Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bạch Xuân Phẻ, Người Thơ Dưới Bóng Thiền

24/06/201220:17(Xem: 11433)
Bạch Xuân Phẻ, Người Thơ Dưới Bóng Thiền

Bạch Xuân Phẻ, Người Thơ Dưới Bóng Thiền

tam thuong dinh

Bạch Xuân Phẻ là nhà thơ không xa lạ gì với nhiều người. Anh còn có biệt-hiệu là Tâm Thường Định. Thơ anh đã xuất-hiện trên nhiều trang mạng, trên báo-chí trong và ngoài nước. Anh đã cho ấn-hành bốn tập thơ “Hương Lòng”, “Mẹ, Cảm-Xúc Và Em”, “AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life”, và “Tưởng Niệm và Tri Ân”.

Anh làm thơ theo các thể-loại khác nhau viết bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh. Thi hứng anh dồi-dào: gặp người quen: anh làm thơ; nhìn khung-cảnh đẹp: anh làm thơ; thấy hoa nở: anh làm thơ…. Con người anh dễ rung-động với những gì xẩy ra trước mắt.
Thơ anh có lúc đơn giản như ca-dao, có lúc mượt-mà như đồng mạ non buổi sớm; có lúc thô-sơ như những con đường đất quê-hương.
Anh không chú-tâm vào cái bóng-bẩy, kiểu-cách mà chân-thật đơn-giản.
Viết về người Mẹ với tấm lòng bao-la trong tình suối nước non ngàn, Nhơn Lý biển cát,… anh ghi lại bằng những đề-tài mà chưa một ai chọn-lựa như “Cắt Móng Tay Cho Mẹ”, “Mẹ Đang Bệnh”, “Cái Nốt Ruồi Của Mẹ”. Nói như thế không có nghĩa là không có những câu thơ trác-tuyệt:
                                        Đến đi trong cõi sắc hương
                               Thong dong, tự tại con đường mẹ đi
 
                                       Mẹ mênh mông cõi từ-bi
 
                              Mây qua đỉnh núi thoát ly vô thường.
 
                                      (Thương Mẹ, Thương Cả Nhân Sinh)
Viết về người Cha với hình ảnh của bầu trời rộng lớn trăng sao, của rừng già xanh mướt, của điệu hò còn vang-động cuối trời, anh đã để tình-cảm tình-cảm tràn-ngập yêu-thương thành-kính.
Anh viết về vợ, về con với những đề-tài tưởng như rất thường, rất nhỏ nhưng thơ anh biến các điều đó thành những gì trân-quý, đáng giữ-gìn.
Anh cũng viết về hình ảnh người đẹp mà ai cũng muốn có làm bạn đường:
                             Ta chết ngất, một thời em gái Huế
                             Thân mảnh mai, gò má đỏ hây hây
                             Nụ cười đó, mái tóc huyền rất mượt
                             Nay xa rồi, hình bóng vẫn đâu đây
                                                     (Dĩ Vãng Một Cuộc Tình)
Thơ Bạch Xuân Phẻ không than-van, rên-rỉ; không chán-chường, yếm-thế. 
Anh dùng cả những dịp không may để giáo-dục con cái. Có lần, mắt anh bị đau phải băng một bên. Hai con trẻ tinh nghịch cùng băng mắt, thế là anh có cơ hội dạy con được cái kinh-nghiệm “Mắt Một Con Nhìn Đời”.
Bạch Xuân Phẻ có cái nhìn lạc-quan với cuộc đời. Hai câu thơ sau đây có thể được coi là đạt đạo:
                                    Trăm cay đắng, trăm ngậm ngùi
                            Thấy trong tuyệt vọng, niềm vui trọn đầy
                                                (Kiếp Phong Trần)
Bạch Xuân Phẻ viết nhiều về Đạo. Những bài thơ dù dưới đề-tài nào cũng chan-hòa ánh đạo vàng:
                             Ai nhỏ bé trước thiên-nhiên hùng vĩ?
                             Nhịp tim nào thổn thức trước ngàn sao
                             Và tiểu ngã chan hòa cùng đại ngã
                             Ôi hư không! em có nếm vô thường?
                                                    (Núi Rừng Bảo Pháp)
Người làm thơ thường hay viết về “em”. Bạch Xuân Phẻ cũng không tránh được điều này… Em với mái tóc của thơ và mộng trên những con đường  mùa xuân hoa nở đẹp  trong mơ. Nhưng dù đường Bắc, đường Nam, đường Đông, đường Tây em vẫn sẽ hạnh-phúc vì em có được cái tâm Bồ-Đề:
                            Con đường lớn em thong dong nhẹ bước
                            Mái tóc huyền lặng lẽ bỏ lại sau
                            Bồ Đề Tâm vun trồng vớt niềm đau
                            Đường hỷ lạc ai ung dung đang đến
                                    (Nụ Cười An Lạc)         
Anh không chỉ nhìn Đạo qua hình ảnh bề ngoài của một ngôi chùa, Bạch Xuân Phẻ ngộ được Đạo trong triết-lý thâm sâu mà không phải ai cũng được cái Duyên này.
Từ trong chùa nhìn ra, những bức tường vây quanh không che được cái chân trời rộng lớn trước mắt anh … Anh thấy vẻ đẹp của thiên-nhiên, thấy vẻ đẹp của Con Người, thấy vẻ đẹp của các tôn-giáo khác vì thế anh viết “Phật Chúa Trong Ta”,  anh viết lời ca-ngợi ca-tụng vị lãnh-đạo tinh-thần của Công Giáo: “Giáo Hoàng Mới, Hy Vọng Mới” (New Hope, New Pope)
Thơ anh còn là tiếng chuông đánh thức lương-tâm của nhân-loại:
                            In Phnom Penh, Cambodia
                            The early teenager girls
                            Trading their virginity for food
                            For their love ones to survive.
                                    (Phnom Penh)
hoặc:
                                    ……………………………….
                            The temperature reaches 110 degree Fahrenheit
                            A homeless woman
                            And her belongings
                            Try to take refuge
                            In an air-conditioned shopping mall
                            She was asked to leave.

                                    (The First World)
Điều lạ-lùng nơi Bạch Xuân Phẻ là không ai dạy anh làm thơ khi còn ở Việt Nam và sau khi sang Mỹ năm 15 tuổi. Anh tự học.

Ông nội anh có lần hô-hào người trong Làng cứu một chiếc thuyền bị nạn ngoài khơi. Khi thoát nạn,  người trên thuyền làm một  bài thơ tặng. Mẹ anh ru các con lớn lên bằng bài thơ ân-nghĩa đó… Có lẽ tình yêu người, sự tận-tụy và hy-sinh của gia-đình đã làm thơ anh phảng-phất cái Tình Đạo của Dân-Tộc
            Muốn thơ có thể vượt biên-giới tới những người khác chủng-tộc thì thơ ít nhất phải có tư-tưởng, hình ảnh, mầu sắc trong đó. Số người làm được thơ như thế không nhiều nhưng Bạch Xuân Phẻ có thể là một trong những người hiếm-hoi đó.
                         Viết tại trang Đào Trúc
                           mùa đông lạnh, đầu năm Giáp Ngọ

                          Nguyễn Hoàng Lãng Du .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2023(Xem: 6670)
Mừng chị tập sách đầu tay “Kính lạy Đức Thế Tôn” sách hiển bày Lời thơ nghĩa Ý rõ hay Kính tin Tam Bảo xưa nay một lòng Thơ văn nghĩa lý sáng trong Ý tình con thảo động lòng người xem Chúc chị ngày tháng êm đềm Chuyện đời chuyện đạo dệt thêm câu vần Giúp cho bạn hữu xa gần Rõ thêm đạo lý chuyên cần tịnh tu.
26/05/2023(Xem: 4359)
Kính bạch HT. Thích Đồng Trí Viện chủ Tu Viện Viên Chiếu, CA. Hoa Kỳ Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN Hoa Kỳ từ năm 2012 Bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt Nam Tông, Bắc Tông, Tổ Sư Thiền, Thiền Minh Sát Tuệ.
25/05/2023(Xem: 5637)
Vĩnh viễn chia tay rồi…không còn ngày gặp lại, Đoạn đường ngày trước cùng chung bước tri âm Dăm tháng sau cùng, ……….bịnh già chúng mình phải tự lo thân Chỉ thăm hỏi nhau đôi lần qua điện thoại!!
21/05/2023(Xem: 2634)
Thiền đường điện Phật ngát trầm hương Chuông vẳng xua tan ảo mộng trường Kệ ngọc ngân âm vơi khổ não Kinh vàng vọng tiếng chuyển sầu thương An yên một dạ về chơn thể Tĩnh tại năm căn hướng diệu thường
21/05/2023(Xem: 2551)
“Thủ nhất thanh, Thượng vĩ bệnh” Vững bước đi về cõi tịnh an Vững niềm tin Phật kết thiền tâm Vững lòng thoả nguyện xây bờ thiện Vững chí kiên nguyền giữ bến chân Vững ở nơi đời gìn nghĩa trọng Vững ngồi chốn đạo giữ tình thâm Vững chân dạo khắp trần gian mộng Vững trái tim nồng nuôi đức ân…!
19/05/2023(Xem: 3014)
Kính đa tạ Cổ Đức có thơ chỉ dạy BÁM VÍU (1) Luôn khuyên điều cốt lõi Phật Pháp thôi Toàn bộ Tập đế ( Tham ái) tạo có mặt trên đời Cuối cùng BUÔNG lại là rốt ráo cứu cánh !
19/05/2023(Xem: 3949)
Chúng ta đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu chúng ta có các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Thế giới này là thế giới của ngũ uẩn, cuộc sống này là cuộc sống của ngũ uẩn. Do bị phiền não và vô minh nên tâm bị ngũ uẩn chi phối, dẫn dắt tạo ra những thế giới đầy những lẽ vô thường, bất an. Sự sống của các thân ngũ uẩn là sự sống của tham, sân, si; khi tham sân si có mặt thì thân ngũ uẩn vô thường sẽ có mặt, ngược lại khi tham sân si được đoạn diệt thì thân ngũ uẩn vô thường này cũng sẽ được chấm dứt.
19/05/2023(Xem: 3577)
Thơ là cõi mênh mông, thi nhân là người gởi hồn vào cõi mênh mông đó. Để đi vào hồn của thi nhân một cách trọn vẹn là điều không phải dễ. Có người đã nói: “Tu sĩ phải có tâm hồn nghệ sĩ thì mới sâu sắc phong phú.” Vốn có tâm hồn nhạy cảm, tác giả của tuyển tập thơ đã khéo vận dụng phân chia thời gian qua nhiều phân đoạn, nhiều góc nhìn để tâm hồn được trang trải, được hòa quyện theo từng cung bậc của cảm xúc. Chỉ một từ KHI, mà tác giả đã khéo phân chia trên 30 cung bậc khác nhau như: những khi, đến khi, có khi, nhiều khi..v.v…, để tâm hồn nương vào đó mà cảm nhận giải bày từng trạng thái của tâm.
15/05/2023(Xem: 6686)
Chưa thuận duyên … mỗi tháng đến chùa Thầy thọ bát! Nhủ lòng…. tại gia tự thọ giới theo luật trang nghiêm, Được trang nhà từ bi Online khoá lễ… xiết bao nỗi ân triêm, Kính đa tạ Thượng tọa Trụ trì, kính dâng lời quý ngưỡng !
12/05/2023(Xem: 5819)
Trân quý thay! sứ mệnh cao cả trong việc hoằng pháp! Căn bản, cốt lõi Đạo Phật được duy trì Sẵn sàng thắp lên ngọn đuốc từ bi Mang tặng người hoa trái Tuệ Giác thật bình đẳng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]