Bông hoa nhỏ nở trong vách đá Chút hương từ một đóa hồng khô héo ngàn năm Hờ hững Kim Cương, gió tràn Bát Nhã Tim lặng, tình êm, mắt ngời thao thức Trong đêm dài Sinh Tử vực nhau!
Kính dâng Đạo Sư Tuệ Sỹ 06.12.2003 Quảng Diệu Trần Bảo Toàn
---o0o---
Văn Miếu
Đứng bên Văn Miếu Lòng buồn mênh mang Vọng tâm hoài cổ Khói mờ hoang hoang
Thuở xưa Hoàng Giáp Quỳ trong sân rồng Tiếng cồng vua gọi Bản vàng có ông!
Bao năm Kinh Sử Miệt mài nấu xôi Vinh quy bái tổ Võng đào theo đôi
Tên người ghi khắc Bia không phai mờ Mang danh tiến sĩ Đời sau tôn thờ
Nay thăm Văn Miếu Lối mờ rêu phong Rồi kia Hoàng Giáp Lòng ngơ ngẩn lòng
Hà Nội 20.06.2004 Quảng Diệu Trần Bảo Toàn
---o0o---
Khất Nợ
Đã ngoài ba mươi tuổi Tóc điểm màu ngược xuôi Mặt in hằn năm tháng Giọt lệ khô đôi hàng Trái tim ta hóa đá Thôi rung rồi... âm ba Thơ hoa xin khép lại Sân quanh thưa dấu hài
Em, nụ hồng nho nhỏ Nhẹ phiêu du ngưỡng đời Tâm hiền ru hé đợi Mơ mộng cùng mộng mơ Chưa một lần đắng chát... Lẽ đời nhiều trái ngang
Yêu em trong nỗi sợ Dụ dỗ người ngây thơ Thôi cho ta... khất nợ Đưa em vào trong mơ
Tương lai, 15.05.2004
Quảng Diệu Trần Bảo Toàn
---o0o---
Thu Cảm
Sương Thu đã chớm đầu cành Gió Thu gieo rắc ngọn ngành biệt ly Tình Thu chợt khởi niềm nghi Tim Thu khát vọng tư nghì xanh xao Sớm Thu bừng tỉnh chiêm bao Chiều Thu ai nỡ xôn xao niệm trần Trăng Thu bóng đổ tần ngần Vào Thu tiếng gọi xa gần... xuất gia!
Chớm Thu, mến tặng chú Đồng Tâm 05.09.2003 Quảng Diệu Trần Bảo Toàn
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN
Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
Cả tuần nay, nỗi buồn dào dạt về kiếp người xâm chiếm cả hồn tôi khi nhìn lên màn ảnh YouTube , HT Thích Từ Thông trên giường bịnh chợt nhớ tới hàng trăm bài pháp thoại từ thuở ban đầu của Ngài qua “ Phật Giáo Tổng Quan “ và những năm cuối với trăm bài pháp thoại ngắn như” Ngón tay chỉ trăng “và đã được ấn tống do một số bạn đạo hải ngoại mà tôi may mắn được lựu trữ trong thư viện mình để rồi hôm nay kính xin được mạo muội cúng dường Ngài bằng một bài viết xưng tán công đức Ngài
PHỤNG HOÀNG TRÊN NÓC GÁC
(Nhân đến thăm chùa Nghĩa Sơn tọa lạc nơi vùng núi Đồng Bò xưa, ngắm được cảnh mô phỏng Kim Các Tự nổi tiếng ở Kyoto- Nhật Bản)
Phụng hoàng đậu nóc Gác Vàng
Cất cao tiếng gáy rung vang núi rừng
Sông Đồng Lung
Đồng Lung sông nước chảy êm đềm
Chảy mãi sầu vơi suốt cổ kim
Cuối bãi cò bay lâu sậy héo
Đầu non trâu nghỉ bóng trăng tàn
Chiều non thẳm tiếp thành cô quạnh
Thu trúc hàn sanh quán nhỏ đơn
Thích thú ngắm âu theo nước chảy
Đời lênh đênh biết mấy khi nhàn?
Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Phỏng dịch )
Mười tám tháng chín hôm nay
Là ngày sinh nhật mừng Thầy sáu lăm
Bánh thơm, nước ngọt, xôi thanh
Tâm Hương biểu muội đã nhanh sẵn sàng
Nhưng vì lệnh cấm đã ban
Chúng con chẳng thể cùng mang về chùa
Nên đành phải chịu nhận thua
Ngồi nhà mà cảm thấy chua xót lòng
Ơn Thầy đã bỏ bao công
Vun bồi Quảng Đức bao Đông nhọc nhằn
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.