Và ba bài dưới đây xin được đảnh lễ Thầy Tuệ Sỹ tôn kính, tóc trắng muôn đời trên mây núi Trường Sơn.
Ngọc Hân
Vô Ngôn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Ðỉnh đá nầy và hạt muối đó chưa tan* Vì đại dương nghe thiếu một cung đàn Ðêm nguyệt tận mù sa phơi tóc trắng Người đứng đó mười tám ghềnh đổ xuống Nhớ lũng chiều hồn gió lộng Trường Sơn Ðường trầm luân in mộng triệu sông hồ* Giờ khép lại trăng sao và bóng tối Rừng thấp xuống sầu lên thành quách cổ Trời lao đao niềm muối mặn giữa mù khơi* Từ dạo xa quê tiếng hát gửi lại bên trời Hạt muối đó chưa tan trường mộng phiêu bồng biển im muôn thuở.
* Thơ Tuệ Sỹ
Trầm Tích
Ta thuyền nhỏ đi vào con sóng dữ Quay quắt giữa cường triều dõng mãnh tự ghềnh cao Có phải năm xưa nghe tiếng gọi sông hồ Quên con nước, một chiều thấp cao sóng áo Ðêm từng đêm âm ba nào vẫn đầm đầm vỗ nhịp Một điệu huyền vang vọng lời kinh xưa Cất tiếng ca, sao lạc điệu sông hồ Sương nhớ khói, thuyền nhớ trăng nước nguồn thuở ấy Xiêm áo mùa Thu mênh mang màu phổ độ Ta cúi đầu bên bóng cả ghềnh non xưa Biển chiều nay xin mượn triều hoa sóng bạc đầu Vùi thuyền nhỏ mai nầy dấu sương phai trầm tích cũ.
Dạ khúc
Mưa đã rơi và một loài chim đã bay qua biển chiều đìu hiu tiếng gió Sương đã phai và một ngày nắng đã tan trên tháng ngày dìu dặt nét thu phong
Ta hỏi bóng bao giờ chim vượt ngàn trở lại Bóng mỉm cười mùa hạ huyền đang chênh chếch ngoài kia Nầy bóng ơi sao những hoàng hôn vắng mặt trời ? - Hãy nghe tiếng sóng vỗ mạn thuyền trơ vơ ghềnh đá
Trăng đã treo từ những ngày buồn rơi trên đời sống Mộng đã gầy từ những giấc ban đầu đã xa Hình hài nào vô vọng lãng đãng bên đời ta Chim vỗ cánh tiếng bi ai lạc loài trời phong lữ
Ðêm đã sâu và một vầng trăng khuất đã lâu cho ta cứ hoài ngày thiên thu cũ Ðàn đã chơi vơi và bài dạ khúc đã chùng rơi cho hạt muối ngậm ngùi đau nhức trùng khơi.
- Con người đến với tôn giáo phần lớn là để tìm chỗ dựa tinh thần, nhưng với việc
'' phải thực hành để thể nghiệm '' thì Phật tử chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình mà thôi.
Và nếu Phật tử làm theo thấy được hiệu quả thì dù người khác có làm sao, hoặc có nói thế
nào cũng không làm cho niềm tin của họ lung lay được.
Vô thường nắm rõ trong tay
Đón xuân mừng thọ tháng ngày phôi pha,
Tuổi xuân thầm lặng trôi qua
Xuân về nhanh chóng tuổi già đến ngay.
Năm tàn tháng lụn ai hay
Thơ là gì ? Thi ca là cái chi ? Có người cắt cớ hỏi Bùi Giáng như vậy. Thi sĩ khề khà trả lời : “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ, nhưng thơ là gì, thì đó là điều ta không biết.”* Tuy nói thế, nhưng suốt bình sinh trong cuộc sống, thi sĩ chỉ dốc chí làm thơ và sống phiêu bồng, lãng tử như thơ mà thôi.
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
Tâm ta bàn bạc khắp muôn nơi Dính mắc nên chi khổ lụy đời Buông xả dục ly không phân biệt Thong dong tự tại thật tuyệt vời
Không cố chấp nên cuộc đời giải thoát Ít muốn ham nên cuộc sống thảnh thơi Hiểu và thương nên quyết chí độ đời Không phân biệt lộ “bản lai diện mục”
Trước đây khá lâu, trong site VietShare (site này bây giờ không còn nữa), một blogger, lấy ký hiệu là Tâm Nguyên (TN), có một ý kiến tuyệt vời : TN đề nghị mọi người cùng nhau viết một « Bài Thơ Liên Ngâm ». Chủ đề là « Quê Hương Yêu Dấu », và thể thơ là « Song Thất Lục Bát ». Mỗi người đóng góp 4 câu, và có thể đóng góp nhiều lần. Liên ngâm nghĩa là người viết sau phải tiếp vần với người viết trước.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.