Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 44: Pháp hội bửu lương tụ thứ bốn mươi bốn

15/04/201313:49(Xem: 14850)
Phần 44: Pháp hội bửu lương tụ thứ bốn mươi bốn

Kinh Đại Bảo Tích

Phần 44: Pháp hội bửu lương tụ thứ bốn mươi bốn

Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

PHẨM SA MÔN
THỨ NHỨT

Như vậy tôi nghe, một lúc đức Phật ở thành Vương Xá trong núi Kỳ Xà Quật cùng đại Tỳ Kheo tám ngàn người câu hội. Còn có sáu ngàn đại Bồ Tát đều bất thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề, đều là bực nhứt sanh bổ xứ từ các Phật thế giới mười phương đến đây tập hội.

Bấy giờ Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Gọi rằng Sa Môn ấy, thế nào là Sa Môn?".

Ðức Phật dạy: "Nầy Ðại Ca Diếp! Gọi là Sa Môn vì tịch diệt vậy, vì điều phục vậy, vì thọ giáo vậy, vì giới thân thanh tịnh vậy, vì nhập thiền định vậy, vì được trí huệ vậy, vì hiểu biết thiệt nghĩa được giải thoát vậy, vì nơi ba môn giải thoát không chỗ nghi vậy, vì an trụ pháp sở hành của Thánh nhơn vậy, vì khéo tu tứ niệm xứ vậy, vì lìa tất cả pháp bất thiện vậy, vì an trụ tứ chánh cần vậy, vì khéo tu tứ như ý túc vậy, vì thành tựu tín căn vậy, vì tin Phật Pháp Tăng vậy, vì thành tựu kiên tín nơi Phật Pháp Tăng vậy, vì chẳng tin đạo pháp khác vậy, vì siêng tu lìa tất cả phiền não vậy, vì khéo tu thất Bồ đề phần lìa tất cả bất thiện như thiệt tu tất cả thiện pháp vậy, vì khéo biết chánh niệm chánh trí phương tiện vậy, vì chuyên niệm tất cả các thiện pháp vậy, vì khéo biết định huệ phương tiện vậy, vì thành tựu ngũ lực vậy, vì khéo tu thất Bồ đề phần vậy, vì khéo biết nhơn duyên phương tiện trong tất cả pháp vậy, vì khéo biết phương tiện Thánh đạo vậy, vì khéo biết phương tiện chánh kiến chánh định vậy, vì được sức tứ biệt tài chẳng tin ngoại đạo vậy, vì y nghĩa chẳng y ngữ, y trí bất y thức, y kinh liễu nghĩa chẳng y kinh bất liễu nghĩa và y pháp bất y nhơn vậy, vì lìa tứ ma vậy, vì khéo biết ngũ ấm vậy, vì dứt tất cả phiền não vậy, vì được tối hậu thân vậy, vì lìa đường sanh tử vậy, vì lìa tất cả ái vậy, vì siêng tu biết khổ đoạn tập chứng diệt tu đạo vậy, vì khéo thấy tứ chánh đế vậy, vì an trụ trong Phật pháp chẳng tin đạo khác vậy, vì chỗ làm đã xong vậy, vì dứt tất cả lậu vậy, vì tu bát hội xả vậy, vì được Thích Phạm Thiên Vương khen vậy, vì từ nào đến giờ chuyên tâm hành đạo vậy, vì ưa chỗ a lan nhã vậy, vì an trụ trong thánh pháp vậy, vì vui nghi thức Phật pháp vậy, vì tâm chẳng khuynh động vậy, vì chẳng thân cận chúng xuất gia tại gia vậy, vì tâm thích độc hành như sừng con tây, vì sợ chúng đông nhiều não loạn vậy, vì thích ở một mình vậy, vì thường kinh sợ tam giới vậy, vì được quả Sa Môn thiệt vậy, vì lìa tất cả hy vọng vậy, vì lìa tám pháp thế gian vậy, đó là đối với lợi suy hủy dự xưng cơ khổ lạc tâm vững chắc bất động như đại địa vậy, vì hộ ý mình ý người không chỗ phạm vây, vì chẳng trược vậy, vì chanh hạnh vậy, vì tâm hành thành tựu như hư không vậy, với các hình tướng tâm không dính mắc như giữa hư không động tay không vướng ngại vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu người hay thành tựu các hành pháp như vậy thì gọi là Sa Môn".

Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Thiệt chưa từng có, đức Như Lai khéo nói đức hạnh của Sa Môn.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu đời sau có các Sa Môn chẳng phải thiệt Sa Môn mà tự nói là Sa Môn, người chẳng phải phạm hạnh mà tự nói có phạm hạnh, người như vậy tức là đã xâm tổn Vô thượng Bồ đề được Như Lai tu tập từ vô lượng vô số kiếp".

Ðức Phật dạy: "Nầy Ðại Ca Diếp! Tội xâm tổn Bồ đề của Như Lai như vậy nói chẳng hết được.

Nầy Ðại Ca Diếp! Sau khi ta diệt độ, ông và chư đại đệ tử cũng đều diệt độ, chư đại Bồ Tát ở thế giới nầy lại đi qua thế giới chư Phật phương khác, bấy giờ trong pháp của ta sẽ có hàng Tỳ Kheo ở nơi sở hành tâm nhiều siểm khúc. Nay ta sẽ nói tội cấu của Sa Môn.

Nầy Ðại Ca Diếp! Trong thời kỳ mạt pháp sẽ có Tỳ Kheo chẳng tu thân chẳng tu giới chẳng tu tâm chẳng tu huệ, ngu si như trẻ nít hướng đến tối tăm mà không biết, tâm họ chẳng điều phục nên thành Sa Môn cấu uế.

Nầy Ðại Ca Diếp! Cấu uế của Sa Môn có ba mươi hai thứ mà người xuất gia phải xa lìa:

Dục giác là Sa Môn cấu, sân giác là Sa Môn cấu, não giác là Sa Môn cấu, tự khen là Sa Môn cấu, chê người là Sa Môn cấu, tà cầu lợi dưỡng là Sa Môn cấu, nhơn lợi cầu lợi là Sa Môn cấu, tổn phước cúng thí của người là Sa Môn cấu, che giấu tội lỗi là Sa Môn cấu, thân cận người tại gia là Sa Môn cấu, thân cận người xuất gia là Sa Môn cấu, ư ở đông ồn náo là Sa Môn cấu, chưa được lợi dưỡng mà phương tiện cầu là Sa Môn cấu, có lòng hy vọng lợi dưỡng của người là Sa Môn cấu, với lợi dưỡng của mình lòng chẳng biết đủ là Sa Môn cấu, tật đố lợi dưỡng người là Sa Môn cấu, thường tìm lỗi người là Sa Môn cấu, chẳng thấy lỗi mình là Sa Môn cấu, chẳng kiên trì giới giải thoát là Sa Môn cấu, chẳng biết tàm quý là Sa Môn cấu, không có ý cung kính mà khinh mạn là Sa Môn cấu, khởi các kiết sử là Sa Môn cấu, nghịch mười hai nhơn duyên là Sa Môn cấu, nhiếp thủ biên kiến là Sa Môn cấu, chẳng tịch diệt chẳng ly dục là Sa Môn cấu, ưa sanh tử chẳng ưa Niết bàn là Sa Môn cấu, ưa thích ngoại điển là Sa Môn cấu, ngũ cái che tâm khởi các phiền não là Sa Môn cấu, chẳng tin nghiệp báo là Sa Môn cấu, sợ ba môn giải thoát là Sa Môn cấu, chê pháp thâm diệu và chẳng hành tịch diệt là Sa Môn cấu, ở trong Tam bảo lòng chẳng tôn kính là Sa Môn cấu. Ðây gọi là Sa Môn ba mươi hai cấu, nếu có thể rời lìa các cấu nầy thì gọi là Sa Môn vậy".

Nầy Ðại Ca Diếp! Còn có tám pháp che Sa Môn hạnh:

Chẳng kính thuận Sư Trưởng, chẳng tôn kính pháp, chẳng khéo tư duy, với pháp chưa nghe khi được nghe thì phỉ báng, nghe pháp không có ngã nhơn chúng sanh thọ mạng thì sợ, nghe tất cả hành pháp bổn lai vô sanh rồi mà hiểu pháp hữu vi chẳng hiểu pháp vô vi, nghe nói pháp thứ đệ rồi sa vào chỗ chấp không, nghe tất cả pháp vô sanh vô tánh vô xuất rồi tâm mê một. Ðây gọi là tám pháp che Sa Môn hạnh nên xa lìa.

Nầy Ðại Ca Diếp! Ta chẳng nói cạo đầu, đắp y gọi là Sa Môn, mà ta nói người có công đức và nghi thức đầy đủ gọi là Sa Môn.

Nầy Ðại Ca Diếp! Thầy Sa Môn thân mặc ca sa tâm phải lìa tham sân si. Tại sao? Vì tâm không tham sân si ta mới cho phép mặc ca sa.

Nếu tâm có tham sân si mà thân mặc ca sa, trừ người chuyên tâm trì giới, còn những kẻ chẳng trì giới thì gọi là tiêu diệt ca sa. Tại sao? Vì biểu thức của Thánh nhơn là người tùy thuận tịch diệt hành lòng từ bi ly dục tịch diệt mới nên mặc vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nay ông lắng nghe ta nói biểu thức của Thánh nhơn có mười hai điều:

Trì giới là biểu thức của Thánh nhơn, thiền định là biểu thức của Thánh nhơn, trí huệ là biểu thức của Thánh nhơn, giải thaót là biểu thức của Thánh nhơn, giải thoát tri kiến là biểu thức của Thánh nhơn, nhập tứ thánh đế là biểu thức của Thánh nhơn, hiểu mười hai nhơn duyên là biểu thức của Thánh nhơn, hành tứ vô lượng tâm là biểu thức của Thánh nhơn, hành tứ thiền là biểu thức của Thánh nhơn, hành tứ vô sắc định là biểu thức của Thánh nhơn, nhập tứ hướng chánh định là biểu thức của Thánh nhơn, dứt tất cả lậu là biểu thức của Thánh nhơn. Ðây gọi là mười hai biểu thức của Thánh nhơn. Nếu có Tỳ Kheo chẳng đủ mười hai điều nầy mà thân họ mặc ca sa thì ta gọi là tà pháp hành chẳng phải tịch diệt hành, là ly Phật pháp hành chẳng gần Niết bàn thuận theo sanh tử, bị ma bắt chẳng khỏi sanh tử, thối thất chánh pháp mà hành tà pháp.

Vì thế nên, nầy Ðại Ca Diếp! Thầy Tỳ Kheo thân mặc ca sa nếu chưa được quả Sa Môn thì nên dùng tám pháp kính trọng ca sa, đó là đối với ca sa trên thân tưởng như tháp, tưởng như Phật, tưởng tịch diệt, tưởng từ bi, kính như Phật, tưởng làm, tưởng quí, tưởng nó khiến tôi đời sau lìa tham sân si đủ pháp Sa Môn. Ðây là tám pháp kính trọng ca sa.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu có Tỳ Kheo chẳng hành tri túc đối với tứ thánh chủng thì là lìa pháp Sa Môn, họ cũng chẳng dùng tám pháp kính trọng ca sa, mà họ riêng có trong số tợ Sa Môn phải đọa tiểu địa ngục. Trong tiểu địa ngục ấy, người tợ Sa Môn thọ tội nóng đốt: y bát trên thân đều cháy đỏ, chỗ ngồi nằm những vật dùng đều cháy đỏ như đống lửa lớn. Vì họ thành tựu thân khẩu ý nghiệp bất tịnh nên họ phải đọa chỗ thọ tội ấy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu người chẳng phải Sa Môn mà tự xưng Sa Môn, người chẳng phải phạm hạnh mà tự nói có phạm hạnh, nếu có người trì giới công đức đầy đủ hữu nhiễu cung kính tôn trọng. Tỳ Kheo pháp giới nầy thọ sự cúng dướng cung kính ấy mà chẳng tự biết xấu, do căn bất thiện nầy mắc tám tội kinh: đó là ngu si, miệng câm ngọng, thân lùn xấu, dung mạo xấu xí, mặt nghiêng méo người thấy chê cười, thọ thân nữ nhơn nghèo hèn, thân gầy yếu yểu thọ, người chẳng kính mến thường mang tiếng xấu và chẳng gặp đời có Phật.

Phá giới Tỳ Kheo nghe pháp nầy rồi chẳng nên thọ Tỳ Kheo trì giới lễ bái cúng dường.

Nầy Ðai Ca Diếp! Nếu có người chẳng phải Sa Môn mà tự xưng Sa Môn chẳng phải phạm hạnh mà tự nói có phạm hạnh, người ấy ở khắp đại địa nầy còn không có chỗ để họ nhổ nước miếng nước mũi huống là chỗ để họ bước đi co duỗi lui tới. Tại sao, vì quá khứ Ðại Vương đã đem đại địa nầy bố thí cho người trì giới có hạnh đức khiến ở trong ấy hành đạo.

Nầy Ðại Ca Diếp! Chỗ mà Tỳ Kheo phá giới để bàn chân đến thì tất cả tín thí chẳng đến người ấy, huống là tăng phường và tăng xá thường trụ chỗ kinh hành. Người ấy chẳng nên thọ tất cả tín thí phòng nhà giường ghế vườn rừng y bát ngọa cụ y dược.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nay ta sẽ nói người phá giới ấy chẳng thể báo đáp chừng đầu lông cho tín thí. Tại sao? Vì Thánh chúng phước điền như biển cả tối diệu tối thắng, trong đây nếu có thí chủ do tịnh tâm bố thí, đem hột giống bố thí gieo trong phước điền, thí chủ nầy khởi ý tưởng bố thí vô lượng. Ví như chia một sợi lông làm trăm phần, nếu phá giới Tỳ Kheo thọ của thí chủ chừng một phần lông liền tổn mất phần phước báu đại hải của thí chủ, chẳng thể báo đáp hết được.

Vì lẽ ấy nên các Tỳ Kheo phải thanh tịnh tâm mình mà thọ tín thí của người. Phải học như vậy".

Bấy giờ trong đại chúng có hai trăm Tỳ Kheo có tịnh hạnh thiểu dục ly khổ nghe lời trên đây rồi lau lệ bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi thà chết chớ chẳng muốn do chẳng được quả Sa Môn mà thọ của tín thí dầu chỉ là một bữa ăn".

Ðức Phật dạy: "Lành thay lành thay, nầy các thiện nam tử! Các ông tàm quí lo sợ như vậy, với đời sau dụ như kim cương, còn hiện đời là an lạc.

Nay ta sẽ nói trong đời có hai hạng người đáng thọ của tín thí: một là người siêng tu tinh tiến và hai là người được giải thoát.

Nếu có Tỳ Kheo, người được giải thoát, người tu pháp lành như ta đã nói, người giữ giới vững chắc, người quán tất cả hành vô thường khổ tất cả pháp vô ngã, người quán Niết bàn tịch diệt nguyện cầu muốn được. Các Tỳ Kheo nầy thọ của tín thí khối lượng như núi Tu Di cũng quyết có thể báo được phước tín thí. Tỳ Kheo nầy thọ của tín thí khiến thí chủ ấy được lợi ích lớn được quả báo lớn.

Tại sao vậy? Vì thường sanh phước đức vậy.

Có ba thứ phước: một là thường thí thực phẩm, hai là thí Tăng phường xá và ba là hành từ tâm. Trong ba phước, đây hành từ tâm là hơn hết.

Nếu có Tỳ Kheo thọ thí nơi thí chủ những thứ uống ăn y phục ngọa cụ thuốc men, thọ rồi nếu nhập vô lượng định thì khiến thí chủ ấy được vô lượng phước vô lượng báu.

Ví như tất cả đại hải trong tam thiên Ðại Thiên thế giới có thể cạn khô, nhưng phước báu của thí chủ ấy vẫn chẳng hết được.

Trái lại nên biết phá giới Tỳ Kheo làm tổn mất bao nhiêu phước đức ấy của thí chủ. Nếu thọ thí chủ cúng thí rồi mà hành ác pháp thì tổn tín thí ấy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Như vậy, ta nói Sa Môn cấu, Sa Môn tội, Sa Môn siểm khúc, kẻ giặc trong hành Sa Môn.

Trì giới Tỳ Kheo phải nên chuyên nhớ xa lìa tất cả ác pháp như vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Gọi là Sa Môn có nghĩa là người mắt chẳng duyên theo sắc, tai chẳng duyên theo thanh, mũi chẳng duyên theo hương, lưỡi chẳng duyên theo vị, thân chẳng duyên theo xúc và ý chẳng duyên theo pháp.

Sa Môn là người tuyển trạch lục nhập, liễu đạt lục thông, chuyên niệm lục niệm, an trụ lục kính pháp và hành lục trọng pháp.

Người như vậy mới gọi là chơn Sa Môn vậy".

PHẨM TỲ KHEO
THỨ HAI

Bấy giờ đức Phật bảo Trưởng lão Ðại Ca Diếp: "Ðược gọi là Tỳ Kheo vì là người hay phá phiền não, vì hay phá ngã tưởng, nhơn tưởng, chúng sanh tưởng, nam tưởng, nữ tưởng nên gọi là Tỳ Kheo vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Vì có tu giới tu huệ nên gọi là Tỳ Kheo vậy.

Lại vì lìa khủng úy, vì qua khỏi tam hữu tứ lưu vậy, vì thấy lỗi họa của hữu và lưu vậy, vì lìa tất cả hữu và lưu vậy, vì ở an nơi đạo vô úy vậy, đây gọi là Tỳ Kheo.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu có Tỳ Kheo tự biết chẳng thành tựu các pháp như vậy và các thiện pháp khác lại lìa bỏ pháp ấy mà hành đạo khác, thì chẳng phải là đệ tử Phật, ta chẳng phải là thầy của họ.

Nầy Ðại Ca Diếp! Có nhiều ác Tỳ Kheo phá hoại Phật pháp của ta chớ chẳng phải chín mươi lăm phái ngoại đạo phá hoại Phật pháp được.

Ví như sư tử là chúa muông thú, khi nó chết tất cả hổ lang điểu thú không thể ăn thịt nó được. Trong thây sư tử tự sanh các thứ trùng tự ăn thịt nó.

Cũng vậy, trong Phật pháp ta sản xuất các ác Tỳ Kheo như vậy, họ tham lợi dưỡng, vì lòng tham nên chẳng dứt ác pháp chẳng tu thiện pháp chẳng lìa vọng ngữ. Các Tỳ Kheo nầy có thể làm hư hoại Phật pháp ta.

Nầy Ðại Ca Diếp! Có bốn pháp thành tựu nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là tham, sân, si và ngã mạn vậy.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo đó là ngạo mạn tự cao, vô tàm, vô úy và chẳng gìn lỗi nơi miệng.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là tự điệu thông, khinh khi người, tham cầu lợi dưỡng và làm nhiều điều phi pháp.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là có nhiều gian ngụy, huyễn hoặc người, làm nhiều tà mạng và nói nhiều ác ngôn.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là hiện thọ ơn người chẳng biết báo đáp, làm ơn nhỏ mong báo lớn, trước đã thọ ơn người mà chẳng ghi nhớ và xâm tổn thân hữu.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là thọ của tín thí làm tổn thất phước báo của người, chẳng khéo giữ giới, khinh giới đã thọ, chẳng trì luật vững chắc.

Còn có bốn pháp thành tựu nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là luận có ngã, luận có nhơn, luận có chúng sanh và luận có thọ mạng.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là chẳng kính Phật, chẳng kính Pháp, chẳng kính Tăng và chẳng kính giới.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là nếu Tăng hòa hiệp thì lòng chẳng vui, chẳng ưa ở một mình, ưa ở trong chúng và khi nói chuyện thường luận thế tục.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là cầu lợi, cầu danh, cầu nhiều tri thức và chẳng an trụ thánh chủng.

Còn có bốn pháp nên biết là Ác Tỳ Kheo: đó là hệ thuộc nơi ma, bị ma làm hại, ngủ nghỉ nhiều và làm lành chẳng mừng.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là hủ bại trong Phật pháp, tâm nhiều siểm khúc, bị phiền não hại và lìa Sa Môn quả.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là bị dâm dục thiêu đốt, bị sân khuể thiêu đốt, bị ngu si thiêu đốt và bị tất cả phiền não thiêu đốt.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là đi nhiều vào xóm dâm chẳng biết tội lỗi, chẳng biết tri túc dầu học vấn nhiều, chẳng biết tri túc nơi vật cần dùng và thường có lòng bỏn xẻn chẳng hay bố thí.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là từ tối vào nơi tối, từ si vào nơi si, chẳng thấy thánh đế lòng nhiều nghi hoặc và bị sanh tử cột trói đóng cửa Niết bàn.

Còn có bốn pháp nên biết là ác Tỳ Kheo: đó là thân nhiều gian hành, khẩu nhiều gian hành, ý nhiều gian hành và nghi thức nhiều gian hành.

Những gì là thân gian hành? An tường mà đi là thân gian hành. Chẳng ngó hai bên là thân gian hành. Nếu ngó hai bên chẳng quá một tầm là thân gian hành. Tà mạng mặc y là thân gian hành. Siểm khúc đi nơi không nhàn mà chẳng cầu pháp hành không nhàn, siểm khúc khất thực mà chẳng quán tướng khất thực, siểm khúc mặc y phấn tảo mà chẳng biết là vì tàm quí, siểm khúc đi nơi núi rừng dưới cây mà chẳng biết phân biệt thập nhị duyên hành, siểm khúc uống thuốc cũ bỏ mà chẳng cầu pháp dược cam lộ đây gọi là thân nhiều gian hành.

Những gì gọi là khẩu nhiều gian hành? Như nói rằng: họ biết tôi, họ thỉnh tôi, như sở cầu tôi đã được, tôi chẳng cầu lợi dưỡng mà thọ đưa đến cho tôi, đồ cúng dường tế diệu tôi đều được, nhiều lợi dưỡng tôi đều được, tôi thường hành thiện pháp đáng thọ cúng dường, tôi vấn đáp giỏi, tôi hay thuận hay nghịch pháp tướng, với tất cả pháp tôi hiểu nghĩa và phi nghĩa, nếu họ hỏi tôi như vậy tôi có thể đáp như vậy, tôi đáp rồi chế phục họ khiến họ nín lặng, tôi nói như vậy rồi có thể khiến đại chúng vui đẹp cũng khiến mọi người khen thiện tai khiến đại chúng ấy thỉnh tôi cúng dường, cúng dường rồi còn khiến thí chủ thỉnh tôi nhiều lần.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu người chẳng điều phục khẩu mà có nói ra điều gì, tất cả lời nói đều chẳng phải chánh ngôn, là khẩu nhiều gian hành.

Những gì là ý nhiều gian hành? Lòng luôn nghĩ tưởng tham cầu lợi dưỡng y bát ẩm thực ngọa cụ y dược mà miệng nói tôi chẳng cầu tất cả lợi dưỡng, lòng thì cầu nhiều mà dối nói tri túc, đây gọi là ý nhiều gian hành".

Ðức Thế Tôn nói kệ rằng:

Lòng cầu lợi dưỡng
Miệng nói tri túc
Tà mạng cầu lợi
Thường không vui sướng
Lòng họ nhiều gian
Khi dối mọi người
Tâm mà như vậy
Ðều chẳng thanh tịnh
Chư Thiên Long Thần
Người có thiên nhãn
Chư Phật Bồ Tát
Ðều thấy biết rõ.

Nầy Ðại Ca Diếp! Ác Tỳ Kheo như vậy rời lìa thiện pháp nghi thức mà làm hạnh tà mạng phải đọa ba ác đạo.

PHẨM CHIÊN ÐÀ LA SA MÔN
THỨ BA

Ðức Phật bảo Trưởng lão Ðại Ca Diếp: "Thế nào là chiên đà la Sa Môn?

Nầy Ðại Ca Diếp! Ví như người chiên đà la không có tâm từ bi nhìn các chúng sanh, họ thường ở trong gò mả tìm tử thi, họ được thấy tử thi thì lòng họ rất vui mừng. Cũng vậy Sa Môn chiên đà la thường không có từ tâm, họ đến nhà thí chủ hành tâm bất thiện cầu các lợi dưỡng, cầu được rồi sanh lòng quí trọng, thọ lợi dưỡng nơi nhà thí chủ rồi họ chẳng dạy thí chủ về Phật pháp giới luật, họ vì lợi dưỡng mà thân cận tại gia chớ chẳng vì Phật pháp, họ cũng không có từ tâm thường cầu lợi dưỡng. Ðây gọi là Sa Môn chiên đà la.

Ví như chiên đà la bị mọi người bỏ rời, những hàng quốc vương đại thần trưởng giả sát lợi Bà La Môn các thứ dân cho đến kẻ hạ tiện đều xa rời họ chẳng muốn cùng làm tri thức với họ. Cũng vậy, Sa Môn chiên đà la bị tất cả người trì giới có đức đáng kính Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, chư Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà xa rời, vì biết họ phá giới làm ác vậy. Ðây gọi là Sa Môn chiên đà la.

Ví như chiên đà la có những đồ vật dụng như y phục ẩm thực đều chẳng phải là vật mà người tốt ưa thích cũng chẳng thọ dùng. Cũng vậy, Sa Môn chiên đà la nếu có y bát vật dụng đều là do phá giới phi pháp thân khẩu ý nghiệp siểm khúc mà được, các vật dụng ấy chẳng được Sa Môn Bà La Môn trì giới ưa thích cũng chẳng thọ dùng, thường sanh lòng thương xót đối với kẻ ấy. Ðây gọi là Sa Môn chiên đà la.

Ví như chiên đà la lòng thẹn thùng cầm chén bát xin ăn nơi người. Cũng vậy, Sa Môn chiên đà la lòng luôn thẹn thùng khi vào nhà người hoặc đến trong chúng, họ cũng thẹn thùng khi đến chỗ Phật, họ thẹn thùng lễ tháp Như Lai, đến lui cúi ngửu đi đứng ngồi nằm họ đều thẹn thùng, vì họ che đậy ác pháp vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nay ta nói chỗ đến của người chiên đà la chẳng đến chỗ lành, vì họ tự hànhg ác pháp vậy. Cũng thế, Sa Môn chiên đà la chỗ đi đến cũng chẳng đến thiệnt đạo vì họ làm nhiều nghiệp ác không ngăn pháp ác đạo vậy. Ðây gọi là Sa Môn chiên đà la.

Nầy Ðại Ca Diếp! Thế nào là Sa Môn bại hoại?

Ví như rượu tốt được cất lấy hết khí vị thơm ngon, còn lại cặn bã bị người chê bỏ. Cũng vậy Sa Môn bại hoại rời lìa pháp vị lấy cặn phiền não, họ bỏ hương trì giới mà ngửi mùi hôi phiền não, họ đến chỗ nào đều chẳng thể tự lợi cũng chẳng lợi cho người. Ðây gọi là Sa Môn bại hoại.

Ví như thực phẩm được ăn biến thành phẩn uế hôi thúi bất tịnh bị người chán lìa. Cũng vậy, Sa Môn bại hoại thân khẩu ý nghiệp chẳng thanh tịnh nhơ uế cũng như vậy.

Ví như hột giống hư gieo vào đất trọn chẳng mọc mầm kết trái. Cũng vậy, Sa Môn bại hoại dầu ở trong Phật pháp mà chẳng sanh thiện căn chẳng được quả Sa Môn.

Nầy Ðại Ca Diếp! Thế nào là trấp Sa Môn?

Ví như cái trấp sơn vẽ do thợ khéo làm thành, trong ấy đựng các thứ bất tịnh hôi thúi. Cũng vậy, trấp Sa Môn ngoài hiện thành tựu tợ hạnh Sa Môn mà nội tâm nhiều thứ cấu uế hành những nghiệp ác.

Nầy Ðại Ca Diếp! Thế nào là Sa Môn câu lan trà?

Ví như hoa câu lan trà màu sắc sáng đẹp cứng như gỗ đá có mùi hôi thúi như trét phẩn. Người có trí nếu thấy hoa nầy thì chẳng gần chẳng chạm đến mà tránh đi xa, kẻ ngu chẳng biết lợi hại, họ thấy hoa ấy liền đến gần để ngửi. Cũng vậy, Sa Môn câu lan trà hiện tợ hạnh Sa Môn mà có thô bạo ngạo mạn tự cao ác bất tịnh, họ lại phá giới phá chánh kiến. Người trí chẳng thân cận lễ kính họ, vì họ là ác nhơn nên người trí lánh xa. Có kẻ ngu si như trẻ nít thân cận lễ kính họ tin lời họ nói. Ðây gọi là Sa Môn câu lan trà.

Nầy Ðại Ca Diếp! Thế nào là Sa Môn cầu lợi?

Ví như có người siểm khúc tâm thường bỏn xẻn bị tham che lấp, nếu thấy tài vật người thì hy vọng muốn được, chứa dao bén gậy cứng không lòng hổ thẹn không lòng thương xót thường có lòng tổn hại, lúc đi trong núi chầm tụ lạc có tâm nguyện đối với tài vật người mong cầu muốn được, thường ẩn núp chẳng cho người thấy. Cũng vậy, Sa Môn cầu lợi long thường bỏn xẻn bị tham che lấp, nơi lợi dưỡng đã được lòng không biết đủ, nơi tài vật người hy vọng muốn được, khi đến thành ấp tụ lạc thì vì lợi dưỡng chẳng vì thiện phap, che giấu tội ác, cho rằng các Tỳ Kheo tốt chỉ sanh lòng e sợ, thường dua nịnh hiện làm nghi thức. Chư Thiên Long Quỉ Thần có thiên nhãn thấy biết Tỳ Kheo nầy đến là tặc đến, đi là tặc đi, ngồi là tặc ngồi, nằm là tặc nằm, dậy là tặc dậy, lấy y là tặc y, mặc y là tặc mặc y, vào tụ lạc là tặc vào tụ lạc, xuất tụ lạc là tặc xuất, ăn là tặc ăn, uống là tặc uống, cạo tóc là tặc cạo tóc. Người ngu si ấy đến đi cử động đều bị chư Thiên Long Quỉ Thần thấy biết liền quở mắng kẻ ác nầy chính là kẻ làm hoại diệt pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni. Sa Môn cầu lợi nầy xuất gia trong Phật pháp chẳng sanh được một niệm tịch diệt ly dục huống là được quả Sa Môn. Ðây gọi là Sa Môn cầu lợi.

Nầy Ðại Ca Diếp! Thế nào là Sa Môn cỏ dại?

Ví như trong ruộng lúa mọc cỏ dại giống cây lúa khó phân biệt được, nông phu cho là lúa tốt, đến khi trổ bông mới biết chẳng phải là lúa. Cũng vậy, Sa Môn cỏ dại ở trong đại chúng giống như người trì giới có đức hạnh, thí chủ thấy cho là Sa Môn, mà kẻ si nầy chẳng phải Sa Môn tự nói là Sa Môn, chẳng phạm tự xưng phạm hạnh, từ trước đã bại hoại rời trì giới cũng chẳng vào số Tăng chúng, trong Phật pháp không có trí huệ mạng sẽ đọa ác đạo như cỏ dại ở trong ruộng lúa. Bấy giờ chư Thiên Long Thần có thiên nhãn thấy kẻ si ấy đọa địa ngục họ bảo nhau rằng: Ðây là người ngu si trước kia tợ Sa Môn mà hành pháp bất thiện nay sẽ đọa trong đại địa ngục, từ nay về sau trọn không có được đức hạnh Sa Môn và quả Sa Môn như cỏ dại ở trong ruộng lúa. Ðây gọi là Sa Môn cỏ dại.

Nầy Ðại Ca Diếp! Thế nào là bồ sanh Sa Môn?

Ví như cỏ lác mọc trong ruộng lúa, vì nó chẳng chín nên gọi là bồ sanh, vì nó không có hột bị gió thổi bay nó không có sức cứng nặng, tợ lúa mà chẳng phải lúa. Cũng vậy, bồ sanh Sa Môn thân hình tợ Sa Môn mà không người dạy bảo không có đức lực bị ma phong thổi bay, họ cũng không sức huyết khí trì giới, lìa đa văn tổn thất định lực, cũng xa trí huệ chẳng thể phá hoại giặc phiền não, người như vậy yếu kém không có sức lực bị hệ thuộc nơi ma bị ma nó câu chìm trong tất cả phiền não, bị ma phong thổi bay như bồ sanh trong ruộng lúa.

Nầy Ðại Ca Diếp! Hột cỏ lác không dùng làm giống lúa được, không mọc mầm lúa được. Cũng vậy, ở trong Phật pháp bồ sanh Sa Môn không có chủng tử đạo, trong pháp hiền thánh không được giải thoát. Bồ sanh Sa Môn là Tỳ Kheo phá giới làm ác. Ðây gọi là bồ sanh Sa Môn.

Lại nầy Ðại Ca Diếp! Thế nào là hình tợ Sa Môn?

Ví như có thợ khéo dùng vàng mạ lên đồng màu sắc tợ vàng mà giá trị chẳng đồng với vàng, lúc chà mài mới biết chẳng phải vàng.

Cũng vậy, người hình tợ Sa Môn ưa tự nghiêm sức thờng tắm rửa đắp y tề chỉnh, nghi thức Sa Môn tất cả đều đủ, đến đi cúi ngước thường đúng nghi thu, nhung nguo nầy thường bị tham sân si làm hại, cũng bị lợi dưỡng cung kính tán thán làm hại, cũng bị ngã mạn tăng thượng mạn tất cả phiền não làm hại, dầu được người quí trọng mà y kông trọng pháp, thường siêng trang nghiêm thân mà chỉ cầu ẩm thực chẳng cầu Tháng pháp, chẳng lo sợ đời sau, thấy sự tôn trọng hiện tại chẳng phải tương lai tôn trọng, chỉ lo mập béo thêm dựa nơi lợi dưỡng chẳng phải dựa nơi pháp, nhiều thứ hệ phược, siêng tạo gia nghiệp thuận lòng người tại gia cũng tùy theo sở thọ của họ, lúc khổ thọ khổ lúc vui thọ vui, bị ghét thương làm hại, nơi pháp Sa Môn họ không có lòng muốn thiệt hành rời các nghi thức, tất sẽ đọa địa ngục ngạ quỷ súc sanh. Người nầy không có thiệt nghĩa Sa Môn, không có thiệt danh Sa Môn, chẳng đồng với Sa Môn. Ðây gọi là hình tợ Sa Môn.

Nầy Ðại Ca Diếp! Thế nào là mất huyết khí Sa Môn?

Ví như có nam tử hay nữ nhơn, hoặc đồng nam hay đồng nữ bị phi nhơn ăn mất huyết khí. Người nầy gầy yếu xanh xao vì bị mất huyết khí, các thứ thuốc men chú thuật và dao gậy chẳng chữa trị được, tất phải chết. Cũng vậy, Sa Môn không có huyết khí giới định huệ giải thoát giải thoát tri kiến và huyết khí từ bi hỷ xả, cũng không có huyết khí bố thí điều phục hộ thân khẩu ý nghiệp, cũng không có huyết khí an trụ tứ thánh chủng, không có huyết khí nghi thức Sa Môn, không có huyết khí tịnh thanh thân khẩu ý. Ðây gọi là Sa Môn mất huyết khí. Sa Môn mất huyết khí nầy dầu thọ pháp dược Như Lai mà chẳng dùng pháp dược để tự độ: như là nếu khởi dâm dục phải quán bất tịnh, nếu sanh sân hận phải hành từ tâm, nếu khởi ngu si nên quán thập nhị nhân duyên, với các phiền não nên chánh tư duy, rời lìa lòng ưa thích chúng đông, xả bỏ sở hữu, ba sự xuất gia phải nên mến gìn: một là trì giới thanh tịnh, hai là điều phục tâm mình và ba là nhập định chẳng loạn. Các pháp dược như vậy được Như Lai tuyên nói, được Như Lai cho phép uống. Người nầy dầu thọ pháp dược ấy mà chẳng dùng tự độ. Lại còn những pháp xuất thế, như là không quán, vô tướng quán, vô tác quán, tỏ ấm giới nhập, biết bốn thánh đế và mười hai nhơn duyên. Các pháp dược nhu vậy cũng chẳng được người ấy dùng tự độ. Sa Môn nầy hôi thúi bất tịnh vì phá giới vì bạc đức vậy, sẽ sanh chỗ tột thấp vì kiêu mạn vậy. Nơi thân ấy chết tất chẳng sanh nơi nào khác mà quyết sẽ đọa đại địa ngục, như người mất huyết khí quyết rồi sẽ chết. Ðây gọi là Sa Môn mất huyết khí".

Lúc đức Phật tuyên nói như vậy rồi, có năm trăm Tỳ Kheo xả giới hoàn tục. Các Tỳ Kheo khác quở rằng: Ở trong Phật pháp nếu chư Ðại Ðức bỏ mà hoàn tục là phi thiện là phi pháp.

Ðức Phật bảo các Tỳ Kheo: "Các ông chớ nói như vậy. Tại sao, vì làm như vậy gọi là thuận pháp. Nếu Tỳ Kheo chẳng muốn thọ của tín thí mà thối lui hoàn tục thì gọi là thuận pháp. Các Tỳ Kheo kia vì tâm tín giải nhiều nên sanh lòng hối lỗi. Họ nghe lời dạy trên kia rồi tự suy nghĩ chúng ta hoặc có thể hành bất tịnh hạnh mà thọ của tín thí, chúng ta phải sanh lòng hối lỗi thối lui mà hoàn tục.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nay ta nói chư Tỳ Kheo thối lui hoàn tục ấy sau khi mạng chung sanh Trời Ðâu Suất chỗ của Di Lặc Bồ Tát. Thời kỳ Di Lặc Như Lai xuất thế, chư Tỳ Kheo ấy sẽ ở trong pháp hội đầu tiên".

Phẩm
Doanh Sụ Tỳ Kheo
Thứ Tư

Bấy giờ Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Tỳ Kheo hay quản lý sự việc trong Tăng chúng?"

Ðức Phật dạy: "Nầy Ðại Ca Diếp! Ta cho phép hai hạng Tỳ Kheo có thể quản lý chúng sự: Một là người hay trì giới thanh tịnh, hai là người sợ nơi đời sau, ví như kim cương.

Còn có hai hạng: Một là biết các nghiệp báo, hai là có lòng tàm quí và lòng hối lỗi.

Còn có hai hạng: Một là A La Hán, hai là có thể tu tập được Bát hội xả.

Nầy Ðại Ca Diếp! Ðó là hai hạng Tỳ Kheo được ta cho quản lý chúng sự tự mình không lầm lỗi. Tại sao, vì hộ ý của người là việc khó vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Trong Phật pháp có nhiều hạng xuất gia, nhiều thứ tánh, nhiều thứ tâm, nhiều thứ giải thoát, nhiều thứ đoạn kiết sử, hoặc có người a lan nhã, hoặc có người khất thực, hoặc có ở người thích ở núi rừng, hoặc có người thích ở gần tụ lạc thanh tịnh trì giới, hoặc có người hay lìa tứ ách, hoặc có người siêng tu đa văn, hoặc có người biện nói các pháp, hoặc có người hay trì giới luật, hoặc có người hay trì tỳ ni nghi thức, hoặc có người du hành các tụ lạc vì người nói pháp. Có bao nhiêu Tỳ Kheo Tăng như vậy, Tỳ Kheo quản lý khéo biết và làm vừa ý mọi người.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu với Tỳ Kheo a lan nhã ưa chỗ không nhàn, thì Tỳ Kheo quản sự chẳng nên sai khiến làm tất cả công việc, nếu là lúc họ phải làm việc trong Tăng chúng thì Tỳ Kheo quản sự nên làm thế, nếu tự mình không làm thì thuê người khác làm thay chẳng nên để họ làm, nếu chẳng phải là giờ hành đạo thì có thể sai làm chút ít.

Nếu với Tỳ Kheo khất thực, thì Tỳ Kheo quản sự nên cho họ đồ ăn ngon.

Nếu với Tỳ Kheo lìa tứ ách, thì Tỳ Kheo quản sự phải cung cấp các thứ cần dùng như y phục ẩm thực ngọa cụ và y dược, chỗ họ ở không được nói to gọi lớn vì muốn phòng hộ ý niệm của họ. Ðối với Tỳ Kheo ly ách thì Tỳ Kheo quản sự phải tôn kính tưởng như đức Thế Tôn và nghĩ rằng: Tỳ Kheo nầy có thể làm pháp trụ trong Phật pháp, tôi phải cung cấp các đồ cần dùng cho Ngài.

Nếu có Tỳ Kheo siêng tu đa văn, thì Tỳ Kheo quản sự phải khuyến khích họ rằng: Ðại Ðức siêng tu đa văn đọc tụng cho thông thuộc, tôi sẽ vì Ðại Ðức mà lo cung cấp phục dịch. Nếu chư Ðại Ðức mà siêng tu đa văn như vậy thì tức là anh lạc tốt trong Tăng chúng có thể lên tòa cao rộng thuyết chánh pháp cũng tự mình sanh trí huệ. Với các Tỳ Kheo tu đa văn nầy, Tỳ Kheo quản sự chẳng nên sai làm việc phi thời phải ủng hộ cho họ tu đa văn.

Nếu có Tỳ Kheo giỏi thuyết pháp, thì Tỳ Kheo quản sự nên cung cấp mọi sự, nên dắt Tỳ Kheo ấy đến tụ lạc thành ấp khuyến dụ mọi người đến để nghe thuyết pháp, chỗ thuyết pháp cũng phải cung cấp đồ cần thiết, vì người thuyết pháp mà đặt tòa cao tốt. Nếu có Tỳ Kheo khác dùng cường lực muốn phá hoại người thuyết pháp thì Tỳ Kheo quản sự nên đến hòa giải và cũng nên thường đến chỗ người thuyết pháp khen thiện tai.

Nếu có Tỳ Kheo khéo trì giới khéo hiểu nghĩa luật thì Tỳ Kheo quản sự phải thường đến hỏi: Tôi lo công việc thế nào để khỏi phạm tội chẳng tổn mình cũng chẳng hại người? Tỳ Kheo trì luật nên quan sát tâm của Tỳ Kheo quản sự mà chỉ dẫn việc ấy nên làm, việc ấy chẳng nên làm. Tỳ Kheo quản sự đối với Tỳ Kheo trì luật phải hết lòng kính tin cúng dường.

Nếu chúng Tăng có tài vật dùng chia, thì Tỳ Kheo quản sự phải tùy thời cung cấp cho Tăng chẳng nên cất giấu, tùy lúc Tăng cần dùng nên chia cho Tăng. Phải có đúng lúc, chẳng vì ac tâm cho, chẳng vì phi pháp cho, chẳng vì tham vì sân vì si mà cho, chẳng vì sợ mà cho, theo pháp hành của Tăng chẳng theo pháp tục gia, tùy Tăng chế chẳng tùy tự chế, nơi tài vật của Tăng chẳng có ý tưởng tự do cho đến việc nhỏ cũng cùng Tăng phân phân đoán, chẳng riêng tự đoán. Nếu là vật dụng hoặc vật thường trụ Tăng, vật của Phật, vật tứ phương Tăng, Tỳ Kheo quản sự phải biết rõ, vật của thường trụ Tăng chẳng nên cho tứ phương Tăng, vật của tứ phương Tăng chẳng nên làm vật thường trụ Tăng, vật thường trụ vật tứ phương chẳng nên lộn lạo, cũng chẳng lộn với vật của Phật. Nếu vật thường trụ Tăng nhiều mà tứ phương Tăng cần dùng thì Tỳ Kheo quản sự nên họp Tăng yết ma. Nếu Tăng hòa hiệp chấp thuận nên đem vật thường trụ Tăng chia cho tứ phương Tăng. Nếu tháp điện Phật có chỗ cần, hay hư cần tu sửa mà vật thường trụ Tăng hay vật tứ phương Tăng nhiều thì Tỳ Kheo quản sự nên họp Tăng yết ma, nếu Tăng hòa hiệp chấp thuận cho thì quản sự Tỳ Kheo lấy vật ấy dùng tu bổ tháp điện. Nếu Tăng không hòa hiệp chấp thuận thì Tỳ Kheo quản sự nên khuyên hóa hàng tại gia cầu xin tài vật để tu bổ tháp điện. Nếu vật của Phật nhiều nhứt thiết không được đem chia cho thường trụ Tăng hay tứ phương Tăng. Tại sao? Vì trong những vật ấy dầu là một sợi dây đều là của thí chủ tín tâm thí cho Phật, do đó chư THiên và người đời đều có ý nghĩa là Phật tháp huống là các bửu vật. Nếu nơi Phật pháp trước đã có cúng y, thì y nầy nên để cho gió thổi mưa rã chớ chẳng nên đem đổi vật khác dầu là bửu vật. Tại sao? Vì vật nơi tháp điện Phật không ai có thể đánh giá được, vả lại Phật không chỗ cần dùng vậy. Nơi vật của Tam bửu, Tỳ Kheo quản sự tốt trong sạch chẳng nên để lộn lẫn nhau, với tự lợi dưỡng phải có tâm tri túc, nơi vật Tam bửu chẳng có ý nghĩ là của mình.

Nầy Ðại Ca Diếp! Ở nơi người trì giới có đức hạnh lớn đáng lễ kính hữu nhiễu, mà Tỳ Kheo quản sự có sân tâm dùng quyền sai khiến làm việc, vì sân tâm nên Tỳ Kheo quản sự sẽ đọa đại địa ngục, nếu được làm người thì làm tôi mọi bị chủ nhơn sai khiến đánh mắng khổ cực.

Nếu Tỳ Kheo quản sự dùng quyền đặt quy chế nặng quá hạn thường của Tăng trách phạt chư Tỳ Kheo sai làm phi thời, do cớ nầy nên quản sự Tỳ Kheo sẽ đọa tiểu địa ngục nhiều đinh bị trăm ngàn mũi đinh đóng căng thân thể cả thân cháy phừng như đống lửa lớn.

Nếu với Tỳ Kheo trì giới có đức lớn mà dùng việc nặng để khủng bố dùng tâm sân để nói, thì Tỳ Kheo quản sự nầy sẽ đọa trong địa ngục lưỡi dài rộng năm trăm do tuần bị trăm ngàn mũi đinh đóng vào phát lửa cháy đỏ.

Nếu thường được tài vật Tăng, quản sự Tỳ Kheo bỏn xẻn cất giấu, hoặc phi thời phát cho Tăng, hoặc làm khó dễ mà cho, hoặc làm khổ mà cho, hoặc cho ít hay chẳng cho, hoặc cho người nầy chẳng cho người kia. Do cớ nầy, Tỳ Kheo quản sự sẽ đọa uế ác Ngạ quỉ thường ăn phẩn cục, có lúc Ngạ quỉ khác đưa đồ ăn cho coi mà chẳng cho ăn phải thèm muốn khốn khổ. Bị khổ đói khát trong trăm ngàn năm thường chẳng được ăn. Nếu có được đồ ăn liền biến thành phẩn cứt hoặc thành mủ máu. Tại sao, vì nơi người trì giới đáng lễ kính, mà Tỳ Kheo quản sự ấy làm khó dễ khi đem Tăng vật phát cho.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu Tỳ Kheo quản sự chuyên tự dùng lộn lạo hoặc vật thường trụ Tăng, hoặc vật tứ phương Tăng, hoặc vật Phật tháp thì mắc báo khổ lớn trong một kiếp hay hơn một kiếp. Tại sao, vì xâm phạm vật Tam bửu vậy.

Nếu Tỳ Kheo quán sự nghe tội như vậy biết tội như vậy mà cố sanh lòng sân nơi người trì giới, nay ta nói tội ấy chư Phật Thế Tôn chẳng cứu trị được. Vì thế nên Tỳ Kheo quản sự nghe tội phi pháp như vậy rồi phải nên khéo hộ thân khẩu ý nghiệp, tự hộ lấy mình và hộ cho người.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo quản sự thà ăn thịt thân mình chớ trọn chẳng nên tạp dùng vật Tam bửu để làm y bát ẩm thức".

Bấy giờ Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Thiệt chưa từng có, đức Như Lai dùng lòng từ bi mà nói pháp như vậy, vì người không tàm quí mà nói pháp không tàm quí, vì người có tàm quí mà nói pháp tàm quí".

PHẨM
A LAN NHÃ TỲ KHEO
THỨ NĂM

Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp lại bạch rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Ngang chỗ nào gọi là Tỳ Kheo a lan nhã? Ngang chỗ nào gọi là Tỳ Kheo khất thực? Ngang chỗ nào gọi là Tỳ Kheo chứa y phấn tảo? Ngang chỗ nào gọi là Tỳ Kheo ngồi dưới cội cây? Ngang chỗ nào gọi là Tỳ Kheo ở gò mả? Ngang chỗ nào gọi là Tỳ Kheo ở gò mả? Ngang chỗ nào gọi là Tỳ Kheo ở đất trống?".

Ðức Phật dạy: "Nầy Ðại Ca Diếp! Gọi là Tỳ Kheo a lan nhã tức phải là người ưa chỗ a lan nhã và ở chỗ a lan nhã. Chỗ a lan nhã là chỗ không có tiếng lớn, không có tiếng chúng ồn náo, lìa cheo, nai, cọp, sói và các chim chóc, xa trộm cướp và kẻ chăn súc vật, chỗ thuận với hạnh Sa Môn. Chỗ a lan nhã như vậy nên ở trong đó tu hành.

Tỳ Kheo kia lúc muốn đến chỗ a lan nhã phải tư duy tám pháp: Một là tôi nên xả thân, hai là tôi nên xả mạng, ba là tôi nên xả lởi dưỡng, bốn là rời lìa tất cả chỗ yêu thích, năm là tôi ở trong núi chết sẽ như con nai chết, sáu là tôi ở chỗ a lan nhã sẽ thọ hạnh a lan nhã, bảy là tôi sẽ dùng pháp để tự sống, tám là tôi chẳng dùng phiền não để tự sống.

Ðây là tám pháp a lan nhã mà Tỳ Kheo phải tư duy, tư duy rồi sẽ đi đến chỗ a lan nhã.

Nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo đến chỗ a lan nhã rồi hành pháp a lan nhã, dùng tám pháp hành từ sanh lòng thương với tất cả chúng sanh: Một là dùng từ tâm làm lợi ích, hai là dùng từ tâm an vui, ba là dùng từ tâm không sân hận, bốn là từ tâm chơn chánh, năm là từ tâm không dị diệt, sáu là từ tâm thuận tùy, bảy là từ tâm quán tất cả các pháp và tám là từ tâm tịnh như hư không. Tỳ Kheo dùng tám pháp hành nầy sanh từ tâm đối với chúng sanh.

Nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo đến chỗ a lan nhã rồi phải tư duy như vầy: Tôi dầu đến nơi xa ở một mình không bè bạn, nếu tôi làm lành hay làm chẳng lành không người dạy răn. Rồi lại nghĩ rằng: Nơi đây có Thiên, Long, Quỉ, Thần, chư Bồ Tát, chư Phật Thế Tôn biết tôi chuyên tâm. Các Ngài sẽ chứng cho tôi, nay tôi ở tại đây tu pháp a lan nhã tâm bất thiện của tôi chẳng được tự tại phát sanh.

Rồi lại tự suy rằng: Tôi đến chỗ rất xa không bạn bè nầy, không người thân cận không có sở hữu, tôi nên cảnh giác lòng tham lòng sân lòng si, các pháp bất thiện khác cũng phải cảnh giác. Nay tôi chẳng nên chẳng khác với người thích ở chúng đông, hcẳng nên chẳng khác với người ưa gần tụ lạc. Nếu chẳng khác mà xưng a lan nhã thì là khi dối chư Thiên, Long, Quỉ, Thần. Chư Phật thấy tôi, chính tôi cũng chẳng vui vẻ. Nếu tôi hành đúng pháp a lan nhã tất chư Thiên, Long, Quỉ, Thần chẳng quở trách tôi. Chư Phật thấy tôi liền vui mừng.

Nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo ở chỗ a lan nhã hành pháp a lan nhã nhứt tâm giữ chắc giới giải thoát, khéo hộ giới chúng, tịnh khẩu thân ý, không làm siểm khúc, tịnh nơi chánh mạnh, tâm hướng đến các chánh định, pháp được nghe nên ghi nhớ, siêng chánh tư duy hướng đến ly dục tịnh diệt Niết bàn, sợ các sanh tử quán ngũ ấm như oan gia, quán tứ đại như độc xà, quán lục nhập như nhà hoang, khéo phương tiện quán mười hai nhơn duyên, lìa rời kiến đoạn chấp thường, quán không có ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, hiểu pháp không đạt vô tướng lần bớt sở tác mà hành vô tác, lòng thường kinh sợ đi trong tam giới thường xuyên tu hành như cứu đầu cháy, thường tinh tiến trọn không thối chuyển, quán thân thiệt tướng, nên suy nghĩ rằng: Quán pháp như vậy phải biết gốc khổ dứt tất cả tập nhơn chứng nơi diệt tận siên tu chánh đạo hành từ tâm an trụ Tứ niệm xứ, lìa pháp bất thiện vào môn thiện pháp, an trụ Tứ chánh cần nhập Tứ như ý túc, hộ tứ thiện căn tự tại nơi Ngũ lực, tỏ Bảy Bồ đề phần siên hành Bát Thánh đạo phần, thọ trì thiền định dùng huệ phân biệt các pháp tướng.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nói pháp như vậy để nghiêm sức a lan nhã. Tỳ Kheo nghiêm sức như vậy rồi an trụ núi rừng, đầu hôm cuối đêm siêng tu các công hạnh chớ nên ngủ nghỉ, thường nhớ muốn được pháp xuất thế!

Nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo khi ở chỗ nào đều thường thành đạo mà chẳng trang sức thân thể và các y phục, lượm cỏ khô trải làm chỗ ngồi, tự dùng tọa cụ của mình mà lìa vật của thường trụ Tăng và tứ phương Tăng. Ở nơi a lan nhã, với y phục, Tỳ Kheo tri túc vừa đủ che thân để hành Thánh đạo.

Nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo khi khất thực vào thành ấp tụ lạc phải suy nghĩ như vầy: Tôi từ chỗ a lan nhã đến thành ấp tụ lạc, hoặc được vật thực hay chẳng được lòng tôi vẫn không ưu hỉ. Nếu khất chẳng được nên sanh lòng vui nhớ nghiệp báo đời trước, nay tôi nên siêng tu tập phước nghiệp. Lại nhớ đức Như Lai khất thực cũng chẳng luôn luôn được.



A lan nhã Tỳ Kheo vào thành khất thực phải dùng pháp trang nghiêm. Dùng pháp trang nghiêm xong rồi sau mới vào thành khất thực. Thế nào là pháp trang nghiêm? Nếu thấy sắc vừa ý chẳng nên tham trước, nếu thấy sắc chẳng vừa ý chẳng nên sanh giận ghét. Với thanh, hương, vị, xúc và pháp cũng chẳng sanh tham sân như vậy, luôn nhiếp hộ các căn nhìn kỹ một tầm, điều phục tâm mình chẳng cho pháp mà mình suy niệm rời khỏi tâm, chẳng để vật thực nhiễm ô tâm mà hành khất thực, nên thứ đệ khất thực. Nơi khất thực được chẳng sanh lòng mừng, nơi khất thực chẳng được cũng chẳng sanh lòng sân. Nếu đến mười nhà hoặc quá mười nhà mà chẳng được vật thực chẳng nên sanh lòng ưu phiền mà nên nghĩ rằng các Trưởng giả, các Bà La Môn cư sĩ có nhiều duyên sự nên chẳng rảnh đem vật thực cho tôi, vả lại các người tại gia ấy chưa từng nhớ đến tôi huống là cho vật thực. Nếu có thể suy nghĩ như vậy thì Tỳ Kheo a lan nhã đi khất thực không hề kinh sợ.

Nầy đại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo đi khất thực trong thành ấp tụ lạc nếu thấy nam nữ, đồng nam đồng nữ, nhẫn đến súc sanh nên phát tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh phát nguyện tu hành tinh tiến cầu mong chúng sanh ai thấy tôi cho tôi vật thực đều được sanh lên cõi trời.

Nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo đi khất thực được ngon được dở xem bốn phương mà nghĩ rằng nơi đây ai là kẻ nghèo cùng, tôi sẽ bớt phần ăn cấp cho họ. Nếu thấy kẻ nghèo cùng liền chia nửa phần ăn cấp cho, nếu không thấy thì nên nghĩ rằng: Chúng anh mà mắt tôi không thấy, trong thức ăn nầy chỗ ngon tôi xin thí cho họ, tôi làm thí chủ, họ làm người thọ.

Nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo khất thực được rồi mang về chỗ a lan nhã, rửa sạch tay chưn, tịnh nghi thức Sa Môn, đủ tất cả tịnh pháp, đúng pháp lấy cỏ trải chỗ ngồi rồi kiết già phu tọa mà ăn, lòng không ái trước cũng không sân hận cũng không cống cao không trược loạn. Lúc sắp ăn suy nghĩ rằng: Nay trong thân thể nầy có tám vạn hộ trùng, nó được ăn chắc sẽ an vui. Nay tôi dùng món ăn nhiếp các hộ trùng ấy, lúc tôi thành Phật sẽ dùng pháp để nhiếp chúng nó.

Nầy Ðại Ca Diếp! Có lúc ăn chẳng đủ a lan nhã Tỳ Kheo nên quan niệm: Nay thân thể nhẹ nhàng có thể tu nhẫn nhục dứt các điều ác, lại ít tiểu ít đại tiện, thân thể nhẹ nhàng rồi cũng được tâm nhẹ nhàng, được ít ngủ cũng chẳng khởi dục.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu khất thực được nhiều, a lan nhã Tỳ Kheo nên quan niệm tri túc, nên giảm lấy một vắt để trên phiến đá sạch và suy nghĩ rằng: Co chim muông nào có thể ăn được tôi xin bố thí, chúng nó là kẻ thọ nhận.

Nầy Ðại Ca Diếp! Ăn xong, a lan nhã Tỳ Kheo rửa bát lau chùi sạch khô, súc miệng rửa tay, cất Tăng già lê, đúng hạnh a lan nhã chẳng rời bổn sở suy gẫm pháp tướng.

Nầy Ðại Ca Diếp! Lúc hành công hạnh a lan nhã, nếu Tỳ Kheo ấy là phàm phu chưa được quả Sa Môn, có lúc hổ lang đến thì chẳng nên có lòng hãi sợ mà nên quan niệm rằng: Từ trước lúc tôi đến chỗ a lan nhã vốn đã có tâm xả bỏ thân mạng nên tôi chẳng kinh sợ, mà nên phát tâm từ bi trừ tất cả ác. Nếu hổ lang ấy giết tôi ăn thịt tôi, tôi sẽ được lợi ích lớn vì đem thân chẳng bền mà đổi thân bền. Hổ lang ấy ăn thịt tôi rồi vó sẽ được thân tâm an vui.

A lan nhã Tỳ Kheo hành pháp a lan nhã phải quan niệm xả thân mạng như vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo hành pháp a lan nhã, nếu có phi nhơn đến hiện sắc đẹp hay sắc dữ, với phi nhơn ấy Tỳ Kheo không nên sanh lòng yêu, không nên sanh lòng giận.

Nếu có chư Thiên đã từng thấy Phật đến vấn nạn, khi họ vấn nạn rồi, a lan nhã Tỳ Kheo tùy sức hiểu biết của mình mà vì họ thuyết pháp. Nếu chư Thiên hỏi thâm pháp không thể đáp được, a lan nhã Tỳ Kheo chẳng nên lòng kiêu mạn, mà nên nói rằng tôi học chẳng được nhiều, các Ngài chớ nên khinh tôi, nay tôi sẽ siêng tu học Phật pháp, nếu lúc tôi được thông Phật pháp rồi sẽ xin giải đáp tất cả. Lại nên thỉnh chư Thiên vì mình mà thuyết pháp để được lãnh thọ, và nên tạ rằng xin các Ngài chớ phiền tôi.

Lại nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo hành pháp a lan nhã khéo tu a lan nhã tưởng như cỏ cây ngói đá không có chủ không có ngã cũng không sở thuộc, thân thể nầy cũng vậy không có ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng không tranh tụng các pháp nầy đều từ duyên hiệp mà sanh, trong pháp nầy nếu khéo tư duy, tôi sẽ dứt được các kiến chấp, nên thường tư duy pháp không vô tướng vô tác.

Nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo lúc tu pháp a lan nhã suy nghiệm bông trái cỏ thuốc và những rừng cây hòa hiệp thế nào? Tán diệt thế nào? Các vật ngoài ấy không chủ không ngã không sở thuộc, không tranh tụng, nó tự sanh tự diệt khôngcó ai sanh diệt. Như cỏ cây không có chủ ngã ngã sở, thân thể nầy cũng không có ngã nhơn chúng sanh thọ mạng không có tranh tụng, nó từ các duyên sanh, duyên tan thì nó diệt, trong lẽ như diệt ấy không có một pháp nào hoặc sanh hoặc diệt cả.

Pháp như trên đây, a lan nhã Tỳ Kheo đến chỗ a lan nhã phải nên tu tập.

Nầy Ðại Ca Diếp! A lan nhã Tỳ Kheo hành pháp như vậy nếu học Thanh Văn thừa thì mau chứng quả Sa Môn, nếu là người có tội chướng nên hiện đời chẳng được quả Sa Môn thì bất quá thấy một hai hoặc ba đứt Phật sẽ dứt hết tất cả lậu. Nếu là người học Bồ Tát thừa thì hiện đời được vô sanh háp nhẫn được pháp vô chướng tất thấy vị lai chư Phật mau thành Vô thượng Bồ đè".

Lúc đức Phật nói pháp a lan nhã, có năm trăm Tỳ Kheo dứt tất cả lậu tâm được giải thoát.

Phẩm
Tỳ Kheo Khất Thực
Thứ Sáu

Ðức Phật bảo Trưởng lão Ðại Ca Diếp: "Thế nào là Tỳ Kheo khất thực?

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu có Tỳ Kheo trước an trụ bổn thệ: Tôi y khất thực xuất gia, nay tôi an trụ bổn thệ:Tỳ Kheo ấy chuyên niệm có hay không dua vạy, lìa tất cả thỉnh thực, lìa tất cả sự cún dường trong Tăng chúng mà vững tự trang nghiêm. Ở trong tất cả vị, Tỳ Kheo khất thực chẳng nên quan niệm hảo vị. Với thượng diệu vị, Tỳ Kheo ấy nên khuyên nhủ lòng mình mà suy nghĩ rằng: Tôi như Chiên Ðà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao? Vì món ngon được ăn xong sẽ thành vật dơ thúi, tôi chẳng nên cầu món ăn ngon. Tỳ Kheo ấy điều phục tâm mình rồi, hoặc vào thành ấp tụ lạc thứ đệ khât thực chẳng nên quan niệm nam tử thí cho tôi chẳng phải nữ nhơn, hay nữ nhơn thí cho tôi chẳng phải nam tử, đồng nam thí chẳng phải đồng nữ hay đồng nữ thí chẳng phải đồng nam, nên được đồ ăn tốt chẳng phải xấu, nên được đồ ăn ngon chẳng phải dở, nên cố ý thí cho chẳng phải chẳng cố ý cho, nên dễ được chẳng phải khó được, nên mau được chẳng phải chẳng mau, nên được cung kính chẳng phải chẳng kính trọng, nên được đồ ăn mới chẳng phải cũ, nên được đồ ăn của nhà giàu chẳng phải của nhà nghèo, mọi người đến tiếp rước tôi. Tất cả pháp bất thiện trên đây, Tỳ Kheo khất thực chẳng nên tư duy, phải tự trang nghiêm như vậy, đây là pháp thông thường được hành trì của Tỳ Kheo khất thực.

Lúc khất thực dù được hay không được, Tỳ Kheo ấy chớ nên sanh lòng ưu hỉ, cũng chẳng quan niệm đồ ăn tốt hay xấu. Tại sao? Vì có nhiều chúng sanh tham trước món ăn ngon, do đây mà tạo ác nghiệp rồi đọa ác đạo. Nếu là người tri túc thì nên bỏ đồ ăn tốt mà thọ món xấu, trừ lưỡi dính món ăn, trong lòng luôn tri túc, được món ăn cực xấu cũng tri túc. Người ấy nếu mạng chung sẽ sanh cõi trời hay trong loài người, sanh cõi trời rồi được ăn món ngon cõi trời.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực như vậy rời lìa mến luyến món ăn mà điều phục tâm mình, dầu cả bảy ngày phải ăn đậu ăn củ cũng chẳng sanh lòng lo phiền. Tại sao? Vì vừa đủ nuơi sống thôi. Nay tôi được ăn rồi để đủ hành đạo, vì để hành đạo mà tôi ăn vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực được phần ăn rơi vào trong bát, được món ăn đúng pháp, được lợi dưỡng đúng pháp, nên cùng Tỳ Kheo phạm hạnh ăn chung phần ăn ấy.

Tỳ Kheo khất thực có lúc phải bịnh không có người giúp việc, không thể đi khất thực, thì nên điều phục tâm mình như vầy: Tôi cô độc không bạn một thân xuất gia, chánh pháp là bạn tôi, tôi phải nhớ đến chánh pháp, nay tôi có bịnh khổ như lời đức Thế Tôn dạy: Tỳ Kheo phải nhớ pháp. Những pháp tôi đã được nghe tôi phải khéo suy gẫm. Thế nào là khéo suy gẫm? Quán thân đúng thiệt. Quán thân đúng thiệt rồi, nếu là người có trí huệ thành tựu nhứt tâm có thể được sơ thiền, được vui sơ thiền, hoặc một ngày đến bảy ngày dùng thiền duyệt làm món ăn tâm được hoan hỉ.

Hành pháp như vậy, nếu Tỳ Kheo bịnh ấy chẳng được thiền thì nên siên tu hành an trụ trong thiện pháp có nhiều người hay biết, chư Thiên, Long, Quỉ, Thần đưa món ăn đến cho, đầy là báo lìa khổ ách vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu Tỳ Kheo khất thực gặp trời mưa lớn hoặc gió bụi nhiều chẳng đi khất thực được, bấy giờ dùng từ tâm làm món ăn để tự trang nghiêm, nơi pháp được tu nên an trụ tư duy. Nếu đến hai đêm ba đêm mà chưa được ăn thì nên nghĩ rằng: Có nhiều chúng sanh đọa vào loài ngạ quỉ, vì họ gây nghiệp ác, bị đói khổ bức thiết đến cả trăm năm không nuốt được chút nước miếng. Nay tôi an trụ trong các pháp môn, dầu thân tâm yếu kém, tôi vẫn chịu được đói khát siêng tu thánh đạo chẳng nên thối chuyển.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực chẳng nên thân cận người tại gia những nam tử, nữ nhơn, đồng nam, đồng nữ.

Nếu Tỳ Kheo khất thực bảo người tại gia lựa bỏ những vật bất tịnh, nên ngồi tại chỗ mà thuyết pháp cho họ đến lúc món ăn đã tịnh rồi lại thọ món ăn đứng dậy đi.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực chẳng nên tự hiện dua vậy. Thế nào là tự hiện dua vạy?

Nếu Tỳ Kheo vì người mà nói rằng: Nay tôi xin được món ăn xấu dở lại còn chẳng đủ cùng nhiều người ăn chung, tôi ăn ít nay tôi đói khát thân thể yếu kém. Ðây là tự hiện dua vậy, mà Tỳ Kheo khất thực phải xa lìa.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực đối với tất cả sự phải sanh tâm xả bỏ. Những món ăn rơi vào bát hoặc tốt, xấu, ngon, dở, tịnh, bất tịnh, nhiều ít, tất cả đều nên thọ lòng không ưu hỉ, thường gìn tâm thanh tịnh quán các pháp tướng, vừa đủ nuôi thân để hành thánh đạo mà thọ món ăn vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực, hoặc lúc vào thành ấp tụ lạc thứ đệ khất thực bát không trở về, thì nên nhớ đức Như Lai có oai đức lớn xả bỏ ngôi Chuyển Luân Vương đi xuất gia dứt tất cả pháp ác thành tất cả pháp lành, Ngài vào xóm khất thực còn có lúc bát không trở về, huống là tôi bạc phước chẳng trồng căn lành mà chẳng được bát không trở về ư! Vì lẽ ấy mà chẳng nên sanh lòng lo phiền. Tại sao? Vì chẳng trồng căn lành thì chẳng bao giờ được món ăn tốt món ăn xấu. Hoặc giả tôi chẳng được món ăn là tự có ma hay ma sai sử hay ma che ngăn các Bà La Môn cư sĩ khiến tôi khất chẳng được. Tôi nên siêng tu rời lìa tứ ma dứt tất cả phiền não. Nếu tôi siêng tu đạo pháp như vậy thì chẳng phải ma Ba Tuần hay sứ của ma mà có thể làm lưu nạn được.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực nên thọ trì thánh chủng như vậy".

Phẩm
Phấn Tảo Y Tỳ Kheo
Thứ Bảy

Ðức Phật bảo Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp: "Phấn tảo y Tỳ Kheo chứa y phấn tảo lượm vật phấn tảo, quan niệm rằng: Vì tàm quý vậy, chẳng phải vì dùng y để tự nghiêm sức vậy, vì che ngăn gió thổi nắng đốt muỗi mòng bu cắn vậy, vì an trụ Phật giáo vậy, chẳng phải vì cầu sạch tốt vậy. ở trong đống phấn tảo, Ty Kheo ấy lượm lấy vật bỏ. Lúc lấy nên sanh hai ý tưởng: Một là ý tưởng tri túc và hai là ý tưởng dễ nuôi. Còn có hai ý tưởng: một là ý tưởng không kiêu mạn và hai là ý tưởng trì thánh chủng. Còn có hai ý tưởng: một là chẳng dùng nghiêm sức thân hình và hai là khiến lòng thanh tịnh.

Nầy Ðại Ca Diếp! Phấn tảo y Tỳ Kheo lúc lượm lấy vật bỏ trong đống phấn tảo, nếu thấy có các thân hữu tri thức thì thôi không lượm lấy mà nghĩ rằng: các người nầy hoặc có thể rầy trách tôi là người dơ bẩn.

Nầy Ðại Ca Diếp! Ta nói Tỳ Kheo ấy chẳng được tịnh hạnh, tại sao, vì phấn tảo y Tỳ Kheo lòng cứng như đá, ngoại vật chẳng nhập cũng chẳng động được.

Nầy Ðại Ca Diếp! Phấn tảo y Tỳ Kheo lượm lấy vật phấn tảo rồi nên giặt sạch cho hết dơ bẩn, giặt sạch rồi nhuộm kỹ, nhuộm kỹ, nhuộm xong rồi may thành Tăng già lê, khéo ráp, khéo vá khéo may, khéo thọ, thọ rồi nên mặc chớ xếp để hư.

Nầy Ðại Ca Diếp! Phấn tảo y Tỳ Kheo an trụ trong pháp quán bất tịnh mặc y phấn tảo là để ly dục vậy, tu từ tâm mặc y phấn tảo là để lìa sân khuế vậy, quán pháp thập nhị nhơn duyên mặc y phấn tảo là vì rời si vậy, chánh tư duy mặc y phấn tảo là để dứt tất cả phiền não vậy, nhiếp hộ các căn mặc y phấn tảo là vì biết rõ lục nhập vậy, chẳng dua vạy mặc y phấn tảo là để chư Thiên, Long, Quỉ, Thần vui đẹp vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Cớ chi gọi là y phấn tảo?

Ví như tử thi, mọi người chẳng tam muốn chẳng sanh lòng ngã sở lữu theo lẽ phải trừ bỏ. Cũng vậy, y phấn tảo chẳng phải ngã ngã sở, lả dễ được, chẳng phải tà mạn, chẳng cầu xin người, chẳng xem nhan sắc người, là vật vất bỏ không khác phân rác, nó cũng chẳng thuộc của ai. Vì thế nên gọi là y phấn tảo.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Y phấn tảo là pháp tràng phan, vì là Ðại tiên nhơn vâỵ, vì họ ấy do thánh nhơn vậy, vì dùng thánh chủng để an trụ vậy, vì chuyên niệm nơi thiện pháp nghie thức vậy, vì khéo hộ trì giới tụ vậy, vì hướng đến định tụ vậy, vì an trụ nơi huệ tụ vậy, vì thân dùng giải thoát tụ vậy, vì thuận với pháp do giải thoát tri kiến vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Ty Kheo mặc y phấn có phước đức lớn không chỗ mong cầu không chỗ tham trước hay lìa lòng kiêu mạn hay bỏ gánh nặng.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Nếu có Tỳ Kheo mặc y phấn tảo vì tri túc nên chư Thiên, Long, Quỉ , Thần ưa thích muốn thấy. Nếu nhập thiền định thì Thích, Phạm, Tứ Thiên Vương quì chấp tay đầu mặt đảnh lễ, huống là chư tiểu Thiên khác.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Nếu có ác Tỳ Kheo siêng cầu y phục để nghiêm sức thân hình, ngoài hiện tịnh hạnh mà trong thì đủ tham dục sân khuể. Dầu họ nghiêm sức thân hình xinh đẹp nhưng chư Thiên, Long, Quỉ , Thần chẳng đến kính lễ cúng dường. Tại sao, vì họ biết Tỳ Kheo ấy nghiêm sức thân hình đẹp mà chẳng trừ cấu uế tâm tâm số pháp, vì biết nên họ bỏ đi xa.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Ông có thấy Sa Di Châu Na nhặt vật trong đống phấn tảo trong lúc đi khất thực. Ăn xong Châu Na đến ao A Nậu Ðạt để giặt. Bấy giờ bên ao có chư Thiên Thần thường ở đồng tiếp nghinh kính lễ. Chư Thiên Thần ấy đều ưa tinh khiết mà họ cầm y phấn tảo bất tịnh của Châu Na đem đi giặt cho sạch bẩn nhơ, họ còn lấy nước giặt y ấy để rửa thân họ. Chư Thiên Thần ấy biết Châu Na hay trì giới thanh tịnh nhập các thiền định có oai đức lớn nên phụng nghinh kính lễ.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Ông có thấy phạm chí Tu Bạt Ðà mặc y sạch mới, khất thực xong muốn đến ao A Nậu Ðạt. Bấy giờ chư Thiên Thần thường ở bên ao, cách ao bốn phía đều năm dặm họ ra ngăn cản phạm chí ấy không cho lại gần ao, họ sợ món ăn bất tịnh và món ăn thừa làm dơ bẩn nước ao.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Nay ông hiện thấy sự ấy, do Thánh nhơn chánh hạnh oai đức nên được quả báo ấy. Vật bất tịnh được Sa Di Châu Na nhặt trong đống phấn tảo m à chư Thiên đem đi giặt giúp lại mà còn lấy nước giặt ấy dùng rửa thân thể họ. Phạm chí Tu Bạt Ðà bị họ ngăn cách xa ao năm dặm không cho lại gần.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Ai được nghe sự nầy chẳng siêng tu học Thánh pháp, chư Thánh nhơn ấy được chư Thiên và thế nhơn đều đến kính lễ cúng dường.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Vì muốn cầu Thánh đức như vậy nên mặc y phấn tảo. Tỳ Kheo mặc y phấn tảo an trụ Thánh chủng chẳng nên sanh lòng lo. Với y phấn tảo nên có ý tưởng là Phật tháp , là Thế Tôn, là xuất thế, không có ngã ngã sở. Quán tưởng như vậy rồi mặc y phấn tảo, phải điều phục tâm mình như vậy. Do tâm tịnh nên thân tịnh, chẳng phải do thân tịnh mà được tâm tịnh. Vì thế nên tịnh tâm mình chớ nghiêm sức thân, tại sao, vì do tâm tịnh mà trong Phật pháp được gọi là tịnh hạnh.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Phấn tảo y Tỳ Kheo hay học như vậy tức là học ở ta cũng học ở ông. Nếu ông hay mặc y thô xấu như vậy tức là tri túc và hành Thánh chủng hạnh.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Y tăng già lê của ông hoặc để trên giường hoặc đề tại chỗ ngồi trong khi ông mặc y Uất đa la tăng kinh hành, có ngàn vạn chư Thiên đến kính lễ y Tăng già lê của ông. Y Tăng già lê ấy là y được mặc trên thân của người huân tu giới định huệ. Nên biết y của ông còn được tôn trọng kính lễ dường ấy huống là thân của ông.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Ta xả bỏ ngôi Chuyển Luân Vương đi xuất gia. Ngày trước ta đã từng mặc y mịn đẹp thượng diệu. Nay ta tri túc hành Thánh chủng hạnh vì các người khác mà xả bỏ y đẹp tốt mặc y phấn tảo nhặt trong gò mả. đương lai nếu Tỳ Kheo theo pháp này của ta thì được học theo ta.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Ông vốn có kim lũ thượng y đem dưng ta, ta vì ông mà nhận y ấy chớ chẳng phải do tham, chẳng phải để nghiêm sức thân hình vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Có ác Tỳ Kheo chẳng thể học theo ta cũng chẳng học theo ông, họ tham chứa để nhiều y bát tích tụ món uống ăn cất đựng chẳng xả. Họ cũng chứa vàng bạc, lưu ly, gạo thóc, bò dê, gà heo, lừa ngựa, xe cộ đồ cày bừa, đồ dùng tại gia họ đều cầu chứa để.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Người có trí dầu tại gia mà hay tăng trưởng thiện pháp, chẳng phải kẻ ngu si xuất gia có được phần thiện pháp ấy.

Thế nào là người trí tại gia hay tăng trưởng thiện pháp ?

Nầy Ðại Ca Diếp ! Nếu có người xuất gia lấy y quắn cổ không có hạnh Sa Môn, có nhiều duyên sự các thứ buộc ràng cầu áo cơm tốt. Họ mặc ca sa rồi người tại gia thấy liền lễ kính cúng dường cung cấp y phục, ẩm thực, đồ nằm, thuốc men, đến đi đón đưa. Nầy Ðại Ca Diếp ! Người tại gia có pháp lành như vậy, người xuất gia kia không có sự ấy. Tại sao ? Vì người xuất gia kia cầu nhiều vật dùng chẳng thể thí xả cho người khác vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Ðương lai có các Tỳ Kheo chứa nhiều y bát có nhiều vật dùng, họ được phần đông ngưởi tại gia lễ kính tôn trọng tán thán. Tại sao ? Vì họ cho các Tỳ Kheo ấy thọ nhiều thí vật, hoặc có thể đem cho tôi, tôi có cần dùng các Tỳ Kheo ấy có thể luôn luôn cho tôi.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Ðương lai hoặc có Tỳ kheo trì giới thấy lỗi họa của đời nên siêng tu thiện pháp để lìa tất cả lậu như cứu đầu cháy. Lòng họ tri túc ít duyên sự siêng tu tự lợi lìa tất cả duyên tập xấu ác. Nhưng Tỳ Kheo nầy không có người đến chỗ họ ở, không ai thân cận, không ai lễ kính tôn trọng tán thán họ. Tại sao ?Vì các người tại gia khinh tháo thiển bạc, thấy lợi hiện tại chẳng thấy lợi đời sau, họ nghĩ rằng : nơi Tỳ Kheo nầy chẳng được lợi ích đâu cần thân cận lễ kính tôn trọng tán thán. Ngoại trừ kẻ nghèo cùng ít căn lành và người có túc duyên nên lễ kính, những người nầy thân cận lễ kính tôn trọng tán thán Tỳ Kheo trì giới làm thiện tri thức.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Nói như vậy rồi vừa ý hai hạng người : Một là hoặc thấy Tứ thánh đế và hai là hoặc thấy lỗi họa sanh tử. Còn có hai hạng người : một là siêng tu muốn lìa bốn ác và hai là muốn được quả Sa Môn. Còn có hai hạng người : một là chuyên niệm nghiệp báo và hai là muốn biết nghĩa các pháp tướng.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Nay ta đóng bít cửa của tất cả kẻ giải đãi, đó là người chẳng biết nghiệp chẳng biết nghiệp báo, người rời lìa nghi thức lành, người chẳng thấy ác khổ đời sau dụ như kim cương, người thấy lợi hiện đời mà chẳng thấy lợi đời sau, người chẳng sanh một niệm hướng đến môn giải thoát.

Nầy Ðại Ca Diếp ! Nay ta nói ác Tỳ Kheo kia chẳng nên mong cầu. Hoặc nói pháp như vậy, hoặc gặp pháp như vậy, nghe pháp như vậy rồi tự biết sờ thành chẳng hiểu thâm pháp nên phỉ báng. Họ cho rằng thâm pháp ấy chẳng phải Phật nói, là của luận sư làm, hoặc của ma nói để dạy người khác. Ác Tỳ Kheo kia tự hại như vậy cũng hại người khác. Họ tự nhiễm dơ cũng làm dơ người khác. Ác Tỳ Kheo kia chẳng thể tự lợi cũng chẳng lợi người khác ».

Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : « Bạch đức Thế Tôn ! vì đại bi mà chư Phật nói Tỳ Kheo chuyên tu hành ở trong các pháp được tự tại. Ðức Như Lai ở trong kinh nầy đã rộng nói xong.

Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có chúng sanh nghe kinh nầy rồi tin hiểu đọc tụng hướng đến pháp như thiệt, nên biết các chúng sanh ấy đã được chư Phật nhiếp thủ ».

Ðức Phật bảo Ngài A Nan : « Nầy A Nan ! Nếu có người thọ trì thì đã ở nơi chư Phật quá khứ gieo trồng căn lành nên nay muốn được kinh này để đọc tụng không thuộc muốn được giải thoát. Các thiện nam tử thiện nữ nhơn, hoặc người tại gia hay người xuất gia, học pháp môn nầy thì có thể dứt các lậu cũng được Niết bàn.

Tôn giả A Nan bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Kinh nầy tên là gì, tôi phải thọ trì thế nào ?".

Ðức Phật phán dạy : "Nầy A Nan ! Kinh nầy tên là Chọn Lựa Tất Cả Pháp Bửu. Cũng tên là An Trụ Thánh Chủng Nghi Thức. Cũng tên là Nhiếp Thủ Người Trì Giới. Cũng tên là Dạy Răn Người Phá Giới. Cũng tên là Bửu Lương. Cũng tên là Bửu Tụ. Cũng tên là Bửu Tạng. Cũng tên là Chư Bửu Pháp Môn ».

Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp thỉnh hỏi kinh Ðại Thừa Bửu ưong xong, chúng Tỳ Kheo nghe lời Phật dạy hoan hỉ phụng hành.

PHÁP HỘI BỬU LƯƠNG TỤ
THỨ BỐN MƯƠI BỐN

HẾT



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]