Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 04

17/04/201312:06(Xem: 10265)
Phần 04

DUY THỨC HỌC

Tuệ Quang

Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

Phần thứ tư

TÁM THỨC

BÌNH-LUẬN

Người giỏi duy-thức là người thành-lập được duy-thức

Tất cả phần trên đây là của tam-tạng pháp-sư Huyền-Cơ truyền dạy cho tôi. Cụ Huyền-Cơ là một bồ-tát tu-chứng cao, cái học thông-suốt đại-tạng, giỏi cả kinh, luật, luận, pháp-tính, pháp-tướng, cả thuyền-tôn, mật-tôn.

Cụ đã nghiên-cứu hàng trăm bộ duy-thức, đã đạt tới chỗ huyền của duy-thức-học.

Ngày xưa, đời Đường, sau khi du-học ở Ấn-Độ, Tam-Tạng pháp-sư Huyền-Trang lập «lượng duy-thức ». Các nhà bác-học, luận-gia ở Ấn-Độ không ai phá được. Ngài đem chân-truyền duy-thức-học về Trung-hoa.

Học trò ngài là pháp-sư Khuy-Cơ nối-tiếp vẽ vang cái học của thầy, đã viết nhiều bộ duy-thức giá-trị, còn vượt hơn thầy.

Nay, ngài Huyền-Cơ lại đưa duy-thức-học lên cao một từng nữa.

Khoa-học, triết-học ngày nay tiến vượt bực.

Phật-học, nói chung, và duy-thức-học, nói riêng, phải cao hơn hẳn khoa-học và triết-học, mới xứng đáng sứ-mệnh giải-thoát chúng-sinh.

Nhà Phật-học xuất-chúng đã làm rực-rỡ Chính pháp, đã nêu cao Chính-pháp, đó là ngài Huyền-Cơ.

Ngài lập thuyết duy-thức, khoa-học không phá được, triết-học cũng thế. Cho đến muông đời sau, văn minh loài người có cao đến đâu, trí-tuệ loài người có sáng suốt đến đâu, khoa-học có phát-minh bao điều kỳ-thú nữa, cũng không sao phá được, vượt được thuyết này.

Thế mói gọi là : «lập duy-thức»

*

* *


ĐOẠN I

CHIA 8 THỨC

1) Đứng trên cao nhìn xuống : Phật thấy toàn phần vọng-thức của chúng-sinh.

2) Nay muốn tiện việc học, chia ra làm nhiều phần khác nhau.

-Chia làm tám phần

oCho tiện việc học, tạm chia thức làm tám phần: bao gồm hết cả đặc-tính của thức.

3) Lúc đầu, lập sáu phần thô : SÁU THỨC ĐẦU : PHÂN-BIỆT

-Tiểu-thừa chỉ biết 6 thức đầu.

4) Sau lập thêm hai thức :

a)Thức thứ 7 về CHẤP NGÃ,

b)Thức thứ 8 về CHỨA NHÓM.

5) Như thế là đây-đủ về tâm-thức của chúng-sinh.

6) Nắm được căn-bản đó, sau muốn chia làm mấy phần cũng được, miễn là :

a)Tiện việc học

b)Đầy đủ, không thiếu-xót.

*

* *

ĐOẠN II

TU-CHỨNG

1) Lúc đầu, phá ngã-chấp, thoát khỏi ràng-buộc của thân. Đó là thoát khỏi BIỆT-NGHIỆP, nhưng còn ĐỒNG NGHIỆP.

2) Khi thoát khỏi nghiệp người, sang cảnh-giới khác.

3) Khi thoát khỏi nghiệp chúng-sinh, đến cảnh-giới Phật.

4) Lúc đó biết khác hẳn. Không nên ở cảnh-giới chung-sinh mà đoán cảnh-giới Phật. Vì cảnh-giới đó khác xa mình. Ví dụ : con kiến đoán ngoài nước Việt-Nam.

*

* *


ĐOẠN III

ĐỒNG-NGHIỆP VÀ BIỆT-NGHIỆP

I. Đứng trong vòng CHÚNG-SINH ở thế-giới Sa-bà này :

1) Nói về « ĐỒNG -NGHIỆP» : ĐỆ BÁT THỨC (thức thứ 8).

Đúng câu : « Tam-giới duy tâm, vạn pháp duy thức».

Hay là đồng-nghiệp của tất cả chúng-sinh trong cõi của đức Phật Thích-Ca.

2) Nói về « BIỆT-NGHIỆP» :

a) Từ đệ thất-thức đến 6 thức sau.

b) Có thể nói thêm : « biệt-nghiệp của đệ bát-thức».

*

* *

II. LÝ-LUẬN

1) Nếu trái núi đổ, quả địa-cầu quay, đó la do thức ông hay thức tôi tạo nên?

2) Đáp: Đó là ĐỒNG-NGHIỆP cả thế-giới, cả Phật-sát.

Đồng-nghiệp cả Phật-sát gồm :

a) Hữu tình chúng-sinh.

b) Vô-tình chúnh-sinh.

*

* *

ĐOẠN IV

KỂ TÊN 8 THỨC

Tám thức là :

1) Nhãn-thức : những cái gì thuộc phạm-vi cái biết của con mắt.

2) Nhĩ-thức: `` cái biết của tai.

3) Tỵ-thức: `` cái biết của mũi.

4) Thiệt-thức : `` cái biết của lưỡi.

5) Thân-thức: `` cái biết của thân.

6) Ý-thức : `` cái biết của ý. Ý thức làm chủ năm thức trên. Đặc-tính là

phân-biệt.

7) Mạt-na-thức: `` chấp ngã.

8)A-lại-da-thức: chứa nhóm.

*

* *

BÌNH LUẬN

Hai phần đầu sách này là thuộc phạm-vi : « THÀNH LẬP DUY THỨC».

Đây là tài-liệu của cụ Huyền-Cơ, thành-lập nền-tảng vững-chắc cho duy-thức-học.

Đọc-giả nên nghiền-ngẫm kỹ-càng, sẽ nắm được phần tinh-hoa của Duy-thức-học.

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]