Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời tại Cali

10/06/201710:53(Xem: 15353)
Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời tại Cali

Dien Thu Phan Uu_Gia Dinh Chi Dieu Hanh Giao Trinh
Cao Pho_Minh Duc Hoai Trinh

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh 2

HUNTINGTON BEACH, California (NV) –
 Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời lúc 2 giờ 19 phút chiều Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, tại bệnh viện Huntington Valley Healthcare Center, Huntington Beach, hưởng thọ 87 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà, xác nhận với nhật báo Người Việt.

Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử, là một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam, đặc biệt với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình,” đều do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Ngoài ra, bà cũng là tác giả của bài thơ “Ai Trở Về Xứ Việt,” sau này được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc, và trở thành một trong những nhạc phẩm tiêu biểu của người tị nạn Việt Nam hải ngoại.

Nhà văn Nguyễn Quang cho biết, bà sinh ngày 15 Tháng Mười, 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại Orange County, California, từ năm 1980.

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh cắt bánh sinh nhật lần thứ 85. Người đeo nơ đứng phía sau cầm tay cho bà cắt bánh là nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà. (Hình: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ)

Bà là con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, ông nội bà là Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình.

Năm 1945, bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó biết sự lợi dụng của phong trào, bà bỏ về Huế tiếp tục học.

Năm 1964, bà đi du học tại Pháp về ngành báo chí và Hán văn tại trường ngôn ngữ Á Đông La Sorbonne, Paris.

Năm 1967, bà ra trường và làm phóng viên cho đài truyền hình Pháp ORTF, đi làm phóng sự nhiều nơi sôi động nhất như Algeria và Việt Nam.

Năm 1972, bà được cử theo dõi và tường thuật Hòa Đàm Paris.

Năm 1973, bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái, một thời gian sau bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, từ năm 1974 đến năm 1975.

Sau biến cố 1975, bà trở lại Paris cho xuất bản tạp chí “Hồn Việt Nam” và trở lại cộng tác với đài ORTF, qua chương trình Việt Ngữ để tranh đấu cho những nhà cầm bút, những văn nghệ sĩ Việt Nam bị cộng sản cầm tù.

Bà đứng ra thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và vận động để được công nhận tư cách hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế tại Rio de Janeiro, Brazil, vào năm 1979.

Bà đã dùng ngòi bút và khả năng của mình thường xuyên tranh đấu cho các văn nghệ sĩ bị cộng sản giam cầm phải được trả tự do.

Ngoài những bài báo, bà còn sáng tác hơn 25 tác phẩm giá trị, trong đó có truyện ngắn, thơ…

Nhà văn Nguyễn Quang đã thực hiện một tập sách rất công phu khá đầy đủ những tài liệu, bài vở và hình ảnh với tiêu đề: “Văn Nghiệp và Cuộc Đời Minh Đức Hoài Trinh.”

Có đoạn nhà văn viết: “Sau khi đọc quyển sách này người ta tự hỏi làm sao Minh Đức Hoài Trinh một con người nhỏ bé lại có thể hoàn thành trên nhiều lãnh vực trong thời gian đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Bà đã đi trên khắp năm lục địa, vào những vùng chiến tranh lửa đạn. Những đóng góp của bà với một cuốn sách nhỏ nầy chắc chắn không diễn tả hết được những gì bà đã làm cho quê hương cho nền văn học Việt Nam.”

Các tác phẩm của bà gồm có Lang Thang (1960), Thư Sinh (1962), Bơ Vơ (1964), Hắn (1964), Mơ (1964), Thiên Nga (1965), Hai Gốc Cây (1966), Sám Hối (1967), Tử Địa (1973), Trà Thất (1974), Bài Thơ Cho Ai (1974), Dòng Mưa Trích Lịch (Thanh Long Bruxelles, 1976), Bài Thơ Cho Quê Hương (Nguyễn Quang Paris 1976), This Side The Other Side (Occidental Press USA 1980), Bên Ni Bên Tê (truyện dài, Nguyễn Quang USA, 1985), Niệm Thư 1 (tái bản 1987), Biển Nghiệp (Nguyễn Quang USA, 1990).

Về bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” rất nổi tiếng của bà, nhà văn Phạm Xuân Đài cho biết: “Đây là bài thơ bà sáng tác khoảng cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960, lúc đó lấy tên là Hoài Trinh, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cùng tên.”

“Còn một bài thơ nữa của bà, cũng rất nổi tiếng, và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cùng tên, đó là bài ‘Đừng Bỏ Em Một Mình,’” nhà văn cho biết thêm.

Theo nhà báo Đinh Quang Anh Thái, phụ tá chủ nhiệm nhật báo Người Việt, một trong những bài thơ nổi tiếng khác của bà là “Ai Trở Về Xứ Việt” (1962). Sau năm 1975, bài thơ được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc cùng tên.

Trên trang web dutule.com của nhà thơ Du Tử Lê cũng có lưu lại bài này, và cho biết bà sáng tác tại Paris năm 1962.

Nói về hoạt động và con người của bà, nhà văn Việt Hải có lần viết: “Trên cao tất cả, tôi quý nhà văn Minh Đức Hoài Trinh vì bà trung thành với đất nước Việt Nam Cộng Hòa, bà chống Cộng Sản, bà chống bạo lực và ác tính đè nặng lên vai người dân, bà bôn ba vận động can thiệp trả tự do cho giới văn học báo chí, những nạn nhân của những trại tù Cộng Sản. Bà xin lại tư cách Văn Bút Hội Viên Việt Nam tại diễn đàn Văn Bút Quốc Tế. Trong vai trò phóng viên chiến trường bước chân Minh Đức Hoài Trinh đi qua các địa danh thân yêu từ Sài Gòn ra miền Trung, qua các vùng thân quen của xứ sở như những Qui Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, Quảng Trị,…”

Nhà văn Nguyễn Quang cho biết đang làm việc với nhà quàn Peek Family, Westminster, để lo việc mai táng cho nữ sĩ.

—-

Liên lạc tác giả: [email protected]







Nữ Sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH

https://www.youtube.com/results?search_query=N%E1%BB%AF+S%C4%A9+MINH+%C4%90%E1%BB%A8C+HO%C3%80I+TRINH+

Tin Buồn Nữ Sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH Đã Ra Đi Mãi Mãi

https://www.youtube.com/watch?v=aNR86mRM5UE

Phung Nang Tran

https://www.youtube.com/channel/UC3Q-s2upq6XnTfjU3rGk1rQ/playlists

THO MIINH DUC HOAI TRINH PHO NHAC

https://www.youtube.com/playlist?list=PLTOW-LJ7Z_dpWCSBlz8_Wa-mEzIpoNjnY

Thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh - Phung Nang Tran

https://www.youtube.com/playlist?list=PLENcNuFUlbQPEarImVafw8QGykzqNl1Zr

votahan

https://www.youtube.com/user/votahan/featured

Thơ MINH ĐỨC HOÀI TRINH - Nhạc VÕ TÁ HÂN

https://www.youtube.com/playlist?list=PLEe32_RuY7pzupTAT_UqHu_hV5SLl_i_u

Hai bản nhạc Phạm Duy phổ từ thơ Minh Đức Hoài Trinh

https://www.youtube.com/watch?v=NdHQe-JyQKE

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

bebeliem

https://www.youtube.com/user/bebeliem/videos?shelf_id=1&view=0&sort=dd

Minh Đức Hoài Trinh

https://www.youtube.com/watch?v=h4OGw7GOyBg&t=205s

Minh Đức Hoài Trinh, Bùi Dương Liêm tiếp chuyện

https://www.youtube.com/watch?v=UAhTUXzgITw

Thơ Minh Duc Hoai Trinh

https://www.youtube.com/playlist?list=PLQ2Gts3U29fuRqYA4Ug9u_HESADMXGKxu

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

ns minh duc hoai trinh

https://www.google.com/search?newwindow=1&q=ns+minh+duc+hoai+trinh&oq=ns+minh+duc+hoai+trinh&gs_l=serp.12...29034.47375.0.52237.35.27.0.0.0.0.200.2738.6j17j1.24.0....0...1.1.64.serp..14.19.2143...0j0i13i30k1j35i39k1j0i20k1j0i67k1j0i10k1j0i22i30k1j33i21k1j33i160k1.CzkwMSTbXNA

Trang thơ Minh Đức Hoài Trinh

https://www.thica.net/tac-gia/minh-duc-hoai-trinh/

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Minh Đức Hoài Trinh

https://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_%C4%90%E1%BB%A9c_Ho%C3%A0i_Trinh
Ý kiến bạn đọc
14/06/201713:20
Khách
A Di Đà Phật

Xin hỏi có thể sửa Cáo phó bằng điện thư của trang nhà Quảng Đức được không ạ

Tên của các Cháu bị duplicate, in hai lần

Dạ cám ơn nhiều
A Di Đà Phật

Diệu Châu Võ Mỹ Ngọc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2021(Xem: 5929)
Hạnh phúc thay được tham cứu một dòng Thiền ! Kính dâng Thầy bài thơ để tri ân những gì con đã học được trong Tổ Sư Thiền và nhất là về công án . Kính bạch Thầy con đã mê say đọc và nghiên cứu từng công án và đã học được thêm chút ít nên rất hạnh phúc mỗi ngày Bài thơ này xin kính tri ân Thầy khi nghe Sư Phụ Viên Minh dạy phải có giác ngộ mới nói đến giải thoát được . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy Hạnh phúc thay từ ngày học về công án! Mỗi lần tham cứu có cơ hội đào sâu ... Vừa học hỏi vừa biết trình độ tới đâu . Thọ nhận, liễu thông chút nào Chân lý?
04/05/2021(Xem: 3868)
Rừng rộng ôm non cao Trời mây đón cánh chao Bước phiêu bồng thoăn thoắt Bến tang thương gọi chào Mồ hôi đẫm nâu sồng Lá nón che má hồng Độc hành qua khổ chướng Đi về hướng cầu vồng...
03/05/2021(Xem: 12385)
Báo Chánh Pháp số 114 (số đặc biệt mừng Phật Đản 2645, Tây lịch 2021)
30/04/2021(Xem: 7300)
Sáng cuối tuần trời nắng đẹp nên ăn sáng xong tôi mặc áo ấm đi dạo. Chợt thấy dọc đường cảnh lạ như vầy, xin kể cho vui. Trên lối đi, cạnh một góc hoa viên là chỗ đông người qua lại tôi thấy có mấy thùng cạc tông nằm lênh láng. Thời nay rủi ro tràn khắp, lúc nào thấy những thùng gì lạ nằm lênh láng hay những túi xách vô chủ là nghi ngờ. Khôn hồn thì tránh xa! Vì đó có thể là mấy trái bom nổ của nhóm quá khích. Nhất là ở đây, đoạn đường bãi biển thường rất đông người qua lại trong những ngày nắng đẹp này. Cái thói quen cẩn thận lo xa, xem ra đã tích lũy từ những ngày thơ ấu trong chiến tranh. Tôi rẽ ngoặt đi lánh ra xa ngay. Nhưng tò mò thì vẫn cứ tò mò. Chả lẽ ở đây là chợ trời? Vô lý, bao lâu nay chưa hề thấy. Lại có 5,7 người đứng ngồi cầm những vật trên tay giống như sách báo. Thôi, lo yên thân. Việc của mình là đi dạo thì cứ đi. Nửa giờ sau. Cái việc đi dạo xem như đã xong, nhưng thay vì đi ngõ khác về nhà như mọi hôm thì lại tôi cố ý quay lại đường cũ để xem cảnh cái “chợ ch
29/04/2021(Xem: 3906)
Nếu mai này ta chết Ta cũng lên bàn thờ Bát cơm lời kinh nguyện Hồn ta cũng về thăm Nhớ ngày nào dương thế Đến bàn thờ khấn nguyện Cho người được siêu thăng Nay ta về hội họp Hiểu được pháp vô thường Người đi rồi ta đến Sanh tử rồi tử sanh
29/04/2021(Xem: 6047)
Hình ảnh quê hương ẩn hiện hoài trong thương nhớ ! Chẳng cần chờ cứ mỗi tháng tư đen, Người người nhắc nhau ngày biến động khó quên …. Và trước đó nhiều tháng tin kinh hoàng tới tấp! Thế mà giờ đây kỷ niệm về tràn ngập Phải chăng từ một bài hát quá u buồn Khơi động lại những gì tưởng đã cạn nguồn Và chợt hiểu … Thế nào là tiếng gọi ! Vẫn âm ỉ chút lửa tro trong lò ngụi Quê hương ơi … còn đâu đây tiếng cười Ngày còn cha mẹ … tuổi thanh xuân tươi Giờ xa vắng … tất cả là thiên thu nhớ !!! Tiếng gọi quê hương … nơi tổ tiên sống thở !!!
28/04/2021(Xem: 5950)
Ta mãi mãi kẻ lữ hành đơn độc, Bước xuống thuyền nương theo ánh trăng soi, Ngược dòng đời, chèo từng nhịp khoan thai, Không chờ đợi cũng chẳng hề nôn nóng. Dòng nước trong dưới ánh trăng soi bóng, Chiếc thuyền con đang đưa đẩy nhịp nhàng, In bóng hình người lữ khách cô đơn, Đường vạn dăm vẫn còn xa vời vợi…
28/04/2021(Xem: 5179)
Ngẫm cuộc nhân sinh khẽ mĩm cười Thi đàn xướng họa bốn mùa chơi Phiên trà nghĩa kết hương còn đọng Tiệc bút duyên trao mộng chửa rời Sóng gợn dòng Thu vầng nguyệt toả Đêm chìm giấc Hạ mãnh tình khơi Bao phen giũa chợ đời dong ruổi Vẫn giữ thân danh vẹn kiếp người!
27/04/2021(Xem: 7051)
Ông già quyết chí học thiền Tu hành tinh tấn nơi miền phương xa Đâu còn thiết đến cửa nhà Nên trao người cháu đứng ra thay mình
27/04/2021(Xem: 5499)
Chàng trai Phật tử thuận thành Lâu nay buồn chuyện gia đình mãi thôi Vì cha chàng tuổi cao rồi Vẫn ham làm việc suốt đời liên miên
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]