Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bánh Lọt

08/08/201115:56(Xem: 7934)
Bánh Lọt



lotus_4

NGƯỜI ĐỔ PHÂN THUÊ


Tôi may mắn chứng kiến
Chuyện này của Thích Ca
Khi Ngài đang tá túc
Trong vườn cây Kỳ Đà.

Thời ấy thành Xá Vệ
Chật hẹp, lại đông dân
Nên việc đại tiểu tiện
Thành phức tạp bội phần.

Người giàu thường đại tiện
Vào bô bạc hoặc sành,
Rồi thuê người nghèo khổ
Đem đi đổ ngoài thành.

Có một người hạ tiện,
Tên ông là Ni Đề,
Nhà nghèo, chỉ kiếm sống 
Bằng cách đổ phân thuê.

Đức Phật biết người ấy
Nghiệp chướng xưa đã tan,
Và nay chính là lúc
Đưa ông lên Niết Bàn.

Một hôm tôi theo Phật
Vào thành gặp người này.
Vừa mới đến đầu phố,
Thấy ông, như mọi ngày

Đang gánh phân đi đổ.
Nhìn thấy Phật, ông ta
Liền xấu hổ lảng tránh,
Đứng nép sau góc nhà.

Bất ngờ, Phật xuất hiện,
Ông luống cuống, và rồi
Va thùng vào tường gạch,
Ngã, phân lấm đầy người.

Ông ta ngồi úp mặt,
Không dám ngước lên trông.
Phật hỏi: “Ông có muốn
Theo ta xuất gia không?”

“Bạch Thế Tôn cao quí,
Con hạ tiện, hèn nghèo,
Làm sao dám hỗn láo
Mơ ước thành tỳ kheo?”

Phật đáp: “Đạo ta lớn,
Không phân biệt sang hèn.
Ai muốn đều có thể
Bước chân vào cửa thiền.”

Ni Đề nghe, lập tức
Sụp lạy Phật Thích Ca,
Vui mừng đến phát khóc,
Xin được phép xuất gia.

Ngài sai tôi nhanh chóng
Đưa Ni Đề ra sông,
Giúp tắm rửa sạch sẽ
Rồi thay áo cho ông.

Sau khi về Tịnh Xá,
Người gánh phân thuê nghèo
Được Đức Phật thuyết pháp,
Nói: “Thiện Lai Tỳ Kheo!”

Lập tức tóc ông rụng,
Áo thành áo cà sa.
Từ đó ông chính thức
Là người của Thích Ca.

Ông nghe Phật giảng pháp,
Đầu óc ngộ rất nhanh,
Rồi chứng A Lan Hán,
Đủ các phép Thần, Minh.

Người dân trong thành phố
Hay tin về Ni Đề,
Không che giấu khinh bỉ
Và những lời cười chê.

“Cái lão gánh phân ấy
Nay thành tỳ kheo à?
Sao phải cúng dàng lão?
Sao phải cho vào nhà?”

Đức vua Ba Tư Nặc
Nghe hết những lời đồn.
Vua cũng không thích lắm,
Bèn gặp Đức Thế Tôn.

Khi xe đến Tịnh Xá,
Vua thấy một nhà sư
Vá áo trên tảng đá,
Nét mặt rất nhân từ.

Bên cạnh ngài đang có
Bảy trăm người nhà trời
Dâng hoa và múa hát,
Chắc giúp ngài nghỉ ngơi.

Vua lại gần, đảnh lễ
Rồi nói ý định mình.
“Mời bệ hạ ngồi nghỉ,
Để tôi vào thưa trình.”

Nói xong nhà sư ấy
Khẽ cúi chào, và rồi
Chui qua tảng đá lớn
Mà trước đấy đã ngồi.

Lát sau ngài quay lại,
Báo Đức Phật đang chờ,
Cũng chui qua tảng đá,
Làm nhà vua sững sờ.

Vua thầm nghĩ: Trước hết
Phải hỏi Phật, người này
Là ai mà giỏi vậy,
Chui qua đá, lạ thay.

Phật đáp: “Ngài muốn biết
Nhà sư ấy là ai?
Là người hèn hạ nhất
Trong vương quốc của ngài.

Ni Đề là tên họ,
Trước làm nghề đổ phân,
Nay là vị La Hán
Phép thần thông như thần.

Bệ hạ bận trăm việc,
Đến thăm ta hôm nay,
Chắc không phải vô cớ,
Ngài muốn hỏi người này?”

Đức vua Ba Tư Nặc
Cúi rất thấp trước Ngài:
“Xin Thế Tôn cho biết
Trước người này là ai,

Đã làm gì nên tội
Để thành người đổ phân,
Rồi chứng A La Hán,
Phép thần thông như thần?”

Để trả lời, Đức Phật
Đã kể câu chuyện này,
Cũng lại về nhân quả,
Chí lý và rất hay.

*
Vô lượng kiếp về trước,
Nghìn vạn cõi nhân gian,
Khi Đức Phật Ca Diếp
Sinh và nhập Niết Bàn.

Có mười vạn tăng phật
Sống ở rừng Tùng Lâm.
Một hôm, vị tăng chủ
Kiết lỵ mãi không cầm.

Ông cậy thế tăng chủ,
Không chịu ra nhà cầu,
Mà đi vào bô bạc
Bắt một người đổ hầu.

Người ấy, ông không biết,
Đã chứng Tu Đà Hoàn.
Vậy là ông đã bắt
Một thánh nhân đổ phân.

Vì sự phạm thượng đó,
Người ấy, tức Ni Đề,
Trong suốt năm trăm kiếp
Làm người đổ phân thuê.

*
Nghe Đức Phật nói thế,
Vua cả mừng, ôm chân
Xin lỗi người hèn mọn
Nay là bậc thánh thần.

Mọi người thấy, hoan hỉ,
Ca ngợi thầy Thích Ca.
Rồi tất cả lễ phép
Cúi đầu chào, lui ra.

Thái Bá Tân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2012(Xem: 11706)
Bài này khuyết danh và có niên đại khoảng năm 1950, HT Thích Như Điển đã đọc cho Hạnh Tuệ chép lại để lưu truyền.
26/04/2012(Xem: 10804)
Thôi em hãy cứ phiêu bồng, Để ta kiết giới tu đông một mình, Soi gương đối diện bóng hình, Đập gương chợt thấy mông mênh đất trời
26/04/2012(Xem: 11840)
Bao la biển rộng sông dài. Tháng Tư ấm đậm tình người Việt Nam Lũy tre hiện mái chùa làng...
26/04/2012(Xem: 7248)
Tu không đòi hỏi cấp bằng Tu không đòi hỏi lăng xăng suốt ngày Tu không đòi hỏi trường chay Tu không cần phải suốt ngày kệ kinh Tu là phải biết soi mình Xét suy tội lỗi nhẹ khinh não phiền
22/04/2012(Xem: 6682)
Xuân tha phương nhớ quê nhà da diết Nhớ ngôi chùa từng sinh hoạt ngày xưa Chùa Pháp Bão chuyên tu học sớm trưa Đã gắn bó mười năm dài tu tập
18/04/2012(Xem: 12410)
Dòng sông êm ả, bóng trăng thơ Nhành liễu rũ ngang mơ gió đùa Chèo xa thấp thoáng ai khua nước
17/04/2012(Xem: 11282)
Lumbini…! Sáng nao bình minh xanh lấp lánh Rừng cây reo, chim muôn cành xào xạc Khấp khởi nắng vàng, rộn rã nghìn hoa
13/04/2012(Xem: 11684)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
10/04/2012(Xem: 15216)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịch và chú giải
21/03/2012(Xem: 10473)
Khi vắng -- anh nhớ em Không nhớ tóc thơm mềm Không vì môi hồng thắm Cũng không do hiền diệu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]