Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Đời (The Life)

19/12/201018:28(Xem: 11633)
Cuộc Đời (The Life)
Tran Nhan Tong

TRẦN NHÂN TÔNG
ĐỨC VUA SÁNG TỔ MỘT DÒNG THIỀN

Tran Nhan Tong (1258 – 1308)
The King Who Founded A Zen School
Translated and Commented by Nguyen Giac
Thien Tri Thuc Publications, California 9010


The Life

Many centuries ago there lived a king who led the Vietnamese people to defeat the Mongolian invaders twice; one day in 1293 this great king ceded the throne, few years later became a monk, and then left a Zen heritage that has flourished now as the largest Zen school in Vietnam. He was Tran Nhan Tong, the third king of Tran Dynasty and the founder of the Truc Lam Zen School.

He was born in 1258, the eldest child of King Tran Thanh Tong and Nguyen Thanh Hoang Thai Hau. His birth name was Tran Kham. Tran Nhan Tong was fond of Zen since childhood despite his royal upbringing. Becoming Crown Prince at sixteen years old, he tried to yield that role to his younger brother, but his father, King Tran Thanh Tong, refused. Then the king married him to the eldest daughter of Nguyen Tu Quoc Mau; his wife later had the title of Kham Tu Thai Hau. He lived in royal happiness, but always thought of becoming a monk.

In the middle of one night, he climbed out of the citadel, and fled toward Yen Tu Mountain. When approaching Thap Temple at the Dong Cuu Mountain and feeling so much tired, he got in the tower and lay down for a rest. The head monk made a meal for the guest, and recognized that the stranger had an extraordinary apprearance. After getting the news, the king deployed an army unit to find him. He sadly returned to the palace.

Tran Nhan Tong became the king of Vietnam in 1279, when he was twenty-one years old. While ruling the kingdom, he tried to keep himself pure for spiritual practice. He came daily to Tu Phuoc Temple in the imperial city for practice.

One day, he took a nap at noon and saw a golden lotus growing from his navel; the lotus flower was as large as a cart wheel on which a golden Buddha sat in meditation. Someone standing near pointed at him and said, “Do you know this Buddha? He is the Buddha of Shining Transformation.” When awakened, he told his father about the dream. King Tran Thanh Ton praised that as something unusual.

Tran Nhan Tong ate vegetarian food and lived a simple life. His body was thin. Tran Thanh Tong showed surprise and asked him why he looked weak. After he told about the way he lived, his father cried and said, “I am an old man, relying on you only. You now live in that way; how could you wield the nation that was passed on from ancestors?” Upon hearing his father’s words, he wept.

Tran Nhan Tong was smart and studious. It was said that he read all the books in the royal palace, and understood their Buddhist and worldly teachings. When he had free time, he invited Zen masters to come and discuss about the way of mind. He studied Zen under Tue Trung Thuong Si, realized the heart of Zen, and revered Tue Trung as teacher.

He fought many wars during his reign. With the unity of the Vietnamese people, he led the resistance forces and twice, in 1285 and in 1288, drove back the Mongolian invaders. The historians also gave him high points for organizing two national conferences on strategic resistance. Facing the long and hard wars, he held a conference of the military generals at Binh Than, and then a conference of the old sages at Dien Hong to put the whole nation into strong national resistances.

The invaders were defeated and expelled; the wars ended with so many lives lost and towns destroyed. It took years to rebuild the country.

Then Tran Nhan Tong yielded the kingship to his son Tran Anh Tong in 1293, mentored the new king for six years, and prepared to become a monk.

In 1299, Tran Nhan Tong entered the monkhood at Yen Tu Mountain, where he practiced strictly as an ascetic and took the name of Huong Van Dai Dau Da – meaning “A Great Ascetic of Fragrant Clouds.”

In 1304, Tran Nhan Tong traveled around the country, encouraged his people to quit worshipping sexual gods, and taught the ten good deeds. In the winter of the same year, King Tran Anh Tong submitted a petition to ask Tran Nhan Tong to come to the royal citadel and transmit the bodhisattva precepts. Then afterward, Tran Nhan Tong came to reside at Sung Nghiem Temple in Linh Son Mountain, where he taught Zen to the general public.

In the first month of 1308, Tran Nhan Tong appointed the monk Phap Loa as the abbot of Bao An Zen Monastery in Sieu Loai County. In the fourth month of the same year, he came to Vinh Nghiem Temple at Luong Giang for the summer retreat, and selected Phap Loa to serve as the retreat director. He himself lectured on Truyen Dang Luc (Record of Transmission of the Lamp) while asking the Imperial Preceptor Dao Nhat to expound the Lotus Sutra. After the summer retreat, he dismissed all laypersons and servants, and hiked deep into the forest, upward the Yen Tu Mountain with only ten attendant monks. While staying at the Tu Tieu Temple, he expounded more profoundly Truyen Dang Luc for his dharma heir, Phap Loa.

He then climbed over the mountain, looked around all the caves, and turned a cave into his home. Phap Loa said, “Dear Master, you are an old man, and now live dangerously with the snow and dew so cold; I worry that something bad might happen to you, the great master we are relying on.” Tran Nhan Tong replied, “My season has come. I just plan for a long period of time.”

In the fifth day of the tenth month of the same year, some family members of Princess Thien Doan came to see him and said, “Princess Thien Doan is badly ill. She begs to see you before her death.” Tran Nhan Ton emotionally said, “The season has come.” He grasped a bamboo staff and went down the mountain with only one attendant.

In the tenth day of that same month, he came to the capital. He met his royal family, shared with them some emotional moments, and gave dharma talks about the way beyond birth and death.

In the fifteenth day of the same month, he left the capital to go back to his monastery. He stopped for a night’s rest at Sieu Loai Temple; next morning, he walked to the temple of Co Chau Village and left the following poem.

Confined in a breath, human life is short;
larger than two oceans of gold,
human greed is vast;
while being jailed in the palace of evil,
human suffers.
Blissful incomparably are those who enter the Buddha land.

In the seventeenth day of the month, he stopped for a rest at Sung Nghiem Temple in Linh Son. Tuyen Tu Hoang Thai Hau invited him for a meal offering at Binh Duong Shrine. He said happily, “This is the last meal offering.”

In the eighteenth day of the month, he walked to Tu Lam Temple at An Ky Sanh Mountain. Feeling a headache, he said to two monks in the temple, “I want to hike to Ngoa Van Peak, but my legs feel weak. What should I do?”

The two monks replied that they would help to carry him up. Coming to Ngoa Van Temple at the peak, he said thanks to the two monks, and urged them, “Go down the mountain and practice hard; don’t play down the matter of birth and death.”

In the nineteenth day of the month, he asked his attendant Phap Khong to go to Tu Tieu Temple at Yen Tu Mountain and tell Bao Sat to come down and see him urgently.

In the twenty-first day of the month, Bao Sat arrived at Ngoa Van Temple.
Tran Nhan Tong saw him and said, “I am departing now. Why do you come so late? If you still have something unclear about Buddhist teachings, just ask me now.”

Bao Sat said, “When Ma To felt ill, the head monk asked, ‘Dear Master, how do you feel these days?’ Ma To replied, ‘Sun Face Buddha, Moon Face Buddha.’ What did that mean?”

Tran Nhan Tong spoke loudly, “The Three Sovereigns and Five Emperors – What were they?”

(A note should be made here. Sun Face Buddha and Moon Face Buddha are the names of two Buddhas whose faces look like a sun and a moon respectively. Both names are listed in the Ten Thousand Buddhas Sutra. It is said that Sun Face Buddha’s life lasted 1,800 years, and Moon Face Buddha’s life only one day and one night.)

Bao Sat asked again, “What does the old saying ‘As flowers bloom, so does the silk brocade; as bamboos in the south grow, so do the trees in the north’ mean?”

Tran Nhan Tong replied, “They made you blind.”
Bao Sat stopped asking.

Then the sky was dark and gloomy for several days. The birds and monkeys in the forest cried sorrowfully.

In the night of the first day of the eleventh month of that year, the sky became clear and full of shining stars. Tran Nhan Tong asked Bao Sat, “What time is it now?”
Bao Sat replied, “The hour of the mouse.”

Tran Nhan Tong lifted the curtain, looked out and said, “Now is the time I have to go.”
Bao Sat asked, “Where are you going to?”
Tran Nhan Tong read the poem below.

If you constantly see that all things
are unborn and that all things
are undying, all Buddhas appear
constantly in front of your eyes.
Nothing is coming or going.

Bao Sat asked, “How about when it is unborn and undying?”
Tran Nhan Tong patted on Bao Sat’s mouth, and said, “Don’t talk in your sleep.”

Then Tran Nhan Ton lay down as a lion and passed away peacefully at the age of 51, in the year 1308.

Born in 1258 and died in 1308, Tran Nhan Tong lived only half a century; however, after flourishing more than seven hundred years, the Zen school he founded has become now the largest one in Vietnam. Also, as a prolific writer, Tran Nhan Tong left many Zen poems and books on Buddhist teachings that have become inspiration sources for future generations.

Phap Loa obeyed his master’s will, performed the cremation ceremony, and collected pieces of five-color bony relics. After forming a royal procession to carry the relics to Duc Lang for worship, King Tran Anh Tong built a stupa in the court of Van Yen Temple on Yen Tu Mountain. The king named the stupa as Hue Quang Kim Thap, and proclaimed Tran Nhan Tong as a buddha named Dai Thanh Tran Trieu Truc Lam Dau Da Tinh Tue Giac Hoang Dieu Ngu To Phat.

Cuộc Đời

Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.

Ngài tên húy là Khâm, con trưởng vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng thái hậu, sanh ngày mười một tháng mười một năm Mậu Ngọ (1258). Ngài tuy ở vị sang cả mà tâm hâm mộ Thiền tông từ thuở nhỏ. Năm mười sáu tuổi được lập làm Hoàng thái tử. Ngài cố từ để nhường lại cho em, mà vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc mẫu cho Ngài, tức là Khâm Từ Thái hậu sau này. Sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc ấy mà tâm Ngài vẫn thích đi tu.

Một hôm vào lúc giữa đêm, Ngài trèo thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong người mệt nhọc quá, Ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị sư trụ trì ở đây thấy Ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan đi tìm thấy, Ngài bất đắc dĩ phải trở về.

Năm hai mươi mốt tuổi, Ngài lên ngôi Hoàng đế (1279). Tuy ở địa vị cửu trùng, mà Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh để tu tập. Thường ngày, Ngài đến chùa Tư Phước trong đại nội tu tập.

Một hôm nghỉ trưa, Ngài thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có đức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh chỉ Ngài nói: “Biết ông Phật này chăng? Là đức Phật Biến Chiếu.” Tỉnh giấc, Ngài đem việc đó tâu lên vua cha. Vua Thánh Tông khen là việc kỳ đặc.

Ngài thường ăn chay lạt thân thể gầy ốm. Thánh Tông thấy thế lấy làm lạ, nên hỏi nguyên do. Ngài trình thật với cha. Thánh Tông khóc bảo: “Nay ta đã già, chỉ trông cậy một mình con, con lại làm như thế, làm sao gánh vác được sự nghiệp của tổ tiên?” Ngài nghe dạy cũng rơi nước mắt.

Con người Ngài rất thông minh hiếu học, đọc hết các sách vở, suốt thông nội điển (kinh) và ngoại điển (sách đời). Những khi nhàn rỗi, Ngài mời các Thiền khách bàn giải về Tâm tông (thiền), tham học thiền với Thượng Sĩ Tuệ Trung, thâm đắc đến chỗ thiền tủy. Đối với Thượng Sĩ, Ngài kính lễ làm thầy.

Những khi giặc Nguyên sang quấy rối, Ngài phải xếp việc kinh kệ để lo giữ gìn xã tắc. Nhờ tình đoàn kết quân dân, Ngài đã hai lần (1285, 1288) đuổi được quân Nguyên, giữ gìn trọn vẹn đất nước. Dưới triều đại Ngài, hai cuộc hội nghị nổi tiếng được ghi vào sử sách là: hội nghị các tướng lãnh ở Bình Than, hội nghị những bô lão trong cả nước ở Diên Hồng để bàn mưu kế, tỏ quyết tâm chống giặc.

Giặc thua và bỏ chạy; các cuộc chiến kết thúc vớI quá nhiều sinh mạng hy sinh và thị trấn bị phá hủy. Phải mất nhiều năm mới tái thiết lạI đất nước.

Năm Quí Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng để chỉ dạy cho con được sáu năm, Ngài sắp đặt việc xuất gia.

Đến tháng mười năm Kỷ Hợi (1299) Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu-đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà.

Đến năm Giáp Thìn (1304), Ngài dạo đi khắp nơi khuyên dân dẹp bỏ những dâm từ (miếu thờ thần không chánh đáng), và dạy họ tu hành thập thiện. Vào mùa đông năm ấy, vua Anh Tông dâng biểu thỉnh Ngài về đại nội để truyền giới Bồ-tát tại gia. Sau đó, Ngài chống gậy đến chùa Sùng Nghiêm ở núi Linh Sơn để truyền bá Thiền tông.

Ngày mùng một tháng giêng năm Mậu Thân (1308), Ngài sai Pháp Loa đến huyện Siêu Loại tại Báo Ân Thiền tự khai giảng trụ trì. Tháng tư năm ấy, Ngài đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang kiết hạ và sai Pháp Loa khai giảng trụ trì. Chính Ngài giảng Truyền Đăng Lục, bảo Quốc sư Đạo Nhất vì chúng giảng kinh Pháp Hoa. Bãi hạ, Ngài vào núi Yên Tử, đuổi hết những người cư sĩ theo hầu hạ và những kẻ nô dịch trong chùa, không được chực hầu như trước. Chỉ để lại mười vị thị giả thường theo Ngài. Ngài lên ở am Tử Tiêu, vì Pháp Loa giảng Truyền Đăng Lục. Thị giả xuống núi gần hết, duy có đệ tử thượng túc là Pháp Loa còn ở thôi.

Từ đây, Ngài leo khắp các núi, tìm kiếm các hang động, ở tại thạch thất. Pháp Loa thấy thế bạch: “Tôn đức tuổi đã già yếu, mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề gì thì mạng mạch Phật pháp trông cậy vào ai?” Ngài bảo: “Ta thời tiết đã đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy.”

Ngày mùng năm tháng mười năm ấy, người nhà của công chúa Thiên Đoan lên núi bạch Ngài: “Công chúa Thiên Đoan bệnh nặng mong được thấy Tôn đức rồi chết.” Ngài bùi ngùi bảo: “Thời tiết đã đến vậy.” Ngài bèn chống gậy xuống núi, chỉ cho theo một người thị giả.

Ngài mùng mười Ngài về đến kinh, gặp ngườI thân, chia sẻ các giây phút cảm xúc, và nói về pháp môn lìa sinh tử.

Ngày rằm Ngài trở về núi. Ngài dừng nghỉ ở chùa Siêu Loại. Hôm sau vừa rạng đông, Ngài đi bộ đến chùa làng Cổ Châu, tự đề bài kệ rằng:

ÂM:
Thế số nhất tức mặc
Thời tình lưỡng hải ngân
Ma cung hồn quản thậm
Phật quốc bất thắng xuân.

DỊCH:
Số đời một hơi thở
Lòng người hai biển vàng
Cung ma dồn quá lắm
Cõi Phật vui nào hơn.
(Bản Việt dịch của HT Thích Thanh Từ)

Đến ngày mười bảy, Ngài dừng nghỉ ở chùa Sùng Nghiêm tại Linh Sơn, Tuyên Từ Hoàng thái hậu thỉnh Ngài vào am Bình Dương cúng trai. Ngài vui vẻ nói: “Đây là bữa cúng dường rốt sau.”

Ngày mười tám, Ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn An Kỳ Sanh. Nghe nhức đầu, Ngài gọi hai vị Tỳ-kheo trong chùa bảo: “Ta muốn lên ngọn Ngọa Vân mà chân không thể leo nổi, phải làm sao?” Hai vị Tỳ-kheo bạch: “Hai đệ tử có thể giúp được.” Đến am Ngọa Vân, Ngài tạ hai vị Tỳ-kheo rằng: “Xuống núi tu hành đi, chớ xem thường việc sanh tử.”

Ngày mười chín, Ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử gọi Bảo Sát đến đây gấp.

Ngày hai mươi mốt, Bảo Sát đến am Ngọa Vân. Ngài trông thấy mỉm cười bảo: “Ta sắp đi đây, nhà ngươi đến sao trễ vậy? Đối với Phật pháp, ngươi có chỗ nào chưa rõ hãy nói mau.”

Bảo Sát hỏi:
- Như khi Mã Tổ bệnh, Viện chủ hỏi: “Những ngày gần đây Tôn đức thế nào?” Mã Tổ bảo: “Mặt trời Phật, mặt trăng Phật.” Nói thế ý chỉ làm sao?

Ngài lớn tiếng đáp:
- Ngũ đế tam hoàng là vật gì?

(Nhật Diện Phật và Nguyệt Diện Phật là tên hai vị Phật có khuôn mặt như mặt trời, mặt trăng. Hai vị có tên trong Kinh Vạn Phật. Được nói, thọ mệnh Nhật Diện Phật 1.800 năm, Nguyệt Diện Phật chỉ một ngày, một đêm.)

Bảo Sát lại hỏi:

- Chỉ như “Hoa sum sê chừ gấm sum sê, tre đất nam chừ cây đất bắc”, lại là sao?

Ngài đáp:

- Làm mù mắt ngươi.

Bảo Sát bèn thôi.

Suốt mấy hôm trời đất u ám, chim vượn kêu hót rất bi thảm.

Đến ngày mùng một tháng mười một, đêm nay trời trong sao sáng, Ngài hỏi Bảo Sát: “Hiện giờ là giờ gì?” Bảo Sát bạch: “Giờ Tý.”

Ngài lấy tay vén màn cửa sổ nhìn xem, nói: “Đến giờ ta đi.” Bảo Sát hỏi: “Tôn đức đi đến chỗ nào?” Ngài nói kệ đáp:

ÂM:
Nhất thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi liễu dã.

DỊCH:
Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đến đi ấy vậy.
(Bản Việt dịch của HT Thích Thanh Từ)

Bảo Sát hỏi:
- Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt là thế nào?
Ngài liền nhằm miệng Bảo Sát tát cho một cái, nói:
- Chớ nói mớ.
Nói xong, Ngài bèn nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch, vào niên hiệu Hưng Long thứ mười sáu (1308), thọ năm mươi mốt tuổi.

Sinh năm 1258 và viên tịch năm 1308, Trần Nhân Tông sống chỉ nửa thế kỷ; nhưng dòng Thiền do ngài sáng lập bây giờ đã trở thành dòng Thiền lớn nhất ở Việt Nam, sau hơn bảy trăm năm phát triển. Cũng còn là một tác giả đa dạng, ngài đã để lại nhiều bài thơ Thiền và sách về giáo pháp nhà Phật từ đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai.

Pháp Loa theo lời di chúc của Ngài làm lễ hỏa táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình. Vua Anh Tông cùng đình thần đem long giá rước ngọc cốt về tôn thờ nơi Đức Lăng và xây tháp ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, để hiệu là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu-đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 9552)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12505)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11436)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 10585)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 10772)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 9724)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 9512)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang [email protected]
04/08/2010(Xem: 8638)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 9555)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 9277)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]