Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 10

17/04/201312:12(Xem: 9405)
Phần 10

DUY THỨC HỌC

Tuệ Quang

Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

PHẦN THỨ MƯỜI

THỨC THỨ BẢY

ĐOẠN I

TƯỚNG NĂNG-BIẾN THỨ HAI

Hỏi :

- Cái tướng năng-biến thứ hai thế nào ?

Đáp : (bài tụng).

1)“Tướng năng-biến thứ hai, cái thức ấy gọi là mạt-na.”

2)Nương noi thức thứ támchuyển, và duyên nơi thức đó.”

3)Tư-lương làm tính-tướng.”

4)“Thường chung vói 4 phiền-não : ngã-si, nhã-kiến, ngã-mạn, ngã-ái.

Ngoài ra, thức này còn tương-ưng với các tâm-sở, như: xúc, tác-ý v.v.

5)Nhiếp về hữu-phú vô-ký.

6)Buộc theo chỗ sở-sinh1.

7)Khi chứng A-la-hán, hay vào diệt-tận-định, hay vào đạo xuất-thế thì không còn thức này.

ĐOẠN II

MẠT-NA : TƯ-LƯƠNG

Sau năng-biến thức-dị-thục, nên nói về các năng-biến tư-lương.

Cái thức đó, về thánh-giáo riêng nói tên là “MẠT-NA”, HẰNG THAM TƯ-LƯƠNG hơn các thức khác.

Các thánh-giáo e nó lạm với đệ-lục ý-thức nên đối với thức thứ bảy chỉ đặt tên là “Ý” .

(1) Sinh đâu có nó đấy

*

* *

ĐOẠN III

SỞ-Y

Nương nơichuyển là : cái chỗ sở-y1ấy, tức là cái năng-biến thức đầu (A-lại-da) .

Phật nói : - Cái thức đó nương noi tạng-thức.

Thức thứ bảy có chỗ nương, đó là thức thứ tám. Nếu không tạng-thức, quyết-định chẳng (khởi) chuyển.

Như bài kệ nói :

- A-lại-da làm chỗ nương nên có mạt-na chuyển. Nương các thức thứ tám và thứ bảy, các thức khác khởi.

A-lại-da thức đều có sở-y, cũng chỉ một thứ đó là thức thứ bảy. Nếu không thức đó quyết định chẳng chuyển.

Tạng-thức hằng với Mạt-na chung thời chuyển2. Tạng thức hằng nương Mạt-na.

ĐOẠN IV

SỞ-DUYÊN

Hỏi :

Sở-duyên của thức này thế nào ?

Đáp :

- Thánh-giáo nói thức đó duyên nơi tạng-thức.

Cái ý ấy chỉ duyên với kiến-phần của tạng-thức. Tạng-thức từ vô-thuỷ đến nay, một loại nối luôn, in tuồng thuần nhất, hằng làm chỗ sở-y của các pháp.

Thức thứ bảy chỉ chấp-thức thứ tám làm nội ngã của mình.

(1)Bị nương

(2)Hai thức nương nhau. Sáu thức trước nương hai thức này


ĐOẠN V

TU-LƯƠNG LÀM TÍNH-TƯỚNG

Thức thứ bảy lấy tư-lương làm tính-các riêng. Cũng lấy tư-lương1làm hành-tướng2.

Thẩm3tư-lương, nên gọi là Mạt-na.

Khi còn là chúng-sinh, chưa chứng, và chưa chuyển-y, thức này hằng-thẩm-tư-lương chấp ngã tướng. Khi đã chứng, đã chuyển-y, cùng hằng thẩm-tư-lương vô-ngã-tướng.

BÌNH-LUẬN

Đoạn này quan-hệ cho sự tu-học của ta.Thức thứ bảy luôn-luôn chấp-ngã. Nó luôn-luôn xét-nét, so-sánh.

Khi chứng quả A-la-hán, ta mới thoát khỏi bị nó chấp-ngã.

Vậy khi ta còn là chúng-sinh đây, thức này hoành hành ghê-gớm.Ta là nô-lệ cho nó.

Nó là thù-địch của ta.

Bao nhiêu tính-toán nhỏ-nhen, bao phân-biệt mình người, bao mánh-lới do lòng ích-kỷ súi-dục, đều do thức này.

Vậy ai bảo : - Tôi không ích-kỹ, tôi không chấp có tôi.

Người đó không hiểu duy-thức, không hiểu tâm-ý mình.

Vậy ta phải tìm cách giải-thoát khỏi vòng nô-lệ của thức này.

Phật dạy ta đối-trị với têm-bệnh nặng của ta.

Phật-pháp dạy ta giải-thoát khỏi ngã-chấp và pháp-chấp.

(1)Suy-nghĩ, đo lường.

(2)Trạng-thái, hành-động.

(3)Xét-nét


ĐOẠN VI

TƯƠNG-ƯNG VỚI TÂM-SỞ

Hỏi :

Ý với mấy tâm-sở tương-ưng.

Đáp :

Thường với 4 phiền-não chung có :

Từ vô-thủy đến vị chưa chuyển-y, tức là khi còn là chúng-sinh, cái ý này xoay-vần thường dyuyên nơi tang-thức, với 4 căn-bản1phiền-não tương-ưng.

Đó là :

1)NGÃ-SI : Vô-minh, mê nơi ngã-tướng và lý vô ngã.

2)NGÃ-MẠN : Kiêu-ngạo. Ỷ cái chấp-ngã. Khiến nâng cao tâm lên.

3)NGÃ-ÁI : Tham cái ngã. Đối với cái sở-chấp-ngã, rất sinh tham-đắm, và tỏ rằng mạn-ái chung cả kiến-mạn2.

4)NGÃ-KIẾN : Ngã-chấp3. Đối với chẳng phải ngã-pháp4, hư-vọng chấp làm ngã.

Bốn thứ này thương khởi, khuấy-đục dội-tâm, khiến chuyển-thức ngoài hằng thành tạp-nhiễm. Chúng hữu-tình do đó sinh-tử luân-hồi, không thể xuất-ly, nên gọi là phiên-não.

*

* *

Về cái vị đã chuyển-y, chỉ với 21 tâm-sở chung khởi :

Đó là :

1)5 biến-hành

2)5 biệt-cảnh.

3)11 thiện.

Như đệ-bát-thức, về cái vị đã chuyển-y, chỉ chung với xả-thụ, vì bởi xoay-vần chuyển. Hằn đối với cảnh sở-duyên bình-đẳng chuyển.

(1)Gốc sinh các thứ khác

(2)Kiêu về học-hỏi v.v…

(3)Nắm lấy cái đó, thấy có ta.

(4)A-lại-da không phải ngã, lại chấp là ngã.

BÌNH-LUẬN

Đây là phần quan-trọng mà ta cần ghi-nhớ. Khi còn là chúng-sinh, tức là chưa vượt được sinh-tử luân-hồi, thức thứ bảy từ vô-thủy đến nay vẫn chung-khởi với bốn phiền-não căn-bản, đó là ngã-si, ngã-ái, ngã-mạn, ngã-kiến.

Chỉ biết có mình, chỉ yêu có ta, kiêu-ngạo vì ta đẹp, ta hay, ta hơn người, chỉ thấy có mình.

Đó là cái tật của chúng-sinh.

Đó là cái tật của loài người.

Đó là cái tật của chúng ta.

Bệnh này rất nặng, nó ăn sâu, mọc rễ trong tâm-hôn ta từ bao kiếp, thành thói quen lâu đời.

Nó làm ta mờ mắt, không thể khách-quan mà xét mình, xét người.

Vì thế mà ta bị luân-hồi sinh-tử.

Vì thế mà ta đau khổ.

Vì thế mà ta không giải-thoát được, cứ bám chặt lấy thân, lấy cảnh, như con ốc bám vỏ ốc, con rùa bám mai rùa.Vì thế mà lòng ta thường bị quấy-đục.

Các chuyển-thức như lục-thức đều bị tạp nhiễm, không trong-sạch được.

Biết như thế, ta không còn mờ-tối, ta sáng-suốt nhận lấy bệnh ta. Và nay tìm phương đối-trị, tìm phương giải-thoát chứ không bám-chấp nữa.

Mỗi khi ngã-si, ngã-ái, ngã-mạn, ngã-kiến khởi lên, ta nhận thấy liền, và ta sáng suốt, không a-dua theo nữa.

Khi đã tu-chứng, đã chuyển được thức thứ bảy, nó chỉ chung với 21 tâm-sở là 5 biến-hành, 5 biệt-cảnh, 11 thiện. Và chỉ chung với xả-thụ.

*

* *

Ngoài 4 phiền-não trên, thức thứ bảy khi còn là chúng-sinh, cũng tương-ưng với 5 biến hành và các tùy phiền não v.v… Nhưng không thường khởi.

*

* *


ĐOẠN VII

NHIẾP VỀ HỮU-PHÚ, VÔ-KÝ

Hỏi :

- Mạt-na tâm-sở nhiếp về tính gì ?

Đáp :

- Nhiếp về hữu-phú vô-ký.

Hữu-phú : Ý này tương-ưng vói 4 phiền-não, là nhiễm-pháp. Che mất tự-tâm, chướng-ngại thánh đạo.

Vô-ký : Chẳng phải thiện và bất-thiện.

ĐOẠN VIII

BUỘC THEO CHỖ SỞ-SINH

Hỏi :

- Mạt-na bị buộc vễ chỗ nào ?

Đáp :

Nó bị buộc theo những chỗ mình sinh ra1. Nếu sinh cõi dục, các tâm-sở tương-ưng với Mạt-na hiện-hành, liên buộc trong cõi dục.

Xoay-vần hằng duyên tạng-thức, nắm làm nội-ngã, ngay chỗ mình sinh.

ĐOẠN IX

XẢ

Hỏi :

- Cái ý nhiễm-ô ấy, vô-thủy nối luôn, vị nào dứt trọn, hoặc tạm-dứt ?

Đáp :

- A-lại-hán, diệt-tận-định, xuất-thế-đạo không có.

Từ A-la-hán trở lên các cảnh-giới bồ-tát, chủng-tử và hiện-hành của ý nhiễmđều hoàn-toàn đoạn-diệt, nên nói không có.

Về hữu-học diệt-tận-định và xuất-thế-đạo đều tạm-thời dẹp, chưa dứt, nên nói không có.

(1) Ví dụ, mình sinh cõi người hay cõi trời, nó bị buộc chặt với cõi đó

ĐOẠN X

SAO BIẾT THỨC NÀY CÓ ?

Hỏi :

- Sao lại biết cái thức thứ bảy ấy, xa-lìa nhãn-thức v.v… có tự-thể riêng ?

Đáp :

- Bởi vì thánh-giáo, chính-lý làm định-lượng.

Trong các kinh, Phật có nói : “Tâm, Ý, Thức”, ba thứ khác nhau.

1)Tâm : tập-khởi, tức là thức thứ tám nhóm chủng-tử các pháp, khởi ra các pháp.

2)Ý : tu-lương, thức thứ bảy duyên tạng-thức v.v… hằng-thẩm-tư-lương làm ngã.

Thức : liễu-biệt, sáu thức liễu-biệt 6 biệt-cảnh thô động, gián-đoạn, chuyển.

---o0o---

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]