Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc "Em có về Cồn Phượng"

31/08/201010:54(Xem: 11367)
Đọc "Em có về Cồn Phượng"

Em_Co_Ve_Con_Phuong
Đọc: “EM CÓ VỀ CỒN PHƯỢNG?”

Tập truyện của Hoàng Ngọc Hiển

Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.

Động viên Khóa 25 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức; ra trường phục vụ tại Tiểu khu Bình Long: Trung đội trưởng rồi Đại đội phó Đại Đội 399, Sĩ quan Tham mưu Hành quân Phòng 3.

Sau năm 1975, hoạt động chính trị bị Cộng sản đưa ra tòa xử án 20 năm tù, trên thực tế ở tù 14 năm.

Nhập cảnh Hoa kỳ giữa thập niên 1990.

Nhân viên Thư viện Thành phố Garden Grove, California. Hiện đã nghỉ hưu.

Tác phẩm: * Quê Hương Lưu Đày, truyện dài, Văn xuất bản, 1969, Sài Gòn, Việt Nam. *Tình Yêu Và Thù Hận, tập truyện, tác giả xuất bản, 1998, USA.* Thuyền Bát Nhã, tập truyền thuyết, đăng trên tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong (2000-2001).* Cơn Mưa Mơ Ước, truyện dài đăng trên tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong (2002). Thơ, Văn đăng trên các tạp chí Văn, Khởi Hành, Hồn Việt, Văn Nghệ Tiền Phong, Tân Văn

***

”EM Có Về Cồn Phượng ?” Tập truyện của Hoàng Ngọc Hiển. Tranh bìa của Nguyễn Hoàng Hoanh, Nguyên Giáo sư Hội họa Trường Mỹ Thuật Gia Định, Sài Gòn và Trường Trung Học Kỷ Thuật Biên Hòa (Trước Tháng Tư 1975). Trình bày bìa: Kiến trúc sư Nguyễn Diệu Thúy, California, Hoa Kỳ. Do Hương Cau xuất bản năm 2013. Viết “Lời Vào Sách” bởi nhà văn Võ Đức Trung với hai chi tiết quan trọng:

1)Tôi có đọc đâu đó một câu của tiểu thuyết gia Pháp, lâu quá không nhớ tên tác giả cũng như nội dung đích xác nhưng đại ý cho rằng:”Người viết văn là người ca tụng, thăng hoa kiếp con người với tất cả những phức tạp của nó. Con người nếu không trải qua đau khổ thì không bao giờ cảm nhận được hết ý nghĩa của cuộc sống”.

2) Tôi xin nhường phần phê phán cho đọc giả bốn phương còn nặng tình với văn chương chữ nghĩa hải ngoại, khi tôi bổng nhớ lời của triết gia Pháp Alain Finkielkrant: “Đọc sách không phải là một hành động tiêu thụ văn hóa mà là một sự đối thoại”…

Nên tôi cũng tập tễnh “đối thoại” với tác giả đã đặt ra câu hỏi: Em Có Về Cồn Phượng ? để làm tựa đề cho câu chuyện “thật dễ thương” mà hình như chỉ có người trong cuộc mới hiểu tường tận và cảm nhận được những cái dễ thương của kỷ niệm. Cũng như mới có thể trả lời được câu hỏi, và không chỉ một câu trả lời mà còn liên kết đến mười lăm truyện của sách. Và “Em Có Về Cồn Phượng” cũng là tựa đề của sách, nên câu chuyện có thể đại diện cho tất cả mười lăm truyện tiếp theo. Tập truyện được ghi lại những kỷ niệm xuyên suốt một thời gian dài hơn nửa thế kỷ, nhưng bóng dáng kỷ niệm, khung cảnh trường xưa, tấm lòng giấy trắng, còn thơm lừng những trang sách Giáo Khoa Thư… tất cả hình như đang hiển bày rất rõ nét một chặng đời yêu dấu chưa phai.

Câu chuyện được kể lại rằng: Vào đầu thập niên 60 “Nhân vật chính” được bổ nhiệm về dạy một trường Trung học tại tỉnh lỵ Long Xuyên, nơi có dòng sông An Giang “sông sâu nước biếc” như nhạc sĩ Anh Việt Thu đã diễn tả. Vào một dịp tết nguyên đán học sinh lớp nầy tổ chức một buổi du ngoạn tại Cồn Đất nằm giữa dòng sông, ngoại ô tịnh lỵ. Cuộc du ngoạn là một sinh hoạt vui chơi ngoài trời rất tự do, có thể sinh hoạt chung hay chia ra rừng nhóm. Có mang theo cây đàn cho việc ca hát, món ăn thức uống do em nữ sinh trưởng lớp tên là Phan Thị Hoàng Việt (con của một thương gia giàu có ở tỉnh Long Xuyên lo liệu).

Khi đến nơi tất cả được tụ họp dưới một cây cổ thụ, mà thầy chưa biết cây gì. Liền hỏi thì được trả lời: “Thưa thầy, cây phượng. Ở Cồn Đất nầy có nhiều cây phượng lắm. Mùa hè, phượng nở đỏ rực cả cồn, đẹp lắm thầy ạ”. Thầy nói: “Thế à ? Mùa hè tới tôi sẽ sang cồn phượng xem phượng nở. Tôi thích màu hoa phượng”… Hoàng Việt nhìn tôi mĩm cười…

Ở gần gốc cây có một quán nước, các nam sinh mượn được chiếc bàn, bày các thức ăn ra và mua cà phê, nước uống đem lại. Và một chương trình “văn nghệ bỏ túi”, một em nữ sinh hát bản “Dòng An Giang” của nhạc sĩ Anh Việt Thu (tuy giọng ca tài tử miệt vườn, “nhưng đối với tôi, tôi chưa bao giờ nghe một ca sĩ thứ thiệt nào hát bài ấy hay hơn, gây nhiều cảm xúc hơn”). Tiếp theo các học sinh mời các thầy tham gia chương trình văn nghệ bỏ túi nầy. Một em nhìn tôi gợi ý: “Thưa thầy Hiển, thầy dạy Sử Địa tụi em. Hôm nay thầy có thể nói cho tụi em nghe về một câu chuyện nào đó liên quan đến Sử hay Địa không thầy ?”. “Được chứ, hiện giờ chúng ta đang ở trên mảnh đất phương Nam mở mang là của các chúa Nguyễn. Vậy thì tôi nói về công nghiệp của các chúa Nguyễn nầy. Được không?”… Xin thầy bắt đầu ngay đi”, một em lên tiếng cổ võ.

Tôi vào đề tài: “Sở dĩ tôi muốn chọn đề tài nầy vì có chín đời chúa Nguyễn, mà chúa thứ chín, Chúa Định Nguyễn Phước Thuần (1767-1777) đã bị nhà Tây Sơn bắt tại vùng đất nầy, Long Xuyên. Biết đâu chẳng là nơi Cồn Đất nầy? … Cùng bắt tại Long Xuyên với chúa Định, có người cháu tên là Nguyễn Phước Dương. Dương là anh họ của Nguyễn Phúc Ánh cũng trốn ở Long Xuyên, nhưng trốn thoát được, chạy ra Quảng Nam rồi vào Gia Định, sau đó mượn lực lượng Xiêm và Pháp, đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế năm 1802, niên hiệu Gia Long….Các em hẳn biết?! Nhà Nguyễn có nhiều danh tướng như Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, Châu Văn Tiếp…nên đã chinh phục và hùng cứ được phương Nam…

Tiếp theo là nói về một khía cạnh của Nguyễn Phúc Ánh, niên hiệu Gia Long, lên ngôi năm 1802 sau khi đã tiêu diệt nhà Tây Sơn. Đó là khía cạnh trả thù nhà Tây Sơn rất độc ác của vua Gia Long…!

Nếu câu chuyện cứ kể về Lịch Sử như vậy thì chẳng có gì để nói ! Thế nhưng đoạn cuối được tiếp tục bằng sinh hoạt hiện thực của cuộc du ngoạn:

Từ bốn giờ chiều, sinh hoạt chung của các giáo sư và học sinh chấm dứt. Chúng tôi tản mác đi chơi trên Cồn. Lúc nầy, nơi gốc cây phượng cổ thụ, chỉ còn lại tôi và cô nữ sinh Phan Thị Hoàng Việt. Tôi ngồi hút thuốc, uống cà phê. Hoàng Việt lại ngồi đối diện tôi:

“Em xin phép được nói chuyện với thầy”.

“Được chứ. Em cứ tự nhiên”, tôi trả lời.

“Em biết chính xác địa điểm Chúa Định bị nhà Tây Sơn bắt sống”.

“Sao mà em biết được? Em có tài liệu?”.

“Em có tài liệu sống. Ông ngoại em nói, từ ông cố nội cố ngoại chi đó. Thầy muốn biết? Có điều kiện thầy chịu không? Thầy chịu trao đổi không?”.

“Trao đổi? Trao đổi cái gì vậy?”

“Thầy vừa nói “Quy y kiếm” và vẫn đi tìm tài liệu? Vậy khi nào thầy tìm ra được, thầy cho em hay, em sẽ nói cho thầy biết địa điểm chúa Định bị bắt sống? Trao đổi.. trao đổi tài liệu lịch sử sống đó thầy. Thầy đồng ý không?” “Tôi đồng ý”, tôi mỉm cười và đưa tay ra. Chúng tôi bắt tay nhau thật lâu và thật chặt. Khi buông tay ra, tôi nói: Hoàng Việt à cồn nầy có rất nhiều cây phượng tại sao người ta không gọi là Cồn Phượng? Gọi là Cồn Đất, nghe giản dị, đơn sơ, mộc mạc quá!? Em thấy sao?”

“Em cũng không biết, nhưng nếu thầy thích gọi là Cồn Phượng, thì nó là Cồn Phượng. Thầy có thích sống ở đây không?”

Tôi trả lời: “Yêu thích là một chuyện, nhưng thực hiện được hay không mới là điều quan trọng. Thích mà không có khả năng thực hiện thì thích mà làm gì?”

Hoàng Việt hơi nhích người lên, nhìn thẳng vào mắt tôi: “Em nghĩ rằng thầy không muốn mà thôi. Nếu như thầy muốn thì thực hiện được. Không khó. Không khó một chút nào. Một ngôi nhà giữa một mảnh vườn đầy hoa trái, để về đây sống suốt mùa hè ngắm hoa phượng nở đỏ rực Cồn. Còn thầy vẫn sống ở tỉnh lỵ Long Xuyên đi dạy cho thuận tiện. Không khó chi lắm đâu, thầy ạ”.

Quả thật, nghe Hoàng Việt nói tôi hiểu ngay ý tình. Ý tình ở Cồn Phượng, cồn đầy những cây phượng, nhưng không một cây phượng nào nở hoa! Bây giờ đầu mùa xuân, không phải mùa hè!!!

Tôi làm như tôi chưa hiểu. Tôi làm như tôi vô tình. Hoàng Việt là một cô gái quý của một thương gia giàu có. Cô còn quá trẻ. Cô mơ mộng. Cô vẽ một bức tranh đầy hoa phượng. Tôi chỉ là một bạch diện thư sinh, con nhà nghèo, mới bước chân vào đời, chưa có địa vị trong xã hội. Tôi có thể bước chân vào cổng biệt thự cổ kính kia được sao? Trong hiện tình đất nước bây giờ, tôi đang đứng trước lệnh động viên, không biết sẽ cầm lệnh nhập ngủ trường Bộ Binh Thủ Đức lúc nào! Tôi có thể để cho đôi mắt thơ một mai kia thành mắt lệ được sao? Tôi không dám nhìn vào đôi mắt ấy. Tôi nhìn lên những tàng cây phượng vương ánh nắng chiều. Tôi nhìn dòng An Giang trước mặt… Tôi vẫn im lặng. Để trở lại không khí bình thường, Hoàng Việt hỏi tôi: “Thưa thầy, thầy có nghiên cứu về ấn kiếm nhà Nguyễn? Kỳ tới, thầy nói về ấn kiếm nghe. Thầy thích kiếm hay ấn?”… Tôi không thích ấn kiếm. Bởi không thích quan quyền. Tôi chỉ thích “cổ” tức là thích trống!!!... Tôi ưa thích nhất hình ảnh người lính đánh trống thúc quân thuở loài người còn chinh

chiến trên lưng ngựa!”.

“Trống trận là trống gì, thưa thầy?, Hoàng Việt hỏi.

“Trống trận là trống thúc quan của người xưa. Trong truyện kiều của thi sĩ Nguyễn Du có câu:”Om sòm trống trận, rập rình nhạc quân”…Trong Chinh Phụ Ngâm dịch gỉa Đoàn Thị Điểm cũng nói đến trống. “Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt”. Và “Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống. Giáp mặt rồi phút bổng chia tay”. Còn nữa, “Ôm yên gối trống đã chồn. Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh”…!

Cồn rêu xanh chứ không phải Cồn Phượng!!!”

Hoàng Việt cười, nói:

“Từ nay, em và thầy gọi cồn nầy là Cồn Phượng, nghe thầy”.

“Ừ, đồng ý”.

“Chỉ riêng em và thầy thôi?”

“Ừ, đồng ý”.

“Thôi, em đi đây”.

“Em đi đâu?”

“Em đi ra với bạn em. Không thì tụi nó lại chọc em, bảo rằng em yêu thầy!”, nói xong Hoàng Việt chạy đi liền…

Câu nói sau cùng của cô nữ sinh trưởng lớp như rơi lại vào khoảng trống mênh mông. Nghe mơ hồ như trong giấc mơ thần thoại nào, lời tỏ tình được xuyên qua nhiều lăng kính có thể che đậy một cõi lòng đang dâng tràn mạch sống yêu thương. Mà hình như bị luân lý đời thường làm hàng rào cản ngăn, cho danh dự của thầy và cho tình cảm bồng bột, nhưng đằm thắm của cô nữ sinh mới lớn được nguyên vẹn trong trắng như cái thuở ban đầu…!

Chỉ một thoáng thôi, nhẹ như hơi thở, ngắn ngủi như một sát na, mỏng manh như tơ trời. Nhưng hình như giây phút ấy còn đọng lại thật lâu trong lòng. Còn quấn quyện trong ký ức của người đi sẽ mang vào nơi gió cát, để nâng niu. Một thoáng thôi, nhưng đã lan vào và tỏa hương đời lên buổi ban đầu, như suối nguồn tươi mát, như hương hoa hòa quyện. Để tấu lên bản tình ca muôn đời dấu yêu, cho cung chiều còn êm đềm, đằm thắm của chuổi ngày thanh xuân.

Chuyện thứ hai:Cây Kiếm “Thuận Thiên” kể lại chuyện Quan Phục Hầu Nguyễn Trải với sách lược “Tâm công” đã giúp cho Bình Định Vương Lê Lợi đánh thắng quân Minh nhiều trận… Lần sau cùng ngài chém tướng Minh là Liễu Thăng ở Chi Lăng. Đến đầu năm 1428 khi đã lên ngôi, Lê Thái Tổ cùng vài quần thần bơi thuyền ra hồ Lục Thủy. Ra giữa hồ, bổng có một con rùa vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to: “Xin nhà vua hảy hoàn lại gươm thần cho Long Vương”. Lê Thái Tổ rút gươm trả. Rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó, hồ được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm…

Chuyện thứ ba:Ông Đồ Đặng Xóm Chè. Diễn tả cuộc đời nổi trôi của ông Đồ Đặng và đứa con gái của ông, Đặng thị Huệ… sống trong thời “Trịnh - Nguyễn phân tranh. (Ông Đặng thi ở trường thi Kinh Bắc đến khoa thi thứ sáu mới đậu “sinh đồ”! Không đậu nổi “cống sinh”! Nên ông không được bổ nhiệm làm quan. Từ ngày ấy, xóm Chè gọi ông là ông Đồ Đặng…)

Còn con gái ông thì:... “Ông đồ Đặng đứng nhìn theo cho đến khi khuất bóng Huệ chỉ còn nhỏ lại như một cánh chim trời. Cả đoàn kiệu, người ngựa mờ dần trong bóng nắng giờ ngọ. Xa dần, rồi mất hẳn, khuất hẳn sau những cây thông cao vút giữa trời. Con chim nhỏ của ông đã bay ra khỏi “tổ ấm”, theo đàn chim trời bay đi. Chẳng biết đàn chim ấy bay về đâu? Liệu Kinh Kỳ có thể là một cái lồng son nhốt con chim quý ấy?... Sau bao thăng trầm của thế cuộc, ông đồ Đặng gặp lại người bạn tâm giao là ông Trần một quan tri huyện… “Dường như quan tri huyện đã hiểu chuyện Chúa Tỉnh Đô Vương qua đời, chính phi Đặng thị Huệ, vốn người xóm Chè được gọi nôm na là “bà Chúa Chè” không còn thế lực gì ở Kinh Kỳ, sau một thời gian giam hảm, bị biếm ra sơn lăng trông coi mồ mã chúa Trịnh Sâm…”

Chuyện thứ tư:Huyền thoại “Chắc Cà Đao”. Khi “Nhân vật chính” được đến dạy học tại một tỉnh miền Tây. Gặp một phụ huynh học sinh mời đến nhà, nhân tiện kể cho thầy nghe về sự nghiệp và cuộc đời của ông Lê Quang Vinh tức Ba Cụt. “Ông được Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh phong cấp bậc Đại Tá bằng sắc lệnh số 7/QP ngày 14 tháng 7 năm 1954, rồi thời cuộc đổi thay, Ông Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẩn, tổ chức truất phế Bảo Đại, lên làm tổng thống của nước Việt Nam Cộng Hòa, đã có chủ trương tiêu diệt đối lập…”Người ta đã cử Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ thương thuyết với Ba Cụt trở về Saigon hợp tác với chính phủ. Ba Cụt trên đường về thì bị bắt tại Chắc Cà Đao ngày 12 tháng 4 năm 1956…!”

Chuyện thứ năm:Mùa Thu Chim Hồng Rớt Lá Rụng Đầy Mặt Sông… Kể lại chuyện hai thầy trò họ Đặng là tướng quan nhà Tây Sơn đang lẫn trốn cuộc truy sát của Gia Long…những cuộc trả thù đẩm máu của Gia Long đối với các võ tướng nhà Tây Sơn gây xúc động lòng người: Trần Quang Diệu bị lột da, Bửu Hưng bị trảm quyết, các tướng khác bị voi dày, Bùi Thị Xuân bị đốt chết… Nhưng họ đều không khiếp nhược, hiên ngang chấp nhận cái chết với kẻ chiến bại…!

Chuyện thứ sáu:Mùa Hè Vĩnh Biệt. Là một “chuyện tình oan trái” giữa một giáo sư và cô nữ sinh. Chuyện kể có năm cô nữ sinh mang quà và lấy trong giỏ ra nào chả giò, bánh dày, muối tiêu và một chai rượu Martell gọi là để chúc mừng thầy bước vào một niên học mới. Đề nghị thầy khui rượu và rót ra ly, thầy đã khuyên “các em hảy tự lượng sức” thế nhưng… cô nữ sinh Hương Cau uống đến say mèm. Các cô xin đưa vào phòng của thầy nằm đỡ. Vài ba cô xin phép về trước, còn lại cô Hằng ở lại săn sóc nhưng không thể ở lâu. Thầy không biết giải quyết thế nào, bèn nhờ Hằng về báo với gia đình Hương Cau để đến đón cô về… cha mẹ đến thấy con gái đang nằm trong phòng của thầy.. và việc gì đã xẩy ra ? Làm sao để minh oan ?...

Chuyện thứ bảy:“Cửu Khúc Hoàng Hà Trận” Chuyện kể lại cảnh lao tù sau ngày miền Nam đổi đời: …Nguyễn Văn Đẹp đã ví phòng 20 khu C Chí Hòa là “Hoàng Hà Trận”. Từ đó tôi đi xa hơn: Cả nước Việt Nam cũng là một thứ “Hoàng Hà Trận” và cả thế giới cũng không khác…!

Chuyện thứ tám:“Người Kỷ Nữ Đất Hà Thành” Kể lại chuyện “Nhân vật chính” sau khi tốt nghiệp khoá 25 Trường Bộ Binh Thủ Đức và đến trình diện tại đơn vị Tiểu Khu Bình Long. Những sinh hoạt với anh em binh sĩ. Đặc biệt là được mời dự cuộc rượu với gia đình Trung Sĩ Đông và nghe hai vợ chồng kể lại chuyện của đời mình. Chị vợ xuất thân là một kỹ nữ đất Hà Thành, trải qua bao sống gió cuộc đời, cuối cùng theo làn sống vào Nam lập nghiệp, xin việc làm sở cao su Bình Long. Chồng cũng sinh trưởng từ miền Bắc lưu lạc vào đây. Gặp nhau kết thành vợ chồng lúc tuổi đã về chiều…

Chuyện thứ chín:Bài Thuyết Trình Cuối. Lúc nầy “Nhân vật chính” đã lên làm Sĩ Quan Ban Ba của Tiểu Khu. Cũng là lúc cường độ chiến tranh lên cao điểm. Địa danh Bình Long- An Lộc là mục tiêu của Cộng quân đánh chiếm. Vì đây là cửa ngõ vào Sài gòn chỉ cách khoảng hơn 100 cây số. Trong lúc cộng quân chuẩn bị tấn công, họp Ban Tham Mưu và bài thuyết trình được trình bày về tình hình vùng trách nhiệm, cùng với sự liên hệ giữa chiến lược của đồng minh Hoa Kỳ, cũng như khả năng đối đầu với địch là những việc nan giải để thực hiện. Sau buổi thuyết trình tác giả nhận sứ vụ lệnh biệt phái ngành giáo dục, trở về nhiệm sỡ cũ, để lại bao luyến tiếc cho đồng đội, cũng như một chuyện tình mới chớm đối với cô thư ký…

Chuyện thứ mười:Ngã Ba Rừng Cần Lê. Nhân vật là ông lão đã ngoài bảy mươi. Kể lại cho cháu nghe về cuộc đời binh nghiệp của mình… bây giờ trở về ẩn giật nơi đây với tâm sự như bài thơ “Hồ Trường” của Nguyễn Bá Trác: Hồ trường ! Ta biết rót về đâu ?. Rồi kể đến sự nghiệp của “Người” có liên quan đếm Học giả Phạm Quỳnh và có đôi lời “minh oan” cho nhị vị...

Chuyện thứ mười một:Bóng Chiều Trên Núi Mật. Kể lại chuyện của Tướng Nguyễn Sơn… và chuyện thứ mười hai. Cơn Mưa Trước Buổi Lên Đường. Kể chuyện Tướng Nguyễn Bình… cả hai vị tướng nầy đều bị sự “vùi dập” tàn khốc của của “Việt Minh” trong thời kháng chiến…rốt cuộc thân bại danh liệt…!

Chuyện thứ mười ba:Xứ Chùa Tháp. Kể lại chuyện lực lượng chống lại chính quyền Lon Nol.Tên tư lệnh Miền Đông Hun Sen đã phản bội Angkar, nó chạy sang Hà Nội cầu viện, mượn được hai trăm ngàn quân dưới sự chỉ huy của Tướng Lê Đức Anh, mở cuộc hành quân thần tốc, tiến thẳng vào thủ đô…!

Chuyện thứ mười bốn và mười lăm: Cái Vòng Kiềng và Ông Lái Đò Sông Ninh Giang. Kể lại những ngày về thăm quê nhà, được bà nội bà ngoại kể cho nghe chuyện về văn hóa cổ xưa dưới thời vua chúa. Về chuyện học hành thi cử, như triều đình tổ chức các kỳ thi Hương, Thi Hội và Thi Đình…

Đã khép lại tập truyện “Em Có Về Cồn Phương” như một tập “Giáo Án” với lịch sử cận đại qua chuyện kể thật phong phú và hấp dẫn. Xin trân trọng giới thiệu một Tập Truyện với Văn phong trong sáng và súc tích về sử liệu là thể hiện giá trị của tập truyện. Tóm lại Tập Truyện của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển rất có giá trị về Văn học, Sử học cũng như đã chứa đựng một hồn quê, qua những mẫu chuyện tình cảm trong sáng và thánh thiện. Cần thiết để vào tủ sách gia đình.

Muốn có sách xin liên lạc về:

Nhóm Hương Cau.I,Allée des Peupliers-59320 Hallennes Lez Haubourdin France.

Giá 14 Euro kể cả cước phí gởi sách.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2010(Xem: 10425)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
20/10/2010(Xem: 11131)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
20/10/2010(Xem: 11942)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
13/10/2010(Xem: 7751)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
12/10/2010(Xem: 10308)
Trách lung do tự tại Tán bộ nhược nhàn du Tiếu thoại độc ảnh hưởng Không tiêu vĩnh nhật sầu.
12/10/2010(Xem: 10599)
Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng
11/10/2010(Xem: 9043)
Một lá thư là đủ cho anh vượt qua và hướng về em để nói khi ngọn gió thổi qua đêm dùng nó như máu để viết bài thơ bí mật nhắc nhở anh mỗi lời đều là lời cuối
11/10/2010(Xem: 13970)
tọa chủ Ấn Nhất Tâm trang viện người Thầy đã dẫn dắt tôi trở về cùng Danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật và cõi tịnh độ trang nghiêm. với niềm tri ân không thể tỏ bày nơi đây...
11/10/2010(Xem: 16820)
Nhất diệp biển chu hồ hải khách Tranh xuất vi hàng phong thích thích Vi mang tứ cố vãn triều sinh Giang thủy liên thiên nhất âu bạch
11/10/2010(Xem: 9889)
Một chút mây và một chút mưa Hồn em thở nhẹ cõi xa xưa Buồn bay lên mấy hàng dây thép Mây trắng em còn phơi ban trưa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]