượn khúc, chưa hoen Khánh Hòa
Thùy dương cát trắng phôi pha
Phan Rang, Phan Rí xót xa thuở nào!
Em đi lòng dạ nao nao
Thời gian đi mãi vẫy chào tháng năm
Cam Ranh mây nước xanh lam
Đà Lạt mơ mộng Suối Vàng, Cam Ly
Đường lên Bình Phước anh đi,
Em về Phan Thiết có chi ngại ngùng
Vũng Tàu, Bà Rịa một vùng
Ra khơi nhớ Bưởi mà rung Biên Hòa
Bình Dương cây trái lá hoa
Tây Ninh là tỉnh cuối bờ Trường Sơn
Sài Gòn náo nhiệt nào hơn !
Viễn Đông Hòn Ngọc dễ sờn mấy ai ?
Ai về Gia Định, Đồng Nai ?
Đừng quên Bến Nghé, mối mai Nhà Bè.
Sài Gòn chưa vẹn câu thề !
Em đi đi nữa xuôi về miền Nam
Kề vai xỏa tóc Long An
Mỹ Tho mấy khúc, Tiền Giang mấy bờ
Em đừng vội đến Cần Thơ
Mà quên Đồng Tháp dựng cờ phía Tây
Sông Tiền, sông Hậu là đây
Bến Tre bên đó, bên này Trà Vinh
Vĩnh Long in bóng theo hình
Sóc Trăng cuối ngọn, đầu ghình An Giang
Hà Tiên, Rạch Giá, Kiên Giang
Bạc Liêu rẽ bước đôi hàng Cà Mau
Muốn ra Phú Quốc lên tàu
Côn Sơn mờ tỏa một màu xanh xanh
Việt Nam muôn thuở thanh bình
Việt Nam sông núi đầu ghềnh, biển Đông
Việt Nam còn đó non sông
Mẹ Âu, Cha Lạc, con Rồng, cháu Tiên
Việt Nam sông núi ba miền
Bắc Nam Trung, quyện an nhiên muôn đời
Hình Cong Chữ “S” nơi nơi
Non non nước nước của người Việt Nam.
Mở Lối
(Từ câu 01 đến câu 14)
*******
01. Tôi xin mở bản đồ Đất Nước Việt Nam
Đi từ Cà Mau đến Ải Nam Quan
Đi từ Vùng Sâu lên đến Cao Nguyên
04. Đi khắp quê hương, đi khắp mọi miền
Tôi xin mở bản đồ Đất Nước Việt Nam
Đi từ Biển Đông lên tới Trường Sơn
Đi từ làng quê, đi khắp phố phường
08. Đi khắp đất liền, đi khắp non sông
Tôi xin mở bản đồ Đất Nước Việt Nam
Là thịt là da xương máu Tổ Tiên
Là thịt là da xương máu Cha Ông
12. Là thịt là da xương máu cháu con
Truyền trao thế hệ, tô thắm non sông
14. Tổ quốc, giang sơn, dòng giống Tiên Rồng[①]
********
TỪ NGUỒN CỘI đến BẮC THUỘC
Việt Nam độc lập 2768 năm
(Từ câu 1 đến câu 54)
*******
Quê hương từ độ khơi dòng
Mở trang Sử Việt oai hùng ngàn năm
Đi từ huyền sử xa xăm
04. Hồn thiêng sông núi Việt Nam muôn đời
Đi từ nguồn cội em ơi !
Lạc Long Quân kết duyên đời Âu Cơ[②]
Năm mươi xuống biển đợi chờ[③]
08. Năm mươi lên núi dựng cờ an bang
Triển khai lập quốc Văn Lang [④]
Người con trai trưởng đăng đàn làm vua
Tựa nương bảo vệ cho vừa
12. Anh em một bọc nắng mưa đỡ đần
Trước sau thứ đệ một vần
Đều mang danh hiệu cao ngần Hùng Vương
Mười tám đời thật phi thường
16. Chung lưng đấu cật lo lường mến thương
Hùng Vương thứ sáu, Bắc phương
Giặc Ân ôm mộng mở đường xâm lăng
Thiên Vương Phù Đổng oai thần
20. Thét roi ngựa sắt, giặc Ân qui hàng [⑤]
Sóc Sơn biến mất mây ngàn [⑥]
Mở ra Hội Gióng leo thang mà thờ[⑦]
Mỵ Nương công chúa huyền mơ [⑧]
24. Sắc hương cá nước vật vờ chim sa
Hoàng hôn nán đợi chiều tà
Lẻn nhìn nét ngọc trăng ngà soi gương
Hai chàng đều ngỏ đều thương
28. Sơn Tinh nhanh bước, quê hương Ba Vì[⑨]
Thủy Tinh hận mối tình si [⑩]
Làm mưa làm gió, đuối thì phải thua
Nắng mưa nhờ đó bốn mùa
32. Nước Nam hưng thịnh thuận hòa bình an
Kéo dài lịch sử Văn Lang
Hăm sáu hai một là ngàn với năm [11]
Hai năm bảy, trước công nguyên
36. Biến thành Âu Lạc lưu truyền Dương Vương[12]
Cổ Loa xây dựng phi thường [13]
Bao nhiêu thành lũy là phương huy hoàng
Rùa Vàng xuất hiện Hồ Gươm[14]
40. An bang định quốc nỏ thần giương cao
Giặc Tần chạy rớt chiến bào
Quân năm mươi vạn ào ào lá thu[15]
Chuyện tình sử, lệ chưa nhòa
4. Tình đang như mộng Cổ Loa kinh thành[16]
Thương thay hai mái đầu xanh
Mỵ Châu – Trọng Thủy ôm vành trăng soi
Dương Vương ngoảnh lại mà coi
48. Thanh gươm đã toát đầu rơi nghẹn ngào[17]
Hai lẻ bảy, sóng rạc rào [18]
Vỗ tan Âu Lạc vẫy chào châu sa
Ấy là kế sách Triệu Đà
52. Nam Việt danh hiệu kinh qua một thời[19]
Triệu Vương truyền nối năm đời
54. Dù sao đi nữa cũng người nước Nam [20]
Cuộc Khởi Nghĩa của
HAI BÀ TRƯNG, BÀ TRIỆU
(Từ câu 55 đến câu 82)
Năm ba số một mới cam
56. Là thời Bắc thuộc ngàn năm oán hờn [21]
Mở đầu, Nhà Hán vẽ, sơn
Chia thành chín quận dễ vờn, dễ sai [22]
Nhâm Diên, Tô Định oằn vai [23]
60. Trưng Trắc, Trưng Nhị cỡi voi diệt thù [24]
Đất Mê Linh đẹp thiên thu
Ba năm hưng khởi oán thù chưa tan
Đoàn quân Mã Viện kéo sang
64. Hai Bà Trưng, mượn Hát Giang trầm mình
Em xin giọt lệ lung linh
Tuổi hai mươi hiến dâng mình nước non
Điểm ghi thật đậm nét son
68. Cho trang Sử Việt huy hoàng mai sau
Vàng ròng há lộn chì thau
Lửa nung mới sáng ửng màu tinh anh
Ra khơi vỗ sóng Cá Kình
72. Chớ làm tôm tép dầm mình dưới thung[25]
Nữ nhi đáng mặt anh hùng
Triệu Trinh mười chín nghĩa chung khởi cờ[26]
Bốn năm tinh luyện binh cơ
76. Xuất chinh Thanh Hóa, Đông Ngô hãi hùng
Đấu tranh oanh liệt vẫy vùng
Năm hai bốn tám, núi Tùng gởi thân [27]
Bà Trưng, Bà Triệu một vần
80. Anh thư Nước Việt quần thần phải kiêng
Ba Bà xưng tụng Ba Miền
82. Sử xanh rực sáng hậu tiền soi chung.
Cuộc Khởi Nghĩa của
LÝ NAM ĐẾ – MAI HẮC ĐẾ
(Từ câu 83 đến câu 124)
Nhà Ngô suy tính lo lường
84. Nước Nam biến mất, rẽ đường thật sâu
Giao Châu ngăn cách Quảng Châu
Quảng Châu từ đó gồm thâu bên Tàu [28]
Lòng tao loạn, biến thật mau
8. Giao Châu cuốn hút cúi đầu Nhà Lương [29]
Mà dày mà xéo tang thương
Lý Bôn xuất hiện dẹp phường ngoại xâm
Giành độc lập, cứu nước Nam
2. Kinh đô Tô Lịch, Vạn Xuân tô bồi[30]
ăm trăm bốn bốn lên ngôi
Tiền Lý Nam Đế phục hồi dựng xây [31]
Lập chùa Trấn Quốc, Hồ Tây [32]
96. An dân, an quốc, đêm ngày chỉnh trang
Kinh qua sức kiệt lực tàn
Bèn giao danh tướng Triệu Quang lo lường
Lên ngôi hiệu Triệu Việt Vương [33]
100. Hải Hưng-Dạ Trạch tầm phương lâu dài [34]
Lý Phật Tử, quyết một hai
Giành ngôi rồi lại mắc quai Nhà Tùy [35]
Vạn Xuân ngắn ngủi phải suy
104. Tay mang ách vác khốn nguy kéo dài
Nhà Đường đày ải vạn tai
An Nam đô hộ trâu cày lưỡi le[36]
Dương Quí Phi, phận phòng the [37]
108. Nhờ hương sắc nước mà đè mày râu
Vua Đường cùng các chư hầu
Món ngon vật lạ đêm tâu ngày trình
Vì ăn mà khổ dân mình
112. Lệ chi - trái vải, lội sình trèo non [38]
Đất Hà Tĩnh – Mai Thúc Loan
Nâng cao sĩ khí căm hờn thúc quân
Giặc Đường tan rã thoát thân
116. Tung hô vạn tuế muôn dân tôn thờ
Xưng, Mai Hắc Đế huyền cơ
Một năm nung nấu cơ đồ mai sau
Vạn An thành, khóc đêm thâu
120. Một năm còn có gì đâu dặm trường[39]
Nhà Đường cử vạn binh nhung
Vạn An ngập lửa chập chùng máu xương
Thúc Loan yếu thế cùng đường
124. Lui binh, thúc thủ, bỏ xương trong rừng.
Cuộc Khởi Nghĩa của
BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG
(Từ câu 125 đến câu 140)
Non sông là sự nghiệp chung
Dấy lên ngọn đuốc Phùng Hưng – Ba Vì
Hai mươi năm, trí dũng phi
128. Khi đánh khi thủ có khi vây thành
Tướng Đường sợ thấu mật xanh
Một tuần bủn rủn phải đành trút hơi [40]
Tướng còn kinh đảm rụng rời
132. Quân quỳ lập cập, van lơi xin hàng
Muôn tâu Bố Cái Đại Vương [41]
Một thời ngang dọc tỏ tường hồn ai
Mai sau con nước còn dài
136. Bạch Đằng linh hiển oai tài giúp Ngô [42]
Mang thân đem vá cơ đồ
Suối vàng đoái tưởng đội mồ báo tin
Chín năm công đức vang rền
140. Đại Vương Bố Cái thênh thênh đất trời.
VIỆT NAM, THỜI KỲ BẮC THUỘC
Từ năm 111 trước Dương lịch đến năm 939 sau Dương lịch.
Cuộc Khởi Nghĩa của
Họ KHÚC và Họ DƯƠNG
(Từ câu 141 đến câu 158)
Chưa tàn giọt lệ đầy vơi
Máu xương chồng chất tiếp đời mai sau
Khúc Thừa Dụ, chẳng bao lâu
144. Người Hải Hưng, hận mối sầu điêu linh [43]
Chiêu quân mãi tướng xuất chinh
Quan quân đô hộ, Tống Bình tan hoang
Đường dài mới biết ngựa boong
148. Chiến bào mấy lớp, sắc mòn xông pha
Khúc Hạo, Khúc Mỹ một nhà
Chín lẻ sáu, chín hăm ba – một thời [44]
Một thời máu lệ đầy vơi
152. Một thời trong cả suốt thời Bắc xâm
Xương chồng, máu đổ từng năm
Từng năm xương máu, tơ tằm lột da
Dương Đình Nghệ, thuộc tướng nhà
156. Khởi thân Thanh Hóa, Đại La công đồn [45]
K iều Công Tiễn, dạ sói chồn
Cướp ngôi giết chủ, cúi lòn ra chi [46]
NGÔ QUYỀN
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
Chấm dứt Ngàn Năm Bắc thuộc
(Từ câu 159 đến câu 188)
Trời sanh cũng đất Ba Vì
160. Ngô Quyền lẫm liệt nam nhi oai hùng
Dọc ngang chinh chiến vẫy vùng
Hoàng Thao – Nam Hán ùn ùn kéo sang
Bạch Đằng giang, Bạch Đằng giang
164. Ngàn năm Bắc thuộc âm vang chốn này[47]
Bạch Đằng giang, khói lửa bay
Ba phương bốn hướng ra tay diệt thù
Quân mai phục hiện lù lù
168. Giữa dòng sông, cọc nhọn, vù sáng choang
Chiến thuyền xuyên thủng ngửa nghiêng
Bắc quân ngã gục lòng sông nghẽn dòng
Vua Nam Hán, bật khóc ròng[48]
172. Bạch Đằng dậy sóng rửa lòng thiên thu[49]
Hồn tử sĩ gió vi vu
Vọng vang vang vọng, mịt mù nỉ non
Bạch Đằng đưa nước về non
176. Dân Nam ca khúc khải hoàn thái lai.
Ngàn năm thống trị lâu dài
Kinh bao kháng chiến đến nay mới là
Giành độc lập, thiết triều ca
180. Dựng xây, khai phóng nước nhà Việt Nam
Bạch Đằng giang, Bạch Đằng giang
Bạch Đằng sử tích ngàn năm vẫn còn
Ngô Vương truyền lại cháu con
184. Ba đời non trẻ, nước non cấu thành
Non như vận nước mới toanh
Mới như con nước đầu ngành trên non
Em ơi, xin mở triện son
188. Khắc ghi dấu ấn huy hoàng Việt Nam. [50]
*******
Triều Đại NHÀ ĐINH
Từ năm 968 đến năm 980
(từ câu 189 đến câu 214)
*******
Lau chùi bóng dáng ngoại xâm
Ruột gan phơi núi tơ tằm phơi non
Nhưng rồi lồi lõm cục hòn
192. Cục hòn danh lợi bào mòn núi sông
Mười hai cái loạn sứ quân
Loạn danh loạn lợi, quân dân cấu nhàu [51]
Tí hon Bộ Lĩnh cờ lau
196. HoaLư tập trận, chăn trâu anh tài
Một là một, hai là hai
Tướng danh, danh tướng mấy ai sánh bằng
Mười hai bộ sứ như măng
200. Dễ hơn tre chẻ, mà băng lên đài
Đinh Tiên Hoàng Đế lên ngôi
Nước Đại Cồ Việt cho dài tâm can
Hoa Lư thiết trí đăng đàn
204. Quân dân tướng sĩ bá quan vui mừng [52]
Cờ lau Bộ Lĩnh anh hùng
Chưa dày triều chính nên chung khóc thầm
Em ơi, nên nhớ lỗi lầm
208. Khinh trưởng trọng ấu nên cầm lưỡi dao[53]
Đỗ Thích đêm lẻn vào trào
Chưa an giấc điệp máu đào tuôn rơi[54]
Cờ lau Bộ Lĩnh, em ơi !
212. Nhà Đinh kế nghiệp nửa đời không xong
Cha thì hàm én mày rồng
214. Con vừa sáu tuổi mà trông được gì. [55]
********
NHÀ TIỀN LÊ (980 – 1009)
(Từ câu 215 đến câu 254)
Xin ngâm một bản trường thi
216. Ngày thì trổi nhạc đêm thì hát ca
Dương Vân Nga, Dương Vân Nga
Được như Thái Hậu quê nhà mấy ai ?
Biết việc lớn, trọng người tài
220. Việc nhà việc nước phân hai rõ ràng[56]
Ai mà chí cả đã mang
Nam hùng, nữ kiệt, định, ban, cả rồi
Tệ là cái nạn của tôi
224. Của tôi, mà phải da mồi tóc phơ
Của tôi, mà phải xác xơ
Vân Nga Thái Hậu tôn thờ chẳng phai
Lê Hoàn đáng bậc anh tài
228. Chuyển trao sự nghiệp nắng mai chan hòa
Đinh – Lê như một vườn hoa[57]
Vườn hoa hai sắc chan hòa cả hai
Nực cười Nhà Tống chạy dài
232. Hai đường thủy – bộ dép giày xốc mang
Một Bạch Đằng, một Chi Lăng
Vua Tống hống hách phải lăn phục tài [58]
Mở trang oanh liệt ngày mai
236. Đại Hành rực rỡ lên đài vinh quang[59]
Ai hay danh nghĩa Lê Hoàn
Tình riêng khen trách bồ hòn đắng cay
Cho dù là đúng là sai ?
240. Thời gian có khóc sắc tài phấn hương
Đại Hành đã vẹn đường đường
Vân Nga lại vẹn tình thương cùng chồng [60]
Tiếc là tiếc những người con
244. Tranh giành cấu xé có còn chi đâu
Tệ hơn bãi biển nương dâu
Bạc hơn sóng vỗ trên đầu trùng dương[61]
Lê Long Đĩnh, thật chán chường
248. Ôdanh bốn chữ “đế vương ngọa triều”
ật qua trang sử tiêu điều
Nhắc gì không nhắc, nhắc nhiều vô luân[62]
Biết bao cái quí để tuân
252. Có đông thu hạ thì xuân mới toàn
Có chì thiếc, có vàng son
Tiểu nhân quân tử đều trong cuộc đời. [63]
Triều Đại NHÀ LÝ
Từ năm 1010 đến năm 1225
(Từ câu 255 đến câu 288)
Bước sang Triều Lý rạng ngời
256. Nước non Đại Việt tuyệt vời thanh cao[64]
Tối tăm đã hiện nắng đào
Vươn từ bùn đất mới chào ánh dương
Nếu không những trải phong sương
260. Nối từng viên gạch thành đường thênh thang
Cũng đừng chỉ biết vẻ vang
Mà quên sỉ nhục, phũ phàng, đắng cay
Kết tinh lâu tháng lâu ngày
264. Ngày qua tô thắm, ngày nay huy hoàng[65]
Rồng vàng xuất hiện Thăng Long[66]
Pháp cương, đức trị, nức lòng ngợi ca[67]
Mở mang, kiến thiết nước nhà
268. Tiếng thơm vang dội thật là rạng danh
Lý Triều trung liệt hùng anh
Trong ngoài thịnh vượng an lành bốn phương
Nhớ Công Uẩn, nghĩ mà thương !
272. Nhớ Vạn Hạnh, thắp nén hương, để thờ !
Nhớ Thường Kiệt, vịnh vầng thơ
Vầng thơ bất tuyệt dưới cờ Việt Nam[68]
Xưa bất khuất, nay quyết tâm
276. Biển khơi phải dội trời xanh phải chùn
Sá gì lũ kiến chồn ong[69]
Việt Nam đâu phải dễ tròng lắm sao[70]
Em thương một mảnh má đào
280. Chiêu Hoàng phận đã trọn trao cho chồng
Dù không tát cạn biển đông
Của em không một của chồng không hai
Giang sơn một gánh còn dài
284. Tình sông nghĩa biển nào phai sắc màu
Lý – Trần cắt rốn chôn nhau
Vương dây vướng nhợ một bầu bí ơi
Nặng nợ nước, nặng nợ đời
288. Cả hai mà vẹn hết lời ngợi khen. [71]
Triều Đại NHÀ TRẦN
Từ năm 1225 đến năm 1400
(Từ câu 289 đến câu 330)
289. Đẹp thay triều đại Lý – Trần
Non xanh nước biếc xanh ngần nước non
Ngược dòng lịch sử không hơn
292. Xuôi dòng ai bảo đẹp hơn Lý – Trần[72]
Đẹp hơn diễm ảo cẩm vân
Tinh hơn nét ngọc đã lần minh châu
Trăm năm bia đá cần cầu
296. Ngàn năm sử sách tô màu sắc son
Đã vừa Thái, Thánh, Nhân Tôn,...[73]
Lại thêm Hưng Đạo Đại Vương phi thường
Quốc Toản, Bình Trọng nhớ thương
300. Quang Khải, Nhật Duật,... tấm gương để đời
Bao nhiêu tinh túy rạng ngời
Bao nhiêu kiệt xuất cũng thời này đây
Lan từ góc biển chân mây
304. Sáng soi kim cổ đông tây khen thầm[74]
Em đi dưới ánh trăng rằm
Ngàn sao lấp lánh xa xăm gợn lòng
Ơn tổ quốc, nợ tang bồng
308. Muôn người như một Diên Hồng đưa tay[75]
Trời phải chuyển, đất phải xoay
Việt Nam sừng sững, đừng bày dễ ngươi
Nguyên-Mông Âu – Á không người [76]
312. Tiến vào Đại Việt tơi bời tan hoang
Ba lần máu đỏ còn loang
Ba lần xương trắng chồng hòn núi cao [77]
Nguyên–Mông vung vãi chiến bào
316. Ngựa tung té ngã, dẫm gào thoát thân
Gan đã nát, rủn tay chân
Van lơn qui phục triều thần Việt Nam [78]
Đường đi gác lại tơ tằm
320. Đường về để lại hoa vàng thế thân
Em thương công chúa Huyền Trân
Hai châu Ô – Lý phương gần phương xa
Đền ơn nước, báo ơn cha
324. Sắc hương ngà ngọc gởi ra núi rừng
Huyền Trân, giọt lệ rưng rưng
Ra về sao nỡ ngập ngừng phút giây
Ô hay ! Một nỗi niềm tây ?
328. Ô hay ! Chớ trách dạ này lâng lâng ? [79]
Thôi, không nói nữa Lý - Trần
330. Bốn trăm năm chỉ mấy vầng được ru !!![80]
NHÀ HỒ và HẬU TRẦN (1400-1413)
Từ năm 1400 đến năm 1413
(Từ câu 331 đến câu 346)
*******
331. Em về thăm nước Đại Ngu
Đại Việt sao lại Đại Ngu là gì ?
Hồ Quý Ly, lỡ một khi
334. Tài không đúng chỗ trách gì tiếng tăm
Vào đầu thế kỷ mười lăm
Ép Trần kế vị lập nên Nhà Hồ [81]
Bảy năm thương ghét Nhà Hồ
338. Hai điều đáng nhớ để nhờ nghe em !
Mở ra tiền giấy đầu tiên
Lại còn đúc súng thần công trước Tàu [82]
Tài mà không lượng trước sau
342. Nhân tâm bất phục biển sầu đeo mang
Hậu Trần vá víu chóng tàn
Hết thời thịnh lạc hạ màn phải xong
Tình xưa vương nhợ đèo bồng
346. Cho tròn danh nghĩa chớ mong chi nào ![83]
*******
LAM SƠN LÊ LỢI
Và Triều Đại LÊ SƠ (1428-1527)
(Từ câu 347 đến câu 382)
347. Lên non mới biết non cao
Xuống biển mới biết biển khơi điệp trùng
Đường xa mới biết anh hùng
350. Ngựa hay mới biết dặm trường chưa xa
Em về thưa với mẹ cha
Đang cơn nguy biến nước nhà thuộc Minh[84]
Mười năm kháng chiến Quân Minh
354. Lam Sơn - Áo Vải xuất chinh diệt thù[85]
Bình Ngô Đại Cáo thiên thu [86]
Mười năm sương khói mịt mù khói sương
Làng quê, rừng núi, phố phường
358. Ùn ùn trai tráng lên đường tòng chinh
Chưa quên quốc nhục ngàn năm
Lại mang chính khí Lý-Trần-Đinh-Lê
Anh hùng tên Lợi họ Lê
362. Công, thương, nông, sĩ dưới cờ phạt Minh
Thương người đấu cật thay lưng
Lê Lai cứu Chúa, Lê Vương mới còn [87]
Mở ra thêm một dấu son
366. Một hai rõ nét nào ân nào thù
Thù khi ngất ngưởng gật gù
Thất tha thất thểu, ta vù mở ân
Vừa thương vừa tiếc tiễn chân
370. Họ thương họ phục lòng nhân của mình[88]
Ô kìa cành trúc xinh xinh
Trúc xinh đâu có trau mình phấn son
Tây Hồ, em gái chiếu gon
374. Chiếu gon ba mảnh, có còn không em ?
Tơ lòng kiếp trước chưa quên
Kiếp này em trả, lại thêm ba đời
Hồn em còn đó tăm hơi
378. Có ai thương tiếc đôi lời “chiếu gon”
Chiếu gon dù hết hay còn
Còn không một mảnh chiếu gon Tây Hồ ?
Trăm năm hết vận Nhà Lê
382. Nhưng em muôn thuở, câu thề chiếu gon ![89]
***********
NAM – BẮC TRIỀU
TRỊNH – NGUYỄN Phân Tranh
Kéo dài từ 1527 đến Tây Sơn 1788
(Từ câu 383 đến câu 426)
383. Khổ đau đeo mãi đèo bồng
Tang thương đeo mãi nỗi lòng héo hon
Em về nghe tiếng nỉ non
386. Em đi nghe tiếng bồ hòn đắng cay
Gần ba thế kỷ úa gầy
Sông Gianh gãy nhịp, đọa đày Bắc – Nam
Vì đâu ập phủ màu tang ?
390. Vì đâu khổ ải miên man vô cùng
Mở đầu Nhà Mạc Đăng Dung
Sáu mươi năm lẻ, trong chùn ngoài xiêu[90]
Năm mươi năm, Nam – Bắc triều
394. Nam – Lê, Bắc – Mạc tiêu điều núi sông[91]
Hậu Lê rối tựa tơ bòng
Biến thành Trịnh - Nguyễn, Đàng Trong - Đàng Ngoài[92]
Nồi da xáo thịt tơi bời
398. Hai trăm năm nữa rụng rời thịt da
Hai bên Trịnh – Nguyễn một nhà [93]
Vì say quyền lực mà ra thế này
Quay lưng chặt đứt chân tay
402. Bằm tan thân thể tháng ngày chưa nguôi
Bằm nhừ, bằm tới, bằm lui
Bằm lên bằm xuống bằm nhùi tan hoang
Máu đâu còn nữa để loang ???
406. Thịt đâu còn nữa để còn mai sau !!!
Thân đi không có mái đầu
Tay chân không có xỏ xâu đem về
Đem về mà đắp bờ đê
410. Đắp sông đắp núi ê chề nghe em ! [94]
Tìm trong le lói sao đêm
Tối tăm mới biết, hết thèm canh thâu
Tìm trong bãi biển nương dâu !
414. Bước chân đã mỏi, cuối đầu Cà Mau [95]
Thương Chiêm Thành cuốn bờ lau
Thương Chân Lạp, nước chìm sâu dưới cầu
Qua cầu dừng bước bên cầu
418. Nước lung linh mãi chân cầu dặm soi[96]
Còn kia, hai ánh sao rơi
Một Lê Chiêu Thống rước voi về nhà
Chạy sang tận Pháp, Xiêm La
422. Thêm một Chúa Nguyễn bôn ba cậy nhờ [97]
Tan đi cho hết vật vờ !
Cuốn đi cho tận cuối bờ trầm kha !
Còn chăng là những mồ ma ???
426. Gần ba thế kỷ, quốc đà kêu sương !!![98]
NGUYỄN TÂY SƠN 1778-1802
(Từ câu 427 đến câu 458)
An Khê, Bình Định quê hương
Đất cày sỏi đá, kim cương cũng cày
Nếu không sỏi đá xưa nay
430. Bao nhiêu thành quách ai bày đứng yên
Quang Trung Nguyễn Huệ lên yên
Ba quân tướng sĩ, khiếp liền chạy tan
Bắc bình Nam phạt chỉnh trang
434. Bình Vương Nguyễn Huệ sấm vang dậy trời
Xuất quân như chỗ không người
Nhà Thanh ngã gục tơi bời Đống Đa [99]
Tây Sơn quét sạch nước nhà
438. Bao nhiêu rác rưới tiêu ma cấp kỳ[100]
Nửa đường Lưỡng Quảng lượng suy[101]
Nửa đường thôi hết, lỡ thì Quang Trung
Quang Trung ơi ! hỡi Quang Trung !
442. Anh hùng hơn những anh hùng xưa nay
Một nhật lệnh, khói mù bay
Một bước chân, vạn dấu giày phải rung
Nhà Thanh cũng phải hãi hùng
446. Thỉnh ngai rước kiệu cùng chung giải hòa[102]
Một Hưng Đạo, thắm rừng hoa
Một Nguyễn Huệ, chớp sáng lòa đỉnh cao
Bước chân chưa vẹt chiến bào
450. Vầng trăng vụt tắt, ngàn sao chập chùng
Còn đâu nữa, hỡi Quang Trung !
Mới bốn mươi, đã mệnh chung xuất thần[103]
Em thương công chúa Ngọc Hân
454. Em thương Công chúa - Càn Long tuyệt trần[104]
Xót thay mờ khói Phú Xuân
Hương không chỗ tụ, chập chờn hồn ai ?[105]
Quang Trung ngủ dưới tuyền đài
458. Gia Long kế đó lên ngai Hàm Rồng [106]
********
Triều NGUYỄN GIA LONG
Triều Đại Vua Chúa cuối cùng của Việt Nam.
Từ năm 1802 đến năm 1945
(Từ câu 459 đến câu 506)
Lựa là núi núi sông sông
Lựa là phù ảnh tang bồng lung linh
Em về đất Huế thần kinh[107]
462. Thăm Triều Nguyễn, nước non mình nghe em
Bước đi từng bậc cung thềm
Nghe trong gió thoảng nghe mềm tâm tư
Cố đô trầm lặng bao chừ !
466. Vân Lâu, Núi Ngự, bóng đò Hương Giang
Lâu đài, cung điện huy hoàng
Dòng thời gian, đã phủ mòn gió sương
Trường Tiền gõ nhịp còn vương
470. Nào ai đưa đẩy nhớ thương một thời
Nhớ Hoàng Triều, khuất xa khơi ! [108]
Nhớ Thuận An, nước đầy vơi sóng dồn
Thời gian sỏi đá cũng mòn
474. Cuối cùng, Bảo Đại cựu hoàng theo mây
Mây mờ tận cuối trời Tây[109]
Còn Nghi - Tân nữa, lòng này xót xa [110]
Nam Kỳ lục tỉnh, em qua
478. Phan Thanh, Minh Giảng la đà nghe em ![111]
m thương tổ quốc Việt Nam[112]
Em thương quốc ngữ Việt Nam rõ ràng
Chỉ bao chữ, dấu gọn gàng
482. Học vần xuôi ngược lẹ làng là xong
Lại càng đa phú đa phong
Rồng bay phượng múa chỉ trong mấy vần
Thay cho chữ viết lần quần
492. Nào Nôm nào Hán dễ lầm lộn nhau
Học chữ trước, quên chữ sau
Nhớ sau quên trước mà đau cái đầu
Qua cầu, lại nói qua cầu
496. Cầu bao nhiêu nhịp, có cầu “nghĩa ân” ?
Là Việt Nam, đã có ân
Là chữ Việt, cũng có phần Nguyễn Gia[113].
Em thương nước em thương nhà
500. “Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”
Kìa Từ Dũ ! Nọ Nam Phương ![114]
Em mang tiếng khóc lên đường biết không ?
Nước ơi, cứ đổ về sông
504. Hoa ơi cứ cuốn theo dòng buông trôi
Vừa mang tiếng khóc chào đời
506. Đã mang tiếng nói con người Việt Nam !!!
Một Cái Nhìn Về PHƯƠNG TÂY
(Từ câu 507 đến câu 570)
Vàng xanh đỏ trắng lam lam
508. Còn đen còn xám biết kham sao này !
Cái thời xâm thực mới gay
Người Tây Phương, họ cố bày cuộc chơi
Họ dùng thủ thuật khơi khơi
512. Bán buôn, truyền giáo khắp nơi khắp vùng
Nơi nào đóng cửa quay lưng
Họ vung khí giới, đùng đùng dọa đe
Thực dân một lũ một bè
516. Bán dân, rao đạo cá mè giống nhau !
Thương nhân, Giáo sĩ một tàu
Tới đâu, không trước thì sau cũng vùi
Một khi họ đã tới lui
520. Thuộc địa, đô hộ cùng nhùi cả lên
Phân chia đi khắp lền khên
Năm châu bốn biển có quên chỗ nào
Thuộc địa, giáo địa cùng đào
524. Cùng xâm, cùng thực, cùng gào, cùng la[115]
Cùng vơ, cùng vét, cùng chà
Cùng moi, cùng móc, cùng tha về nhà
Đã năm thế kỷ trôi qua
528. Cuối đà xâm thực, vậy mà không yên
Châu Phi chết chóc triền miên
Trung Đông, Châu Á đảo điên rợn mình
Còn kia, Châu Mỹ – La Tinh
532. Châu Âu cũng thế, rung rinh từng vùng
Đã là Đạo ! Chẳng tương dung ?
Lại thêm chủng tộc, phát khùng lên không ?
Chiến tranh cứ thế ! Lên nòng
536. Oán thù cứ thế ! Móc tròng lên nhau
Còn thêm đen, đỏ, trắng, màu
Khinh khi, kỳ thị khổ đau dậy trời
Cũng chính họ cho ra đời
540. Tư bản – Cộng sản tơi bời dập nhau
Thế giới từ đó cuốn màu
Một màu Cộng Sản, một màu Tự Do
Lưng chừng, nhũn nhẵn, cân đo
544. Biến thành Trung Lập thập thò hai bên
Thế thời, thời thế tạo nên
Đường nào cũng lún, bấp bênh đường nào
Bước ra, chân đã vướng vào
548. Bước vào lại dính, chân nào bước ra ?
Gập ghềnh đày ải phong ba
Gần một thế kỷ đâu đà đã xong !
Đạn bom Hai Khối trời long
552. Đất còn lún lở, mà mong chi người
Khối Kia đâu có êm xuôi
Cũng đánh, cánh đấm, cũng bươi, cũng tầm
Ngắc ngư tận cuối đường hầm
556. Ba đường gặp lại, âm thầm nhắc thôi
Bày trò xâm thực : lỗi thời
Bày trò lưỡng cực : mà nhồi mà thưng
Bày trò giải thực : đọ chừng
560. Bày trò dân chủ, nhân quyền : đu dây
Nhìn xem thế giới hôm nay
Bao nhiêu cái thứ đã bày ra kia
Từng quốc gia, đã yên chưa ?
564. Khắp năm châu, đã đẩy đưa thế nào ?
Nước tiên tiến, khuấy lao chao
Nước chậm tiến, loạn cào cào khó khăn
Vì Trí – Đức thiếu cân bằng
568. Vì Mạnh – Yếu mà đẩy, đằng, thúc, thoi
Vì thế lực mà đãi bôi
570. Còn tình nhân loại, hạ hồi tính sau !!!
********
VIỆT NAM Trăm Năm Pháp Thuộc
Từ năm 1859 đến năm 1945
(Từ câu 571 đến câu 616)
571. Em ơi, nói nữa chi đau
Về thăm lịch sử từ lâu quê nhà
Việt Nam những luống can qua
574. Địa dư không thể thoát ra cái vòng
Cái vòng truyền giáo cong cong
Cái vòng mua bán, lòng thòng thực dân
Đã từ thế kỷ mười lăm
578. Cả hai thứ ấy ăn nằm nước ta[116]
Khi nói gần, khi nói xa
Cái màn xâm thực hiện ra cả rồi
Đời Thiệu Trị, họ châm ngòi [117]
582. Đến đời Tự Đức, coi mòi không xong[118]
Hai lần đại bác đì đùng
Hai lần Đà Nẵng, lưng tròng đứng trông
Rồi thì Ba tỉnh Miền Đông
586. Miền Tây Ba tỉnh cũng vong theo ngày
Miền Nam tự trị từ đây[119]
Miền Bắc thuộc địa, lan lây mấy hồi
Miền Trung bảo hộ, ôi thôi
590. Ba Miền nước Việt đến hồi tang thương
Xéo dày cho nát quê hương
Trăm năm Pháp thuộc, trăm đường âm u
Đường đi kháng chiến mịt mù
594. Đường vào thăm thẳm ngục tù mở ra
Đường thì đày ải châu sa
Đồn điền, phu tải, thịt da lưng còng
Hàm Nghi mang nỗi hờn vong[120]
598. Thanh Giảng tuẫn tiết trôi dòng vấn vương
Em thương Hoàng Diệu, Tri Phương[121]
Phận làm tướng, chỉ một đường tử sinh
Duy Tân biệt xứ một mình[122]
602. Huế Triều nuốt ngậm điêu linh âm thầm
Cả dân tộc, khối hờn căm
Cả quê hương, bóng ngoại xâm phủ mờ
Cần Vương lên ải mịt mờ[123]
606. Văn Thân gắng gượng xác xơ não nùng[124]
Đông Kinh Nghĩa Thục, điệp trùng[125]
Tiếng lòng cứu nước đều cùng đứng lên
Đường đi kháng chiến thênh thênh
610. Khi nào hết giặc, quê mình mới thôi
Hoàng Hoa Thám, tựa núi đồi[126]
Nguyễn Trung Trực, mượn con mồi hiếu ân[127]
Em thương Thái Học vong thân
614. Còn quay nhìn, lưỡi dao đâm vào người
Trước khi chết, ngạo nghễ cười
616. Hôm nay ta chết, mai người Pháp tây[128]
Tù đày, xử tử, phanh thây
618. Biết bao liệt sĩ tháng ngày âm vang
Em thương Cô Bắc, Cô Giang [129]
Tuổi còn xuân, gãy nửa đàng, em ơi !
Bắc – Giang, về với chơi vơi
622. Em theo Trưng-Triệu, muôn đời nhớ thương
Em đi khắp phố khắp phường
Từng đốt xương, nối con đường quê hương [130]
Ba Kỳ, hai chữ đoạn trường
626. Một Kỳ đã khổ, còn vương Ba Kỳ[131]
Bắc Nam Trung đẹp thế ni !
Đừng kêu đừng gọi Ba Kỳ nữa nghe !
Võng đưa kẽo kẹt trưa hè
630. Em ơi, có cảm tiếng ve kêu sầu
Sầu ai réo tận canh thâu !
632. Khóc ai réo tận tinh cầu lan xa !!!
*******
Năm Năm Người NHẬT Xuất Hiện
Và Chín Năm Người PHÁP Quay Lại
(Từ câu 633 đến câu 666)
Nhìn thêm chút nữa chưa qua
634. Chiến tranh thế giới xảy ra hai thời [132]
Năm châu bốn biển nơi nơi
Đạn bay bom xéo tơi bời muôn phương
Nhìn về thân phận quê hương
636. Việt Nam đâu có thoát đường tóc tang
Nực cười đất nước Phù Tang [133]
Tròng hia bảy dặm, vượt ngàn biển khơi
Năm năm kế sách động trời
642. Thực dân, quân phiệt, ai người ách tai[134]
Ất Dậu chết đói, chết dài
Chết la, chết liệt đến hai triệu người[135]
Việt Nam vựa lúa xinh tươi
646. Lúa đâu biến mất, khóc cười với ai ?
Văn minh, tiến bộ khôi hài
Lòng lang, dạ thú phơi bày thối tha
Chiến tranh đệ nhị hết đà
650. Nhật mang cờ trắng về nhà đóng khung
Tưởng rằng xâm thực cáo chung
Bàn tay lông lá chập chùng phủ lên
Mượn giải giới để trùm mền
654. Phân chia thế giới trùm lền khắp nơi[136]
Việt Nam mình đó em ơi !
Chín năm Pháp nữa, tơi bời không thôi
Tiếng kháng chiến, vọng nức đồi
658. Tiếng hồn đau, vọng xa xôi đáy mồ
Thương anh lính chiến xương khô
Thương em thiếu phụ khăn sô quấn đầu
Thương Mẹ Quê, khóc ưu sầu
662. Thương em bé nhỏ dãi dầu không cha
Chín năm một mảnh quê nhà
Trăm năm Pháp thuộc cũng là thuộc Tây
Năm Mươi Tư, cuốn trời mây[137]
666. Việt Nam sao nữa, em nầy, biết không ?
*******
Một Mốc THỜI GIAN
Từ Năm 1954 đến Năm 1975
(Từ câu 667 đến câu 694)
Xuân chưa hết, đã vào đông
Oi nồng mùa hạ đã lồng thu phong
Nhìn trông ngọn lá thu phong
670. Lá thu tàn tạ theo dòng thời gian
Nhìn trông ngọn lá thu vàng
Lá vàng rơi rụng bẽ bàng bờ cây
Nhìn trông ngọn gió heo may
674. Trời vừa hanh nắng chưa ngày lại đêm
Năm Tư chia cách Hai Miền
Tình Nam nghĩa Bắc nỗi niềm chưa xong ?
Kìa Bến Hải, chỉ một dòng
678. Sao phân Nam–Bắc để thòng tang thương
Hăm mốt năm, rẽ hai đường
Hai đường làm ngập máu xương dân mình
Mịt mù khói lửa chiến chinh
682. Nát thân con Việt, nát mình núi sông
Nát cả ruộng, nát cả đồng
Nát phường, nát phố, nát chồng lên cao
Một tấc đất, đẫm máu đào
686. Lượm từ tấc đất, đất cào thịt da
Là xương là thịt ông cha
Là con là cháu một nhà, khác chi ?
Em ơi ! Sao nặng bờ mi ?
690. Chảy ròng lên má, nước gì hở em !!!
Ru em nước mắt ngủ êm
Còn non còn nước thì em vẫn còn
Bảy Lăm, một dấu chấm thêm
694. Cùng bao dấu chấm trên thềm quê hương
EM TÔI, CÒN ĐÓ QUÊ HƯƠNG
Từ Năm 1975 trở đi, Lịch Sử Nối Dài !
(Từ câu 695 đến câu 722)
695. Em đi, lòng những vấn vương
Em về, lòng những nhớ thương muôn đời
Em đi, mang nặng xa khơi
698. Em về, mang nặng đầy vơi bên dòng
Em đi, lòng nhớ dặn lòng
Em về, đếm lại chờ mong đợi chờ
Non ơi ! Đứng đó ! Bao giờ !
702. Nước ơi ! Đứng đó ! Bên bờ lên non !
Trăm năm, núi cũng núi non
Ngàn năm, nước cũng nước non bên bờ
Em đi, trong mộng trong mơ
706. Năm ngàn năm, đã đợi chờ thật lâu !
Dòng lịch sử, bãi nương dâu
Nhục vinh, vinh nhục ngập đầu núi sông
Một nét nhục, cũng phải lồng
710. Một nét vinh, cũng phải trông, mới là !
Nước là nước, nhà là nhà
Nhà là của nước, nước là của sông
Em ơi, con Lạc cháu Hồng
714. Em ơi, dòng dõi con Rồng cháu Tiên
Quê hương còn đó, Ba Miền
Việt Nam còn đó, núi liền với sông
Trường Sơn có thấu Biển Đông !
718. Thái Bình có thấu Sông Hồng, Cửu Long !
Đồng Nai đứng đợi cuối dòng
Nước bao nhiêu nữa, cũng nguồn mà ra
VIỆT NAM, non nước một nhà
722. NĂM NGÀN NĂM nữa cũng là VIỆT NAM !!!
[①] Dòng họ Hồng Bàng thay nhau gìn giữ dòng giống Lạc Việt ở Phương Nam. Cho tới đời Vua Kinh Dương Vương, truyền lại Lạc Long Quân hiệu Hùng Hiền Vương và truyền lại đến 16 đời sau, đều mang hiệu Hùng Vương, chỉ khác nhau chữ húy chính giữa, từ Hiền, Quốc, Việt, . . . đến Duệ là vị thứ 17. Từ Kinh Dương Vương đến Hùng Duệ Vương gồm 18 đời, nên gọi là 18 đời Vua Hùng Vương. Quốc hiệu là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, và kéo dài từ năm 2879 đến năm 258, tức được 2621 năm, trước Dương lịch.
* Vua Đế Minh lấy một nàng tiên rồi sanh ra Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Long Quân lấy Âu Cơ, con gái người đất Âu, sinh ra 100 anh chị em. Do đó, Thời sơ khai, nước ta có khi gọi là nước Lạc Việt, có khi gọi Âu-Lạc, là kết hợp người gốc Lạc gốc Âu mà thành. Khi người con trưởng nối ngôi, tức đời Hùng Vương thứ 3, mới đặt quốc
hiệu là Văn Lang. Lạc Long Quân gốc Rồng, Âu Cơ gốc Tiên, cho nên dân tộc Việt Nam được gọi con cháu Lạc Hồng thuộc dòng giống Rồng Tiên là vậy.
* Hùng Vương khai quốc, bảo quốc, truyền trao tiếp nối cho tới hôm nay. Do đó, nên gọi Quốc Tổ Hùng Vương. Lập đền thờ tưởng nhớ gọi là Đền Hùng.
[②] Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được 100 người con. Khai triển lập quốc Văn Lang. Một nửa cùng Mẹ ở lại quê nhà cùng nhau đùm bọc, một nửa theo Cha cặp theo dòng nước xuống tận biển để khai khẩn tìm kế sinh nhai. Từ 100
anh chị em, lần lần kết duyên với những bộ tộc khác và truyền tiếp giống nòi
[③] NT
[④] NT
[⑤] Nhà Ân (Trung Hoa) xâm lăng VN lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6, nhưng thất bại. Nhờ cậu bé làng Phù Đổng, cỡi ngựa sắt, gươm sắt, nón sắt phi mã như thần, giặc Ân tan nát, qui hàng. Phá xong giặc Ân, về đến Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, lập đền thờ tại Phù Đổng, và tôn Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, ngày 8-4, làng Gióng (Phù Đổng) mở hội lớn gọi là Hội Gióng, lan xa cả Miền Bắc, đến nay vẫn còn.
[⑥] NT
[⑦] Nhà Ân (Trung Hoa) xâm lăng VN lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6, nhưng thất bại. Nhờ cậu bé làng Phù Đổng, cỡi ngựa sắt, gươm sắt, nón sắt phi mã như thần, giặc Ân tan nát, qui hàng. Phá xong giặc Ân, về đến Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, lập đền thờ tại Phù Đổng, và tôn Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, ngày 8-4, làng Gióng (Phù Đổng) mở hội lớn gọi là Hội Gióng, lan xa cả Miền Bắc, đến nay vẫn còn.
[⑧] Thời Hùng Vương, các công chúa đều gọi là Mỵ Nương. Hùng Vương thứ 18, công chúa Mỵ Nương đẹp tuyệt trần, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn xin làm Phò Mã. Sơn Tinh được chọn, đón Mỵ Nương về Ba Vì.
[⑨] NT
[⑩] NT
[11] Nước Văn Lang kéo dài 2621 năm thì biến thành nước Âu Lạc, thời An Dương Vương, đóng đô tại Phong Châu, kéo dài 50 năm.
[12] NT
[13] Cổ Loa, một kinh thành tại Phong Châu, đồ sộ, cổ nhất của dân tộc
[14] Tương truyền Thần Kim Quy xuất hiện tại Hồ Gươm (tức Hồ Hoàn Kiếm) mách bảo cho phương cách để xây thành Cổ Loa.
[15] Nhà Tần thống nhất Trung Hoa, xâm lăng VN lần thứ 2, nhưng thất bại.
[16] Tìm hiểu nỏ thần Liên Châu là kế sách chính trị, nhưng không thể phủ nhận chuyện tình sử đẫm lệ giữa Trọng Thủy – Mỵ Châu !
[17] Một câu nói “kẻ thù sau lưng“, An Dương Vương quay lại, không thấy ai, đành rơi lệ chém con gái của mình rồi trầm mình xuống biển.
[18] Triệu Đà lên ngôi năm 207, sáp nhập Nam Hải, Âu Lạc thành Nam Việt. Từ Hùng Vương đến cuối Nhà Triệu năm 111 trước Dương lịch, VN kéo dài nền độc lập tự trị 2768 năm, sau đó là 1000 năm Bắc thuộc.
[19] NT
[20] NT
[21] Tể tướng Lữ Gia và vua tôi Nhà Triệu đều bị bắt giết bỡi tướng Lộ Bác Đức, Dương Bộc của Vua Hán Vũ Đế. VN chỉ được gọi Giao Chỉ Bộ,chia ra 9 quận, mà các thái thú như Tô Định vờn, sai như mèo vờn chuột.
[22] NT.
[23] NT
[24] 151 năm đầu của 1000 năm Bắc thuộc, mới có cuộc khởi nghĩa giành độc lập đầu tiên vào năm 40 của Hai Bà Trưng, đánh quân Nam Hán ra khỏi VN, lên ngôi xưng Trưng Vương, đóng đô Mê Linh, kéo dài được 3 năm (40-43). Kể cũng lạ ? Càng lạ hơn, mãi đến năm 248, mới có cuộc khởi nghĩa đáng kể thứ 2 của Bà Triệu thời Đông Ngô. Nghĩa là 359 năm đầu Bắc thuộc, chỉ có 2 lần gọi là khởi nghĩa, đều là Bậc Nữ Nhi, tuổi vừa chớm đôi mươi !!!
[25] Cuộc khởi nghĩa thứ hai được lãnh đạo bỡi cô Triệu Thị Trinh. Mới 19 tuổi. Anh của bà là Quốc Đạt, bảo phận gái 12 bến nước, không lo sớm coi chừng ... Cô Trinh đáp, em phải ra khơi, cỡi Cá Kình, lấp biển Đông, đạp sóng Ngô,... Và thật vậy, Đông Ngô khiếp vía, nhưng vì có nội gian phản bội, không biết đàn ông hay đàn bà ? Bà phải hy sinh tại Núi Tùng, Thanh Hóa năm 23 tuổi. Còn Hai Bà Trưng trầm mình tại Hát Giang, Mê Linh, tuổi còn nhỏ hơn Bà.
[26] Cuộc khởi nghĩa thứ hai được lãnh đạo bỡi cô Triệu Thị Trinh. Mới 19 tuổi. Anh của bà là Quốc Đạt, bảo phận gái 12 bến nước, không lo sớm coi chừng ...
Cô Trinh đáp, em phải ra khơi, cỡi Cá Kình, lấp biển Đông, đạp sóng Ngô,... Và thật vậy, Đông Ngô khiếp vía, nhưng vì có nội gian phản bội, không biết đàn ông hay đàn bà ? Bà phải hy sinh tại Núi Tùng, Thanh Hóa năm 23 tuổi. Còn Hai Bà Trưng trầm mình tại Hát Giang, Mê Linh, tuổi còn nhỏ hơn Bà.
[27] Như trên
[28] Nhà Tây Hán nước Việt từ Giao Châu tới Quảng Châu, thời Đông Hán chỉ còn Giao Châu. Khi Ngụy-Thục-Ngô thời tam quốc kết thúc, nước Trung Hoa nhanh chóng loạn lạc thành nhiều nước nhỏ Tấn, Tần, Triệu, Yên, Lương, Hạ, Hán, Tống, Tề tranh bá đồ vương, thành Nam – Bắc Triều, thay ngôi đổi chủ, thì Giao Châu lần lượt cũng bị chuyển theo, rồi lệ thuộc Nhà Lương, cho tới cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn vào năm 544. Đã thấy Nam nhi xuất hiện !!!
[29] Như trên
[30] Lý Bôn người Thái Bình, mồ côi cha mẹ lúc lên 7 tuổi, ở nhờ nhà chú. Sau được Thiền sư chùa Linh Bảo đem về nuôi. Lớn lên kháng chiến giành độc lập, đặt tên nước Vạn Xuân, xây kinh đô tại Sông Tô Lịch (Hà Nội), lên ngôi hoàng đế, mở ra Nhà Tiền Lý khá dài (544-602). Lập Chùa Trấn Quốc (Hồ Tây) để cầu nguyện gia hộ cho nước nhà.
[31] NT
[32] NT
[33] Triệu Quang Phục người Hải Hưng, là danh tướng của Vua Lý Nam Đế, đóng quân tại chiến lũy Dạ Trạch, lên ngôi tức Triệu Việt Vương, còn gọi là Dạ Trạch Vương, đến năm 571 thì mất.
[34] NT
[35] Lý Phật Tử tiếp ngôi Triệu Việt Vương, tức Hậu Lý Nam Đế, kéo dài đến năm 602, thì lệ thuộc Nhà Tùy. Lúc bấy giờ, nhà Tùy lớn mạnh, tóm thâu các nước nhỏ, dẹp yên Nam Bắc triều, thống nhất Trung Hoa.
[36] Nhà Tùy chuyển sang Đường, học kinh nghiệm các triều đại trước. Nước ta không những bị xâm thuộc Nhà Đường, mà càng thêm khốn khổ bội phần. Năm 671, Vua Cao Tông nhà Đường đặt tên nước ta là An Nam đô hộ phủ.
[37] Dương Quí Phi một ái khanh kiều diễm của thời nhà Đường. Xem những diễn xuất, sách vở, ai không khen là một tuyệt thế giai nhân. Nhưng cũng chính vì Bà, nước ta vì trái lệ chi, mà khổ, mà đày, mà nhục, mà chết.
[38] NT
[39] Đã từng gian khổ trước đó, nên Mai Thúc Loan, tự luyện võ-văn, thúc giục nhân tâm, chờ ngày phục hận, và mùa vải năm 722, thời cơ chín mùi, cùng đoàn dân phu tải vải, một người vì vải bể đầu, một ông gìa sắp bị chẻ đôi, Thúc Loan vùng lên, đánh tan quân áp tải, chiếm cả Tống Bình, đuổi quân Đường về nước, lên ngôi Hoàng Đế. Đặt tên nước Vạn An, xây Vạn An
thành, nhưng rất tiếc, Nhà Đường đang hồi cực thịnh, đem quân báo thù, Thúc Loan phải bỏ thân trong rừng, nước ta mất thêm một cơ hội khôi phục.
[40] Phùng Hưng 20 năm kháng chiến, trận quyết định tại Tống Bình – Hà Nội năm 791, quân Đường thúc thủ, tướng Đường là Cao Chính Bình run sợ mà chết, quân giặc đầu hàng. Phùng Hưng được tôn là Bố Cái Đại Vương. Ở ngôi và truyền cho con là Phùng An kéo dài 9 năm, thì bị chiếm năm 802.
[41] NT
[42] Tương truyền trận Bạch Đằng, Phùng Hưng hiển linh để giúp Ngô Quyền, làm cho quân Nam Hán khiếp vía, bị chết chìm và tan rã nhanh chóng.
[43] Họ Khúc dấy nghiệp giành nền tự chủ nước ta kéo dài 17 năm (906-923). Lúc bấy giờ, Trung Hoa là thời ngũ đại tranh quyền. Năm 923, Quân Nam Hán xâm chiếm nước ta, bắt gia đình họ Khúc hãm hại.
[44] Họ Khúc dấy nghiệp giành nền tự chủ nước ta kéo dài 17 năm (906-923). Lúc bấy giờ, Trung Hoa là thời ngũ đại tranh quyền. Năm 923, Quân Nam Hán xâm chiếm nước ta, bắt gia đình họ Khúc hãm hại.
[45] Dương Đình Nghệ là tùy tướng của Khúc Hạo tiếp tục sự nghiệp, đánh thắng ngoại xâm năm 931, độc lập 6 năm thì bị nha tướng là tên Tiễn hãm hại, soán đoạt. Quân Giao Châu quyết trừ thì Công Tiễn thần phục nước Tàu.
[46] Dương Đình Nghệ là tùy tướng của Khúc Hạo tiếp tục sự nghiệp, đánh thắng ngoại xâm năm 931, độc lập 6 năm thì bị nha tướng là tên Tiễn hãm hại, soán đoạt. Quân Giao Châu quyết trừ thì Công Tiễn thần phục nước Tàu.
[47] Đây là trận chiến sau cùng vào năm 939, kết thúc chuỗi dài 1050 năm Bắc thuộc, dù trước đó có đôi lần giành độc lập thành công nhưng chẳng bao lâu lại bị thống trị, và sau này, cái mộng xâm lăng vẫn còn, nhiều phen xua
quân toan tính, kể cả vào cuối thế kỷ 20, nhưng có lẽ, người Trung Hoa, đã đến lúc không khóc ròng như triều thần Nam Hán, thì cũng ê ẩm trước sức quật khởi quật cường bất khuất của người VN, đành phải giảng hòa, cầu hòa, bang giao ngang hàng, và nể mặt VN, như sử sách và thời đại chứng minh.
[48] Như trên
[49] Như trên
[50] Ngô Quyền giành độc lập tự chủ hoàn toàn cho nước ta vào năm 939 và truyền nhau ba đời, kéo dài 26 năm (939-965).
[51] Tục ngữ có câu “thừa nước đục thả câu”, có lẽ lúc nào cũng có, thời nào cũng có. Hễ tham vọng ít thì gây đau khổ ít, tham vọng nhiều thì gây đau khổ nhiều. Bất luận là thành phần nào, giỏi hay dở, có học hay thất học. Cái loạn 12 Sứ Quân này, và biết bao nhiêu giai đoạn khác nữa trong lịch sử, thật đúng nghĩa với câu tục ngữ này. Nói câu này, ai cũng nói được, nhưng tránh được, phàm làm người dễ được mấy ai ! Cái loạn 12 Sứ Quân này kéo dài 3 năm thì mới yên được.
[52] Đinh Bộ Lĩnh, người đất Hoa Lư, Ninh Bình. Còn gọi là Anh Hùng Tí Hon. Dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi Hoàng Đế, đóng đô tại Hoa Lư, quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Nhà Đinh không tới 2 đời, kéo dài được 12 năm (968-980)
[53] Tiên Hoàng bỏ trưởng lập ấu. Người anh giận, bèn giết em. Xin mở dấu ngoặc nơi đây, cái chữ ruột thịt, dòng họ, có lẽ chỉ đẹp lúc cơ hàn, nhưng khi giàu sang, quyền thế, lợi danh, đã diễn ra thế nào, lịch sử nước mắt quá nhiều. Riêng chính mỗi chúng ta, đã đang sẽ sống ra sao, tự suy tự nghĩ !!!
[54] Một nha lại, một thuộc hạ, vì sao phản trắc ? Xưa nay đâu phải chỉ có một mình Đỗ Thích ??? Lịch sử phê phán, hậu thế chê cười là một chuyện, nhưng những tang thương, đổ nát, ai đền bù, ai trả được ?
[55] Sau khi cha con Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn bị Đỗ Thích ám hại, thì Đinh Toàn lên ngôi năm 980 mới 6 tuổi, tại vị được 8 tháng thì sự nghiệp Nhà Đinh chuyển sang Nhà Lê cũng cùng vào năm này. Vì vậy, Đinh Toàn còn gọi là Đinh Phế Đế.
[56] Thái Hậu Dương Vân Nga, giữ kỷ cương thay con, tức Đinh Phế Đế mới 6 tuổi, lên nhiếp chánh. Vì nước không vì nhà, không vì chồng, không vì con. Và việc nước biết đặt trên việc nhà, không lấy cái chung làm cái riêng, không lấy cái riêng làm cái chung, tận trao sự nghiệp nước nhà lại cho thập đạo tướng quân Lê Hoàn, để mở ra Nhà Tiền Lê (980-1009). Dùng chữ Tiền Lê ở đây, để phân biệt với Triều Lê Lợi tức Hậu Lê sau này. Đinh Phế Đế vẫn giữ một vị trí trong triều Lê suốt 20 năm. Làm người mà có được cái nhìn, và ứng xử như Thái Hậu đâu phải dễ. Thật đáng tôn thờ !
[57] nt
[58] Năm 980, Nhà Tống xuất đại quân hai đường thủy bộ xâm lăng nước ta. Không ngờ một Bạch Đằng lại tái diễn, thêm một Chi Lăng trên bộ kinh hoàng. Bạch Đằng, Chi Lăng đã nhận chìm và chôn quân nhà Tống. Và, VN đâu muốn là nơi đón nhận người phương Bắc đến để bị chôn vùi. Nhưng rất tiếc cả quá khứ, cả đường dài về sau, vẫn còn tái diễn. Họ quên mất câu :
Tiếc thay Phương Bắc dễ ngươi. Nước Nam định sẵn cho người Phương Nam.
[59] Lê Hoàn lên ngôi tức Vua Lê Đại Hành, tạo sự nghiệp Nhà Lê được 29 năm. Đại Hành Hoàng Đế và nước ta lại thêm một lần làm cho Trung Hoa thời Nhà Tống phải ngã gục, tháo chạy về nước.
[60] Thái Hậu Vân Nga sau này lại là Hoàng Hậu của Đại Hành. Đại Hành lại là tướng quân của Bộ Lĩnh. Hoàng Đế Cờ Lau lúc sinh thời thì vợ là Vân Nga. Có trớ trêu không ? Có oan nghiệt không ? Nếu không có Vân Nga, chưa chắc có nhà Lê, nếu không có Lê, Đinh hẳn đã yên, nước hẳn đã còn ? Hơn nữa, Đinh Bộ Lĩnh đã ra người thiên cổ rồi, thì chuyện kia mới có đến sau này !!!
[61] Lại cảnh 4 anh em ruột chém giết nhau vì lợi danh quyền lực ! Týởng sao, cuối cùng, ngýời còn sống sót lên làm đế vương lại là Long Đĩnh. Hèn chi họ đã chém giết với nhau, tranh giành với nhau để trở thành hôn quân bạo chúa ! Chúng ta đừng vội trách quá nặng, hãy nhìn lại chính chúng ta đi ! Nhớ ngẫm :“Gót danh lợi bùn pha sắc xám. Mặt phong trần nắng nám mùi dâu,. . .“ ???
[62] Nếu không có Hạ, Thu, Đông thì làm sao có Xuân ? Ngược lại, nếu không có đá, sắt, chì thì làm sao biết được kim ngân, ngọc thạch ? Nhưng, nếu có đáng tiếc chăng, là tiếc một người ngồi trên ngôi tột đỉnh, mà lại có một cuộc sống, hành vi, bản chất không bằng một người hạ tiện trong bàng dân thiên hạ.
[63] nt
[64] Sang Triều Lý (1010-1225), đổi tên nước Đại Việt. Đại La đổi thành Thăng Long, truyền nhau được 9 đời thái bình thịnh trị, kéo dài 215 năm. Ở đây, nên suy, Triều Ngô-Đinh-Lê ngắn ngủi, tao loạn là lẽ đương nhiên vì là cái cây mới vươn lên từ sóng gió, còn Triều Lý, và Trần sau này được như thế là hoa trái tự thành.
* Lý Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, Hà Bắc, mất cha từ trong bụng mẹ, vừa ra đời mẹ cũng không còn. Sống, lớn lên nhờ tương chao nuôi dưỡng của Chùa Tiên Sơn, với sự dìu dắt, nương tựa đức độ của Thiền sư Vạn Hạnh. Đây là triều đại dài nhất trong lịch sử các triều đại VN, nếu không tính thời Hồng Bàng và triều đại Hùng Vương. Xin thương kính một em bé mồ côi trở thành bậc Minh Quân, và xin thắp một nén hương hướng về Vạn Hạnh !!!
[65] nt
[66] nt
[67] nt
[68] Bốn câu thơ để đời của danh tướng Lý Thường Kiệt, : “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư . . .” như câu sấm, từ nay VN là của người VN. Dù có trải những oan nghiệt đã đang sẽ ra sao, nhưng VN vẫn mãi mãi là của người VN !
[69] nt
[70] nt
[71] Công chúa Chiêu Thánh lên ngôi tức Lý Chiêu Hoàng năm 1225, và nhường ngôi cho chồng tức Trần Cảnh lập nên nhà Trần. Lý-Trần vẫn yên thắm, sơn hà xã tắc vẫn thái bình kéo dài thêm 175 năm vàng son. Ắt hẳn đó là ân của
Nhà Lý và đức của Nhà Trần !
[72] Hai triều đại Lý – Trần từ 1010 đến 1400, kéo dài 390 năm huy hoàng nhất, rạng rỡ nhất, thái bình thịnh trị nhất trong dòng lịch sử VN. Có thể nói, những nhân vật tài ba xuất chúng cũng đều xuất hiện trong thời này, để cấu thành một VN 4 thế kỷ văn võ toàn tài, vua dân toàn thiện, và mở ra trang sử dài toàn mỹ toàn chơn. Có lẽ 1000 năm Bắc thuộc đã tôi luyện nhuần nhuyễn, chín muồi, và 70 năm của ba triều Ngô-Đinh-Lê đã sàn sảy gạn lọc, quá dài, quá nhiều và quá đủ để hoàn thành một vườn hoa kỳ diễm cho Dân Tộc Việt Nam.
[73] nt
[74] nt
[75] Hội nghị Diên Hồng đã có tại VN vào thời kỳ này. Phải chăng, cha ông ta đã bằng trí tuệ, con người và tình tự dân tộc, thể hiện ý thức dân chủ trước nhân loại đến nhiều thế kỷ.
[76] Sử sách để lại cho biết nước Trung Hoa thời Mông Cổ đã tung gót vó chiến chinh đởm lược khắp Á, Âu, đánh đâu thắng đó, nhưng ba lần tấn công xâm lược đều ba lần đại bại tại VN. Vậy mà, vẫn chưa đủ là bài học cho nước này !
[77] nt
[78] nt
[79] Thời Nhà Trần, nước ta thái bình, cực thịnh. Trong thì an cư lạc nghiệp, xây dựng quốc gia, tài bồi văn hóa, hòa hóa tam giáo đồng nguyên, thắm tô đạo đức. Ngoài thì bang giao tương nhượng bình đẳng, nhưng nếu cần, cũng không ngại thể hiện sức mãnh liệt bất khuất oai hùng biến thành trời long đất lở để dẹp tan quân xâm lược bạo tàn. Như Nguyên Mông ba lần đã chứng minh. Tuy nhiên, nhà Trần cũng nêu cao đức hiếu sinh, biết thương nước nhỏ và yếu hơn mình, giao hảo hiền hòa, mà câu chuyện Huyền Trân công chúa là một cách ứng xử. Đứng bên ngoài, có thể có khen chê, nhưng chúng ta không phải là Nhân Tôn ! Dù ai dù oán, nhưng chúng ta không là Huyền Trân công chúa ! Riêng tôi, thầm nhớ câu ca dao thuở nào :
“Tiếc thay Cây Quế giữa rừng, Để cho “dây” mán “rễ” mường nó leo”
[80] 400 năm Lý – Trần vàng son, bao nhiêu sử sách mà còn thiếu còn thừa, huống chi chỉ mấy vầng thơ giản lược mà đề cập đến cả 400 năm lịch sử huy hoàng !
[81] Hồ Quý Ly, người Thanh Hóa, ép Vua Trần lên ngôi năm 1400, đổi tên nước Đại Ngu, dời đô vào Thanh Hóa, sau này còn gọi Tây Đô. Có tài nhưng thiếu thiên thời, nhân hòa. Một khi đã mất lòng dân thì không chóng thì chầy sẽ chuốc họa vào thân, và 3 cha con, vừa đỡ đòn bên trong, vừa chống trả bên ngoài, sau cùng bị bắt và bỏ thân bên Tàu. Cờ trong tay chỉ vung được 7 năm.
[82] như trên
[83] Con cháu Hậu Trần xuất hiện và chống đỡ 6 năm, nhưng cuộc cờ đã tàn, đành nhảy xuống biển tự tử. Hành động này cũng là khí phách Nhà Trần, thật đáng khen ! Nhà Trần trước sau làm Vua được 14 đời.
[84] Khi nước ta lâm biến thì Trung Hoa xuất hiện. Và nên nhớ họ lúc nào cũng lâm le nuốt trửng VN. Khi cường thịnh thì ra bộ bang giao, khi suy vi thì không ngại xâm thực, mà lòng dạ của họ đã đầy ắp tham vọng cống cao là “thiên tử” là “Trung Quốc, có nghĩa nước lớn ở giữa”
[85] Thời Nhà Trần, có Trần Hưng Đạo với Hịch Tướng Sĩ. Thời Nhà Lê, có Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo. Hưng Đạo giúp nhà Trần ba lần đại thắng Mông Cổ thì Nguyễn Trãi một lần giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh. Đó cũng là lẽ tự nhiên mà thôi. Và Lê Lợi mở ra triều Lê Sơ 100 năm, trải qua 10 đời.
[86] nt
[87] Nhớ Lê Lợi, lại nhớ Lê Lai. Và VN ta vốn đã có nhiều Lê Lai từ xưa tới nay để bừng sáng lên ai là vương mệnh, tướng mệnh để cầm cân nẩy mực. Xin mở một dấu ngoặc ở đây, 10 năm bị đàn áp tàn bạo, nhưng khi quân Minh thất trận
và qui phục, nước ta rơi lệ tiễn chân, còn cung cấp cả phương tiện nữa. Phải chăng nhờ ân đức cao dày mà tổ tiên ta đã đi trước thiên hạ nhiều thế kỷ về chính sách tù binh hàng binh !
[88] nt
[89] Câu chuyện Thị Lộ “chiếu gon” và danh thần quân sư Nguyễn Trãi bị ba đời tru di tam tộc, dù là lệnh nước và thân phận làm tôi, nhưng chúng ta vẫn cảm nhớ, thương tiếc cho Nguyễn Trãi và khóc thương cho cô gái Tây Hồ !!!
[90] Mạc Đăng Dung người Hải Dương tiếp nối Lê Sơ nhưng cơ nghiệp không thành, cho đất nước biến thành Nam – Bắc triều tang tóc hơn 50 năm. Từ Hậu Lê sản sanh Trịnh – Nguyễn Phân Tranh kéo dài cả 200 năm, lấy Sông Gianh chia đôi và từ đó, cảnh nồi da xáo thịt cay nghiệt nhất, tang thương nhất, dai dẳng nhất trong lịch sử 5000 năm của Dân Tộc.
[91] Dù Nhà Mạc, rồi Vua Lê Chúa Trịnh Đàng Ngoài có làm được gì ? Nam triều rồi Chúa Nguyễn Đàng Trong có làm được gì ? Những thành công đó có đủ để trả lại 261 năm xương máu của dân tộc, và hàn gắn 261 năm dày nát non sông ???
[92] nt
[93] Khởi đầu giúp Nhà Hậu Lê, vì không thần phục Nhà Mạc, là cha vợ con rể Nguyễn Kim – Trịnh Kiểm. Từ giúp Vua giúp nước biến thành cha con, anh em, rồi kéo theo cả dòng họ, cả dân tộc, cả đất nước lâm vào cảnh nồi da bại hoại 261 năm. Yêu nước ư ? Quyền lực ư ? Danh vọng ư ? Còn chúng ta, sống ra sao đối với gia đình ? Đối với quê hương ? Đối với đất nước ?
[94] Chiến tranh là như thế. Tàn cuộc là đầu rơi, tay chân đứt lìa, thân thể nát tan mà hốt, mà xâu từng bó đem về mà chôn tập thể, vì không thể nhận diện !!!
[95] Đứng về mặt mở mang đất nước, Việt Nam chúng ta đến thời này đã kéo dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Vì có lẽ hình thái quê hương đã ẩn trong chữ “S”, hai đầu bao la, chính giữa nhỏ lại, như Người Cha Việt Nam gánh cả giang sơn, như Người Mẹ Việt Nam gánh cả nước non, chứ đầu bên kia, nếu tiến xa hơn nữa về Phía Tây, hay xa hơn ra Phía Bắc, thì hình thể của nước Việt Nam đã khác !!!
[96] Trên quê hương Miền Trung VN còn nhiều ngọn Tháp điêu tàn, dù muốn dù không, nhất là đọc vài bài thơ của Chế Lan Viên, nghe vài tiếng hát của Chế Linh, hay nhìn một ít người đầu quấn khăn, thân quấn xà rông, về tính giang
sơn xin tạm gác lại, về tính tình tự, vẫn nghe một nỗi khắc khoải, u hoài !!!
[97] Lại thêm một vị Vua cầu cứu Bắc phương, bao bài học đã qua đâu cần nghĩ tới. Ông Vua này đã đưa đến một hậu quả, may nhờ có Quang Trung xuất hiện chứ không thì VN dễ gì thoát khỏi cái ách đã bị tròng lên ??? Nhưng rất tiếc, một cái ách xa hơn, lại từ Chúa Nguyễn mở đường cho họ mang về !!!
[98] Nhớ lại Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Ở đây, con quốc đã 261 năm trường có còn nước miếng để kêu, có còn hơi để lên tiếng nữa không ? Không biết con quốc của Bà Huyện là con quốc nào ???
[99] 20 vạn quân Thanh ngã gục tại Đống Đa, tiếp tục truy quét, đang tiến tới một nửa Lưỡng Quảng thì tạm dừng chân. Nếu Quang Trung còn, chưa biết phía Bắc nước VN sẽ ở vị trí nào ?
[100] Nhà Nguyễn Tây Sơn kéo dài 24 năm, tuy có ba anh em Nhạc, Huệ, Lữ, nhưng nếu không có người ở giữa thì hai người kia chưa chắc làm nên chuyện lớn, mà lịch sử để lại đã đủ chứng minh.
[101] 20 vạn quân Thanh ngã gục tại Đống Đa, tiếp tục truy quét, đang tiến tới một nửa Lưỡng Quảng thì tạm dừng chân. Nếu Quang Trung còn, chưa biết phía Bắc nước VN sẽ ở vị trí nào ?
[102] Thừa thắng Đống Đa năm 1788, đang tiến tới nửa hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, tạm cho nghỉ quân. Quang Trung Hoàng Đế lo chỉnh trang đất nước, về kinh đô Phú Xuân để vừa giữ Bắc phòng Nam. Vua Càn Long vừa muốn kết giao hai nước, vừa mến tài đảm lược nên đã bằng lòng gả một công chúa do Quang Trung chọn lựa, để tạo mối thâm tình, và giao Lưỡng Quảng cho Quang Trung cai quản. Chẳng may tuổi mới 40 đã băng hà, đất hai Quảng chỉ còn là câu chuyện. Và nếu Quang Trung còn thì VN sau đó chưa biết sẽ ra sao ?
[103] nt
[104] nt
[105] Ai có tưởng Quang Trung thì truy niệm, chứ nấm mộ còn đâu mà khói mà hương !!! Có trách là trách Nguyễn Ánh khi lên ngôi, vì mối thù bôn tẩu, đã quật mồ Quang Trung rồi ném xuống biển. Tấm lòng một vị vua mà như vậy, thật đáng tiếc !
[106] Quang Trung băng hà năm 1792, vậy mà mãi đến 10 năm sau, Chúa Nguyễn Ánh mới thống nhất được nước nhà vào năm 1802.
[107] Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, đặt quốc hiệu Việt Nam, kinh đô tại Huế, đây là triều đại Vua Chúa cuối cùng của nước VN, kéo dài đến năm 1945. * Nhà Nguyễn gần gũi tới thời cận đại của đầu nửa thế kỷ 20, nhiều âm vang thời này vẫn còn. Hơn nữa, triều Nguyễn Gia Long còn để lại khá nhiều tàn tích cho VN, Huế cố đô còn đó, tên nước Việt Nam đang dùng, chữ nước Việt Nam đang gọi, làm sao không nhớ không thương và làm sao quên được !!!
[108] nt
[109] Bảo Đại, vị vua cuối cùng của VN mất tại Pháp mới đây, với 50 năm lưu vong. Chợt lại nhớ Vua Hàm Nghi, Duy Tân, vì yêu nước phải mất tận Phi Châu trong cuộc sống lưu đày. Để em có nghe “Con đường Duy Tân, cây mát bóng mát,...” ?
[110] nt
[111] Đi đường Phan Thanh Giản, Trương Minh Giảng tại Sài Gòn, hay trên những phố thị đó đây. Một vị là Trấn Tây Thành tức Cam Bốt bây giờ, bị bịnh mất tại An Giang, một vị tuẫn tiết bỡi Nam Kỳ Lục Tỉnh thất thủ. Ai còn nhớ không ?
[112] Tên nước Việt Nam được đặt vào năm 1804, sau 2 năm Gia Long lên ngôi, và chữ Việt trở thành chữ quốc ngữ VN ngày nay, cho dù Bá Đa Lộc là vị khai tổ, nhưng cũng có phần của Triều Nguyễn vậy !
[113] Tên nước Việt Nam được đặt vào năm 1804, sau 2 năm Gia Long lên ngôi, và chữ Việt trở thành chữ quốc ngữ VN ngày nay, cho dù Bá Đa Lộc là vị khai tổ, nhưng cũng có phần của Triều Nguyễn vậy !
[114] Trước khi kết thúc Triều Nguyễn, xin nhắc lại :
a) Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho câu sấm : “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” để báo trước dòng dõi Chúa Nguyễn về sau.
b) Chúa Nguyễn Hoàng nằm mơ có thấy một người đàn bà từ trên trời xuống báo mộng, nên xây một ngôi chùa tại địa điểm nầy thì tự thân mới an, cơ nghiệp mới thành. Nên ngôi chùa được trùng tu, sắc tứ, các Chúa Nguyễn và nhân gian có khi gọi là Linh Mụ, có khi là Thiên Mụ.
c) Bảo sanh viện Từ Dũ tại Sài Gòn được đặt tên Mẫu hậu của Vua Tự Đức và là Hoàng thái hậu Vua Hàm Nghi. Khi Hàm Nghi bị Pháp bắt mới 16 tuổi, đày sang Phi Châu, rồi chết tại đó sau này, thì Bà Từ Dũ đưa các cung phi, cung tần, đàn bà ốm yếu, trẻ thơ về Kinh chăm sóc. Có lẽ từ đó, để tưởng nhớ tới bà, xem như một người mẹ bảo bọc cho những đứa con thơ, mà Bảo sanh viện được chọn tên Từ Dũ, mang danh của Bà. Và xin nhắc tới Bà Nam Phương, để nhớ tới một Hoàng hậu sau cùng của vua chúa Việt Nam
[115] Các nước Tây Phương bắt đầu tìm thị trường buôn bán, người của họ vốn theo đạo Ki Tô, nên cũng theo bước chân đó lan đi. Hễ nơi nào dễ bị khuất phục bỡi hào quang vật chất, để họ mở thị trường và người của họ tự do vừa truyền giáo
vừa ban bố phần nào vật chất, thì nơi đó sẽ mang cái ách nhẹ hơn. Hễ nơi nào cứng rắn, cấm cản, thì họ gào, họ la và trước sau gì cũng có chuyện.
Xanh : Tư Bản ; Đỏ : Cộng Sản ; Đen : Quân Phiệt ; Lam : nô lệ ; Trắng : đầu hàng ;
Vàng : Trung Lập nửa mùa ; Xám : Bản chất các thể chế.
* Bài này, sơ lược tính thực dân của những nước thực dân bắt đầu từ thế kỷ 15 trở đi cho tới hôm nay. Từ hình thái đó biến thành Thực dân, Tư Bản, Cộng Sản, Trung Lập, mà tất cả các quốc gia, tự cuốn vào không khối nầy thì khối kia, rồi chậm tiến, tiến bộ hay siêu cường. Lại rêu rao tự do, dân chủ, nhân quyền nhưng là những mỹ
từ mà kẻ mạnh lúc nào cũng hơn. Vì vậy, thế giới chưa yên được, nhân loại chưa yên được. Đạn bom ba khối đã đổ ra, trời còn long, đất còn lở, huống chi con người. Và tài nguyên để chạy đua vũ khí lo phòng, chống, đỡ, mà dừng lại được, để dùng vào mục tiêu nhân sinh, môi trường, . . . và hàn gắn lại những đổ vỡ thì cuộc sống con người sẽ an lành thay, trái đất sẽ an lành thay !!!
[116] Những doanh nhân và những nhà truyền giáo các nước Pháp, Bồ, Hòa Lan đã có mặt tại VN rất sớm, từ những thế kỷ 15 trở đi rồi.
[117] Nói nặng với kẻ mạnh đã mệt, mà máu của kẻ mạnh đã đổ ra, thiếu tinh tế, bén nhạy để nhìn tình hình, cái trục quay đang chuyển, nghiền những sức cản yếu đuối, lại còn hà khắc, bảo thủ, thì đương nhiên phải có chuyện. Và năm 1847 đời Thiệu Trị, năm 1857 đời Tự Đức, 2 lần súng nổ là 2 lần báo hiệu với khoảng cách 10 năm, cho biết đất nước ta đã được chấm điểm và chấm tọa độ rồi. Vậy mà để đến nhất quá tam là xong !!!
[118] nt
[119] Sau tiếng súng lần thứ 2 bắn vào cửa biển Đà Nẵng mà triều thần Tự Đức chưa bừng tỉnh. Hai năm sau 1859, Pháp chính thức tấn công xâm chiếm Vũng Tàu, Sài Gòn. Năm 1861 chiếm Định Tường. Mất 3 tỉnh miền Đông : Gia Định, Biên Hòa, Định Tường. Năm 1882, mất tiếp 3 tỉnh miền Tây : An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long. Phan Thanh Giảng đã tuẫn tiết vì mất Nam Kỳ Lục Tỉnh.
[120] Năm 1883, Pháp tấn công Miền Bắc, tấn công Hà Nội, Nguyễn Tri Phương bị thương, không chịu băng bó, không chịu ăn uống rồi chết. Hoàng Diệu tiếp tục chống cự nhưng chẳng bao lâu Hà Nội bị thất thủ. Ông đã treo cổ tự tử.
[121] Hòa ước Patenôtre 1884, nước ta bị Pháp thuộc hoàn toàn : Miền Nam tự trị, Miền Bắc thuộc địa, Miền Trung bảo hộ. Vua Hàm Nghi và các trung thần lập kế hoạch chống Pháp. Phong trào Cần Vương nổi lên, Hàm Nghi là linh hồn của
phong trào này. Năm 1888, nhà vua bị bắt. Khâm phục một vị Vua mới 16 tuổi đã nói : nước đã mất, nhà đã tan, thân tôi nào đáng gì, mấy ông làm gì thì làm. Vì không mua chuộc được, nên bị đày đi Algérie, thuộc địa của Pháp ở Phi Châu. Rồi chết tại đó.
[122] Vua Duy Tân, chưa đầy 16 tuổi đã nói : “Tay dơ lấy nước rửa, nước dơ lấy gì rửa ?”, lời nói của Nhà Vua có khác ! Ai mà không Cần Vương cho được ? Ai mà không Văn Thân cho được ? Vua bị bắt năm 1916, mới 16 tuổi, nhốt 10 ngày tại đồn Mang Cá, rồi đày đi Phi Châu, chết tại xứ người. Hai nhà vua Hàm Nghi, Duy Tân còn như thế, thành ra bao nhà cách mạng không lên đường sao được, dù bị tử trận, tù đày, xử tử cũng chỉ vì nước vì dân.
[123] nt
[124] nt
[125] Đông Kinh Nghĩa Thục được khai sinh năm 1904 bỡi nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, và kẻ đồng sàng Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền...
[126] Hoàng Hoa Thám, con hùm xám Yên Thế, khét tiếng những vùng đồi núi Bắc Việt với 26 năm trường dai dẳng đấu tranh, chết năm 1913.
[127] Khét tiếng Miền Nam có Nguyễn Trung Trực “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạt Kiên Giang khắp quỉ thần”, Pháp phải dùng quỉ kế “bắt mẹ làm mồi", và Ông bị bắt, bị tử hình năm 1868.
[128] Nguyễn Thái Học, một sinh viên, 25 tuổi đã là lãnh tụ Quốc Dân Đảng, bị bắt cùng 12 chí sĩ bước lên đoạn đầu đài Yên Bái năm 1930, Thái Học vừa tròn 28 tuổi.
[129] Tức Nguyễn Thị Bắc, Nguyễn Thị Giang, hai chị em ruột, sinh tại Bắc Giang, nên cha mẹ đặt tên cô chị là Bắc, cô em là Giang. Phong trào Yên Bái thất bại, cô Bắc bị giam, tự tử trong tù trước khi đưa ra hành quyết. Cô Giang, một nữ đảng viên, hôn thê của Thái Học, cô chưa bị bắt, tính phá pháp trường, nhưng không được, cô nhìn tận mắt 13 anh hùng Yên Bái lên đoạn đầu đài, rồi cô tìm về Vĩnh Yên, quê quán cố nhân, thắp một nén hương truy niệm, và kết liễu đời mình, được 22 tuổi.
[130] Từng con đường thành phố của quê hương, nào Hùng Vương, Thái Tổ, Hưng Đạo, Quang Trung, Nào Trưng Vương, Bà Triệu, Cô Bắc, Cô Giang, . . . Anh có nghe ? Chị có nghe ? Em có nghe ? Tôi có nghe và ai có nghe ???
[131] Danh từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ là hình ảnh đau thương 100 Pháp thuộc, cái từ để phân chia, phân hóa, ngăn cách, và có thể hàm ý ai oán, hận thù. Đúng ra, nó đã bị tự diệt theo Pháp từ ngày biến khỏi VN, ta không nên dùng và không nên để nó tồn tạị. Bắc Nam Trung là địa dư, chứ đã là người VN thì đâu nên ám thị quá nặng người Bắc Kỳ, người Trung Kỳ, người Nam Kỳ cho Mẹ Việt Nam đau khổ !!!
[132] Thế giới chiến tranh đệ I : 1914-1918 ; Đệ II : 1939-1945 cùng thế kỷ 20.
[133] Khối trục Đức, Ý, Nhật chủ động và phát khởi chiến tranh thế giới đệ nhị. Nhật Bản chiếm toàn bộ Đông Dương, trong đó có Việt Nam từ năm 1940 đến năm 1945, thay thế Pháp. Khi đồng minh thắng Trục thì Nhật đầu hàng vô đìều kiện, quân Nhật đóng tại nước ta phải rút về
[134] Pháp, Nhật cùng cai trị VN và năm Ất Dậu 1945, gạo thóc biến mất, 2 triệu người Việt Nam phải bị chết đói, không căm thù nhưng ta không quên : Một Ba Lê, thủ đô ánh sáng, và một Đông Kinh, Thái dương Thần Nữ !!!
[135] nt
[136] Đệ II thế chiến kết thúc, những nước gọi là đồng minh đứng trong thế lưỡng cực, tự họ khoanh vùng, phân chia, chấm điểm cài răng lược khắp các quốc gia, mà những nước nhỏ, tự bị cuốn theo, và bị trùm lên cái mền được phủ sẵn. Mọi đỡ chống là chỉ để co để duỗi sao cho khỏi bị nắng táp ba đào, phải thế không ???
[137] Năm 1954, cái mền của Pháp đã hết hiệu nghiệm trên quê hương Việt Nam. Những 90 năm rồi 9 năm quay lại nữa. Đã trùm đã phủ rồi.
Trăm năm đô hộ còn gì ? Trăm năm đô hộ còn chi ?
----------------------
Các bài thêm vào cuối Thi Sử:
Ta đi trên nước non mình
Tháng 03 - 2004.
Ta đi trên mọi con đường
Ta đi khắp nẻo quê hương
Ta đi khắp lòng đất nước
Đường lên miền ngược
Đường về miền xuôi
Lên truông qua mấy lưng đèo
Cao nguyên, miền ngược cheo leo núi đồi
Xuôi về tận cuối miền xuôi
Dọc theo bờ biển mặn mùi phù sa
Dọc ngang lên xuống lại qua
Để thăm đất nước hương hoa ba miền
Ta đi khắp nẻo tình quê
Ta về khắp lòng phố thị
Lên cao nguyên, núi rừng hùng vĩ
Ghé thượng du, heo hút buôn làng
Ghé trung du, tiếng hát còn vang
Về Hà Nội, ngàn năm văn vật
Gió bay lất phất
Gợi bóng Cổ Loa
Hồn thiêng sông núi chưa nhòa
Xa xa hương khói đền thờ Hùng Vương
Thăng Long dấu ấn còn vương
Hà Nội ba sáu phố phường dấu yêu
Ta đi các tỉnh địa đầu phương Bắc
Nhìn về dấu móc, ghi Ải Nam Quan
Nghe tiếng kêu sử tích chưa tàn
Mù khói lửa trải dài thời đại
Đường đi quan ải
Nhớ nước non nhà
Hồn vi vu, tiếng gọi của ông cha
Đau da diết đã ngàn năm gìn giữ !
Đường về bến Ngự
Ghé chợ Đông Ba
Lá me đưa đẩy la đà
Vương vương nhớ bóng chiều tà Cố Đô
Sông Gianh, mấy trăm năm, xương máu phơi khô
Bến Hải, mắt rưng rưng, lệ nhòa tình tự
Đường trường xa, ta còn đi nữa chứ
Đáp Qui Nhơn, văng vẳng tiếng Đồ Bàn
Xuyên vào Phan Rí, Phan Rang
Rêu mờ khép kín Tháp Chàm hồn bay
Miền Trung sỏi đá khô cày
Thùy dương cát trắng có hay nỗi niềm
Đường dài chưa hết
Mấy nẻo chưa quên
Đi về thành phố Sài Gòn
Ba trăm năm cũ vẫn còn khắc ghi
Sài Gòn giã biệt ra đi
Và bao năm nữa, bờ mi khép hờ
Sài Gòn, còn đó mộng mơ
Bạch Đằng gợn sóng bên bờ thành đô
Miền Nam ta đó nên thơ
Bước đi từng bước cuối bờ Cà Mau
Xanh xanh bát ngát một màu
Miền Nam ơi hỡi, dạt dào mến thương
Ta đi trên khắp nẻo đường
Ta về trên khắp phố phường dấu yêu
Đi qua mấy nẻo cầu kiều
Đi về mấy nhịp nâng niu dân tình
Ta đi trên nước non mình
Ta về lưu lại bóng hình quê hương
Ta đi một nhớ hai thương
Ta về ta nhớ vấn vương muôn đời
Tình quê, xin gởi nụ cười
Hồn quê, xin gởi con người Việt Nam.
Tình Ca Muôn Thuở
của Người Việt Nam
* Xuân Giáp Thân 2004 *
Tôi đứng bên này biển
Anh đứng bên kia bờ
Cách nhau một đại dương
Nhìn biển khơi trùng điệp !
Từng làn sóng, thấp cao hòa nhịp
Dù gần xa, nối tiếp kéo theo
Vừa đẩy vừa xô, rác rưới, bọt bèo
Tấp vào bờ, cho biển lộng
giữa trời xanh mây trắng
Nhìn quê hương, anh nghe nhiều cay đắng
Nhìn cội nguồn, tôi thấm những niềm đau
Sừng sững Trường Sơn thăm thẳm một màu
Mênh mông Thái Bình rạt rào tiếng gọi
Mẹ nằm đó, mắt lệ nhòa, không nói
Cha trầm ngâm, trắng phếu, bạc mái đầu
Đêm phủ đã dài, bóng tối vẫn chìm sâu
Mặt trời còn ngủ, bình minh chưa ló dạng
Kéo mặt trời lên, cho vừng đông tỏ rạng
Đẩy bóng tối đi, cho ánh sáng hiện về
Những con đường quê hương nối nhịp đề huề
Reo khúc nhạc tình ca, lên ngôi lịch sử
Mẹ còn đó, gối đầu tình tự
Cha còn đây, ôm mảnh dư đồ
Biển rộng sông dài, gìn giữ điểm tô
Nguồn cội ngàn xưa, tình non nghĩa nước
Từng thế hệ trao nhau, lần dấn bước
Con đường dài, vang khúc nhạc quê hương
Hoa lá đơm bông trên vạn nẻo đường
Cho Tổ quốc Việt Nam, ngàn năm tươi sáng
Tôi đứng từ nguồn cạn
Anh đứng tận đầu ghềnh
Và những đàn em hụt hẫng, chênh vênh
Khơi nước chảy, cho sông dài biển rộng
Dòng lịch sử còn rung thời tiết đọng
Thuở dựng cờ, khai tổ quốc giang san
Tình non nghĩa nước mênh mang
Như tia nắng rọi trên hàng thùy dương
Anh đi xây đắp nẻo đường
Tôi đi vá lại quê hương rã rời
Em đi môi thắm hoa cười
Tình ca muôn thuở của người Việt Nam.
Điệp Khúc QUÊ HƯƠNG
* 12-2003 *
Tôi hát khúc nhạc Trường Sơn
Cao vút núi non hùng vĩ
Tôi ca âm điệu Thái Bình
Rạt rào biển cả mênh mông
Nối liền tình biển nghĩa sông
Tình non nghĩa nước một dòng hùng ca
Bắc Nam Trung thật đậm đà
Ba miền đất nước một nhà Việt Nam
Hát từ thuở Vua Hùng, lập quốc Văn Lang
Ca nguồn cội Rồng Tiên, mẹ Âu cha Lạc
Truyền nối nhau năm mươi thế kỷ đã thừa
Hát về tình tự xa xưa
Hát vang không dứt để chừa mai sau
Da vàng máu đỏ một màu
Nắm tay xây dựng nhịp cầu quê hương
Hát vang trên khắp nẻo đường
Hát vang thôn xóm, phố phường thân yêu
Tôi hát tiếng kiêu sa, dựng cờ lịch sử !
Tôi hát tiếng oai hùng, bảo vệ non sông !
Năm ngàn năm, mãi khơi dòng
Kết tinh thành mảnh hình cong dư đồ
Giang sơn gấm vóc điểm tô
Non sông cẩm tú nên thơ diệu kỳ
Hát trên những bước đi
Miền Bắc khai nguyên
Cái nôi dân tộc
Thăng Long, Hà Nội
Hát trên những nẻo đường
Lịch sử vươn dài
Từ ải Nam Quan
Đến mũi Cà Mau
Hát thành phố Sài Gòn
Hòn ngọc viễn đông
Ba trăm năm, trang sử lên ngôi
Hát Huế Kinh đô
Tiếng vọng Trường Tiền mấy nhịp
Dạ sầu sông Hương núi Ngự
Hát nữa đi em, bài ca tình tự
Hát nữa đi em, tiếng hát tình quê
Trường Sơn lan tỏa câu thề
Thái Bình loáng bạc, sóng kề nước reo
Hát lên cao vút lưng đèo
Ngân sâu bóng nước, mái chèo đò ngang
Tâm tư hòa điệu cung đàn
Em reo khúc nhạc tình tang trở về
Nhạc vàng trổi khúc tình quê
Năm ngàn năm, vẹn ước thề núi sông
Trường Sơn ca khúc Biển Đông
Em reo ca khúc Lạc Hồng Việt Nam
Núi non ca khúc xanh lam
Em reo ca khúc ngàn năm Tiên Rồng
Non sông ca khúc một dòng
Em reo ca khúc một lòng nhớ thương
Tình quê ca khúc nẻo đường
Em reo ca khúc quê hương muôn đời
Thuyền reo ca khúc xa khơi
Em reo ca khúc muôn đời Việt Nam.
Dệt Mộng MƯỜI ĐI
Tháng 02 - 2004.
Ai đi thơ thẩn dưới trăng
Ngẩn ngơ cho ánh trăng vàng lung linh
Ai ngồi ủ dột đầu ghềnh
Trơ vơ cho đá chênh vênh tháng ngày
Ai lùa gió nhẹ heo may
Phất phơ cho lá lung lay bụi trần
Ai lồng cho áng phù vân
Lửng lơ trôi nổi xa gần trời mây
Ai nghiêng nắng đổ về tây
Cho chim Hồng Lạc buồn bay cuối trời
Ai làm mặt nước chơi vơi
Cho thuyền khuất bóng tăm hơi chưa về
Ai làm lở lói bờ đê
Cho sông hỏi nước não nề nước sông
Ai làm trơ trọi ruộng đồng
Cho lúa hỏi mạ trổ bông mấy mùa
Đếm trong vụn vỡ được thua
Cái quay búng sẵn, gió lùa đêm đông
Đầu ghềnh nói chuyện núi sông
Hỏi non non thẳm, hỏi sông sông dài
Ngày nay rồi lại ngày mai
Và ngày mai nữa một hai chưa tròn
Núi bao nhiêu tuổi núi non
Non bao nhiêu tuổi non còn núi cao
Đêm đêm tỉnh mộng thì thào
Non non nước nước nao nao mấy bờ
Một đi bến đợi sông chờ
Hai đi non đợi nước chờ xanh xanh
Ba đi xây nguyện ước thành
Bốn đi sức lực để dành quê hương
Năm đi kêu gọi tình thương
Sáu đi xây đắp nẻo đường Việt Nam
Bảy đi tay chống tay làm
Tám đi kinh Bắc bình Nam không sờn
Chín đi gìn giữ sắt son
Mười đi toàn vẹn cháu con Tiên Rồng
Một đi là núi là sông
Mười đi là giống là giòng Việt Nam.
Người Cha Việt Nam
Người Cha nước Việt thật đường đường
Luyện sử đan thanh vẹn sắt son
Đánh trống khua chiêng khi quốc biến
Kinh bang tế thế lúc bình mông
Người Cha nước Việt thật kiên cường
Vị quốc vị gia nhuộm máu xương
Bao thưở can qua tàn khói lửa
Chiến bào rũ áo tóc pha sương
Người Cha nước Việt thật kiên trinh
Vị nước vị non trọn nghĩa tình
Quan ải biên thùy yên giới tuyến
Hương thơm đồng nội ổn quê mình
Người Cha nước Việt thật tinh kỳ
Phớt gió lông hồng vó ngựa phi
Ngang dọc tung hoành trong bốn biển
Tư nghì tâm lực chẳng hề chi
Người Cha nước Việt của Vua Hùng
Quốc Tổ dựng cờ mở nước chung
Kế thế truyền lưu trang sử ngọc
Muôn đời con cháu chẳng lao lung
Giang sơn gấm vóc nước non nhà
Chữ « S » dư đồ lộng sắc pha
Sông núi hồn thiêng an ngự trị
Ba miền đất nước sử hùng ca
Việt Nam một cõi vững như thần
Sông núi này là của nước Nam
Thuở trước đời sau truyền mãi mãi
Tấm lòng không thẹn với tiền nhân
Ta hát ca vang Cha Việt Nam
Người Cha kỳ vĩ giống da vàng
Sản sinh dân tộc kiên trinh nhất
Tự thuở đất trời đã định ban
Nói thế, cho hay dân tộc này
Trời không thể chuyển, đất không lay
Sao dời vật đổi, ra sao nữa
Vũ trụ càn khôn nể mặt thay
Huống chi nhân loại trên trần gian
Đừng có dễ ngươi lửa thử vàng
Dạ sói lòng lang un tro bụi
Bao thời rồi đó, nhớ thì kham
Trổi khúc nhịp nhàng ca hát vang
Đông Tây Nam Bắc khắp trần gian
Cổ kim xuyên suốt ngàn sau nữa
Con cháu Vua Hùng nước Việt Nam .
Tháng 10 – 2008
Ông Cha của ta
Ông Cha khai quốc dựng gia
Khai sơn phá thạch đắp nhà Việt Nam
Ông Cha miệng nói tay làm
Lòng son dạ sắt tâm đan không sờn
Ông Cha lên núi đỡ non
Xuống sông tát biển xây hòn đảo xa
Ông Cha xuống móng dựng đà
Lên ruôi đỡ nóc lợp nhà quê hương
Ông Cha xẻ núi mở đường
Xây cầu lấp hố thông thương ba miền
Ông Cha gốc cội Rồng Tiên
Kết tinh sông núi hồn thiêng muôn đời
Dù cho vật đổi sao dời
Kinh qua lịch sử giống nòi kiên trinh
Dù cho dâu biển điêu linh
Lạc Hồng muôn thuở tự tình thủy chung
Ông Cha lẫm liệt oai hùng
Chữ hoành hết mức chữ tung tột đường
Ông Cha kiệt xuất phi thường
Giữ yên bờ cõi đuổi phường xâm lăng
Tre già che chở nụ măng
Lúa vàng ươm mộng mạ non xanh đồng
Sông dài biển rộng mênh mông
Muôn người như một chung lòng hòa vang
Kể từ mở nước Văn Lang
Năm ngàn năm đã vững vàng giang sơn
Kể từ một Mẹ trăm con
Gần chín mươi triệu vuông tròn tinh anh
Da vàng máu đỏ thiên thanh
Muôn ngàn năm nữa trong lành Việt Nam .
Bài ca Mẹ Việt Nam
Ta hát ca vang Mẹ Việt Nam
Đồng bào một bọc một trăm con
Năm mươi theo Mẹ lên rừng núi
Một nửa theo Cha xuống Biển Đông
Ta hát ca vang Mẹ Việt Nam
Một tay nuôi dưỡng cả đàn con
Một tay chống đỡ lo nhà cửa
Gia thất khang trang thật vẹn toàn
Ta hát ca vang Mẹ Việt Nam
Một sương hai nắng mỏm non sông
Thân cò lặn lội trên bờ vắng
Nhẹ gánh, chồng đi cứu nước non
Ta hát ca vang Mẹ Việt Nam
Nữ lưu vùng đất ở phương nam
Đảm đang trinh tiết tròn son sắt
Thùy mỵ nết na vẹn ngọc vàng
Ta hát ca vang Mẹ Việt Nam
Một đời gian khổ, không than van
Một đời lao nhọc, không hờn dỗi
Trăm đắng ngàn cay cũng chẳng màng
Ta hát ca vang Mẹ Việt Nam
Tình thương bát ngát hơn biển Đông
Tấm lòng cao cả hơn trời đất
Nam Bắc Đông Tây, khó sánh bằng
Ta hát ca vang Mẹ Việt Nam
Vuông tròn cháu cháu với con con
Vẹn toàn hai gánh Nội cùng Ngoại
Tâm vẫn không suy, lực dẫu mòn
Ta hát ca vang Mẹ Việt Nam
Nữ nhi thục đức vốn trời ban
Anh thư tài trí đan thanh sử
Khi cá vàng hoe, khi cá kình
Ta hát ca vang Mẹ Việt Nam
Xứng danh với lá ngọc cành vàng
Thời bình, cơm áo vui nhà cửa
Thời chiến, nếu cần voi trận xung
Ai mà không nhớ Hai Bà Trưng
Bà Triệu giương oai, thét vẫy vùng
Cô Bắc Cô Giang cùng sánh bước
Đời sau thuở trước mãi soi gương
Tấm thân của Mẹ vốn là Tiên
Hễ nữ phải nhi không hậu - tiền
Tuy nữ nhưng nam còn nể mặt
Mẹ hiền muôn thuở vĩnh châu viên
Thế mới hát ca Mẹ Việt Nam
Thanh thanh như quít, ngọt như cam
Như xôi nếp một, đang mùa mới
Như mía đường lau, hạn hán khan
Thế mới hát ca Mẹ Việt Nam
Tay tiên của Mẹ Âu Cơ ban
Vóc tiên của Mẹ soi trời đất
Nhân loại năm châu đâu sánh cùng
Trổi khúc nhịp nhàng ta hát vang
Vỗ tay hòa điệu với cung đàn
Người người nối nhịp cùng nhau hát
Ca hát tưng bừng Mẹ Việt Nam .
Tháng 10 – 2008
Mặc Giang
Hồn Non Nước
Ta đi từ Nam ra Bắc
Ta đi từ Bắc vô Nam
Đâu đâu cũng cẩm tú giang san
Đâu đâu cũng quê hương gấm vóc
Ghềnh thác đổ trên núi rừng Bản Giốc
Ải Nam Quan, cửa ngõ của biên thùy
Một ngàn năm Phương Bắc, vẫn còn ghi
Nhắc cháu con đời đời không quên lãng
Thăm Cổ Loa, nghe tâm hồn xao xuyến
Nhìn lâu đài nền cũ, bóng tịch dương
Nhớ Văn Lang của Đức Tổ Hùng Vương
Đất Phong Châu mờ mờ loang dấu tích
Về Hà Nội với sắc màu thanh lịch
Thoáng đâu đây ba mươi sáu phố phường
Chân bước đi mà lòng dạ vấn vương
Nhớ Thăng Long kinh qua bao thời đại
Vượt Sông Gianh ta đi vào Bến Hải
Sóng vỗ bờ xây xát mảnh hồn đau
Những tang thương chưa vá hết biển dâu
Những vết tích còn hằn sâu tam thể
Đến Cố Đô, trầm buồn đeo nỗi nhớ
Cầu Trường Tiền nhịp khúc gợn Hương Giang
Để Kinh Kỳ trầm mặc với thời gian
Lý tình tang, hò Nam Ai không dứt
Vào Sài Gòn, đèn muôn màu sáng rực
Nét lung linh mờ ảo nhớ Đô Thành
Đèn sáng trưng vẫn nhấp nháy sao đêm
Hoàng hôn xuống, sương sa sa thấm lạnh
Vào Miền Nam , cò bay như rủ cánh
Chưa giáp vòng vùng châu thổ Cửu Long
Lúa cũng vàng nhưng trời bớt xanh trong
Bởi rộng quá giữa viễn đông hòn ngọc
Mũi Cà Mau, điểm cuối cùng chữ “S”
Sóng vỗ bờ, ôm ấp Đảo Hòn xa
Phú Quốc, Côn Lôn, Hoàng Sa, Trường Sa
Vô số Đảo, dọc biển Đông nước Việt
Anh có biết
Chị có biết
Và em có biết
Dân Việt Nam, dòng dõi của Tiên Rồng
Đất Việt Nam, đất nước của Vua Hùng
Ta bước đi, nghe tiếng gọi kêu chung
Hồn non nước muôn ngàn năm sống mãi
Đẹp lung linh tận biên thùy quan ải
Ngát thanh thiên cả đồng nội châu thành
Ngào ngạt bay khắp biển rộng trời xanh
Hồn non nước Việt Nam cao quý quá.
Tháng 10 – 2008
Mặc Giang
Tuyên Ngôn
của Nước Việt Nam
Dõng dạc tuyên ngôn thuở dựng cờ
Cha Long Quân với mẹ Âu Cơ
Đồng bào trăm trứng dòng Hồng Lạc
Của giống Rồng Tiên đẹp ước mơ
Dõng dạc tuyên ngôn thật đích đang
Hùng Vương Quốc Tổ dựng Văn Lang
Phong Châu dấy nghiệp yên bờ cõi
Văn hiến ngàn năm, sống vững vàng
Dõng dạc tuyên ngôn thật rõ ràng
Trời Nam là của đất dân Nam
Báo cho cùng khắp trong thiên hạ
Mộng bá đồ vương, đập nát tan
Dõng dạc tuyên ngôn của Việt Nam
Đội trời, đạp đất, sống hiên ngang
Bang giao, kết nối trong bình đẳng
Cương quyết không tha bọn bá quyền
Tuyên ngôn dõng dạc của Dân Nam
Đã nói quyết tâm, quyết sẽ làm
Tứ mã nan truy, đinh đóng cột
Đừng mong tha thứ bọn tham tàn
Tuyên ngôn dõng dạc thật đường đường
Khí Việt Nam là khí quật cường
Chất Việt Nam là chất quật khởi
Đụng vào, không chết cũng tan xương
Tuyên ngôn dõng dạc thật tinh tường
Nam Bắc Đông Tây khắp bốn phương
Nhân loại năm Châu trên thế giới
Việt Nam chỉ trọng nghĩa giao tương
Nói thế cho hay dân tộc này
Hiền thì, quả thật hiền lành thay
Dữ thì, cũng nhất trong thiên hạ
Đã nói là làm, trị thẳng tay
Hiền, với những ai biết kết giao
Hổ tương, không có thấp hay cao
Công bằng, bình đẳng cùng trân trọng
Như nghĩa Vườn Đào đẹp biết bao
Dữ, với những ai không biết điều
Ngang tàng, hống hách, nghểnh kiêu kiêu
Giương giương, tự đắc, kênh kênh kiệu
Quật sụm bà chè, hồn phách tiêu
Dõng dạc tuyên ngôn nước Việt Nam
Hùng anh lẫm liệt giống da vàng
Hiên ngang bất khuất không hề khiếp
Quật khởi quật cường chống ngoại xâm
Dõng dạc tuyên ngôn nước Việt Nam
Ngàn xưa trang sử lộng huy hoàng
Ngàn sau trang sử tô son sắt
Kiên quyết trung trinh thập vẹn toàn
Dõng dạc tuyên ngôn nước Việt Nam
Cơ đồ lịch sử của dân Nam
Giang sơn vấm vóc non sông Việt
Sắt lộng pha lê, son thiếp vàng
Dõng dạc tuyên ngôn nước Việt Nam
Đất ta ta sống, không ai xâm
Trời ta ta sống, không ai phạm
Vũ trụ càn khôn đã định ban.
Tâm hồn Việt Nam
Anh hùng phỉ chí tang bồng
Dọc ngang bốn biển lông hồng nhẹ bay
Trời không chuyển, đất không lay
Lòng không đổi, dạ không thay, một đời
Đến khi gác kiếm, buông lơi
Tìm về chốn cũ ngỏ lời tiếc thương
Trượng phu, quân tử đường đường
Kinh bang tế thế tầm phương cứu đời
Nặng nghĩa lớn, nhìn xa xôi
Tình nhà gói ghém nhỏ nhoi treo cành
Đến khi cuối nẻo tung hoành
Tìm về chốn cũ, mái tranh quê nghèo
Người thường đâu dám leo trèo
Thanh bần an phận eo sèo thứ dân
Người ta quyền biến lượng phân
Dân quèn giản dị, không cần bon chen
Xa nhà, nỗi nhớ lên men
Từ khi giã biệt, chưa quên chút nào
Xa nhà, nỗi nhớ nao nao
Con thuyền bến cũ cắm sào ngóng trông
Mai về, tìm lại dòng sông
Lên thuyền chèo chống qua sông tới làng
Xa quê, tre cũng ít vàng
Xa nhà, trúc cũng ngỡ ngàng ít xanh
Ruộng đồng trơ trọi nắng hanh
Bờ ao cá bỏ ngậm vành trăng soi
Dân quê chỉ nói thế thôi
Không hoa không mỹ đãi bôi ngượng ngùng
Dân quê không chút thiệt hơn
Vậy mà trọn vẹn tâm hồn Việt Nam .
Tháng 10 – 2008
Anh hùng rơi lệ !
Xa nhà, ai chẳng nhớ thương
Nhớ nhà, ai chẳng đoạn trường canh thâu
Có nghe sỏi đá kêu đau
Có nghe bãi biển bờ lau xạc xào
Đêm còn le lói vì sao
Trăng còn vòi vọi trên cao băng ngàn
Sông đi hai ngả giăng ngang
Cuối dòng còn đợi trên đàng ra khơi
Người đi, cá lặn biệt hơi
Trùng trùng sóng vỗ biết trồi nơi đâu
Bơi lên, ngược nước phủ đầu
Dễ gì gặp lại nhịp cầu xa xưa
Người đi, như thể gió lùa
Thời gian con đẩy bốn mùa lại qua
Ngày về, cứ thế đi xa
Nhớ thương, cứ thế câu ca tang tình
Tình tang tích tịch tang tình
Cung đàn réo rắt quê mình chìm sâu
Tình tang tích tịch con tàu
Nhà ga đứng lại con tàu chạy đi
Xịch xình phụt khói đen sì
Đường tàu nhỏ lại kinh kỳ xa mơ
Tàu đi, còn có chuyến về
Người đi, gởi gió lê thê mây ngàn
Xa nhà, khép mở đoạn đàng
Nhớ nhà, mất hút đoạn đàng tìm quên
Phương trời một nỗi thênh thênh
Mênh mang nỗi nhớ, tìm quên não lòng
Nhiều khi đem nhớ ra hong
Ấm đâu không thấy mà đông lạnh lùng
Cho rằng suy nghĩ mông lung
Xưa nay biết mấy anh hùng lệ rơi !
Tháng 10 – 2008
Nặng tình nước non
(Đọc trang Sử Việt)
Nhìn qua hình ảnh quê mình
Đọc trang Sử Việt nặng tình nước non
Nơi đâu cũng có dấu son
Nơi đâu cũng có gợn hồn núi sông
Nhìn qua hình ảnh quê hương
Đọc trang Sử Việt vấn vương tự tình
Nơi đâu cũng có anh linh
Nơi đâu cũng có bóng hình Tổ Tiên
Nhìn qua hình ảnh Ba Miền
Đọc trang Sử Việt hồn thiêng hiện về
Hiện về khắp nẻo sơn khê
Băng qua sông biển vỗ về đảo xa
Nam Quan, Việt Bắc la đà
Cà Mau, Rạch Giá mặn mà thùy dương
Thượng Du đón nắng gối sương
Trung Du ươm mộng trên đường về Xuôi
Xuôi về Hà Nội không nguôi
Thăng Long ẩn bóng u hoài Cổ Loa
Văn Lang muôn thuở không nhòa
Hùng Vương cao vợi trên tòa Quốc Ân
Bạch Đằng mưa vũ mây vần
Bức tranh tuyệt thế phong thần Hạ Long
Vào thăm Xứ Nghệ khơi dòng
Sông Gianh gờn gợn Đàng Trong – Đàng Ngoài
Vào thêm chút nữa ai ơi
Bên dòng Bến Hải ru hời tình tang
Cố Đô khép kín mơ màng
Phải chăng sợ Phá Tam Giang thuở nào
Dừng chân Bình Định nao nao
Hồn Chiêm phưởng phất rì rào gió bay
Nha Trang mây nước sóng lay
Thùy dương cát trắng tỏ bày cùng ai
Bước vào Gia Định - Đồng Nai
Ba trăm năm cũ hoa cài Thành Đô
Vũng Tàu, bãi Trước mời vô
Bãi Sau xin hẹn Cần Giờ xuôi Nam
Vào thăm sông nước mênh mang
Đồng bằng Sông Cửu bạt ngàn phì nhiêu
Cần Thơ như lụa bọc điều
Bước đi như vướng cầu kiều Hậu Giang
Cà Mau, Rạch Giá đôi đàng
Đàng kia Côn Đảo, đây đàng Hà Tiên
Bọc lên ranh giới Cao Miên
Đi thêm chút nữa nối liền Ai Lao
Trường Sơn nghe gió Thượng Lào
Nghe sóng lồng lộng xạc xào biển Đông
Nhìn qua thế núi thành đồng
Kết trang Sử Việt non sông nước này
Hèn chi khói tỏa ngàn bay
Hồn thiêng Dân Tộc thêm dày keo sơn
Dù cho nước chảy đá mòn
Ươm trang Sử Việt sắt son muôn đời.
Tháng 10 – 2008
Anh về thăm lại tình quê
Anh về thăm lại tình quê
Nghe hồn sông núi vỗ về cảm giao
Mỗi bước đi, một tự hào
Mỗi bước chân, một rạt rào nhớ thương
Làm trai trả nợ núi sông
Hai vai gánh vác tang bồng xưa nay
Lông hồng phất gió tung bay
Chiến bào bạc trắng dấu giày bốn phương
Giang san chồng chất cốt xương
Máu đào thắm đượm quê hương xanh màu
Mấy ai chinh chiến bạc đầu
Ly bôi chưa cạn đã chầu anh linh
Thẻ bài xóa mất tên anh
Thêm một chiến sĩ vô danh hương thờ
Kể từ mở nước dựng cờ
Bàn thờ Tổ Quốc mịt mờ khói bay
Bao tấc đất, núi sông này
Lũy thừa nhân cộng sâu dày thân trai
Bao ngõ ngách, chốn tuyền đài
Không nơi nào thiếu hình hài chinh nhân
Nơi đâu, anh cũng dấn thân
Ở đâu, anh cũng dự phần máu xương
Bước đi từng bước trên dường
Lắng lòng, mới thấu đêm trường sương pha
Tại sao tiếng quốc kêu gia
Tại sao tiếng hạc lan xa vọng dài
Hương quê đậm nét phương đài
Hồn quê đậm nét dấu hài trường chinh
Viếng thăm thương lấy quê mình
Chắp tay khấn nguyện đượm tình núi sông.
Tháng 10 – 2008
Em về thăm lại quê xưa
Em về thăm lại quê xưa
Em nhớ mang máng chứ chưa biết nhiều
Sinh ra không bọc vải điều
Mà bọc khố rách chắt chiu thân nghèo
Nhớ rằng lòng mẹ hắt heo
Tấm thân cô phụ eo sèo nuôi con
Ngày ngày mua gánh bán bưng
Đêm đêm thức giấc xoay lưng mẹ ngồi
Có khi mẹ khóc xa xôi
Con không hiểu thuở đầu đời mẹ ơi
Ngày xưa hỏi mẹ đôi lời
Cha đâu không thấy đơn côi cửa nhà
Mẹ rằng cha đi thật xa
Cha dâng cho nước, cửa nhà cho “Me”
Ve sầu chín khúc ruột se
Đến nay còn nhớ câu vè dân ca
“Thân trai là của quốc gia
Thân gái là của cửa nhà nuôi con
Thân cha gieo đỉnh Thái Sơn
Thân mẹ khung cửa mỏi mòn vọng phu
Vọng phu gởi gió ngàn thu
Mền đơn chiếc bóng mịt mù khóc sương
Nỗi lòng nát cõi tơ vương
Một thân chống đỡ trăm đường xót xa »
Lớn lên con mới hiểu ra
Hèn chi cha đã đi xa không về
Thỉnh thoảng nhìn mẹ ủ ê
Dưa muối mẹ gắp, cá mè cho con
Có khi mẹ quẹt lối mòn
Từ trong mắt mẹ giọt tròn lăn lăn
Có khi tay áo làm khăn
Mẹ lau thật vội sợ con mẹ buồn
Hèn chi lòng mẹ héo hon
Ít cười ít nói không son không màu
Mẹ em già sớm ốm đau
Theo cha đi xuống chuyến tàu tử sinh
Còn em, mấy chị em mình
Lớn lên mỗi đứa lưu linh lạc loài
Nay về như thể tìm tòi
Chôn nhau cắt rốn cõm còi tuổi thơ
Vậy mà Quê Mẹ đó nghe
Quê Cha đó nhé, tiếng ve trưa hè
La đà chi nữa lá me
Lơ thơ nhánh trúc lũy tre đầu làng
Lòng em vẫn nhớ mênh mang
Nhà quê không có, nén nhang vẫn còn
Mắt em cũng có lối mòn
Như mẹ ngày trước giọt tròn chảy quanh
Ngồi bên bãi cỏ xanh xanh
Bóng Cha nhìn Mẹ ngậm vành trăng soi
Kia là nấm mộ Cha ơi
Đây là nấm mộ Mẹ ơi hương mờ
Chìm sâu vào cõi trơ vơ
Thương Cha khóc Mẹ thả bè con côi
Ghé thăm Quê Nội lưng đồi
Nào Cô nào Bác đã ngoài mấy mươi
Ghé thăm Quê Ngoại đôi người
Cậu, Dì cũng đã nụ cười già nua
Chào nghe, tiếng gọi quê xưa
Chào nghe, tình tự gió lùa hây hây.
Tháng 10 – 2008
Cha về thăm lại quê nhà
Cha về thăm lại quê nhà
Trên đôi nạng gỗ yếu già nửa thân
Nửa này gió bụi phong trần
Nửa kia phân mục góp phần quê hương
Bao năm túy ngọa sa trường
Cùng anh em, nhuộm máu xương biên thùy
Mịt mù khói súng tinh kỳ
Đạn bom siêu đẳng còn gì thịt da
Chiến trường sôi động xông pha
Trận địa khủng khiếp nhào ra tuyến đầu
Núi rừng lá thấp chìm sâu
Đèo cao hú gió nhuộm màu dọc ngang
Nửa thân còn lại đang mang
Biết bao đồng đội nát tan mấy lần
Nửa thân còn lại cơ bần
Biết bao đồng đội tấm thân sao tìm
Suối vàng anh đã ngủ yên
Hương hồn vất vưởng giữa triền núi xanh
Ghi thêm chiến sĩ vô danh
Hương đài tưởng niệm tựu thành sử ca
Nay cha về lại thăm nhà
Mấy lần đã bỏ quê nhà ra đi
Khi đi có mẹ tiễn đi
Khi về mẹ đã biệt ly lâu rồi
Khi đi vợ tiễn nghẹn lời
Khi về vợ ngủ biệt khơi đáy mồ
Người thời thiếu phụ khăn khô
Cha thời binh phế thắp nhòa nén hương
Quê nhà không phải hậu phương
Cha con dắt díu tìm đường phó thân
Nay về thêm nữa một lần
Mái đầu bạc trắng phù vân cuối đời
Con nay gần nửa kiếp người
Thì cha đã quá bảy mươi cõi còm
Chống đôi nạng gỗ lom khom
Một trời quê cũ mắt mòn kéo mây
Trên đền tổ quốc khói bay
Dưới đền cha chống đôi tay lựa lần
Để mà tưởng nhớ tiền nhân
Kinh bao thời đại góp phần quê hương
Để mà tưởng nhớ tiếc thương
Oanh oanh liệt liệt đường đường hồn thiêng
Giang sơn trên khắp ba miền
Đời sau thuở trước nối liền lung linh
Nén hương thấm lệ lưu tình
Nén hương cũng để thương hình bóng cha.
Tháng 10 – 2008
Mẹ về thăm lại quê nghèo
Mẹ về thăm lại quê nghèo
Tấm thân của mẹ đẳng đeo nhiễu điều
Nhìn ra cửa trước tịch liêu
Cửa sau nhìn lại chín chiều ruột đau
Một sương, hai nắng thịt thau
Ba nhà, bốn cửa mắt sâu hoen mờ
Năm canh, sáu khắc đêm mơ
Bảy cay, tám đắng tóc tơ trắng màu
Chín, ra Ái Tử mưa ngâu
Mười, vô Cô Phụ bến tàu biệt ly
Chồng thì rữa mục âm ty
Con thì biên ải một đi không về
Nhà tranh bếp lửa ủ ê
Nhiều khi tro lạnh không nề cháo cơm
Ru con nhỏ dại ngủ yên
Mẹ ngồi thơ thẩn trắng đêm canh dài
Sao hôm rồi đến sao mai
Sao khuya sao sớm sao phai sao mờ
Một tay vá víu đơn cô
Một tay vá víu con thơ tháng ngày
Có khi giọt ngắn giọt dài
Hai bờ khô héo nhẵn chai lối mòn
Tấm lòng mấy lớp héo hon
Tâm can mấy lớp mảnh hồn thương đau
Bên Ngoại mặt nước rầu rầu
Bên Nội heo hút mưa ngâu đông hàn
Mẹ nhìn nấm mộ rêu phong
Đưa tay sửa lại bát nhang lên màu
Mẹ nhìn di ảnh thật lâu
Rưng rưng khóe mắt giọt châu hai hàng
Mẹ nhìn nền móng bỏ hoang
Nhà xưa biến mất gió ngàn bay xa
Biết bao người mẹ quê ta
Xin kêu tiếng mẹ của nhà Việt Nam .
Trả ta sông núi
Xin mượn tựa đề và cảm tác khi đọc
bài Trả Ta Sông Núi của Thi bá Vũ Hoàng Chương
Trả ta sông núi của Rồng Tiên
Tổ quốc trời nam thật vĩnh nhiên
Tọa thị phương nam son sắt ấy
Uy nghi lẫm liệt khí hùng thiêng
Trả ta sông núi của ông cha
Sông máu núi xương dựng nước nhà
Da chất thịt chồng xây lịch sử
Tranh thêu gấm vóc lộng sơn hà
Trả ta sông núi của muôn đời
Liệt nữ anh hùng gương sáng soi
Bảo vệ truyền lưu trao thế hệ
Ngàn năm tâm lực mãi tô bồi
Trả ta sông núi tự ngàn xưa
Dân tộc Việt Nam dũng khí thừa
Đồng bọc đồng bào đồng sắc thái
Muôn người như một biết hay chưa
Trả ta sông núi để ngàn sau
Con cháu Rồng Tiên nhuận sắc màu
Không thẹn tiền nhân khai mở nước
Việt Nam ngời sáng rạng minh châu
Trả ta sông núi mãi khơi dòng
Sừng sững Trường Sơn đỡ núi sông
Triều sóng Biển Đông chống vọng ngoại
Vó câu cửa sổ tựa lông hồng
Trả ta sông núi hát Sông Hồng
Ca ngợi Thái Bình đón gió đông
Hát Cửu Long giang hòa chín khúc
Đồng Nai Bến Nghé mãi chờ mong
Trả ta sông núi vẹn ba miền
Sông biển đảo xa nối đất liền
Rừng thẳm cao nguyên đèo gió hú
Đồng bằng nương rẫy thú điền viên
Trả ta sông núi khắp ba miền
Lấp biển dời non thẳng tiến lên
Xẻ dốc be đường cầu nối nhịp
Bắc Trung Nam một dãi thần tiên
Trả ta sông núi vẹn câu thề
Tim sắt gan chì thanh sử kê
Thân tử khí hùng luôn bất tử
Hồn thiêng lộng gió thét sơn khê
Trả ta sông núi giống da vàng
Dân tộc kiêu hùng nước Việt Nam
Nam bắc đông tây đừng động thái
Đụng vô rồi kéo chạy tan hoang
Trả ta sông núi vẹn cơ đồ
Một tấc chẳng suy thuở dựng cờ
Một khoảnh không mòn trang sử Việt
Tử thành một khắc vạn xương khô
Trả ta sông núi của hùng anh
Năm ngàn năm sử kết đan thanh
Sông dài biển rộng reo gió hát
Trời cao đất rộng ngát hương lành
Trả ta sông núi nước non này
Tự cổ tới kim không đổi thay
Đến mãi ngàn sau không biến chuyển
Thành đồng vách núi mãi không lay
Trả ta sông núi nước non nhà
Tích tịch tình tang trổi khúc ca
Con cháu Lạc Hồng reo tiếng hát
Ngân dài quốc quốc với gia gia.
Mặc Giang
Tháng 10 – 2008
Dõng dạc tuyên ngôn
Ta đâu có bỏ quê hương ta
Bởi thế thời nghiêng ngửa lại qua
Bởi ngã nhân bào ảnh lộng gió
Nên phong ba bão táp quê nhà
Ta đâu đánh đổi quê hương ta
Nhũng nhặng đẩy đưa nghiệt ngã mà
Xanh đỏ trắng đen đeo thế kỷ
Nên trầm kha đất mẹ quê cha
Ta luôn ngước mặt ngẩng cao đầu
Chống đỡ cái khiên đạp thuẫn mâu
Đẽo đá tô bồi son sắt thắm
Lửa vàng gang thép luyện minh châu
Hãy nhớ, ngàn năm đuổi Bắc xâm
Trăm năm ròng rã chống Tây xâm
Rong rêu bèo bọt phường vong bản
Nào nghĩa gì đâu bóng ngoại nhân
Dõng dạc tuyên ngôn non nước ta
Nguồn xưa trả lại đất quê cha
Cội xưa trả lại tình quê mẹ
Tiên Tổ muôn đời trổi khúc ca
Tích tịch tình tang vạn lý hề
Quê hương gấm vóc lộng sơn khê
Giang san cẩm tú reo sông biển
Văn hiến ngàn năm vẹn ước thề
Tích tịch tình tang vạn nhịp cầu
Viễn đông hòn ngọc rạng minh châu
Đông Tây Nam Bắc soi kim cổ
Dòng giống Lạc Hồng không dễ đâu
Quê hương đâu mất, bỏ quê hương
Sông núi đâu mòn, bởi gió sương
Trải nắng bền gan trêu tuế nguyệt
Dầm mưa vững chí cợt phong trần
Quê hương còn đó vẹn câu thề
Kế thế truyền nhau mãi nhớ nghe
Dạ sắt tô bồi thêu gấm ngọc
Lòng son nhuận thắm lộng pha lê
Quê hương ta đó đẹp nhà nhà
Khói quyện cờ bay nhờ đức Cha
Bát ngát hương thơm nhờ đức Mẹ
Dấu son ấn ngọc tỏa châu pha
Quê hương ta đó nhớ nghe em
Chị vén mành thưa tựa bức rèm
Anh đứng giữa trời cao đất rộng
Cùng tôi dõng dạc phát tuyên ngôn
Lịch sử huy hoàng nước Việt Nam
Muôn năm rạng rỡ đất trời nam
Hùng thiêng sông núi hồn dân tộc
Tọa thị phương đài đã định ban.
Mặc Giang
Tháng 10 – 2008
Ta bước đi
Ta bước đi trên lâu đài thành cổ
Nhìn rêu mờ nhớ lại tháng ngày qua
Quá khứ lùi vào dĩ vãng thật xa
Lật từng trang lung linh hồn lệ sử
Ta bước đi khắp phố phường Hà Nội
Nhìn Thăng Long phảng phất Cổ Loa xưa
Bóng tiền nhân nhòa nhạt nắng chan mưa
Hoàng hôn phủ ngập ngừng màn đêm xuống
Ta bước đi giữa Cố Đô sầu muộn
Trường Tiền rung mười hai nhịp sáu vài
Núi Ngự Bình ngóng đợi dáng Thiên Thai
Dòng Hương Giang ngưng câu hò điệu lý
Ta bước đi nước Sông Gianh tê tỉ
Mấy trăm năm thổn thức mảnh hồn đau
Máu hai miền thấm lòng đất thật sâu
Xương chồng chất thành đồi cao lộng gió
Ta bước đi dòng Bến Hải còn đó
Cầu Hiền Lương gợn sóng vỗ hai bờ
Trải thời gian chưa vá đắp tiêu sơ
Hồn tử sĩ ngập suối vàng nhức nhối
Ta bước đi vào Qui Nhơn Thị Nại
Nghe hồn Chiêm nghèn nghẹn điệu ru Hời
Hỡi tộc Chàm một thuở của Chiêm ơi
Sống đâu đó đừng quên nhau Chiêm nhé
Ta bước đi cửa Đồng Nai, Bến Nghé
Sóng Đô Thành nhộn nhịp giữa phồn hoa
Nhớ Sài Gòn ru giấc mộng đêm qua
Giọt khô đọng loang loang trên chiếc gối
Ta bước đi Cầu Mỹ Thuận mời gọi
Nhớ ngày qua ngồi đợi từng chuyến phà
Ghi tự tình đậm nét Miền Nam ca
Hát Cửu Long bạt ngàn ra chín cửa
Ta bước đi vào Hà Tiên Rạch Giá
Mũi Cà Mau là điểm đến sau cùng
Phú Quốc kia chìm mây nước điệp trùng
Côn Đảo kia khuất mờ xa sóng biển
Tạm ngừng nghe, xin giã từ một chuyến
Tai còn nghe văng vẳng thoáng giây lâu
« Từ Nam Quan, Ca Mau
Từ non cao, rừng sâu »
Nhớ nhau nghe, ta đứng lại bên cầu
Sông bến nước rạt rào mênh mang chảy.
Mặc Giang
Tháng 10 – 2008
Thủ bút của nhà thơ Mặc Giang Thích Nhật Tân
Kính gửi: - Giám đốc Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM
- Giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ
- Ban tổ chức giải Lịch sử Khoa học Việt
- Các cơ quan thông tấn và báo chí tại Việt
Kính thưa các quý vị,
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt