Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Quy tắc hằng ngày

12/04/201319:57(Xem: 12259)
4. Quy tắc hằng ngày
Quy tắc hằng ngày:

Quy tắc hằng ngày 6 quyển trước đã phân biệt rõ các công việc. Đây chương nói về đại chúng bèn nêu chỉ người, người đang thực hành, không luận người nào, làm việc gì, nêu chung nhứt nhứt không sai phạm. Người trách nhiệm trong ngoài hàm chỉ chung mỗi mỗi tuân thủ những điều sau:

1- Giới đức đôn hậu: vì gốc tuệ giác làm cơ sở của Niết Bàn

2- Phải nhẫn chịu mọi đạm bạc mà an bần lạc đạo (sống nghèo an lạc vui đạo) giữ vững đạo tâm

3- Vắng lặng thuần nhất, ý thức với việc chính không để phân tâm

4- Bỏ việc riêng tư, dứt tà, hiến công giữ chánh

5- Nhu hòa nhẫn nhục, tôn trọng kính người

6- Theo chúng nghe lịnh, giữ oai nghi chỉnh tề

7- Chuyên cần tu tập không lười biếng bỏ bê

8- Tuân quy tắc xử chúng, nhìn thẳng không a dua

9- An phận chú ý, không để quên sót

10- Theo quy tắc cùng gấp rút tu hành.

Mười điều trên đây tổng tóm lược đại cương thiện pháp không dấu che mà tỏ trần. Còn có những việc cấm cần nêu ra ở sau.

Chứng nghĩa ghi lời cổ nhân dạy: nói một trượng không bằng làm một thước, nói một thước không bằng làm một tấc. Ô Sào thiền sư gọi thi hào Bạch Cư Dị bảo rằng:

“Chớ làm các điều ác

Vâng làm những điều thiện”

Dị hỏi: đứa trẻ 3 tuổi có biết đạo không?

- Sư nói: đứa bé 3 tuổi vẫn đắc đạo mà ông lão 80 tuổi tu không đắc đạo. Lời nói chí lý thay!

Chín việc cấm đó là:

1- Không được phá giới căn bổn

2- Không được trong khi tụng giới vô cớ tùy tiện theo chúng

3- Không được bất hiếu với cha mẹ

4- Không được mạ nhục sư trưởng

5- Không được cố vi phạm lịnh cấm của chính quyền, nhà nước

6- Không được la cà gần gũi người nữ

7- Không được sau khi thọ giới mà không biết giới tướng

8- Không được thân cận thầy tà

9- Không được uống rượu, đánh bạc.

Không phạm chín điều trên đây gọi là giới đức đôn hậu. Nếu phạm nhẹ bị phạt đuổi khỏi viện.

Chứng nghĩa ghi rằng, Như Lai những ngày sau cùng lấy việc duy trì giới luật làm tông chỉ thường luận đàm. Rời bỏ sự bàn lý, lý làm sao có được. Các nhà Thiền, Giáo phải đủ giới hạnh như sương tuyết mới kham làm mô phạm lâu dài đâu thể đem chất độc làm nên đề hồ (bơ sữa).

Vì thế, muốn duy trì Phật pháp không diệt, con người phải có ý chí. Như nói đi nghìn dặm phải bắt đầu một bước; một bước chưa đi chẳng thế nào đến nơi được, đường xa nghìn dặm khởi đi từ bước thứ nhất, phải nên biết như thế. Từ thân này cho đến Phật thân, tức đây là một bước. Song chắc hẳn không thể do dự không tiến lên, vì tiến tới thời một bước này trong mỗi niệm an toàn. Dừng lại một bước phải nghỉ ngơi, không phải một bước là tới được nghìn dặm đâu! Luận về tiến bộ ở ngay bước đầu không có, nên tiến sâu trong tham sân si mà trong đó mỗi thứ có vướng mắc riêng, nên phải tự biết, tự điều phục.

Và sau đây thêm 6 việc ngăn cấm:

1. Không được bày vẽ ăn ngon

2. Không được mặc quần áo lòe loẹt

3. Không được bàn nhảm việc đời

4. Không được tranh luận tiền bạc

5. Không được canh tác, nuôi súc vật

6. Không được làm mai mối cho trai gái, làm việc hội hè như thế gian.

Sáu việc trên không phạm gọi là an bần lạc đạo. Nếu phạm nhẹ bị phạt, nặng đuổi khỏi viện.

Chứng nghĩa ghi rằng, sáu điều trên đối với tăng trách nhiệm ứng phó, tăng ở tịnh thất… nên biết hổ thẹn không dám phạm, huống chi chúng ở tùng lâm ư? Vì ăn đồ ăn ngon bị vị giác câu thúc, mặc đồ lòe loẹt bị sắc trần trói buộc, bàn phiếm, tranh biện đắm trong tham độc. Canh tác, nuôi gia súc phá giới trọng sát sanh. Hội hè họp chúng làm phát sanh nhiều việc tệ ác khác. Lại 4 điều trước chư tăng dễ phạm; 2 việc sau chỉ những người trách nhiệm phạm (làm). Những điều này đều gây oán hận là gốc khổ cả. Lương Hoàng sám ghi rằng: những gì là gốc khổ oán hận? Đó là mắt ham sắc đẹp, tai thích tiếng hay, mũi ưa nếm hương, lưỡi đắm vị (mùi), thân ham lòe loẹt thường bị 5 trần ràng buộc. Do vậy trải qua vô số kiếp đi trong đêm dài tăm tối không thể giải thoát được, nên giữ an bần lạc đạo.

Không làm 5 việc như sau:

1- Không được vô cớ ra ngoài đi chơi, lân la tới nhà thế tục

2- Không được học theo ứng phó từ chương, xướng ca nghề tạp

3- Không được học thiên văn, địa lý, phù thủy, lư hỏa v.v… những việc ngoại.

4- Không được học nội công, luyện khí và phép vô vi phái Bạch liên, tà đạo

5- Không được hô hào làm những công tác vô ích v.v…

Không phạm 5 việc trên gọi là tĩnh thức việc làm chính. Nếu phạm nhẹ bị phạt, nặng cho ra khỏi viện.

Chứng nghĩa ghi lời cổ nhân nói rằng, một tấc thời gian là một tấc vàng. Lời này cảnh tĩnh người học đạo phải biết thời giờ dễ qua, không nên luống phí vậy. Nếu phạm 5 việc chỉ làm mất tấc bóng quang âm bèn đánh mất tâm thuật của mình, há chẳng răn dè sao?

Pháp Lương Hoàng Sám ghi rằng, mỗi một người nên khởi tâm giác ngộ, biết đời là vô thường; thân người không tồn tại lâu dài. Tuổi trẻ, tráng niên ắt suy nhược chớ có trông cậy dung dưỡng, tự kiểm hành vi ô nhiễm của mình. Vạn vật vô thường đều quy về chỗ diệt, nếu không tin tinh cần tu chuyển nghiệp, không do đâu ra khỏi được. Cho nên phải tĩnh thức trong phận sự chính mình.

Cũng không được làm 6 việc như:

1. Không được quyên góp (mộ hoá, hóa duyên) phi lý

2. Không được lạm dụng của tín thí

3. Không được lấy dùng vật của thường trú tăng

4. Không được làm hư hại đồ vật dụng mà không bồi thường

5. Không được dấu chúng mà ăn

6. Không được không bạch chúng biết mà đụng đến vật tăng vô chủ.

Chứng nghĩa ghi rằng, công tức là không phải việc tư; dựa theo tiền tài mà nói; chánh tức là không tà, phỏng theo ái ngữ mà nói. Song 6 điều này đa phần dựa tài vật thuyết minh theo kinh luận ghi rằng, nếu vật thuộc người khác, người khác mới được giữ gìn. Đối vật của người dù một cộng cỏ, một lá rau người ta không cho không được lấy, huống gì trộm cắp? Vì do chúng sanh chỉ thấy lợi trước mắt, nên dùng mọi cách vô đạo mà lấy; dẫn đến vị lai phần nhiều bị hoạn họa. Thế nên luôn phải giữ tâm công chính, duy trì 6 điều này.

Có bài kệ cổ ghi rằng:

Tâm ta như đòn cân

Cân đo vị công bằng

Tâm ta giống vách tường

Ngay chính giữ thẳng đường

Công chính làm người phục

Công chính lấy làm gương

Người vâng công giữ chánh

Kẻ trong sạch ai đương?

4 việc cần nên an nhẫn như sau:

1- Không được miệng mắng chưởi, thu tay đánh đấm

2- Không được bị nhục chẳng nhẫn hiện sân ra trên nét mặt

3- Không được dùng oai lực uy hiếp người

4- Không được khi dễ người già cả.

Chứng nghĩa ghi nơi chương đề cập tu hành rằng, chớ có sân giận. Bởi vì một niệm sân tâm khởi, trăm nghìn cửa nghiệp chướng đều mở toang. Khinh mạn như núi cao, nước chảy không mòn. Vã, phi lý sân thô mà lại dễ trừ; chấp lý phát sân tế mà khó dứt. Thế hay xuất thế cũng vậy, nếu không đạt nhẫn từ ắt bại ngay nơi niệm sân. Cho nên người quân tử lấy từ nuôi đức, lấy nhẫn dưỡng tâm; việc nhỏ không nhẫn được, mưu lớn phải loạn. Kiếp đao binh hung hiễm do chứa sân chiêu cảm do ngã chấp mà ra. Cho nên chứa sân làm sao thường có thật ngã được chứ! Biết ngã chấp vốn không, sân kiêu tự dứt; hiện tại, tương lai hẳn chứng đạt thể vô ngã. Sách Chích Cổ ghi rằng. Hòa Thượng Tín Mộc Trăng phủ Vân Môn ở Thiệu Hưng, có vị tăng nương theo học khoảng 10 năm, thủ lễ rất mực, đến nổi tiếng khen đồn xa. Mới đầu chẳng nói tới phải trái, một lần khen sư ngoái mong quyến thuộc. Về sau chư tăng tin lời dèm pha trong sách không chấp thuận, sư thật sự bị vu xấu. Sư giận nói giữa chúng rằng: thị phi có che dấu được không? Chỉ có thần biết mà thôi! Rồi không ai hỏi nữa. Ôi! Xưa cho ta câu chuyện đáng suy nghĩ! Nay đáp lại lấy oán, tôi đề cao cái đức của kia, vu khống (mắng) của kia là việc xấu của ta hay nhẫn nhục mà không cải. Đó mới là nhẫn nhục nhu hòa chí cực vậy. Lương Hoàng sám ghi, đối với chúng sanh không có sự sai biệt khi nhập bình đẳng quán, không nghĩ kẻ oán người thân mà thường dùng con mắt thương yêu nhìn khắp chúng sanh. Nếu như chúng sanh ôm tâm oán đối với Bồ Tát khởi tâm ác nghịch, Bồ Tát là chân thiện tri thức, khéo điều phục tâm, vì chúng sanh nói pháp mầu. Ví như biển cả hết thảy những độc hại không làm hư hoại được, Bồ Tát cũng như thế. Người ngu vô trí không biết báo ân; cũng như chúng sanh khởi vô số việc ác không làm loạn động tâm Bồ Tát. Đó chính là nhẫn nhục nhu hòa vậy.

Không làm 4 việc như sau:

1. Không được cười giởn vô độ

2. Không được nói bàn lớn tiếng

3. Không được thay hình đổi dạng

4. Không được đứng ngồi nghênh ngang.

-Chứng nghĩa ghi rằng, oai do đức hiển lộ không phải oai của thế lực; nghi do tâm biểu tỏ, không phải dối hiện cái nghi. Ngoài ra oai do nghiêm trì giới hạnh chúng đức mới trang nghiêm; nghi do động tĩnh hợp cách tiến thoái thảy an nhiên. Nên nói rằng hạnh trong sạch đều do đạo nghi, thanh bạch hoàn toàn do giới phẩm. Tỳ Kheo ung dung hành đạo, cảm niệm người học sĩ để an vui; xuất gia Phật tử an ổn hành hạnh khất thực. Thu phục ngoại đạo bỏ tà theo chánh. Cho nên có câu rằng, oai nghi bằng cách dạy vô ngôn. Lại oai nghi gọi là điều ngự, có nghĩa là điều thân không vọng động, miệng không vọng ngữ (nói dối), ý không vọng tưởng. Điều động được 3 nghiệp thiện như thế thời 6 căn tự thu nhiếp. Chích Cổ ghi rằng, Thiền sư Pháp Vân Bổn lúc bình thường làm việc dừng lại, ngó thẳng không chớp mắt, nhập chúng 30 năm chưa từng hé môi cười một tiếng. Khi đứng trông như Thánh tượng đứng thẳng không ngồi. Mâm cổ giả dùng tên thịt cá là không ăn. Bởi một thân oai nghi tề chỉnh như thế không hổ hình tướng người xuất gia. Trong làm mô phạm cho tăng chúng, ngoài làm lợi lạc cho tín đồ xét hai tiếng “oai nghi” đâu có luống phí!

Lại cũng không làm 4 việc như:

1- Không được nghỉ tụng kinh không có lý do

2- Làm việc không được biếng trể

3- Không được không cảnh cáo người ác

4- Không nên làm hại việc có ích, không được làm điều vô ích.

-Chứng nghĩa ghi rằng, cần tu hành nghiệp; cần là không biếng lười; tu là gia công sửa lỗi; không để thì giờ trôi qua vô ích, tinh tấn vượt qua. Hành nghiệp có 2 phần là thế, xuất thế; vì hành nghiệp xuất thế là chính, là yếu. Kinh ghi rằng chớ khinh việc thiện nhỏ mà cho là không có phước. Như giọt nước tuy nhỏ dần dần cũng đầy cái chum (đồ chứa) lớn. Việc thiện nhỏ không chứa không thể thành Thánh. Chớ khinh thường việc ác nhỏ vì cho là vô tội. Việc ác nhỏ tích chứa cũng đủ để làm mất thân người. Đây là lời chư Phật dạy ai dám không tin? Cho nên phải tinh tấn tu thiện nghiệp xuất thế.

Và sau đây là 6 việc không nên phạm:

1- Không được khiêu khích khẩu chiến

2- Không được kết nạp bọn đảng

3- Không được gian trá không thật

4- Không được gièm chê bậc danh đức

4- Không được vu cáo hủy hại người thanh tịnh

5-Không được khinh mắng người trật vai áo.

-Chứng nghĩa ghi theo Lương Hoàng Sám rằng, ngoài ra lỗi của miệng lại là cửa của mọi oán họa. Chư Phật răn nhắc không được nói lưỡi đôi chiều, ác khẩu, nói đặt điều, lời trau chuốt. Nên biết nói mách qué, lời ngọt cốt tạo việc thị phi gây họa không nhỏ, chiêu báo rất nặng. Luận việc xử thế con người, tâm ôm độc hại; miệng phun lời độc, thân làm hành động độc. Vì ba độc này làm hại chúng sanh; chúng sanh bị độc liền kết oán hận quyết tâm muốn báo thù, hoặc trong đời này theo ý muốn, hoặc sau khi chết theo tâm. Oán đối như thế đều do 3 nghiệp. Trong 3 nghiệp, khẩu nghiệp thật sâu nặng, cho chí thọ báo còn gieo các mầm độc. Vì thế xử sự với mọi người nên y cứ bài kệ này:

Điều lợi thứ nhất:Sang

Mới làm cho chúng an

Đừng mở lời hai lưỡi

Dè chừng chớ nói càng

Phàm ra làm việc gì

Nên chớ phụ nhơn tình

Mời gởi hăm hăm đến

Tòng lâm trăm tệ sanh

Việc làm ra đảm trách

Chớ mua một người lành

Một người lành mua được

Mọi việc đều đảo khuynh.

Thêm 15 việc không làm như sau:

1- Không được gàn bướng gây sanh sự

2- Không được nói sai kinh luận

3- Không được dối phô chiếm cơ duyên cổ đức

4- Không được vô tri biên thuật làm người lầm

5- Không được chiêu nạp người xấu

6- Không được tự lập đồ chúng

7- Không được chuyên giữ trẻ nít và sa di nhỏ tuổi

8- Không được dùng việc bất minh muốn làm thầy người

9- Không được dụ dỗ đệ tử người khác, phản lại bổn sư

10- Không được vô sự đột nhập cửa công

11- Không được vọng bàn thời sự đắc thất, thị phi

12- Không được có tâm khinh ngạo các bậc tiên thánh, tiên hiền

13- Không được đem đồ đạc của Tam Bảo cho người

14- Không được xâm chiếm sản nghiệp người khác

15- Không được xông khói nhúm bếp riêng.

Chứng nghĩa ghi rằng, thủ ý an phận lại còn có 20 lời khuyên như sau:

1) Tăng viện lấy vô sự làm hưng thạnh

2) Tu hành lấy hợp cơ duyên làm an ổn

3) tinh tấn lấy trì giới là đệ nhứt

4) tật bệnh lấy giảm ăn làm thuốc thang

5) sân phiền lấy nhẫn nhục làm giải pháp hay

6) thị phi lấy không biện bạch làm giải thoát

7) đãi người lấy thành thật làm chân tình

8) làm việc lấy tận tâm làm công cán

9) nói năng lấy ít lời làm ngay chính

10) trên dưới lấy từ hòa làm tấn đức

11) học vấn lấy chuyên cần làm nhập môn

12) nhân quả lấy minh bạch làm không lỗi

13) già bịnh lấy vô thường làm sách tấn

14) Phật sự lấy tinh thành làm quan yếu

15) Kính khách lấy khiêm nhường làm sự cúng dường

16) sân vườn (chùa) lấy cây thật làm trang nghiêm

17) gặp việc lấy dự toán làm không nhọc

18) xử chúng lấy cẩn ngôn làm thường lễ

19) gặp nguy lấy không loạn để ứng phó

20) giúp vật lấy từ bi làm căn bản.

Chú ý như thế mới ít lỗi lầm. Có bài kệ như sau:

Ta là người xuất gia

Quá bán con nhà nông

Phải nhớ lúc bần cùng

Giữ an phận thủ thường

Giá như người giàu sang

Lạc giữa chốn thiền môn

Nên biết nghĩa pháp không

Nguyên yếu tâm ngươi chết

Người sợ tâm bất tử

Tâm tử nghèo cũng tốt

Giữ được phận an bần

Trọn đời không não phiền.

Cần phải tuân theo Nội Quy không làm 7 việc như:

1- Không được sai mà không làm; cấm đoán lại chẳng ngưng

2- Không được có lỗi bị phạt mà không tuân theo

3- Không được lấy danh nghĩa chùa mà không ở trong tăng giới

4- Không được ngang ngạnh ngăn cản người trách nhiệm làm việc

5- Không được vì việc làm sửa đổi thành qui tắc

6- Không được không thưa thầy bạn khi tự ý làm sai

7- Không được kết giao người có lỗi bị đuổi.

Bảy việc trên không phạm gọi là tùy thuận Quy luật. Nếu phạm nhẹ bị phạt, nặng đuổi khỏi viện.

Chứng nghĩa ghi rằng, trở lên bên trên là 10 khoa cộng gồm 67 việc đều giữ mà không phạm gọi là tùy thuận qui chế. Lại nói rõ ràng hơn từ Tam quy, ngũ giới, giới Sa Di, Tỳ Kheo, Bồ Tát, Bách Trượng Thanh Quy, cho chí lễ nghi 300 oai nghi, lục độ, vạn hạnh… Luật pháp thế gian liệt ra không phạm gọi chung là tùy thuận qui tắc, không có nêu nơi 7 điều trên.

Phụ: 10 điều tu thân của Ngài Liên Trì (trích sách Đàm Lâu Pháp vựng)

1- Không có tâm khi dối

2- Không được tham tiền của

3- Không được sử gian

4- Không được dùng mưu

5- Không được che dấu lỗi

6- Không được phung phí

7- Không được gần người nữ

8- Không được ngồi lê

9- Không được lánh nhọc

10- Không được phí thì giờ.

* Nguyên chú ghi rằng, nói tâm khi dễ, hễ trộm vật của thường trụ, lừa đảo vật của tín thí như Phật tượng, kinh điển, đồ trai tăng, hội hè, tạo tự, đúc chuông, làm cầu, đắp đường… tất cả những tài vật như thế mà lấy dùng riêng. Cho đến dối người, dối quan, dối trời, dối thần…những việc ám muội đều gọi là khi dối. Dù không trộm, lừa đảo như đã nói, chỉ thích ham chứa giữ tiền bạc, keo rít không cho, bỏ của ra để thu lợi, cho vay lấy lời đều gọi là tham tài. Lúc đáng nói nín thinh không nói; đáng can ngăn ngồi trơ nhìn không can ngăn. Ngoài biểu lộ người ngu khờ, trong ẩn chứa điều đáng chê trách đều gọi là sử gian. Không chịu an thân chỉ tạo mưu tính kế, hoặc mưu tính chỗ ở, hoặc mưu đồ chúng, mưu toan kinh sám, mưu tính đàn thí, mưu làm pháp chủ, làm giới sư; cho chí kết giao với bè bạn xấu ác, ra vào cửa quan. Tâm tánh ác độc, tư cách khả ố, đốc sử đặt điều, trái lý nhiều việc v.v… đều gọi là dùng mưu cả. Khinh người, cười người, quát nạt người, làm thầy người, ghen tài người, bêu riếu người; nhận người đào tẩu, chiếm tài sản người, khiêu khích thưa kiện, không nhường nhịn người đều gọi là che dấu tội họa. Phô trương phòng xá, ăn uống sung túc, quần áo hoa hòe, chủ nhiều sản nghiệp, tinh chế đồ dùng, xem thường ngũ cốc… Phóng túng giao du, nuôi dưỡng tôi tớ, đút lót nhiều cho bọn đảng… một mực không biết hỗ thẹn đều gọi là phung phí. Tăng ni nhỏ tuổi kết làm bạn đạo. Phụ nữ bái làm cô nương lui tới gia đình vọng tộc, tìm kết thâm giao không tránh khỏi sự gièm pha đều gọi là thân cận người nữ. La cà tới nhà giàu, chầu chực cửa sang… Hoặc mượn thi văn biển ngạch, hoặc mượn quyền thế, hoặc đòi hỏi tiền bạc… Suốt ngày bôn ba không nghĩ tới tu tịnh đều gọi là ngoại diện. Sớm tối lễ tụng xao lãng bê tha, công tác Phật sự trì trệ không theo chúng đều gọi là lánh nặng tìm nhẹ. Mạng người qua hơi thở, thời khắc không đợi người. Việc chết chưa tường tấc bóng đáng tiếc, để luống qua ngày trống rỗng gọi là luống phí thì giờ. Chín việc trước quan hệ tới giới và một việc sau nói đến nỗ lực không ngừng vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]