Ta thực hiện cuộc hành trình Quê Mẹ Đi từ Cà Mau tới ải Nam Quan Đi từ Trường Sơn cho tới biển Đông Đểthắm đượm mặn nồng tình non nghĩa nước
Thăm Cổ Loa, nhớ năm ngànnăm trước Đức Hùng Vương sắc ấn dựng cơ đồ Nước Văn Lang từ ngày ấy thắm tô Dòng lịch sử chuyển trao từng thế hệ
Về Hà Nội, nhớThăng Long hoài cổ Đất trời Nam lẫm liệt giống da vàng Ba mươi sáu phố phường, bao vết tích âm vang Khí Lạc Hồng xát xây hồn xâm, thực
Thăm Miền Trung, núi cao, biển rộng, đất hẹp Cho địa linh, nhân kiệt, trí dũng thượng thừa Phong sương tuế nguyệt, mưa dãigió lùa Để Cố Đô, kinh kỳ cùng sông Hương núi Ngự
Bóng thời gian, đâu là Châu Ô Châu Lý Huyền Trân ơi, công chúa điệu ru « Hời » Cảmơn người, sao khuất, nhớ trăng soi Bình Bắc, yên Nam, tận Cà Mau mở cõi
Vào Sài Gòn, nhớ ba trăm năm cũ Gia Định Thành, trấn thủ vững biên cương Ta bước chân đi, nhớ phố nhớ phường Bóng thành đô vương chiều dài kỷ niệm
Bến Bạch Đằng sóng đêm buồn im tiếng Đènpha màu sương gió phủ đường đi Quá khứ qua, ta muốn khép bờ mi Đêmdài quá, nhìn trăng sao nhắn gởi
Vào Miền Nam, đất bạt ngàn, chim bay mỏi cánh Cửu Long giang, chín cửa rạng trời đông Đất chạytới đâu, giáp lạch liền sông Tới Cà Mau chuỗi dài ra biển cả
Dừngchân lại, thăm Hà Tiên, Rạch Giá Cuộc hành trình xuyên đất mẹ thân yêu Càng nhớ thương hai tiếng nhiễu điều Và câu ca dao một giàn bầu bí
Miền Bắc, cái nôi thuở dựng cờ lập quốc Miền Trung, vượt hoành sơn, vạn đại dung thân Miền Nam, mảnh dư đồ chữ « S » tương lân Là sông núi, là hồn thiêng dân tộc
Vật đổi sao dời, Việt Nam bất diệt Núi lở cát bồi, đất nước thiên thu Hỡi quê hươnggấm vóc của ta ơi Cao tiếng gọi cùng quê hương muôn thuở.
Tưởng niệm 32 năm ngày mất của nhà văn B.Đ. Ái Mỹ (1987-2019), mồng 6 tháng Chạp âm lịch, năm nay nhằm ngày 31 tháng 12 cuối cùng của năm 2019...
Cha hiền của tôi đó, một thiện nam Phật tử, pháp danh Tâm Phát.
Ông là một nghệ sĩ tài hoa, đa năng với thơ-văn-nhạc-họa, nhưng rất khiêm cung, hoạt động lặng lẽ vào các thập niên 40-50-60 của thế kỷ trước, và luôn hoan hỷ chịu làm cái bóng mờ nhạt đứng thấp thoáng sau lưng người bạn đời thi sĩ, là Me tôi, cho đến những ngày cuối của cuộc đời...
Tưởng niệm tình ông thật bao la.
Địa-cầu tinh tú cõi hằng sa,
Viễn vọng ông nhìn trông tận mặt,
Ngu hèn chúng chỉ thấy quanh da !
Chúng gieo thiển-cận đầy u-ám !
Ô?g trải văn-minh khắp hải-hà.
Siêu nhân thánh chúa sao mà thế ?
Trái đất hình " vuông " ôi xót xa.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Nhạc sĩ Lam Phương sáng tác khoảng 170 ca khúc phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay, trong số đó đặc biệt là nhạc phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” được chào đời vào lúc ông mới 15 tuổi. Riêng nhạc phẩm "Thành phố buồn" thì chắc rất nhiều người đã từng nghe qua nhiều lần trong đời mình đến quen thuộc...
Tưởng niệm bậc tài danh của làng tân nhạc Việt Nam, xin mạn phép lắp ghép tên một số nhạc phẩm của ông thành bài “Lục Bát Ngắt Dòng” để thay cho nén tâm hương cầu nguyện hương linh nhạc sĩ được sớm về cõi tịnh an!
Vườn xưa vẫn nhớ cuộc đời
Ướt mi xa dấu mặt trời thiêng liêng
Ôi... xin mặt trời ngủ yên
Tự tình khúc tưởng đã quên vô thường
Em còn nhớ hay đã quên
Rừng xưa đã khép gọi tên bốn mùa
Nguyệt ca tình xót xa vừa
Đời gọi em biết bao lần ướt mi
Tưởng niệm Ni Sư Trí Hải
Sen trắng vươn cao cơn lốc xoáy
Nước xanh trong biển động sóng gào
Trăng Bát Nhã soi vùng tâm tối
Núi đại thừa sừng sững giữa trời cao
Thấm thoát mà nay sắp tiểu tường (1)
Ngài về với Phật ngộ quê hương (2)
Thong dong cất bước đường thanh thoát
Bận bịu chùn chân cảnh thế thường !
Một kiếp hóa thân mong cứu khổ
Ngàn đời chấp thủ thật khôn lường !
Độ tha hạnh nguyện còn dang dở
Hồi nhập Ta bà Pháp xiễn dương
Phật nhập Niết Bàn Pháp thân tỏ rạng
Tịch diệt vô dư vắng lặng chơn thường
Công hạnh Ngài đã tỏa khắp muôn phương
Nhìn tượng Phật lòng tràn đầy hoan hỷ
Ngài nằm đó một dáng nằm tuyệt mỹ
Cho muôn đời muôn thế kỷ tôn vinh
Cuộc đời Ngài vì tất cả chúng sinh
Ứng thân diệt nhưng pháp thân còn mãi
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.