Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh sau cơn tai biến

04/02/201306:06(Xem: 13617)
Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh sau cơn tai biến
Doan Yen Linh

Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh sau cơn tai biến

Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.

Trước kia có một số ban ngâm thơ thường do các thi sĩ chủ trì. Ban Mây Tần của Kiên Giang Hà Huy Hà chuyên ngâm giọng Nam, nhóm Nghệ Thuật Truyền Thanh với Tú Kếu, Đỗ Quý Toàn, Viên Linh, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Trần Dạ Từ, Trần Tuấn Kiệt thường đọc thơ mới là những bài thơ cả nội dung lẫn hình thức đều mới mẻ. Nhóm thơ tự do này ngoài đài phát thanh còn thường xuyên trình diễn ở các trường đại học. Ngoài ra còn ban Tao Đàn của Đinh Hùng...

Tao Đàn nổi tiếng với các giọng ngâm lừng lẫy giai đoạn đầu Quách Đàm, Hồ Điệp, Hoàng Thư... với tiếng sáo Tô Kiều Ngân. Về sau này thêm Hoàng Oanh, Hoàng Hương Trang với giọng ngâm pha Huế... kế nữa là Mai Lan, Mai Hiên, Đoàn Yên Linh...

Hồ Điệp, Hoàng Thư... đã qua đời, một số khác đi xa hay bỏ nghề. Riêng Đoàn Yên Linh vẫn bền bỉ theo nghiệp ngâm thơ.

Đoàn Yên Linh tên thật Nguyễn Đức Lợi, sinh năm 1939, tại Dĩ An, Bình Dương nhưng nguyên quán ở miền Bắc (Đa Sỹ, Hà Đông). Trước 75, ông làm thư ký cho tòa án, cùng lúc hoạt động mạnh mẽ bên lĩnh vực văn nghệ.

Ngay từ thuở thiếu thời, lúc còn đi học, ông đã rất đam mê thơ ca. Ở quê thỉnh thoảng có các buổi văn nghệ lễ hội, thế nào ông cũng gia nhập với tiết mục không thể thiếu của mình là ngâm thơ.

Từ những năm 60, ông bắt đầu được biết tiếng qua chương trình Tao Đàn của Đài Phát Thanh Saigon. Xuất thân từ đó, kế thừa lớp trước, ông đã khẳng định vị trí của mình trong hàng ngũ diễn ngâm làm phong phú thêm số nghệ sĩ ở lãnh vực này.

Đoàn Yên Linh còn mở rộng hoạt động ở nhiều nhóm ngâm thơ khác nhau, trong đó có Mây Hồng. Đó là nhóm thi nhạc giao duyên do ca sĩ Hồng Vân chủ trương thường trình diễn các bài thơ phổ nhạc. Chẳng hạn Màu Tím Hoa Sim thơ Hữu Loan, Phạm Duy phổ nhạc, Phạm Đình Chương phổ nhạc Mộng Dưới Hoa của Đinh Hùng, Nửa Hồn Thương Đau thơ Thanh Tâm Tuyền... Khi TV trở nên phổ biến trong dân chúng, Mây Hồng không trình diễn trên đài phát thanh mà chủ yếu xuất hiện trên truyền hình, mạnh nhất từ năm 71, 72 trở đi. Đoàn Yên Linh không chỉ ngâm các bài thơ lẻ mà trên đài truyền thanh, ông cũng diễn ngâm các vở kịch thơ dài như Vân Muội, Bến Nước Ngũ Bồ, Bóng Giai Nhân... cùng với các Cẩm Giang, Tuấn Đăng...

Sau 75, như mọi hoạt động văn nghệ khác, ngâm thơ tạm dừng cho đến khoảng năm 1983, Đoàn Yên Linh cùng Chánh Thuần, Bảo Cường bắt đầu đi ngâm thơ và tổ chức các buổi ngâm thơ khắp nơi. Thoạt tiên tại các ngôi chùa xa gần vào dịp lễ lớn, ra tận miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế... Ông là người hiền hậu nên dễ dàng mở rộng giao du. Chính nhóm đã góp phần đưa hoạt động văn nghệ tại nhà chùa trở nên quen thuộc hơn, thích ứng với sinh hoạt sôi nổi của thành phố lớn. Về sau, phong trào văn nghệ tại các cơ sở tôn giáo lan rộng nên các nhà thờ cũng mời nhóm ngâm thơ này đến trình diễn.

Doan Yen Linh

Vào khoảng đầu những năm 90, Đoàn Yên Linh kết hợp cùng Hồng Vân, Huyền Trân, Tô Kiều Ngân, Mai Hiên, Vân Khánh, Kim Lệ, Ngô Đình Long... bắt đầu trình diễn định kỳ ở sân khấu quận Phú Nhuận. Sau khi vững vàng, từ đó mở rộng phạm vi ngâm thơ sang nhiều nơi khác.

Phong trào ngâm thơ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Người làm thơ nhiều, người muốn nghe cũng gia tăng. Các nhóm ngâm thơ có đất dụng võ ở các tụ điểm văn nghệ, câu lạc bộ, nhà văn hóa, hội hè,... tại các quận huyện, thành phố, các tỉnh...

Nhất là về sau này khi máy móc thu âm nhập về VN nhiều, giá thành làm đĩa hạ khiến phong trào làm CD thơ trở nên phổ biến. Hầu hết các đĩa thơ ra đời - dù do các thi sĩ trong Việt Nam hay ngoài hải ngoại thực hiện - đa số đều có sự góp mặt của Đoàn Yên Linh, một tên tuổi quen thuộc mà khách yêu thơ thường nghĩ đến đầu tiên, khi muốn thực hiện một đĩa CD thơ.

Sau này lối ngâm thơ có nhiều thay đổi. Người ngâm không dùng một giọng nữa e nhàm, tùy từng nơi chốn, sân khấu, thính giả... mà đưa vào bài thơ nhiều cách ngâm khác nhau. Người ngâm có thể thả cảm hứng của mình theo cách diễn đạt của dân ca. Các điệu ru, hò, hát nói, ca Huế... của cả ba miền Bắc Trung Nam đều được người ngâm tận dụng, để có thể tự do diễn tả bài thơ một cách truyền cảm theo cảm xúc riêng của từng người.

Cách ngâm thơ của Đoàn Yên Linh không thay đổi theo thời gian, tuy không sử dụng nhiều làn điệu nhưng rất điêu luyện và truyền cảm khiến giọng ngâm của ông bao giờ cũng được ưa chuộng.

Là nghệ sĩ ngâm thơ kỳ cựu với giọng ngâm ấm áp, trữ tình, ông đã tham gia hầu hết các chương trình ngâm thơ của sân khấu, đài phát thanh và truyền hình suốt hơn bốn mươi năm qua.

Cách đây bốn năm, năm 2006, ông bị tai biến mạch máu não một lần phải nằm bệnh viện cả tháng. Kỳ đó thoát nạn, sau đó ông gượng từ từ hồi phục lại. Nửa người bên phải trở nên yếu, tuy ăn uống khó khăn nhưng vẫn nhận biết được mọi người. Đến năm 2007 do tuổi cao, sức yếu, ông lại bị tai biến lần nữa. Lần này nặng hơn, ông bị quật ngã hoàn toàn, liệt hẳn nửa người bên phải, không đi đứng được và không nói được. Gia đình lại gặp chuyện buồn, người em gái của ông bị tai nạn qua đời, cũng là một trong những nguyên nhân khiến ông bị sốc nặng.

Chị nuôi bệnh được thuê tháng để chăm sóc Đoàn Yên Linh, đỡ ông ngồi trên chiếc xe lăn đẩy ra chơi ngoài hành lang rộng rãi hoặc ngồi trên ghế tắm nắng mai ban sáng và hóng gió buổi chiều.

Đoàn Yên Linh từ trước đến giờ vốn sống độc thân, suốt đời chỉ đồng hành với thơ. Gia đình lớn của ông chính là giới ngâm thơ thường xuyên gắn bó với nhau bằng mối tình văn nghệ rất đậm đà.

Ông nhìn khách mỉm cười vui vẻ, ánh mắt vẫn tinh nhanh, nắm tay khách thật chặt ra ý chào. Tuy nhiên vì liệt bên phải nên ông chỉ có thể ngoảnh đầu về phía trái. Muốn nói chuyện với ông phải đứng về phía ấy.

Hiện chỉ còn người em trai duy nhất là ông Lộc chăm sóc anh rất chu đáo. Khi Đoàn Yên Linh mới ngã bệnh, ông Lộc hy vọng khi sức khỏe khá hơn, sẽ chuyển ông Đoàn Yên Linh vào khu dưỡng lão Thị Nghè. Ở đó tiện nghi, khu trung tâm thành phố, lại sẵn người săn sóc và đông các cụ già làm bạn. Mong ước ấy không thành hiện thực vì ông Đoàn Yên Linh mấy lần đột quỵ, tuy kịp thời cứu chữa nhưng gia đình hết sức lo lắng vì tình trạng sức khỏe của ông không ổn định. Bệnh người già nằm một chỗ chuyển qua tim, thận,... cần ở bệnh viện để bác sĩ theo dõi thường xuyên. Bệnh ngày càng nặng nên hoàn cảnh hiện giờ của ông thật khó khăn.

Bệnh viện Điều Dưỡng, phục hồi chức năng nằm cuối đường Âu Dương Lân, quận Tám, rợp bóng cây xanh tĩnh mịch. Ông nằm ở đó bốn năm nay, hẳn đã chọn bệnh viện này làm nơi sống tới hết đời. Ông không ngồi để ăn được vì bị sặc, đến giờ ăn, Đoàn Yên Linh được bồng từ ghế vào giường. Từ năm 2007 đến nay, ông được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè thân hữu, giới nghệ sĩ trong và ngoài nước. Khách khứa tới thăm khiến ông vui thích, đôi mắt vẫn sáng lên sự tinh nhanh ánh niềm vui và miệng mỉm cười. Mắt tươi và khóe miệng nhếch cười. Chỉ thế thôi. Ông nhận ra người quen, vẫn hiểu biết sự việc diễn ra chung quanh nhưng không thể thốt ra dù một âm thanh nhỏ. Một nghệ sĩ chuyên ngâm thơ, sống vì giọng ngâm nay hoàn toàn không thể cất lời. Cơn đau đột biến thốt nhiên cắt ông đứt khỏi, không những vĩnh biệt thế giới của thi ca chứa đầy nhạc điệu mà còn những âm thanh, sinh hoạt đời thường.

Ca sĩ Hồng Vân là người gắn bó với Đoàn Yên Linh từ rất lâu trong nghiệp ngâm thơ. Cứ mỗi lần nhận ngâm ở đâu, nhóm chị lại trích ra một ít để đưa tặng cho ông. Ông Thạch Cầm đàn tranh tuy bệnh nặng nằm một chỗ nhưng cũng không quên Đoàn Yên Linh. Nhà văn Hồ Trường An sống bên Pháp, vẫn thường nhớ đến bạn cũ, cũng như các thính giả yêu mến giọng ngâm của ông. Cuối cùng còn lại đây là những tình cảm văn nghệ ấm áp đến từ khắp nơi, giúp ông thêm sức mạnh chịu đựng để có thể vượt qua cơn thử thách bệnh hoạn cuối đời này.


Nguyễn thị Hàm Anh
Sunday, March 28, 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 9819)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12759)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11677)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 10833)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 11007)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 9981)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 10080)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang [email protected]
04/08/2010(Xem: 9021)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 10174)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 9895)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]