Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ẩn Dụ Một Đoá Mai

02/02/201110:11(Xem: 10309)
Ẩn Dụ Một Đoá Mai



ẨN DỤ MỘT ĐOÁ MAI
Đại-lãn
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một đóa mai.

Sự hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai đã đánh lay tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút mực để nói về sự hiện hữu của chúng. Vì ở đây, chúng ta mỗi người phàm tình, đang sống với cảm giác cảm tính chứ không phải trí giác của trực giác lý tính, do đó mỗi người có mỗi cái nhìn lệ thuộc vào cảm tính tình cảm thiên kiến của mỗi cá nhân. Vì vậy mọi cái nhìn đều lệ thuộc vào chủ quan tính, để nói lên cái ngã tính của mình thể hiện. Ở đây, mọi người đều có quyền thể hiện, nhưng sự thể hiện đó, chúng được đánh giá như thế nào còn tuỳ thuộc vào tính phổ quát được mọi người chấp nhận và đồng tình hay không, đó là điều đáng nói; còn chuyện muốn vượt qua khỏi mức độ cho phép, thì đó là một chuyện khác, hãy để dành cho đức Phật Di Lặc (hay những vị đạt Đạo) sau này ra đời giải quyết nghi!

Ẩn dụ của một đóa mai theo ngôn ngữ luận lý tương đối, chúng ta có thể có khả năng tháo gỡ bóc vỏ để chúng hiện hữu như chính chúng, trong việc phân tích bằng vào ngôn ngữ mà mọi người có thể chấp nhận được thì trước hết, chúng ta phải biết qua xuất xứ của bài kệ này, để từ đó đánh giá đúng hơn về tư tưởng ẩn dụ này qua bài kệ, sau nữa là người viết và người đọc phải tham dự vào, tiến trình động não phân tích qua pháp phủ định những nguyên tắc, tưởng chừng như là một chân lý khó phá vỡ vượt qua, do kinh nghiệm thói quen tập quán mang lại trên mặt hiện tượng. Trước khi thị tịch ngài có để lại cho chúng ta một bài kệ nhân khi ngài cáo bệnh dạy chúng:

"Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Việc đời qua trước mắt,
Già đến trên đầu rồí!
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một đóa mai."
(Thiền Uyển tập anh).
Qua xuất xứ bài kệ dạy chúng trước khi người thị tịch và nội dung của chúng, đã kết hợp đủ để chúng ta có một cái nhìn tổng quát về mặt hiện tượng (tướng-dụng) và ẩn dụ (thể).

Đứng về mặt hiện tướng là một vị thiền sư, ngài nói lên cái chức năng của một người dẫn đường trước khi mình qua đời, để cảnh tỉnh những người còn lại sau này qua việc sống-chết. Cho dù bằng vào những kinh nghiệm sống, những thói quen tập quán, mà con người đã rút ra được những chân lý mang tính phổ quát được mọi người chấp nhận đi nữa, thì đó cũng chỉ là một thứ chân lý của tương đối thôi . Vì sao? Vì việc đến đi của mùa xuân chúng tùy thuộc vào vô thường, nếu không có vô thường thì sẽ không có đến-đi, và không có đến-đi thì sẽ không có mùa xuân. Do đó, việc: " Xuân đi trăm hoa rụng, xuân đến trăm hoa cười." chỉ là hiện tượng biến dịch (vô thường) THƯỜNG chứ không gì khác. Ở đây, chúng biểu trưng cho việc sống chết của con người mà lý vô thường luôn được hiện hữu một cách thường xuyên, để thể hiện luật tắc Duyên khởi trong hiện tướng (trongThành-trụ-hoại-không) của các pháp. Chỉ vì chúng ta không nhìn ra được cái lý ẩn của: " Việc đời qua trước mắt, Già đến trên đầu rồi," nên từ sự vô thường bất toàn của các pháp, con người đâm ra ham sống sợ chết, sống vui chết buồn, và cũng từ đó mọi sự sợ hãi được hình thành, ám ảnh con người, để rồi các thứ bệnh tà kiến phân biệt chấp trước đua nhau xuất hiện trong cái lòng tin mù quán của mọi người. Đây cũng là điều mà chính đức Phật đã dạy trong kinh Kalama:

Đừng vội tin tưởng vào bất cứ điều gì mà chúng ta thường nghe nhắc đi nhắc lại luôn luôn. Đừng vội tin tưởng vào điều gì mà điều đó được coi như là một tập tục từ ngàn xưa để lại. Đừng tin tưởng vào những sáo ngữ mà người ta thường đề cập đến luôn. Đừng tin tưởng bất cứ điều gì dù đó là bút tích của thánh nhơn. Đừng tin tưởng vào điều gì dù là thói quen từ lâu, khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng một điều gì do ta tưởng tượng ra mà lại nghĩ rằng do một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng vào bất cứ điều gì mà điều đó chỉ dựa vào uy tín của các thầy dạy cho các người. Nhưng chỉ tin tưởng vào cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận cho là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ nam cho mình.

Chính vì sự sợ hãi trước cuộc sống-chết của chính mình, qua những biến động đổi thay của vô thường luôn luôn hiện hữu bên cạnh, nên lòng mê tín dị đoan của chúng ta nổi dậy tin chấp tà kiến vào những thế lực bên ngoài, để rồi bị chúng cuốn hút luôn, không làm chủ được mình. Do đó, Thiền sư Mãn Giác mới cảnh giác chúng của ông và những người đi sau như chúng ta, qua pháp phủ định những xác định mà người đời đã coi chúng như là một thứ chân lý, qua hai câu song thất của bài kệ:

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một đóa mai.
Qua pháp phủ định này, trước hết đứng về mặt biểu hiện thì sự hiện hữu của một đóa mai, không bị lệ thuộc vào việc xuân đến hay là xuân đi như chúng thường được chấp nhận một cách tự nhiên, được coi như là một thứ chân lý xưa nay theo kinh nghiệm: " Xuân đi trăm hoa rụng, xuân đến trăm hoa cười." theo tiến trình thời gian, phân bố điều trong một năm qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông. Như vậy có nghĩa là chúng sẽ hiện hữu vào bất cứ lúc nào, khi những điều kiện duyên cùng hoàn cảnh môi trường chung quanh, đủ cho phép để hiện khởi thì chúng hiện hữu. Đó là chỉ nói đến một sự hiện hữu chưa được xác định qua phủ định, nhưng ở đây chúng ta được thiền sư tự xác định thời gian và nơi chốn hiện hữu của chúng qua câu hai: "Ngoài sân đêm trước một đóa mai."

Vậy ở đây, đêm trước là đêm nào? và chúng thuộc vào mùa nào trong năm? điều này cũng dễ thôi nếu chúng ta biết liên hệ đến thời gian cáo bệnh để dạy chúng của người . Theo tiểu sử thì ngài nói ra bài kệ này cùng ngày trước khi ngài thị tịch, như vậy ngày ngài qua đời là ngày 30 tháng 11 năm Hội phong thứ 5 (1096). Qua đây chúng ta đã xác định được ngày tháng năm và nơi chốn đóa mai hiện hữu. Chính sự hiện hữu của đóa mai này đã nói lên được: thứ nhất sự phủ định của ngài đã đánh đổ đi được những lệ thuộc ước lệ thời gian từ ngàn xưa để lại, mà mọi người trong chúng ta đã từng chấp nhận như là một chân lý. thứ hai sự hiện hữu của đóa mai có thể là bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào miễn có đầy đủ mọi duyên cùng hoàn cảnh môi trường chung quanh cho phép thì chúng sẽ hiện hữu. Mai nở vào mùa đông có gì không phải? Hiện tại khoa học dư sức để tạo môi trưòng về việc này, ngay đến việc tác tạo ra thai nhi trong ống nghiệm họ còn làm được, qua việc trích ly tinh trùng và noãn sào của người đàn ông và đàn bà phối hợp với nhau, cùng tạo môi trường dinh dưỡng đầy đủ v.v... thì thai nhi hiện hữu và lớn lên. Cũng vì việc tác tạo thai nhi trong ống nghiệm của các nhà khoa học, mà họ đã từng bị một số tôn giáo phản đói . Nhưng đó là việc của tôn giáo, còn khao học vẫn là khao học, khoa học không phải vì thế mà chúng mất đi giá trị chân lý của chúng. Chân lý vẫn là chân lý khi khao học là biểu tượng cho những thành tựu chân lý của chính nó, trong khi tư tưởng phản khoa học chúng là vật cản đường để đi đến chân lý, những thứ nọc độc cặn bã này rồi cũng sẽ bị thời gian đào thải mà thôi. Qua đây đủ nói lên tính ưu việt của thuyết nhân duyên sanh khởi của đạo Phật, mà qua đó khoa học càng ngày càng nhận thấy, những kết quả thực nghiệm của họ khám phá ra trong hiện tại, luôn luôn tương ứng và khế hợp với những lời dạy của đức Phật cách đây hơn hai ngàn năm.

Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục" của các loài hữu tình nói riêng, và vạn vật vô tình nói chung. Chúng luôn luôn tồn tại và biến dịch trong từng sát na một, chúng luôn tùy thuộc vào các duyên đủ để hiện khởi, và biến khác đi nhờ lý vô thường tác động để hình thành luật tắc "vô thường tức thị thường." Ở đây, trong tất cả những duyên đủ để hình thành sự hiện hữu của một vật, thì các loài hữu tình chỉ khác với loài vô tình về nghiệp lực qua năm uẩn (Về vật chất (sắc): đất, nước, gió, lửa, không. Về tinh thần (tâm): thọ, tưởng, hành, thức) mà thôi.

Như chúng ta biết tiến trình sinh hóa của vũ trụ vạn vật chúng luôn tùy thuộc vào các duyên đủ để hiện khởi, do đó việc đóng khung vào những hiện tượng bên ngoài theo kinh nghiệm, để phân chia cắt xén thời gian và, áp đặt lên nó một nhãn hiệu nào đó theo đạo Phật điều đó là một việc làm sai lầm. Cũng đứng trên quan điểm này thiền sư Mãn Giác dùng "đóa mai" làm ẩn dụ cho "Bản lai diện mục" của mỗi chúng ta. Bản lai diện mục này không những chỉ hiện hữu trong kiếp này để rồi biến mất sau khi chết đâu, mà chúng hiện hữu bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trong ba cõi sáu đường luân hồi này nếu đủ duyên, việc đủ duyên ở đây chúng tôi muốn nói đến y báo và chánh báo của nghiệp. Như vậy vấn đề sống-chết hay sinh-diệt của các pháp ở đây chúng tôi chỉ mới nói đến Phân đoạn sanh-tử chứ chưa đề cập đến vấn đề Biến dịch sanh-tử. Cũng như đóa mai chúng sẽ nở ra bất cứ mùa nào trong năm cho dù là mùa đông nếu hội đủ các điều kiện của mùa xuân thì chúng hiện hữu.

Qua pháp ẩn dụ này tuy chúng ta đã được thiền sư Mãn Giác hướng dẫn cho chúng ta một cách nhìn đúng về sự hiện hữu và biến dịch của của cái Bản lai diện mục chính mỗi người qua pháp phủ định, và chúng sẽ hiện hữu - biến dịch vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trong ba cõi sáu đường. Nhưng ở đây có một điều quan trọng là chúng ta chưa thấy được bộ mặt thật của cái Bản lai diện mục của chúng ta như thế nào? Điều này là một vấn đề cần thiết cấp bách dành cho việc nổ lực thực hành.của mỗi chúng ta, mà thiền sư Mãn Giác cần nơi chúng ta tự giải quyết nghi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2021(Xem: 6450)
Thêm một ngày bạc râu tóc nhẩm từng chữ gió vô thường trang sách cũ mỏi gân cốt nghe thiên cổ lạnh buốt xương. . Học vô cùng tâm như nắng soi khắp cõi chiều rất vàng đêm Niết bàn vui tịch lặng ngày Bồ Tát hạnh cưu mang. . Thêm một ngày đi rất mỏi từng bước tâm từng bước thiền ngồi bên sông, xem mây nổi thấy không ta, thấy không thuyền. .
27/12/2020(Xem: 7559)
Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong cung vàng điện ngọc, Hay ở lều cỏ cũng giống như nhau. Hãy lên Núi Yên Tử để xem am nhỏ, Của ông vua từ bỏ ngai vàng. Đối với bậc đạo sư thì ngồi trên ghế nạm vàng, Hay ngồi trên tảng đá cũng đều như vậy. Đối với các bậc đạo sư thì mặc chiếc áo vài ngàn đô-la của Luân Đôn, Ba Lê, Nữu Ước, Hay mặc chiếc áo vá của các A La Hán thời xưa thì cũng chẳng khác gì. Đối với các bậc đạo sư thì thuyết pháp cho ba, bốn người nghe, Thì cũng giống như thuyết pháp cho ngàn vạn. Tại sao thế? Bởi vì các bậc đạo sư không chấp vào nhiều-ít để sanh tâm. Đức Phật khởi đầu chỉ thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như. Sao giáo pháp của Ngài lưu truyền mãi mãi? Nếu ngàn vạn người nghe, Chỉ nghe cho sướng mà không tu, giống như giải trí, Thì cũng chẳng bằng ba bốn người nghe mà quyết chí tu hành.
27/12/2020(Xem: 6927)
Từ thuở ấu thơ, đến lúc trưởng thành, và cho đến khi đã "đầu bạc răng long" như hôm nay đây, với tôi, ngày "Nô-en", lúc nhỏ anh em chúng tôi thường gọi vậy, không là ngày mừng một đấng Tối Cao Thiêng Liêng sanh hạ dương thế, mà đơn thuần chỉ là "Lễ Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn của Ba Me". Vâng, đúng là vậy. Song thân tôi thành hôn vào ngày 25 tháng 12 năm 1940. Tôi vẫn còn nhớ như in những đêm Noel hằng năm ngoài trời lạnh buốt, nhưng bên trong nhà anh chị em chúng tôi sum vầy bên Ba Me thật ấm cúng, quây quần bên những phần quà to nhỏ gói giấy hoa giấy kính sặc sỡ vui mắt, để rồi dự trò chơi "bốc thăm nhận quà", ai cùng có quà nhưng nhiều ít lớn nhỏ khác nhau, hên xui, sau đó còn được Ba phát cho cọc tiền cắc mới cứng keng... Mấy em nhỏ thì bị dụ lên giường ngủ sớm, để sáng mai dậy sớm thấy trên đôi dép của mình có... tiền, tiền của "Ông già Nô-en" mới lén cho hồi nửa khuya. Hihihi...."Ông già Nô-en" đó là Papa kính yêu của chúng tôi chứ ai vô?!
27/12/2020(Xem: 5737)
Thăm Mẹ Những vần thơ con viết và dâng tặng những bà Mẹ trong viện dưỡng lão Con vào thăm Má giữa ngày đông Khẩu trang che mặt chẳng che lòng Đàn chim chíu chít bên khung cửa Ríu rít cười vui mặc gió đông Má biết ngoài kia khắp nơi nơi Thế giới này đây sắp rụng rời Cô Vít năm nay tung hoành quá Ngăn chặn đường đi khắp muôn nơi Người người đối mặt khăn che mặt Chẳng nhận ra nhau nở nụ cười Tết đến rồi đây Má biết không? Năm nay cấm pháo không người tụ Chỉ có cho nhau một tấm lòng Cùng nhau chung sức dâng lời nguyện Thế giới rồi đây khỏi đảo điên Diệt con vi rút qua mùa bệnh Để thấy được nhau nở hoa cười Đời người qua lắm bao năm nhỉ? Người đã đi rồi để tiếng thơm Con nhớ lời thương Thầy con dặn Hãy nói cho nhau được những lời Yêu thương, sầu ghét của lòng tôi Thương yêu sầu ghét của lòng tôi Đừng đợi đi rồi ngồi thương tiếc Non xanh nước biếc đã qua rồi! Má nhìn qua cửa xem chim hót Tuyết cũng rơi rơi thấy ấm lòng Má nhớ ngày xưa khi còn trẻ Con cườ
26/12/2020(Xem: 7470)
Những ngày cuối của năm 2020.! Mong rằng bạn giống như mình đồng ...tâm trạng Chờ đón niềm vui khi năm mới sẽ sang Trọn năm hai không hai không lúc nào....chẳng kinh hoàng! Đại dịch cúm đang biến thể, rắc gieo sợ hãi!
23/12/2020(Xem: 8974)
Hữu Xả Tả Buông Sáu căn tiếp xúc sáu trần Không dính, không mắc, không phân biệt gì Chỉ cần quẳng cái Tôi đi Giác mê trước mặt kiếm chi cho phiền Nam Mô A Di Đà Phật Chùa Quan Âm, Houston 20/12/2020 Ngốc Tử (HT Thích Chơn Điền)
22/12/2020(Xem: 8298)
Từ thuở nọ, Giác Tâm mới vừa mở mắt chào đời, đã nằm võng đong đưa giữa trùng điệp phù vân lãng đãng, ngút ngàn sương khói vờn quanh. Được hun đúc, tiếp cận với hồn thiêng sông núi uy linh, hùng vĩ nên tâm hồn thi sỹ, tự nhiên hàm dưỡng trong bầu khí chất rất mực thuần khiết, nguyên sơ. Thơ phát ra từ đó, nhẹ nhàng như hơi thở, vừa lâng lâng bay bổng vừa bồng bềnh, thênh thang. Tiếng thơ ngân dài, đồng vọng lên từ phương lòng trong trẻo, đầy chim ca lảnh lót hòa lẫn suối khe róc rách, reo vang. Ngàn hoa nắng trổ, ngát hương trời vạn cổ, dưới những thung lũng mù xa, chập chùng bóng rừng sâu hun hút, hoang lạnh buốt mưa chiều. Thơ bay phiêu phất hồn trăng vạn đại, vụt hiện lóe ngời thời nguyên thủy, sơ khai…Thần thái mang mang, thi sỹ đi về ngơ ngác, ngạc nhiên trước sự huyền bí của cuộc sống muôn loài, vạn vật trên mặt đất, trần gian, rồi hoát nhiên, bừng thấy ra đóa Hoa Tâm giữa trời thơ đất mộng bồi hồi:
22/12/2020(Xem: 7248)
Lá rụng chiều Thu Tường Vân Còn vài chiếc lá trên cành Lá vàng rụng hết lá xanh chuyển màu Từ từ mà rụng đừng mau! Cứ bay nhè nhẹ đỡ đau lòng người Hôm qua lá hãy còn tươi Chiều này đổi sắc vốn lười cũng xem Đẹp thì đẹp thật đó em Nhưng mà gió đến bên thềm lá rơi Có khi trong nắng lả lơi Lá bay theo gió biệt khơi nơi nào Mua thu lá đẹp biết bao Vàng hồng đỏ tím làm sao không nhìn?
21/12/2020(Xem: 7581)
Qua mỗi lần đại dịch cơ nguy bùng phát lại Biệt nghiệp trong cộng nghiệp giúp tỏ tường Phải tích tụ phước đức nhiều... làm vốn tư lương Gọi là may, rủi khi đúng thời cơ hội đến ! Chí kiên quyết, lòng thành tâm không xao xuyến Trực giác thầm mách bảo gì ... hãy làm theo, Nhân quả tốt sẽ vứt dược gánh nặng đang đeo Thời gian sẽ trả lời cho tất cả!!!
20/12/2020(Xem: 7381)
Trời đã vào Thu em có hay? Sân chùa sau trước lá rơi đầy Sáng ra quét sạch thì chiều rụng Rồi cũng có ngày lá hết bay Phước mỏng nghiệp dày đời khổ đau Bốn mùa sống tốt đừng thù nhau Nhân lành qủa ngọt gieo trồng mãi Xuân Hạ Thu Đông qua rất mau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]