Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đợc Thơ Trần Nhân Tông qua bản dịc h của Nguyễn Lương Vị - Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

07/05/201701:10(Xem: 12784)
Đợc Thơ Trần Nhân Tông qua bản dịc h của Nguyễn Lương Vị - Tâm Huy Huỳnh Kim Quang




bia-truoc-tap-tho-tran-nhan-tong

ĐỌC THƠ TRẦN NHÂN TÔNG
 

QUA BẢN DỊCH VIỆT CỦA NGUYỄN LƯƠNG VỴ 
Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

 



Dịch thơ vốn là chuyện khó. Dịch thơ chữ Hán của một đại thiền sư khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử tại Việt Nam là Tổ Sư Trần Nhân Tông (1258-1308) lại còn vô vàn khó khăn hơn nữa, bởi vì thơ chữ Hán của Thiền SưTrần Nhân Tông ngoài phẩm chất văn chương trác việt còn chứa đựng nội dung uyên áo của Thiền, của Phật Pháp.

Nhưng nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ đã làm được chuyện khó khăn này một cách rất tuyệt diệu trong tác phẩm “Thơ Trần Nhân Tông” vừa được nhà sách Amazon phát hành vào đầu tháng 5 năm 2017.

Không ngờ nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ lại rành chữ Hán đến thế! Trước giờ chỉ biết anh làm thơ hay và dĩ nhiênrành từ Hán Việt, nhưng không biết anh giỏi chữ Hán. Nhân đọc tác phẩm “Thơ Trần Nhân Tông,” mới tò mò dọ hỏi về duyên do vốn liếng chữ Hán mà anh có. Anh kể cho nghe thời thơ ấu sống với ông nội là một nhà Nho nên được ông cụ dạy chữ Hán từ nhỏ. Rồi khi lớn lên vào Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 75 lại có dịp văn ôn võ luyện nên mới thành thạo.

Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ cho biết từ lâu anh rất hâm mộnhân cách siêu việt và cũng rất mê thơ của Thiền Sư Trần Nhân Tông cho nên, không những dịch 36 bài thơ chữ Hán của ngài, anh còn viết một bài giới thiệu dài gần 60 trang sách về những bài thơ, phú của ngài.

Trong tác phẩm “Thơ Trần Nhân Tông,” nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ làm việc rất công phu và khoa học. Mỗi bài thơ của Thiền Sư Trần Nhân Tông anh đều có phần nguyên văn chữ Hán, dịch âm sang Hán Việt, dịch nghĩa bài thơ, phỏng dịch thơ theo thể loại từng bài thơ, và còn có phần ghi chú công phu về điển tích và thuật ngữ để giúp người đọc hiểu rõ hơn.

Khi dịch thơ của Thiền Sư Trần Nhân Tông sang tiếng Việt, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ đã làm được điều hiếm có là anh đã dịch sang chữ Việt hiện đại hoàn toàn chứ không còn giữ nhiều từ Hán Việt, trừ vài trường hợp là những thuật ngữ Phật Học đã thông dụng, cho nên làm người đọc rất dễ hiểu nội dung của bài thơ. Điều này phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay khi mà ngày càng có ít người Việt có thể đọc và hiểu được chữ Hán để thẩm thấu được tinh hoa của nền văn hóa và văn học cổ nước nhà.

Nhờ vốn là nhà thơ đã xuất bản hàng chục thi phẩm, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ đã dịch thơ và lột tả được ý nghĩa trọn vẹn của nó từ bố cục, âm luật cho đến tứ thơ theo từng thể loại của nguyên tác, gồm những bài thơ “ngũ ngôn tứ tuyệt [năm chữ bốn câu],” “thất ngôn tứ tuyệt [bảy chữ bốn câu],” hay “thất ngôn bát cú [bảy chữ tám câu].”

Xin đọc vài bài thơ trong tác phẩm “Thơ Trần Nhân Tông” để cống hiến cho độc giả thưởng lãm văn chương của Trần Nhân Tông và tài dịch thơ của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.

Trước hết là bài “Lạng Châu Vãn Cảnh”. Bài này được Vua Trần Nhân Tông cảm tác khi đến thăm một ngôi chùa cổ tại Lạng Châu ở tỉnh Lạng Sơn thuộc miền Bắc Việt Nam. Nguyên tác chữ Hán của bài thơ như thế này:

Cổ tự thê lương thu ái ngoại,
Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ.
Thủy minh sơn tĩnh bạch âu quá,
Phong định vân nhàn hồng thụ sơ.
Nguyễn Lương Vỵ dịch nghĩa:

Cảnh Chiều Ở Châu Lạng

Ngôi chùa xưa sầu hiu hắt sau lớp mây khói mùa thu,
Chiếc thuyền câu cá buồn bã hiu quạnhtiếng chuông chùa buổi chiều bắt đầu vang lên.
Nước trong veo, núi yên tĩnh, chim âu trắng bay qua,
Gió lặng yên, mây nhàn nhã, cây lơ thơ sắc lá đỏ.


Dịch thơ:

Chùa xưa sầu ngất, mây thu nhuốm,
Thuyền cá buồn tênh, chuông chiều rơi.
Núi tạnh nước trong, âu trắng lượn,
Gió lặng mây nhàn, lá đỏ phơi.



Tran Nhan Tong

Tôn tượng Vua Trần Nhân Tông










Thiền Sư
 Trần Nhân Tông đến thăm chùa vào một buổi chiều vắng vẻ chỉ có tiếng chuông chùa len lén ngân vang trong gió lặng, mặt nước sông yên tĩnh và đàn chim trắng bay lượn, với những chiếc lá thay màu đỏ rực. Phong cảnh thật là đẹp! Bản dịch Việt của Nguyễn Lương Vỵ dùng chữ rất giản dị nhưng trong đó có màu sắc của họa, có âm giai của nhạc, và có cả cõi lòng sâu thẳm của khách viếng chùa. Tuyệt diệunhất là hai câu đầu:

Chùa xưa sầu ngất, mây thu nhuốm
Thuyền cá buồn tênh, chuông chiều rơi.

Ở câu đầu, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ dùng vần trắc “ngất,” “nhuốm” để miêu tả nỗi quạnh hiu cao chất ngất của chốn sơn môn tịch mịch. Rồi câu kế, khi nghe tiếng chuông chùa ngân lên thì dịch giả lại dùng chữ vần bằng “tênh,” “rơi” để diễn tả tâm trạng trầm buồn theo tiếng chuông chùa rơi. 

Bài thơ dài nhất trong cuốn “Thơ Trần Nhân Tông” là bài “Hữu Cú Vô Cú” [Câu Có Câu Không], với 9 đoạn và mỗi đoạn 4 câu, mỗi câu 4 chữ, tổng cộng 36 câu. Bài thơ, đúng ra là bài kệ, vì chứa đựng lời dạy khai thị bản chất duyên sinh vô tánh của ngôn ngữ và tất cả các pháp để giúp người siêu việt đối đãi nhị nguyênvà vọng chấp có không.

Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ rất tâm đắc bài kệ “Hữu Cú Vô Cú” này vì ông cho rằng đây là bài kệ quan trọng trong các bài thơ của Trần Nhân Tông. Bởi thế ông đã dành gần chục trang trong bài giới thiệu về thơ của Thiền Sư Trần Nhân Tông để nói về bài kệ này. Đặc biệt là 2 đoạn kệ sau đây:

Hữu cú vô cú,
Tự cổ tự kim.
Chấp chỉ vong nguyệt,
Bình địa lục trầm.

Hữu cú vô cú,
Như thị như thị.
Bát tự đả khai,
Toàn vô ba tị.

Nguyễn Lương Vỵ đã dịch rằng:

Câu Có câu Không.
Xưa nay vậy đó.
Nhớ ngón quên trăng,
Vùi thây đất nọ.

Câu Có câu Không,
Vậy đó vậy đó.
Tám chữ mở tung,
Còn gì để nói?!


Bài kệ đầu đề cập đến tích nhà Phật ngón tay chỉ mặt trăng. Ngón tay là phương tiện là Phật PhápMặt trăng là chân tâm, là niết bàn. Nếu cứ dán mắt vào ngón tay thì sẽ không thể nào thấy được mặt trăng. Cũng vậy nếu chấp vào có và không thì sẽ không thể nào buông xả mọi pháp để đắc đạoBài kệ kế tiếp có nói đến tích tám chữ mở tung [bát tự đả khai – sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc – sinh diệt hết rồi, vắng lặnglà vui] để nói đến sự vượt thoát sinh diệt để chứng nhập niết bàn tịch diệt. Dùng chữ “mở tung” để diễn tảtrạng thái bùng vỡ và siêu thoát lên mọi thứ sinh diệt, thì thật là hay.


Bài thơ số 36 cũng là bài thơ cuối cùng trong tập sách “Thơ Trần Nhân Tông” mà nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ trích dịch là một bài thi kệ trích từ bài phú nổi tiếng “Cư Trần Lạc Đạo” của Thiền Sư Trần Nhân Tông. Bài thi kệ này cũng là pháp ấn tâm yếu của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ dịch rằng:

Ở đời vui đạo, cứ tùy duyên,
Đói phải ăn thôi, mệt ngủ liền.
Của quý trong nhà, tìm đâu nữa,
Vô tâm đối cảnh, hỏi chi thiền?!

Bản dịch Việt lời lẽ rất bình dân giản dị đọc qua ai cũng hiểu, nhưng vẫn không đánh mất ý chỉ cốt lõi của Thiền Sư Trần Nhân Tông muốn dạy người tu. Cốt tủy ở đây chính là “đối cảnh vô tâm.”

Tran Nhan Tong
Thiền Sư Trần Nhân Tông

Chữ “vô tâm” rất khó dịch. Nên xưa nay các nhà dịch đều để nguyên như vậy. Hơn nữa chữ này cũng đã Việt hóa rồi. Đọc qua ai cũng hiểu được phần nào ý nghĩa của nó. Chữ này có thể dịch là “tâm không,” tức là tâm rỗng lặng, không vướng mắc thứ gì, dù rất tỉnh giác, chứ không mơ hồ, mông muội. Vô tâm ở đây chính là tâm không dính mắc vào trần cảnh lúc tiếp xúc, giống như gió thổi qua nhà trống, mây bay thong dong trên bầu trời. Mọi trói buộc đều bắt đầu từ chỗ dính mắc, chấp trước. Cho nên, đức Phật dạy trong Kinh Kim Cang Bát Nhã rằng, “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Tức là tâm không trụ trước, không dính mắc đối với tất cả pháp. Có thể đạt được vậy bởi vì nhờ trí tuệ Bát Nhã quán chiếu tất cả pháp đều do duyên sinh, không có tự tánh, không có ngã, không có chủ thể. Tâm cũng thế, cũng rỗng rang không tự tánh, không có ngã. Tu được như vậy thì sống ở đâu cũng an lạc, không khổ. Ở đâu cũng là niết bàn. Đó chính là của quý trong nhà rồi còn gì. Đi tìm đâu cho xa. Nhưng làm được thì không dễ!

Giữa thời đại mọi người đang chạy theo những tiện nghi của nền văn minh vật chất hiện đại, hầu như, ít có người còn nhớ tới di sản văn hóavăn học vô giá của tiền nhân, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ đã tận tụy ngồi dịch từng bài thơ của Thiền Sư Trần Nhân Tông là một việc làm nhiều ý nghĩalợi lạc và đáng tán dương.

Một dân tộc mà di sản văn hóavăn học và tư tưởng bị lãng quên thì dân tộc đó có thể  đánh mất quá khứ, đánh mất ký ức, đánh mất truyền thống cao đẹp nghìn năm của mình! Nhất là di sản đó của một vị minh quân của dân tộc đã từng 2 lần đánh bại quân Nguyên Mông  xâm lăng Nước Đại Việt thời Nhà Trần như Vua Trần Nhân Tông. Xin cùng nhau giữ gìn di sản vô giá của tiền nhân.

Tri ân Thiền Sư Trần Nhân Tông.

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.

Bài này chỉ giới thiệu sơ sài đôi nét độc đáo của bản dịch Việt thơ chữ Hán của Trần Nhân TôngĐộc giảmuốn thưởng thức trọn vẹn bản dịch Việt thì nên đặt mua sách “Thơ Trần Nhân Tông” của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ ở địa chỉ nhà sách Amazon: www.amazon.com





***

Bài liên quan: 


Đọc thơ Trần Nhân Tông - Nguyễn Lương Vị


10 bài thơ mùa xuân của Trần Nhân Tông - Nguyễn Lương Vị






 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2019(Xem: 7228)
Con tự hứa ...gắng dành nhiều nghị lực, Tiến bước hành trình ...vững chắc niềm tin . Thử thách giúp con tìm lại ...chính mình Và tự nhủ ....MÌNH KHÔNG LÀ GÌ CẢ !
28/07/2019(Xem: 9565)
Kính Dâng Vị Thiền Sư Con Mang Ơn Sâu Thiền Sư Thích Thanh Từ sẽ tròn 95 tuổi vào ngày 24/7/2019. Để soạn lời chúc mừng sinh nhật, con thành kính dịch một vài bài thơ của Thầy để bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy, vị Thiền Sư đã hồi phục dòng Thiền do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Con đã đọc nhiều sách Thiền do Thầy dịch và giảng. Các sách Thiền này đã cho con nhiều kiến thức và cảm hứng. Kính bạch Thiền Sư Thích Thanh Từ, Thầy là người duy nhất có thể hồi phục Thiền Phái Trúc Lâm – và Thầy đã làm như thế, toàn hảo và tuyệt vời. Mặc dù con học từ Thiền phái khác, con ngưỡng mộ Thầy và mang nợ Thầy rất nhiều.
27/07/2019(Xem: 10197)
Gót chân Đại Giác qua đường Ta Bà tịch lặng, Vô Thường ngẩn ngơ Ta về tìm dấu xa xưa Nửa đêm hoa héo cũng vừa hồi sinh.
27/07/2019(Xem: 7413)
Đêm nay nghỉ ở phi trường Đời hun hút mộng, đêm suông bóng đời. Nửa khuya nghe bước ngược xuôi Đi-về vạn nẻo buồn vui muôn trùng.
25/07/2019(Xem: 10061)
Có thể ngày mai vẫn rất dài Vẫn bình minh hẹn với sương mai Một ngày vẫn sống trên trần thế Chẳng chút chi ngờ chuyện đổi thay..
24/07/2019(Xem: 12663)
Năm 1308, Mạc Đỉnh Chi đi sứ Trung Hoa ( vào thời nhà Nguyên ). Đến cửa khẩu quá muộn, quân Nguyên canh gác bắt ông và mọi người tháp tùng phải chờ đến sáng hôm sau mới được phép qua cửa khẩu. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ khiếu nại biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thách thức sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa
21/07/2019(Xem: 7925)
Trông hình bắt bóng, bóng mờ sương Sắc tướng nhân sinh huyễn mộng thường Hảo hớn râu mày mà ướt át Thuyền quyên yểu điệu lại căng cương
19/07/2019(Xem: 11323)
Người thường gặp gỡ trên đường Tương lân đồng bệnh văn chương nợ nần Phương trời đất nước đi thăm Trở về im bóng thì thầm với Thơ!
19/07/2019(Xem: 7379)
Sống cô tịch cần ...tầm nhìn sáng suốt, Là nghệ thuật.... tự kiềm chế bản thân . Dám làm dám nghĩ .....chấp nhận sai lầm Sức mạnh tiềm ẩn trỗi dậy ....tiếp sức !
19/07/2019(Xem: 7847)
Lão Tăng sưu tập Thiền-thi, cống hiến các bạn uống trà, ngâm nga, nghiệm thâm ý, trực ngộ diệu lý Bất sanh, bất diệt. Bổng nhiên bay vút không trung, cười vui ha hả, nhìn thấy cõi trần không không Vô tận…Tam-khổ, Bát-khổ biến thành Tịnh-độ. Tu, Tu nhiều, vui thú nhiều bạn nhỉ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]