Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 8: Pháp hội pháp giới thể tánh vô phân biệt thứ tám

12/04/201319:23(Xem: 15495)
Phần 8: Pháp hội pháp giới thể tánh vô phân biệt thứ tám

Kinh Đại Bảo Tích

Phần 8: Pháp hội pháp giới thể tánh vô phân biệt thứ tám

Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

(Hán Bộ Quyển 26 & Quyển 27)
Hán Dịch: Nhà Lương, Pháp Sư Mạn Đà La

Như vậy, tôi nghe một lúc nọ Đức Phật ở tại nước Xá Vệ trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng tám ngàn đại Tỳ Kheo câu hội.

Có một muôn ngàn hai ngàn Đại Bồ Tát từ vô lượng Phật độ đến.

Lại có ba muôn hai ngàn vị Thiên Tử, tất cả đều hướng về Đại thừa.

Trong đại chúng ấy có Đại Bồ Tát tên là Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử và vị Thiên Tử tê là Bửu Thượng.

Lúc ấy Thiên Tử Bửu Thượng nghĩ rằng hôm nay nếu Đức Thế Tôn bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thuyết pháp, làm cho cung ma đều tối tăm ; mất cả oai đức, khiến ma Ba Tuần lo sẩu, khiến chúng ma khéo điều phục, những kẻ tăng thượng mạn thì phá trừ tăng thượng mạn, người tự ghi nhớ sở đắc khéo tu hành thì được quả Sa Môn, người đã được quả lại càng tăng thượng, khiến chủng tử Phật, Pháp và Tăng nối luôn chẳng dứt, khiến nhiều chúng sanh phát tâm Bồ Đề làm cho Bồ Đề của Đức Như Lai chứa nhóm từ vô lượng a tăng kỳ kiếp được còn lâu, lúc Đức Như Lai tại thế hoặc sau khi diệt độ thường được nghe pháp ấy tùy theo thừa của họ xu hướng chóng được diệt độ.

Biết tâm niệm của Bửu Thượng Thiên Tử, Đức Thế Tôn bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: "Văn Thù Sư Lợi! Ở trong đại chúng nầy, ông nên tuyên nói một ít pháp. Nay trong đại chúng nầy muốn được nghe pháp nơi ông".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Bồ Tát bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nên nói pháp gì?".

Đức Phật phán: "Ông nên nói về pháp giới thể tánh nhơn duyên".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Tất cả pháp giới là pháp giới thể tánh. Ra ngoài pháp giới không có được nghe. Sao Đức Thế Tôn bảo nhơn nơi pháp giới ma nói pháp?".

Đức Phật phán: "Nầy Văn Thù Sư Lơị! Chúng sanh kiêu mạn nếu nghe pháp ấy tất sanh lòng kinh quái".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Pháp giới thể tánh không có kinh quái. Sư kinh quái ấy tức là pháp giới thể tánh".

Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Nếu tất cả pháp đều là pháp giới thể tánh, thì chúng sanh chổ nào có ô nhiểm tịnh?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Các chúng sanh ấy thân kiến điên đảo chấp ngã và ngã sở. Hàng phàm phu ấy phát khởi ngã tưởng, chấp trước ngã tưởng và chấp trước tha tưởng mà phát khởi tâm và tâm sở. Những tâm và tâm sở ấy tạo tác các nghiệp thiện hoặc các nghiệp bất thiện. Do hành nghiệp ấy làm nhơn mà các chúng sanh ấy có được quả báo. Nếu đã có sanh thì có nhiễm ô. Chính nhiễm ô ấy la pháp giới thể tánh.

Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Nếu biết nhiễm ô là pháp giới thể tánh thì gọi là bạch tịnh vậy. Nhưng nơi đệ nhứt nghĩa không có nhiễm ô, không có hoặc pháp nhiễm hoặc pháp tịnh".

Lúc Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói pháp ấy, có năm trăm Tỳ Kheo dứt hết phiền não được tâm vô lậu.

Ngài Xá Lợi Phất nói với Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: "Pháp giới được nói ấy khọng có sai lầm. Ngài nói pháp ấy rồi có hơn trăm Tỳ Kheo đều dứt phiền naõ được tâm vô lậu".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Pháp giới ấy có phải trước kia hệ phược mà nay được giải thóat chăng?"

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Pháp giới ấy, chẳng phải trước hệ phược mà nay được giải thoát".

Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: "Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Chư Tỳ Kheo ấy, nay ở chỗ nào tâm được giải thoát?".

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi! Hàng Thanh Văn điều phục như vậy rất đơng, đều dứt phiền não được tâm giải thoát".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Ngài có phải là đệ tử Thanh Văn của Đức Phật chăng?".

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Đúng như vậy. Tôi là đệ tử Thanh Văn của Đức Phật."

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Có phải là Ngài dứt phiền não mà được tâm vô lậu giải thoát chăng ?".

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Tôi được tâm vô lậu giải thoát".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Ngài dùng những tâm nào để được giải thoát? Là tâm quá khứ, là tâm vị lai hay tâm hiện tại?

Thưa Đại Đức! Tâm quá khứ đã diệt, tâm vị lai chưa đến, tâm hiện tại chẳng an trụ. Đại Đức dùng tâm nào để được giải thoát ?".

Ngài Xá Lợi Phất nói: "thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Chẳng phải tâm quá khứ được giải thoát, chẳng phải tâm vị lai, tâm hiện tại được giải thoát".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức! Sao Ngài lại nói Tâm được giải thoát?".

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Ở nơi thế đế mà nói là tâm được giải thoát. Trong đệ nhứt nghĩa đều không có tâm hệ phược tâm giải thoát".

Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: "Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Có phải Ngài muốn khiến pháp giới thể tánh có thế đế và đệ nhứt nghĩa đế chăng?".

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Pháp giới thể tánh không có thế đế và đệ nhứt nghĩa đế".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức! Sao Ngài nói ở nơi thế đế tâm được giải thoát?".

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Phải chăng không có tâm được giải thoát ư?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: "Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Nếu tâm có nội, ngoại và trung gian thì có được giải thoát. Nhưng tâm không có nội ngoại và trung gian nên không có hệ phược và giải thoát".

Lúc đó trong đại chúng có hai trăm Tỳ Kheo nghe lời của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói liền rời chỗ ngồi rồi nói rằng nếu không có giải thoát, không có tâm giải thoát , sao chúng tôi lại xuất gia tu hành? Nếu không có xuất thế sao lại phải tu hành?

Nói thô ngữ ấy xong, hai trăm Tỳ Kheo bỏ chúng mà đi.

Muốn điều phục nhóm Tỳ Kheo ấy, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hóa một Tỳ Kheo đón trước đường. Nhóm Tỳ Kheo ấy đến chổ Hoá Tỳ Kheo hỏi rằng: "Đại Đức từ dâu đến đây?".

Hóa Tỳ Kheo nói: "Thưa chư Đại Đức! Tôi ở nơi chỗ nói của Ngài Văn Thù Sư Lợi không hiểu không biê&t chẳng tin chẳng hướng. Vì thế nên tôi bỏ chúng mà đi đê&n đây".

Nhóm Tỳ Kheo ấy nói: "Chúng tôi cũng vậy. Vì chẳng hiểu chẳng biết chẳng tin chẳng hướng nên chúng tôi bỏ chúng mà đi đến đây".

Hóa Tỳ Kheo hỏi: "Chư Đại Đức ở trong chổ nói của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có chỗ nào chẳng thích mà bỏ đi?".

Nhóm Tỳ Kheo ấy nói: "Thưa Đại Đức! Vì Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói không có hướng quả, không có chứng quả lại không có giải thoát. Chúng tôi tự nghĩ nếu không có hướng quả không có chứng quả không có giải thóat thì có nghĩa gì để chúng tôi tu hành phạm hạnh , nếu không có xuất thế cớ chi lại tu hành ? Vì nghĩ như vậy mà chúng tôi bỏ đi".

Hóa Tỳ Kheo hỏi: "Có phải vì không hiểu, vì phỉ báng , vì mắng nhiếc mà chư Đại Đức bỏ đi chăng?".

Nhóm Tỳ Kheo ấy nói: "Thưa Đại Đức! Chúng tôi không có phỉ báng mắng nhiê&c. Chỉ vì chẳng thấy giải thoát mà chúng tôi bỏ đi".

Hóa Tỳ Kheo liền khen rằng: "Lành thay, lành thay! Thưa chư Đại Đức! Nay chúng ta nên cùng nhau sưy luận. Nếu chẳng phải mắng nhiếc thì chẳng phải tránh tụng. Chẳng phai tránh tụng là pháp đệ nhứt Sa môn vậy.

Tâm của chư Đại Đức la tướng dạng gì?Là màu xanh vàng đỏ trắng hay màu tím màu pha lê? Là thiệt là chẳng thiệt? Là thường là vô thường? Là sắc là phi sắc?".

Nhóm Tỳ Kheo ấy nói: "Thưa Đại Đức! Tâm chẳng phải sắc, chẳng thấy được, không có hình bóng cũng không có xúc đối, không nơi chỗ, không chỉ bày".

Hóa Tỳ Kheo nói: "Thưa chư Đại Đức! Tâm đã chẳng phải sắc, không thấy được, không có hình bóng cũng không xúc đối, không nơi chỗ, không chỉ bày. Nhưng tâm ấy ở trong ở ngoài hay ở chặng giữa của trong ngoài ư?".

Nhóm Tỳ Kheo ấy nói: Không phải vậy".

Hóa Tỳ Kheo nói: "Thưa chư Đại Đức! Tâm các Ngài đã không hình sắc, không có xúc đối, không nơi chỗ không chỉ bày, chẳng phai nội ngoại trung gian, mà nó có chánh thành tựu chăng?"

Nhóm Tỳ Kheo ấy nói: "Không phải vậy".

Hóa Tỳ Kheo nói: "Thưa chư Đại Đức! Nếu tâm chẳng thiệt không thành tựu, thì thế nào giải thoát?".

Nhóm Tỳ Kheo ấy nói: "Chẳng phải vậy".

Hóa Tỳ Kheo nói: "Thưa chư Đại Đức! Vì nghĩa ấy nên ngà Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói pháp giới thể tánh không có nhiễm tịnh. Thưa chư Đại Đức! Vì các Ngài là phàm phu điên đảo chấp ngã và ngã sở mà phát khởi tâm đi trong các cảnh giới mà sanh khởi tâm phân duyên. Đây là tất cả những pháp phân duyên sanh diệt chẳng trụ biếng đổi mà diệt đế có thể dứt diệt.

Nếu tâm duyên nơi xuất gia thọ giới cụ túc tu đạo đắc quả, thi thể tánh của tâm ấy rỗng không chẳng có thiệt, chỉ từ vọng tưởng phát khởi. Nếu là vọng tưởng chẳng thiệt thì là chẳng sanh chẳng trụ chẳng diệt. Nê&u đã là chẳng phải sanh trụ diệt thì không có hệ phược cũng không có giải thoát, không hướng quả không chứng quả.

Vì nghĩa ấy nên Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói pháp giới thể tánh không nhiễm không tịnh, cũng không hướng không chứng, không có giải thoát".

Nghe Hóa Tỳ Kheo giải bày, nhóm Tỳ Kheo ấy được vô lậu giải thoát.

Được giải thoa&t rồi, nhóm Tỳ Kheo ấy liền trở về chỗ Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, đều tự cởi y uất đa la tăng dâng cúng cho Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát mà thưa rằng: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Ngài khéo thủ hộ chúng tôi. Chúng tôi vì chẳng tín hướng pháp điều phục thậm tâm ấy mà rời lìa bỏ đi".

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: "Chư Đại Đức! Các Ngài được những gì, giác ngộ những gì, mà đều tự cởi y uất đa la tăng để cúng dường Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát?".

Nhóm Ty Kheo ấy nói: "Thưa Đại Đức Tu Bồ Đề! Nay chúng tôi không được không giác, nên chúng tôi cúng dường Văn Thù SưLợi Bồ Tát.

Thưa Đại Đức Tu Bồ Đề! Trước đây vì có ý tưởng hữu sở đắc nên chúng tôi bỏ chúng mà đi. Nay chúng tôi đã bỏ được ý tưởng hữu sở đắc nên chúng tôi trở lại".

Ngài Tu Bồ Đề nói: "Cớ sao các Ngài nói như vậy?".

NHóm Tỳ Kheo ấy nói: "Thưa Đại Đức Tu Bồ Đề! Chấp trước nơi danh là động lay ái trước. Nếu người có động lay có ái trước thì không hướng không đắc.

Thưa Đại Đức Tu Bồ Đề! Nếu không hướng đắc thì ở chỗ ấy có thể dứt được tất cả động lay ái trước".

Ngài Tu Bồ Đề nói: "Ai điều phục các Ngài?".

Nhóm Tỳ Kheo ấy nói: "Thưa Đại Đức Tu Bồ Đề! Người không có sở đắc không có sở giác là người điều phục chúng tôi.

Người ấy sanh cũng chẳng diệt độ, chẳng phải thiền định cũng chẳng loạn tâm".

Ngài Tu Bồ Đề nói: "Ai điều phục các Ngài?".

Nhóm Tỳ Kheo ấy nói: "Ngài nên hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát".

Bấy giờ Ngài A Nan hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: "Chư Tỳ Kheo ấy được ai điều phục?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức A Nan! Người không có ấm giới nhập, cũng chẳng phải phàm phu, chẳng phải Thanh Văn, chẳng phải Duyên Giác, chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải Như Lai, chẳng phải tương ưng với thân, chẳng phải tương ưng với ngữ, chẳng phaỉ tương ưng với ý".

Ngài A Nan nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Ngài nói ai vậy?".

Ngài Văn Thu Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức A Nan! Nếu Đức Như Lai biến hóa ra ho nhơn, thì hóa nhơn ấy có tương ưng chăng?".

Ngài A Nan nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Hóa nhơn không có pháp gì để co& thể cùng tương ưng hay chẳng tương ưng".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức A Nan! Tất cả pháp thể tánh là hóa. Chính hóa ấy điều phục nhóm Tỳ Kheo ấy.

Thưa Đại Đức A Nan! Như hóa điều phục, tất cả Thanh Văn cũng như vậy. Điều phục như vậy chánh là điếu phục. Nếu người chẳng hiểu điều phục như vậy, nên biết đó là người tăng thượng mạn vậy".

Ngài A Nan nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Tỳ Kheo tăng thượng mạn ấy có thể biết được chăng?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức A Nan! Giới tụ thanh tịnh tức là động lay, nên biết đó là tăng thượng mạn.

Định tụ, huệ tụ, giải thoát tụ và giải thoát tri kiến tụ thanh tịnh tức là động lay , nên biết đó là tăng thượng mạn.

Tôi được tôi chứng, suy nghĩ như vậy là động lay vọng tưởng, nên biết đó là tăng thượng mạn.

Kinh sợ thân kiến, cũng không như hư không, nhập nhứt đạo cũng không, lời nói trên đây là chánh thuyết, nên biết đó là tăng thượng mạn.

Nếu Tỳ Kheo nói: "thân kiến là không nhẫn đến nhập nhứt đạo không, không như vậy là bình đẳng không, nên biết đó là tăng thượng mạn.

Tại sao vậy?

Thưa Đại Đức A Nan! Thân kiến khác với không, vì khác nên thân kiến tức là không. Không với khác cùng nói, chẳng nói khác tức là không.

Thưa Đại Đức A Nan! Nếu có kinh sợ vô minh hữu ái và mừng được minh giải thoát, nên biết đó là tăng thượng mạn.

Tại sao vậy? Vì nếu có hai tướng thì chẳng phải giải thoát.

Thưa Đại Đức A Nan! Nếu có Tỳ Kheo kinh sợ tham sân si mà mừng ba giải thoát, sợ bốn đảo mà mừng bốn tướng, sợ ngũ cái ma mừng ngũ căng, sợ lục nhập mà mừng lục thông, sợ bảy thức trụ mà mừng bảy pháp trợ đạo, sợ bát tà mà mừng bát thánh đạo, sợ chín chỗ ở của chúnh sanh mà mừng chín thứ đệ định, sợ mười bất thiện mà mừng mười vô lậu thiện, sợ hữu vi giới mà mừng pháp vô vi, nên biết đó là người tăng thượng mạn.

Tại sao vậy? Vì tất cả đều là động lay, đều là hí luận.

Thưa Đại Đức A Nan! Nếu có động lay nếu có hí luận thì tâm liền tự cao tự tại nhiếp lấy dựa theo vọng tưởng bằng lòng với chỗ thành tựu. Những thứ như vậy gọi là tự tại. Vì tự tại nên sanh ra kiêu mạn.

Tỳ Kheo như vậy thì gọi là có tăng thượng mạn. Tại sao vậy? Thưa Đại Đức A Nan! Sao lại hữu vi giới không? Đó là đem không vào không. Nên biết Tỳ Kheo ấy có tăng thượng mạn".

Ngài A Nan hỏi: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là Tỳ Kheo không tăng thượng mạn?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức A Nan! Nếu có Tỳ Kheo tịch tịnh nơi trong thì ngoài cũng tịch tịnh. Tất cả cảnh giới: bình đẳng hay chẳng bình đẳng, có hay không , hữu vi hay vô vi đều không có vọng ley cũng không cò vọng tưởng không chẳng vọng tưởng, không hai không một, không trang nghiêm không chẳng trang nghiêm, chẳng có hí luận, chẳng chấp trước chổ thấy biết ban đầu, đối với tất cả pháp đều bình đẳng, cũng không có bình đẳng không chẳng bình đẳng, không có một pháp có thể làm được bình đẳng chẳng bình đẳng. Chẳng động chẳng lay như vậy, không có vọng tưởng không chẳng vọng tưởng, lại chẳng chấp trước, cũng chẳng thấy vọng tưởng, huông là hướng đến giải thoát được quả trí chứng, không bao giờ có động lay vậy.

Thưa Đại Đức A Nan! Tỳ Kheo như vậy không có tăng thượng mạn cũng không hí luận, xa tướng tự tha, bỏ những ái trước, vì tất cả ái trước chẳng phaỉ ái trước vậy. Rời lìa những phân duyên giác quán tư duy tư duy giải thoát, giải thoát hứơng, không có người nhận lấy, thảy đều là nhơn tịch tịnh duyên tịch tịnh. Ngã thân và ngã sở thân ấy qua đế bờ kia, chẳng thấy có gì là giải hướng đạo và chứng.

Nếu có Tỳ Kheo tu hành như vậy thì không tăng thượng mạn, vì bình đẳng rỗng không. Biết rõ tất cả các pháp bình đẳng không có thượng hạ, hoặc thiện bất thiện, nên làm chẳng nên làm, hữu lậu vô lậu, thế gian xuất thế, hữu vi vô vi, những pháp thượng hạ động lay như vậy không gì chẳng phaỉ là vọng tưởng cũng chẳng thấy biết. Các pháp như vậy đều thấy bình đẳng, dụ như hư không.

Thưa Đại Đức A Nan! Nếu có Tỳ Kheo hiểu như vậy thì gọi là thiện giải thoát. Tỳ Kheo ấy không tăng thượng mạn.

Vì nghĩa ấy nên Đức Như Lai nói: nếu có Tỳ Kheo hiểu các pháp dình đẳng dụ như hư không.

Như động chạm hư không thì không có chỗ chạm động, pháp của Sa Môn cũng như vậy".

Lúc Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói lời trên đây, trong đại chúng có hai trăm Tỳ Kheo đều dưt hết phiền não được pháp vô lậu giải thoát.

Bửu Thượng Thiên Tửhỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: "Thế nào là Bồ Tát không tăng thượng mạn? Xin Ngài cứ như thiệt mà nói cho".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát, nhứt thiết trí tâm, vô đẳng đẳng tâm, tam giới tối thắng tâm, vượt quá các hàng Thanh Văn và Dyên Giác dùng các cảnh giới ngoài để an trụ tâm, nhưng cũng tu hành tất cả thiện căn, vì tăng thượng vì giáo hóa chúng sanh vì nhiếp lấy chánh pháp đẻ nói cho chúng sanh khác và người khác về nhứt thiết trí tâm , tâm ấy như thiệt hiểu bổn thể bìng đẳng, theo đúng như chổ nghe thể tánh của tâm mình mà hiểu biết thể tánh của tất cả chúng sanh. Vì hiểu biết thể tánh của tất cả các pháp nên hiểu biết thể tánh của tất cả thiện căn. Vì hiểu biết thể tánh của tất cả thiện căn nên hiểu biết và diễn thuyết thể tánh của Bồ Tát.

Đó là Bồ Tát như thiệt nói thọ ký vậy.

- Lại nầy Thiên Tử! Nếu Bồ Tát bố thí, tùy chổ thí cho, tùy chỗ nguyện thí và những bố thí khác tất cả đều vô ngại. Bố thí không chỗ y cứ, chẳng chấp trước chẳng quan niệm chẳng hay biết. Vì chẳng hay biết nên tức là không. Nếu có thể được như vậy thì hiểu biết thể tánh bố thí. Vì hiểu biết thể tánh bố thí nên hiểu biết thể tánh như thiệt. Vì hiểu biết thể tánh như thiệt nên hiểu biết thể tánh các pháp. Vì hiểu biết thể tánh các pháp nên hiểu biết thể tánh tất cả các chúng sanh. Vì hiểu biết thể tánh tất cả các chúng sanh nên nói thể tánh Bồ Tát.

- Nầy Bửu Thượng Thiên Tử! Đây gọi là vì Bồ Tát bố thí thanh tịnh nên nói thọ ký vậy.

- Lại nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát hiểu biết thân thì hiểu biết giới, hiểu biết khẩu thì hiểu biết giới, hiểu biết ý thì hiểu biết giới. Hiểu biết thân và khẩu thì hiểu biết quan niệm tịch tịnh. Vì hiểu biết quan niệm tịch tịnh nên hiểu biết chúng sanh tịch tịnh. Vì hiểu biết chúng sanh tịch tịnh nên hiểu biết tất cả pháp tịch tịnh. Vì hiểu biết tất cả pháp tịch tịnh nên hiểu biết như thiệt tế tịch tịnh. Vì hiểu biết như thiệt tế tịnc tịnh nên được pháp tịch tịnh, nhơn tịch tịnh, duyên tịch tịnh. Tùy có chỗ nghe tất cả các pháp đều có thể tuyên thuyết tịch tịnh.

- Nầy Thiên Tử! Đây gọi là vì Bồ Tát giới thanh tịnh nên như thiệt nói thọ ký vậy.

- Lại nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát biết ở pháp tánh rốt ráo là không, biết ở pháp tánh rốt ráo tự tại, đối với các chúng sanh có thể nhẫn nhịn những sự ác độc mà tâm chẳng sanh khởi quan niệm nhẫn nhịn, chẳng nghĩ sự ngoài, chẳng trái chúng sanh, hay diệt tất cả điều ác. Như tánh của các chúng sanh, thể tánh của nhẫn cũng vậy. Như thể tánh của nhẫn, tánh Bồ Đề cũng vậy. Như tánh Bồ Đề, thể tánh tất cả pháp cũng vậy. Như biết thể tánh tất cả pháp như thiệt, pháp chơn như cũng vậy. NHư chỗ nghe đồng tận pháp tánh, pháp tánh giới rốt ráo không. Pháp tánh rốt ráo không, nói đó là hành thuận nhẫn.

Đây gọi là Bồ Tát chơn thiệt tịnh nhẫn nói thọ ký vậy.

- Lại nầy Thiên Tử! Bồ Tát biết thận trọng tất cả pháp hành rời lià những tư duy không có những trang nghiêm mà thành tựu hạnh xả tiến. Như có chõ làm cũng không chỗ làm, chỗ biết vững chắc có thể rời lìa tất cả. Trong thì tánh tịch tịnh, ngoài thì hóa độ chúng sanh. Vì biết tinh tiến tịch tịnh nên Bồ Đề tịch tịnh. Vì biết Bồ Đề tịch tịnh nên biết tất cả các pháp tịch tịnh. Vì biết các pháp tịch tịnh nên biết như thiệt tế tịch tịnh. Như pháp đã được nghe vì tánh tinh tiến tịch tịnh nên tất cả đều có thể tuyên thuyết.

Đây gọi là Bồ Tát thanh tịnh tinh tiến như thiệt nói thọ ký vậy.

Lai nầy Thiên Tử! Nếu Bồ Tát nhập thiền chư pháp bình đẳng không tăng giảm, do sức thiền mà tâm an trụ. Vì dừng an trụ nên thức không chỗ trụ nên bảy giác tâm bình đẳng. Vì bảy giác tâm bình đẳng nên được thiền định bình đẳng. Vì được thiền định bình đẳng nên biết Bồ Đề bình đẳng. Vì biết Bồ Đề bình đẳng nên biết tất cả chúng sanh bình đẳng. Vì biết tất cả chúng sanh bình đẳng nên biết các pháp bình đẳng. Nếu biết các pháp bình đẳng như vậy thì tùy chỗ pháp được nghe có thể tuyên thuyết các pháp thể tánh bình đẳng.

Đây gọi là Bồ Tát thanh tịnh thiền định như thiệt nói thọ ký vậy.

- Lại nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát hụê nhãn thanh tịnh thấy biết như thiệt, với tất cả pháp, tùy thấy pháp nào đều không chỗ thấy, không có động lay, được trí vô động, không hành không nhơn không duyên. Hành cũng chẳng hành các pháp oai nghi, cũng chẳng phải chẳng hành. Chẳng hành nhơn duyên biết các pháp bình đẳng chẳng cứu chẳng hành. Tại sao vậy?Nếu chẳng hành là vô phân biệt dứt diệt các vọng tưởng hy vọng tham trước, đó là Bồ Tát rời lìa các sở hữu. Bồ Tát cũng hành tất cả chỗ hành của chúng sanh, vì muốn giáo hóa họ, vì muốn chứa họp tất cả pháp trợ Bồ Đề, vì nhiếp thủ chánh pháp, vì chẳng dứt mất giống Tam Bảo. Chỗ sở hành của Như Lai, nơi thể tánh thanh tịnh tất cả pháp không có phân biệt. Vì dùng thể tánh thanh tịnh Bát nhã ấy nên biết Bồ đế thể tánh thanh tịnh. Vì biết Bồ Đề thể tánh thanh tịnh nên biết chúng sanh thể tánh thanh tịnh. Vì biết chúng sanh thể tánh thanh tịnh nên biết tất cả pháp thể tánh thanh tịnh. Vì biết tất cả pháp thể tánh thanh tịnh nên ở nơi các pháp thể tánh được như thiệt trí. Vì được như thiệt trí nên tùy sự được nghe là pháp giới tánh tuyên nói vô phân biệt.

Đây gọi là Bồ Tát huệ nhãn thanh tịnh như thiệt nói thọ ký.

- Lại này Bửu Thượng Thiên Tử! Bồ Tát quán thân, hành thân niệm xứ. Biết quá khứ thân không có biên tế. Biết vị lai thân không có hướng đến. Biết thân hiện tại như cỏ cây ngói đá tường vách. Nếu có thể quán thân như vậy, thân hành là thân thể tánh sở hành, tịch tịnh tư duy đòng hành, cũng không phát khởi chẳng tư duy chẳng tự tại. Đây gọi là rời lìa ngã thức không chỗ trụ tu thân niệm xứ hành, cũng không có pháp tu hành được, cũng chẳng phải chẳng tu hành. Biết tất cả pháp không có thể tánh, chẳng phải chẳng có tánh. Quán thân như vậy mà tu thân hành.

Quán tâm như huyễn hóa, biết tâm như hưởng ứng, như thiệt biết tâm, thọ vui chẳng luyến, thọ khổ chẳng khổ, thọ chẳng vui khổ chẳng mất chánh niệm, chẳng chấp vô minh, rời lìa thọ, nơi thọ chẳng bị nó kéo dắt. Đây gọi là như thiệt thấy biết thọ niệm xứ.

Nếu có thể quán thọ như vậy, hành giả ở nơi thọ, tâm không sở hành, tâm chẳng an trụ. Tất cả tâm ấy cũng chẳng buông bỏ, tâm Bồ Đề cũng chẳng quên mất cũng chẳng xa rời. Đây gọi là quán tâm, hành tâm niệm xứ.

Khéo biết nơi pháp, thấy pháp, hành pháp, không niệm không tư duy, nhập vào pháp tánh không có thân thọ và tâm, chẳng phải quán pháp tướng phát khởi kiến hành nhập vào pháp tánh. Đây gọi là quán pháp hành pháp niệm xứ. Là tất cả pháp thể tánh hòa hiệp tụ họp không có vật như hư không. Như sự được nghe, không tưởng niệm không tư duy tự nhiên thuyết pháp niệm xứ.

Đây gọi la biết rõ tịnh pháp niệm xứ nói thọ ký vậy.

- Lại nầy Bửu Thượng Thiên Tử! Bồ Tát ấy, tâm nhứt thiết trí được tự tại, như chỗ giáo hối, chánh an trụ chẳng bố thí chẳng loạn động chẳng thất niệm, nơi tất cả thiện căn ban đầu phát khởi, tâm vô cấu hiện hành, tùy chỗ sở hành đều xả được tất cả, quở tâm phạm giới, chẳng y chỉ nơi giới, nhẫn không tranh cãi, thân khẩu ý đối với chúng sanh chẳng có tâm sân hận, chẳng phát khởi tinh tiến về Thanh Văn và Duyên Giác thừa, chẳng tưởng niệm tư duy tất cả pháp lành, chẳng y chỉ các thiền định thứ đệ định, tâm không sở hành, chẳng thấy hành các kiến chấp, chẳng hành các pháp. Nhập vào tất cả pháp như chư Thánh. Nơi các cảnh giới đều không sở hành. Dầu gần chẳng phải thánh mà thân khẩu ý nghiệp chưa bao giờ bị quở trách. Chẳng vì tin mà cầu pháp lành. Độc hành không có bạn. Muốn tự mình vượt quá thế gian hành hạnh tinh tiến. Dứt hẳn tham dục sân hận ngu si, tâm không phiền não. Vì chẳng phá giới nên cũng chẳng thân kẻ hành ác hạnh. Không có dua vậy, vì nội hạnh thanh tịnh vậy. Không có nói lời tán loạn, vi khẩu nghiệp thanh tịnh vậy. Không có mong cầu, vì biết đủ nơi cùa đã có. Chẳng phải là kẻ sai khiến, vì chẳng phải sống tà mạng vậy. Là người không chứa nhóm, vi tùy chỗ có được đều tự biết đủ vậy. Là người không hi vọng, vì rời lìa ham muốn ba cõi vậy. Là người tri túc, vì rời lìa sự tìm cầu sái quấy vậy. Là người tịch tịnh, vì hiểu tất cả pháp đều tịch tịnh vậy. Là người hiện sân si, vì bỏ hạnh thế gian vậy. Là người không hí luận, vì dứt các hí luận vậy. Là người chẳng sanh trở lại, vì dứt ái dục sân và si vậy. Là người tham thèm chánh pháp, vì điều phục kiêu mạn vậy. Là người dễ hiểu, vì khéo đều tâm vậy. Là người khéo thủ hộ, vì thủ hộ giới tụ vậy. Là người khéo giải thoát, vì huệ tụ thanh tịnh vậy. Là người chẳng xả bỏ, vì hành thánh chủng vậy. La người không thối chuyển, vì phát tâm Bồ Đề trọn vẹn rốt ráo vậy. Là người không có sở dụng, vì tất cả thế hạnh vậy. Là người không tránh tụng, vì bình đẳng tất cả chúng sanh vậy. Là người khéo tự thủ hộ, vì thủ hộ kẻ khác vậy. Là người điều phục tự tâm, vì chẳng tìm lỗi người khác vậy. Là người lià các hi vọng, vì hộ giới thanh tịnh vậy. Là người thuyết pháp rộng, vì không lẫn tiếc vậy. Là người ưa thủ hộ, vì thủ hộ tâm tất cà chúng sanh vậy. Là người sơ phát tâm, vì họp tất cả thiện pháp vậy. Là người không có dị hạnh, vì được nhứt vị đối với tất cả pháp vậy. Là người chẳng động lay, vì dứt các động lay vậy. Là người chẳng xem dòng họ, ví giáo hóa chúng sanh vậy. Là người bình đẳng chúng sanh, vì nhiếp thủ tất cả chúng sanh vậy. Là người ban đầu quán không, vì tất cả pháp vậy. Là người điều phục các kiến chấp, vì khéo giáo hóa vậy. Là người không có tưởng và hành, vì điều phục các chúng sanh tưởng và hành vậy. Là người biết vô nguyện, vì sở nguyện đầy đủ khéo điều phục vậy. Là người biết tất cả, vì quán vô tát vậy. Là người hành thiện, vì chẳng biết đủ vậy. Là người không có vật mà quán vật, vì thị hiện chẳng phải vật mà là vật vậy. Là người chẳng tư duy quan sát, vì ngã tịch tịnh vậy. Là người không tự ngã, vì quán hóa chúng sanh để được vô ngã vậy. Là người không gì chẳng phải là đạo hạnh, vì hóa độ các chúng sanh rời lìa kiết sử vậy. Là người tâm phương tiện được rốt ráo, vì tu hành Bát nhã vậy. Là người định tánh không dời, vì trọn chẳng chứng tất cả Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa. Là người rời lìa đạo và phi đạo, vì đệ nhứt nghĩa vậy. Là người rời lìa hạnh và phi hạnh, vì tất cả phàm phu chứng chánh hạnh vậy. Là người không trang nghiêm không chẳng trang nghiêm, vì không chẳng hy vông các pháp vậy. Là người chẳ tự khen, vì chẳng hì luận kẻ khác vậy. Là người vô đẳng đẳng trí, vì đủ Phật pháp vậy. Là người vô sanh pháp nhẫn, vì tất cả pháp vô sanh vô diệt nhẫn vậy.

Đây gọi là Bồ Tát được nơi tự tại.

- Nầy Bửu Thượng Thiên Tử! Bực Bồ Tát, tùy sanh ở chỗ nào chẳng phải là chẳng biết mà sanh, ma do nơi biết để sanh. Mà Bồ Tát ấy nhiếp thủ sanh tử tự tại, cũng được đầy đủ thành tựư Phập pháp. Mà Bồ Tát ấy chẳng phải lưu chuyển sanh tử. Do sức bổn nguyện sanh ở chỗ nào đều được tự tại trí. Đây gọi là Bồ Tát được tự tại trí.

Bồ Tát chẳng phải do được ngằn mé mà gọi là tự tại trí. Nếu chẳng dứt tuyệt tất cả thiện căn, đây gọi là Bồ Tát được tự tại trí.

Bồ Tát chẳng phải vì được các thiện căn mà gọi là tự tại trí. Không nhàm đủ đối với các thiện căn, đây gọi là tự tại trí.

Bồ Tát chẳng phải vì chẳng sanh trong ba cõi mà được gọi là tự tại. Vì giáo hóa chúng sanh nên sanh trong tam giới, đây gọi là tự tại.

Bồ Tát chẳng phải vì rời lìa tự kiết sử mà được gọi là tự tại. Vì các chúng sanh dứt kiết sử nên siêng tu tinh tiến, đây gọi la Bồ Tát được tự tại trí.

Bồ Tát chẳng vì thân mình mà được gọi là tự tại. Vì tịch tịnh các khổ não của tất cả chúng sanh mà gọi là tự tại.

Bồ Tát chẳng phải vì xả bỏ mà tự tại. Vì nhiếp thủ giáo hóa chúng sanh mà gọi là tự tại.

Bồ Tát chẳng phải tự dứt tham sân si mà được gọi là tự tại. Vì dứt tham sân si các kiết sử của tất cả chúng sanh mà được gọi là tự tại.

Bồ Tát chẳng phải tự chứng diệt đế mà được gọi là tự tại. Vì các chúng sanh mà chứng diệt đế nên được gọi là tự tại.

Bồ Tát chẳng phải tự dứt phiền não mà được gọi là tự tại. Bồ Tát vì tăng trưởng các thiện căn nên chẳng dứt phiền não mà được gọi là tự tại.

Bồ Tát chẳng phải vì chứng ba môn giải thoát nên gọi la được tự tại. Vì Bồ Tát hiểu rõ ba môn giải thoát nên gọi là tự tại.

Bồ Tát chẳng phải tự tại tịch diệt năm ấm mà gọi là được tự tại. Vì xả bỏ gánh nặng cho tất cả chúng sanh nên gọi là tự tại.

Bồ Tát chẳng phải do diệt sáu căn mà gọi là được tự tại. Vì biết căn tánh thượng hạ của các chúng sanh nên gọi là tự tại.

Bồ Tát chẳng phải do sanh phần tận diệt gọi là được tự tại. Bồ Tát vì do chẳng đợan tuyệt sanh phần nên gọi là tự tại.

Bồ Tát chẳng phải được quả Thanh Văn, Duyên Giác giải thoát mà được gọi là tự tại.

Bồ Tát đạo tràng được quả giải thoát thọ dụng tất cả các chúng sanh nên gọi là tự tại".

Lùc Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát diễn thuyết phẩm Tự Tại như vậy, trong đại chúngấy có ba muôn hai ngàn Thiên Tử đều phát đạo tâm chánh chơn vô thượng.

Đức Thế Tôn khen rằng: "Lành thay, lành thay! Khéo nói tất cả Bồ Tát thọ ký. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu có Bồ Tát nghe nói Bồ Tát thọ ký như vậy một bề tin hiểu chẳng kinh sợ, thì chư Phật Như Lai vì họ mà thọ ký đạo chơn thiệt vô thượng".

Bửu Thượng Thiên Tử nói với Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: "Nay Ngài diễn thuyết về thọ ký như vậy".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Tôi nói ; thọ ký, tôi có pháp ấy. Có người nào hiểu rõ thì tôi nói thọ ký".

- Nầy Thiên Tử! Nay tôi chẳng được nhẫn đến một pháp, cũng không hiểu rõ thì làm sao nói thọ ký".

Bửu Thượng Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Hằng sa chư Phật Thế Tôn há lại không giải hướng mà đắc quả ư?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Chư Phật Thế Tôn chẳng vì giải hướng đắc quả mà thuyết pháp".

Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Thế Tôn thuyết pháp thế nào?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Chư Phật Thế Tôn cũng chẳng phân biệt thể tánh mà thuyết pháp. Không sanh không diệt không nhơn không duyên không khứ không lai, không có chúng sanh chẳng phải không chúng sanh, không ô nhiễm không bạch tịnh, không sanh tử không Niết Bàn, chư Phật Thế Tôn thuyết pháp như vậy".

Thiên Tử hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: "Chư Phật Thế Tôn chẳng vì Niết Bàn mà thuyết pháp, cớ sao gọi là Phật xuất thế ư?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Vì hiểu rõ thể tánh của thân kiến nên gọi là Phật xuất thế.

- Nầy Thiên Tử! Vì thị hiện thể tánh của vô minh hữu và ái nên gọi là Phật xuất thế.

Vì hiểu rõ thể tánh của tham sân si nên gọi là Phật xuất thế.

- Nầy Thiên Tử! Thị hiện thể tánh bình đẳng của điên đảo gọi là Phật xuất thế.

- Nầy Thiên Tử! Hiểu rõ thể tánh của các kiến chấp gọi là Phật xuất thế.

- Nầy Thiên Tử! Hiển bày thể tánh pháp giới của ấm giới và nhập gọi là Phật xuất thế.

- Nầy Thiên Tử! Phật xuất thế là các pháp vô sanh, đây gọi là diễn thuyết pháp vô sanh vậy.

Pháp vô sanh ấy đều không có sanh tử cũng không có Niết Bàn".

Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Nên vì chúng sanh mà nói trang nghiêm đạo pháp chánh chơn ngôn vô thượng.

Tại sao vậy?

Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật xuất thế không có chỗ tăng trưởng".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Biết ơn báo ơn".

Thiên Tử nói: "Người hữu sở tác nên biết báo ơn".

Ngài Van Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Ngài muốn cho Đức Như Lai hữu sở tác ư?".

Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Đức Như Lai không có sở tác. Chư Phật Như Lai đến nơi vô vi, đạo vô vi không có sở tác".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Ông nói vô vi đó, là không có báo ân hay chẳng phải chẳng báo ân?".

Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Pháp như vậy chẳng nên nói với hàng sơ phát tâm. Tại sao vậy? Vì nếu nghe pháp ấy mà sanh lòng kinh sợ thì sẽ thối chuyển".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát mới phát tâm Bồ Đề Vô thượng mà kinh sợ thối chuyển, thì người ấy ở nơi hạng thối chuyển".

Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Cớ sao Ngài nói lời ấy?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát sơ phát đạo tâm mà kinh sợ bực Thanh VănDuyên Giác thì thối chuyển. Nếu lẫn tiếc, phá giới, sân hận, giải đãi, tán loạn và ngu si thì an trụ bực bất thối ".

Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Thế nào mà an trụ?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát sơ phát đạo tâm an trụ trong pháp giới bình đẳng thì gọi là khèo an trụ. Sơ phát tâm Bồ Tát ấy gọi là an trụ".

Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Ngang chừng đâu gọi là Bồ Tát sơ phát tâm?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát sơ phát tâm tu hành không vô tướng và vô tác, hiểu biết tất cả pháp không sanh không diệt, thì gọi là Bồ Tát sơ phát tâm vậy".

Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát thế nào gọi là cửu hành?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Tất cả phàm phu gọi là cửu hành, vì họ ở trong sanh tử chẳng biết sơ thủy vậy".

Thiên Tử lại hỏi: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát thế nào gọi là người cửu hành?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát hành nơi ái nhiễm mà cũng chẳng cùng ở với ái nhiễm, thì gọi là Bồ Tát cửu hành.

Bồ Tát hành npơi sân hận để hóa độ các chúng sanh sân hận mà chẳng cùng ở với sân hận, cũnh hành nơi ngu si để hóa độ các chúng sanh ngu si mà chẳng cùng ở với ngu si, cũng hành nơi đẳng phần để hóa độ các chúng sanh đẳng phần mà chẳng cùng ở với đẳng phần kiết sử, thì gọi là Bồ Tát cửu hành vậy.

- Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát vì hóa độ chúng sanh mà quan sát tất cả tướng mà chẳng phân biệt pháp giới thể tướng, thì gọi là Bồ Tát cửu hành".

Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Thế náo Bồ Tát gọi là bực bất thối chuyển?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát quan sát tất cả pháp không tai hoạn không chẳng tai hoạn, quan sát pháp giới thể tánh không tai hoạn không chẳng tai hoạn, thì gọi là Bồ Tát chẳng thối chuyển vậy.

- Lại nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát cũng thối cũng chẳng thối, thì gọi là Bồ Tát chẳng thối chuyển vậy.

Tại sao vậy? Vì thối là thối các điều thiện của Dục giới vậy.

- Lại nầy Thiên Tử! Bồ Tát vì chẳng biết chẳng hiểu nên thối. Vì biết và hiểu nên không có tránh tụng, đây gọi là bất thối. Tại sao vậy?

Hiểu tất cả tánh pháp tánh, vì tôi hiểu được tất cả pháp tánh nên chẳng còn thối chuyển, đây gọi là bất thối.

Ở nơi Phãt pháp không nghi ngờ, chẳng tin theo lời người khác, rời lìa phải và chẳng phải, sơ tâm tanh tịnh không có tật đố cũng không động lay trí huệ chiếu sáng, được tự tại với tất cả pháp, hiểu rõ Phật pháp. Đây gọi là Bồ Tát bất thối chuyển vậy".

Thiên Tử nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Thế nào Bồ Tát gọi là nhứt sanh?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Nếu Bồ Tát biết tất cả các sanh cũng chẳng sanh, biết tất cả chúng sanh sanh tử. Ở trong các sanh khéo có thể thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Chỗ sanh, không thủ không chẳng thủ. Các sanh rời lìa sanh tử thủ, chẳng thứ chẳng lai chẳng thượng chẳng hạ, vì tất cả pháp đều bình đẳng. Cũng biết nhơn duyên hóa hiệp tăng trưởng tất cả chúng sanh. Thân khẩu tâm ý đều bình đẳng. Tất cả chúng sanh không có cảnh giới, an trụ cảnh giới, an trụ cảnh giới chư Phật nhập vào pháp giới bình đẳng nên bình đẳng hiểu rõ tâm chúng sanh. Khéo hiểu biết phải thời đến ngồi đạo tràng. Đây gọi là nhứt sanh.

- Nầy Thiên Tử! Như trên ấy, gọi là Bồ Tát nhứt sanh vậy".

Bửu Thượng Thiên Tử lại hỏi: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi lá Bồ Tát bất sanh cũng được tự tại ở nơi tất cả?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy ; Thiên Tử! Nếu có bồ Tát biết các hành nghiệp vì chẳng phải kiêu mạn. Bồ Tát ấy bất sanh cũng được tự tại ở tất cả.

- Lại nầy Thiên Tử! Bồ Tát xả bỏ được tất cả, rốt ráo chẳng thối tâm Bồ Đề đã có, đây gọi là bất sanh. Nếu chẳng cùng ở với các tật đố kiết sử, đây gọi là được tự tại ở tất cả.

Nếu có Bồ Tát đầy đủ thành tựu oai nghi pháp tắc các công đức giới, đây gọi là bất sanh. Chẳng cùng ở với phạm giới, đây gọi là được tự tại ở tất cả.

Nếu Bồ Tát tâm chẳng trái bỏ tất cả chúng sanh, đây gọi là bất sanh. Chẳng cùng ở với các sân hận kiết sử, đây gọi là được tự tại ở tất cả.

Nếu có Bồ Tát thiện căn vững chắc chẳng động lay, đây gọi là chẳng sanh. Ở trong thiện căn phát khởi ý siêng năng tinh tiến dũng mãnh, đây gọi là được tự tại ở tất cả.

Nếu có Bồ ; Tát nhập các thiền định và thứ đệ định, đây gọi là bất sanh. Chẳng đam mê thiền lạc, đây gọi là được tự tại ở tất cả.

Nếu có Bồ Tát siêng tinh tiến cầu Bát Nhã huệ học hỏi không nhàm, đây gọi là bất sanh.

Chẳng cùng ở với ngu si, đây gọi la được tự tại ở tất cả.

Nếu có Bồ Tát chẳng sân não tránh tụng, đây gọi là bất sanh. Chẳng cùng ở với sân não các tránh tụng, đây gọi là được tự tại ở tất cả.

Nếu có Bồ Tát như thiệt ngữ, đây gọi là bất sanh. Nếu an trụ như thiệt thì gọi là bất sanh. Nếu an trụ như thiệt thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát nội tâm tịch tịnh thì gọi là bất sanh. Nếu chẳng ô nhiễm các cảnh giới ngoài thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát hay rốt ráo tâm nhứt thiết trí thì gọi là bất sanh. Nếu chẳng cầu hạ thừa thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát giác sát ma nghiệp thì gọi là bất sanh. Nếu hàng phục ma nghiệp thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát được thế gian quang minh thì gọi là bất sanh. Nếu thế pháp chẳng nhiễm ô thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát chẳng trái nghịch chỗ an trụ thì gọi là bất sanh. Nếu chẳng tùy theo chỗ sở tác thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát rời lìa các kiêu mạn phóng dật thì gọi là bất sanh. Nếu có trí huệ thành tựu thánh lạc thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ TáT chẳng thối thất bổn nguyện thì gọi là bất sanh. Bổn nguyện xuất thế thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát thuận hành duyên sanh thì gọi là bất sanh. Chẳng chấp pháp duyên sanh thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát dùng tận trí quán nhứt thiết pháp không thì gọi là bất sanh. Nếu đủ các thiện căn thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát cùng phương tiện trí phát khởi sở tác sanh lòng đại bi siêng tu hạnh tinh tiến thì gọi là bất sanh. Nếu an trụ được ở các pháp giải thoát thì gọi là đưọc tự tại.

Nếu có Bồ Tát chẳng ô nhiễm nơi tất cả pháp thì gọi là bất sanh. Nếu dứt các kiến chấp mà vì người thuyết pháp thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát khéo tư duy chẳng thấy các pháp thì gọi là bất san. Nếu đắc lực mà chẳng chứng tất cả pháp thì gọi là được tự tại.

Nếu có Bồ Tát quán nhứt thiết pháp tánh không thì gọi là bất sanh. Nếu chẳng buông bỏ tất cả các chúng sanh thì gọi là được tự tại.

Nếu cò Bồ Tát chẳng trụ tam giới thì gọi là bất sanh. Vì chúng sanh nên chẳng nhập Niết Bàn thì gọi là được tự tại.

- Lại nầy Thiên Tử! Nếu có ngôn ngữ thì là động diêu ngữ, là vọng tưởng ngữ, là chấp trước ngữ, là có phát khởi.

- Nầy Thiên Tử! Nơi tất cả pháp không có ngôn ngữ, chẳng hành chẳng động, không có các hí luận ngữ, chẳng bỏ chúng sanh, cũng chẳng diệt độ, không có chỗ ngôn thuyết.

- Nầy Thiên Tử! Nếu không có ngôn thuyết thì cũng không có văn tự không có sở thuyết. Nếu có tác dụng thì có phát khởi ngôn thuyết văn tự.

- Nầy Thiên Tử! Do nghĩa ấy nên Bồ Tát hạnh chẳng được nói công dung, chẳng được có quan niệm, đây gọi là từ tâm, đây gọi là bất sát, ở trong hàng Thánh được gọi là tự tại".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói ; pháp ấy xong, Đức Thế Tôn khen rằng: "Lành thay, lành thay! Văn Thù Sư Lợi khéo vì chư bồ Tát mà nói bất sanh tự tại.

- Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu Bồ Tát hành pháp như vậy tự tại vô ngại. Bồ Tát ấy chóng được chư Phật thọ ký đạo vô thượng".

Lúc nghe pháp ấy, trong đại chúng có năm trăm Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn, và liền được Đức Thế Tôn thọ ký đạo chánh chơn vô thượng: đều sẽ thành Phật hiệu ấy tại Phật độ ấy.

Bấy giờ ở trong đại chúng có một vị Thiên Tử nghĩ rằng: Bửu Thượng Thiên Tử chừng nào sẽ thành đạo vô thượng? Hiệu là gì? Phật độ ra sao?

Do thần lực của Đức Phật, Ngài A Nan bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Ngài Bửu Thượng Thiên Tử ấy chừng nào sẽ thành đạo chánh chơn vô thượng? Phật độ ra sao? Được thành Phật rồi hiệu là gì ?".

Đức Phật phán: "Nầy A Nan! Bửu Thượng Thiên Tử quá trăm ngàn kiếp sẽ thành Phật đạo hiệu là Bửu Trang Nghiêm Như Lai tại phương Đông, quốc độ tên là Bửu Trang Nghiêm, kiếp tên là Bửu Lai.

- Nầy A Nan! Quốc độ Bửu Trang Nghiêm ấy giàu vui rất đáng ưa thích, của báu nhiều, nhơn dân đông, không có các nạn cũng không có ác đạo.

- Nầy A Nan! Trong Phật độ ấy không có những ngói đá gai góc cát đất gò nổng núi hang. Mặt đất bằng phẳng do ba thứ báu tạo thành diêm phù đàn kim, lưu lu và pha lê xen lẫn nhau rất đáng ưa thích. Có lưới vàng che phía trên.

- Nầy A Nan! Như trời Hóa Lạc, cung ; điện vườn ao y phục dư dật, quốc độ Bửu Trang Nghiêm cũng như vậy. Nước ấy không có danh từ Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa, chỉ có Bồ Tát hưởng thọ những pháp lạc, nhập những thiền địng trang nghiêm, hiện những thứ thần thông để tự vui. Không có sự vui nào khác ngoài trừ sự vui pháp hỉ thiêén duyệt, vì thế nên nước ấy tên là Bửu Trang Nghiêm.

Đức Phật Bửu Trang Nghiêm ấy thọ sáu mươi sáu ức tuổi. Có sáu mươi sáu Bồ Tát xuất gia. Bồ Tát tại gia đông vô lượng vô biên.

Lúc thuyết pháp cho chư Bồ Tát, đức Bửu Trang Nghiêm Như Lai bay lên hư không cao tám mươi ức cây đa la, ngồi kiết gìa phóng ra ngàn tia sáng chiếu quốc độ ấy, rưới những hoa trời hương trời trổi nhạc trời, mỗi mỗi thứ đều có trăm ngàn thứ âm thanh thuyết pháp nghe khắp cả nước. Nói pháp vô tận chủ đà la ni.

Sao gọi là pháp vô tận chủ đà la ni?

Tất cả các pháp, vì tịch tịnh làm chủ nên hiển thị thân tâm ý tưởng tịch tịnh.

Tất cả các pháp, vì quán chiếu làm chủ nên hiển thị phân biệt nơi tất cả pháp.

Tất cả các pháp, vì thiện tư duy làm chủ nên hiên thị tất cả pháp tịch tịnh.

Tất cả các pháp, vì thiện hành làm chủ nên hiển thị tất cả pháp khả tác quang minh chiếu sáng.

Tất cả các pháp, vì trí quang minh chiếu bìng đẳng làm chủ nên hiển thị các pháp không có tăng giảm.

Tất cả các pháp, vì quyết định làm chủ nên hiền thị các pháp tăng trưởng.

Tất cả các pháp, vì trí huệlàm chủ nên hiển thị tất cả pháp không tránh tụng.

Tất cả các pháP, vì thiện quán làm chủ nên hiển thị tất cả pháp không có sân.

Tất cả các pháp, vì chánh niệm làm chủ nên hiển thị tất cả pháp chẳng thất niệm.

Tất cả các pháp, vì đạo dẫn làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp tướng nghĩa.

Tất cả các pháp, vì huệ phân biệt làm chủ nên hiển thị tất cả pháp thanh tịnh ý.

Tất cả các pháp, vì không tịch làm chủ nên hiển thị các pháp dứt các kiến đạo.

Tất cả các pháp, vì vô tướng làm chủ nên nên hiển thị tất cả các pháp tịch tịnh.

Tất cả các pháp, vì vô nguyện làm chủ nên hiển thị các pháp dứt các đạo.

Tất cả các pháp, vì vô tác làm chủ nên hiển thị ; các pháp rời tác giả.

Tất cả các pháp, vì vô xuất làm chủ nên hiển thị tất cả pháp vô xuất.

Tất cả các pháp, vì vô sanh làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp vô tận.

Tất cả các pháp, vì ly dục làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp không thác loạn.

Tất cả các pháp, vì vô nhị làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp hiện tại trí.

Tất cả các pháP, vì vô nhị làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp ly nhị.

Tất cả các pháp, vì vô y làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp bất động.

Tất cả các pháp, vì không chúng sanh làm chủ nên hiển thị các pháp chúng sanh bình đẳng.

Tất cả các pháp, vì tịch tịnh làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp bất biến.

Tất cả các pháp, vì bất đắc làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp vô hành.

Tất cả các pháp, vì không cư ngụ làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp rời xứ sở.

Tất cả các pháp, vì vô định làm chủ nên hiển thị tất cả không có pháp, được tự tại.

Tất cả các pháp, vì nhơn duyên làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp vượt hơn.

Tất cả các pháp, vì dũng mãnh làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp chẳng gì hơn.

Tất cả các pháp, vì không lỗi làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp không sanh khởi.

Tất cả các pháp, vì như làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp không gì chẳng như.

Tất cả các pháp, vì như thiệt tế làm chủ nên hiển thị tất cả pháp không hư hoại.

Tất cả các pháp, vì pháp tánh làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp nhứt vị.

Tất cả các pháp, vì như thiệt làm chủ nên hiển thị các pháp ba đời bình đẳng.

Tất cả các pháp, vì bất khả thuyết làm chủ nên hiển thị chẳng chấp tất cả pháp ngôn ngữ đàm luận.

Tất cả các pháp, vì thiền định làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp tịch tịnh.

Tất cả các pháp, vì pháp tánh làm chủ nên hiển thị tất cả pháp vô nhơn.

Tất cả các pháp, vì Bồ Đề làm chủ nên hiển thị tất cả các pháp bình đẳng.

- Nầy A Nan! Đức Bửu Trang Nghiêm Như Lai ngồi trên hư không chưa đứng dậy, vì chư Bồ Tát diễn nói pháp vô tận chủ đà la ni, đà la ni làm chủ ấy, trong cõi ấy có vô lượng a tăng kỳ Đại Bồ Tát được pháp nhẫn".

Ngài A Nan bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Chưa từng có vậy. Nếu chư Như Lai tự nhiên vô tác, trong pháp quá khứ vị lai hiện tại được vô ngại trí".

Đức Phật phán: "Nầy A Nan! Nay ta vì ông mà nòi chư Phật Như Lai tự nhiên vô tác ở trong pháp quá khứ vị lai hiện tại được vô ngại trí".

Ngài A Nan nói với Bửu Thượng Thiên Tử rằng: "Thưa Thiên Tử! Ngài được lợi lành lớn. Đức Như Lai thọ ký cho Ngài đạo vô thượng".

Bử Thượng Thiên Tử nói: "Thưa Đại Đức A Nan! Đều không có pháp, chẳng nói thọ ký. Tại sao vậy? Sắc chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải nói thọ ký cho sắc. Thọ tưởng hành và thức chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải nói thọ ký cho thọ tưởng hành và thức. Địa giới chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải nói thọ ký cho địa giới. Thủy giới hỏa giới và phong giới chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải nói thọ ký cho thủy hỏa và phong giới. Nhãn chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phải nói thọ ký cho Nhãn. Nhĩ tỉ thiệt thân và ý chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải nói thọ ký cho nhĩ tỉ thiệt thân và ý. Danh sắc chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phải nói thọ ký cho danh sắc. Quá khứ vị lai và hiện tại chẳng phả là Bồ Tát, chẳng phải nói thọ ký cho tam thế bình đẳng. nhơn kiến chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phả nói thọ ký cho nhơn kiến. Sanh diệt chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phải nói thọ ký cho sanh diệt.

Thưa Đại Đức A Nan! Danh từ Bồ Tát là giả danh là câu tịch tịnh. Nếu pháp rốt ráo là tịch tịnh thì không có thọ ký.

Thưa Đại Đức A Nan! Luận về thọ ký là nhiếp lấy tất cả lời đã đưọc thuyết pháp.

Thưa Đại Đức A Nan! Cũng không có pháp để Bồ Tát nắm lấy được là trong là ngoài, hoặc thiện bất thiện, hoặc hửu vi vô vi, rồi sau mới thọ ký.

Thưa Đại Đức A Nan! Bồ Tát thọ ký là, tất cả các pháp không có sở thuộc gọi đó là thọ ký. Tất cả pháp chẳng chấp thủ gọi đó là thọ ký. Tất cả pháp không có xứ sở gọi đó là thọ ký. Tất cả pháp không cư ngụ gọi đó là thọ ký. Tất cả pháp không cư ngụ gọi đó là thọ ký. Tất cả pháp không có xuất sanh gọi đó là thọ ký. Tất cả pháp không có vọng tưởng gọi đó là thọ ký.

Thưa Đại Đức A Nan! Luận về Bồ Tát thì thọ ký như vậy".

Đức Thế Tôn khen rằng: "Lành thay, lành thay! Nầy Thiên Tử! Bồ Tát thông đạt được các pháp ấy thì có thể nói thọ ký như vậy, như chư Phật Thế Tôn tuyên nói thọ ký Vô Thượng Bồ Đề".

Lúc nói pháp ấy, ma Ba Tuần và các quyến thuộc đồng đến chỗ Đức Phật đứng qua một phía nói ; rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Do nhơn duyên gì chỉ nói thọ ký Bồ Tát mà chẳng nói thọ ký Thanh Văn?".

Đức Phật đáp rằng: "Nầy Ba Tuần! Bồ Tát ấy, chư Thiên và nhơn dân khắp cõi Đại Thiên đều nghe biết nên nói thọ ký Bồ Tát. Người Thanh Văn chẳng phải được nghe biết của Trời Người nên chẳng nói thọ ký Thanh Văn.

Nói thọ ký Bồ Tát thì có nhiều chúng sanh phát tâm Bồ Đề, nên nói thọ ký Bồ Tát. Nói thọ ký Thanh Văn thì Bồ Tát thối chuyển nên chẳng nói thọ ký Thanh Văn".

Bấy giờ Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói với Ba Tuần rằng: "Nay ông do duyên cớ gì mà đến tại chúng hội nầy?".

Ba Tuần nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Do Đức Phật Thế Tôn tuyên nói thọ ký đạo vô thượng cho Bửu Thượng Thiên Tử rằng ông sẽ thành Phật hiệu là Bửu Trang Nghiêm Như Lai, mà chẳng thọ ký cho Thanh Văn, làm cung điện đền đài lan can cây báu vườn rừng của tôi rúng chạm nhau phát ra âm thanh nói: Thích Ca Như Lai vì Bửu Thượng Thiên Tử mà thọ ký đạo vô thượng. Lại nghe có tiếng nói: Ba Tuần nầy! Nay ông đến chỗ đại chúng ấy, chớ để lại còn thọ ký Bồ Tát sanh đến cung của ông".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Ba Tuần! Tuyên nói thọ ký Bồ Tát, nay ông chẳng vui ư?".

Ma nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Tôi thiệt chẳng vui. Nói thọ ký A La Hán cho tấ cả chúng sanh ở Diêm Phù Đề tôi không sầu não, nếu chỉ thọ ký cho một Bồ Tát được Vô Thượng Bồ Đề tôi cũng sầu não chẳng nói được. Tại sao vậy? Vì tuyên nói thọ ký Vô Thượng Bồ Đề cho Bồ Tát thì cung điện của tôi tối om chẳng còn sáng. Rồi vị Bồ Tát ấy sẽ đem pháp ba thừa cứu vớt vô lượng a tăng kỳ chúng sanh ra khỏi ba cõi. Vì cớ sự ấy mà tôi lo buồn vô hạn".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Ba Tuần! Ông nên trở về đi thôi. Ông không có thế lực gì ngăn trở được người thành tựu phương tiện đầy đủ hạnh Bát Nhã Ba la mật rốt ráo hướng đến đạo Vô Thượng Bồ Đề. Tại sao vậy?

Chư Bồ Tát ấy đã rời những hệ phược của ma, thành hạnh rốt ráo, khéo biết phương tiện hành Bát Nhã Ba la mật vậy".

Lúc ấy thần lực của Đức Phật khiến ma Ba tuần hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát:

"Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là Bồ Tát tu hạnh rốt r1o khéo biết phương tiện hành Bát Nhã Ba La mật?".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Ba Tuần! Nếu có Bồ Tát rời lìa tất cả những công hạnh chút ít phần nhỏ, đó gọi là Bồ Tát thành tựu hạnh rốt ráo.

Nếu thấy tất cả kiết sử ma nghiệp đều có thể lợi ích cho đạo vô thượng, đó gọi là Bồ Tát khéo biết phương tiện.

Chẳng cùng đi với tất cả kiết sử, đó gọi là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật.

- Lại nầy Ba Tuần! Nếu Bồ Tát tâm vì trọn vẹn cứu vớt chúng sanh nên dùng đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm, đó gọi là Bồ Tát rốt ráo tâm hạnh. Nếu dùng pháp tứ nhiếp để nhiếp chúng sanh, đó gọi là Bồ Tát khéo biết phương tiện. Nếu rốt ráo quán tất cả chúng sanh thể tánh tịch diệt, đó gọi là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La mật.

- Lại nầy Ba Tuần! Nếu có Bồ Tát xả tất cả sở hữu trong thân ngoài thân đều có thể bố thí, tâm Bồ Đề trọn vẹn rốt ráo, đó gọi là Bồ Tát rốt ráo tâm hạnh. Nếu Bồ Tát vì tất cả chúng sanh mà khởi tâm làm người nhận lãnh, đó gọi là Bồ Tát khéo biết đến phương tiện. Nếu có Bồ Tát với người xin người thọ biết như thiệt tế hành bình đẳng hạnh, đó gọi là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật.

- Lại nầy Ba Tuần! Nếu có Bồ Tát ở nơi các pháp lành từ sơ phát tâm trọn chẳng thối chuyển, đó gọi là Bồ Tát rốt ráo hành nơi tâm Bồ Đề. Nếu có Bồ Tát chẳng bị kẻ khác bức bách, có thể xả bỏ tự lợi, đó gọi là Bồ Tát khéo biết phương tiện. Nếu Bồ Tát nhớ nghĩa chẳng nhớ văn tự, đó gọi là Bồ Tát ; hành Bát Nhã Ba la mật.

- Lại nầy Ba Tuần! Nếu thấy kẻ đến xin đều chẳng trái bỏ họ, đó gọi là Bồ Tát rốt ráo tâm hạnh. Nếu có Bồ Tát họp các thiện căn nguyện cầu nhứt thiết trí, đó gọi là Bồ Tát khéo biết phương tiện. Bồ Tát khéo biết thể tánh của các pháp, đó gọi là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật".

Bấy giờ Bửu Thượng thiên Tử nói với Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: "Quyến thuộc ma Ba Tuần nầy nên dùng thần lực nạp chúng vào trong bụng. Nếu để vậy chúng có thể làm trở ngại cho những thiện nam thiện nữ hướng về Đại thừa".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nòi với Thiên Tử rằng: "Chẳng phải như lời ông nói nên nạp Ba Tuần để vào bụng của Bồ Tát.

- Lại nầy Thiên Tử! Ông đã thọ trì tướng Phật trang nghiêm thọ lạc đệ nhứt, làm cho ma Ba Tuần ngồi tòa sư tử, do thần lực của Đức Phật biết thuyết pháp như Phật".

Ba Tuần nghe lời nói ấy kinh sợ muốn ẩn thân rời đại chúng mà chẳng ẩn được, vì bị thần lực của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát giữ lại, và làm cho ma ba Tuần làm thân tướng Đức Phật ngồi tòa sư tử. Tất cả đại chúng thấy biết là ma Ba Tuần.

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hỏi: "Nầy Ba Tuần! Nay ông có được đạo chư Phật chăng, mà ông lại được thân Phật ngồi tóa sư tử?".

Do thần lực của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, ma Ba Tuần nói: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Đức Thế Tôn còn chẳng đươ(c đạo Bồ Đề, huống là tôi mà đươ(c.

Tại sao vậy? Bồ Đề là tướng báo ân, chẳng phải ly dục mà được, chẳng phải giải hướng mà được.

Lại Bồ Đề là tướng vô vi, vì kia được tướng vô vi biết rõ tướng không, đó gọi là Bồ Đề. Vì chẳng phải kho§ng mà biết rõ là không vậy. Biê&t rõ tướng vô tướng, đó gọi là Bồ Đề, vì chẳng phải lấy vô tướng để biết rõ tướng vô tướng vậy. Biết rõ tướng vô nguyện, đó gọi là Bồ Đề, vì chẳng phải lấy vô nguyê(n để biết tướng vô nguyện vậy. Biết rõ thể tánh pháp giới, đó gọi là Bồ Đề, vì chẳng phải lấy thể tánh để biết thể tánh vậy. Biết rõ chân như tướng vô phân biệt gọi là Bồ Đề, vì chẳng phải lấy như để biết như vậy. Biết rõ an trụ nơi như thiệt tế, đó gọi là Bồ Đề, vì chẳng phải lấy an trụ như thiệt tế để biết an trụ như thiệt tế vậy. Biết rõ thể tánh không ngã không nhơn không chúng sanh không thọ giả, đó gọi là Bồ Đề, vì không có người biết vậy.

Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Nếu có Bồ Tát nào nghe nói tướng Bồ Đề như vậy. Nghe rồi, có thể ở nơi các pháp thể tánh không chỗ phân biệt thì gọi là Phật".

Lúc ma Ba Tuần dùng biện tài của Phật để nói pháp ấy, có năm trăm Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn.

Bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất nói với Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Thiệt là chưa từng có! Ngài dùng thần lực làm cho ma Ba Tuần hiện thân Phật đủ tướng hảo ngồi tòa sư tử và nói pháp thậm thâm ấy".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Tất cả cỏ cây rừng bụi không có tâm đều có thể làm thân tướng Như Lai và đều có thể thuyết pháp.

Tôi cũng có thể khiến Đại Đức Xá Lợi Phất làm thân Phật đủ tướng hảo dùng biện tài của Phật mà thuyết pháp".

Ngài Xá Lợi Phất nghĩ rằng tôi nên ẩn khỏi đại chúng nầy. Nếu không, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hoặc giả khiến tôi làm thân Phật đủ tướng tốt để đùa cợt tôi, làm cho tôi mang tiếng giả làm Đức Thế Tôn.

Do thần lực của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát giữ lại nên Ngài Xá Lợi Phất muốn ẩn đi mà không ẩn được.

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát biết tâm niệm của Ngài Xá Lợi Phất, liền biến Ngài Xá Lợi Phất làm thân Phật đủ tướng tốt ngồi tóa sư tử. Tất cả đại chúng đều thấy biết như vậy.

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói với Ngài Xá Lợi Phất: "Đại Đức nên cùng ma Ba Tuần luận thuyết, như Phật luận thuyết với Phật".

Ngài Xá Lợi Phất đang mang thân Phật hỏi ma Ba Tuần cũng đang mang thân Phật: "Nầy Ba Tuần! Luận về Bồ Đề, thể tánh của nó là những gì?".

Ba Tuần nói: "Biết rõ tất cả pháp bình đẳng là thể tánh Bồ Đề. Biết rõ hai pháp là thể tánh Bồ Đề. Nhứt thiết trí quán là thể tánh Bồ Đề. Chẳng phải chẳng thể tánh, chẳng phải hành chẳng phải chẳng hành, dứt hẳn tất cả các hành chẳng hành, chẳng phải đạo chẳng phải chẳng đạo, đó gọi là Bồ Đề của chư Phật Thế Tôn".

Ba Tuần hỏi Ngài Xá Lợi Phất: "Ngài Xá Lợi Phất! Chư Phật Như Lai an trụ chỗ nào ?".

Ngài Xá Lợi Phất nói: "An trụ nơi bình đẳng trong sanh tử, an trụ nơi Niết Bàn bất đông, an trụ nơi tánh như thiệt của tất cả các kiến chấp, an trụ nơi kiết sử của tất cả chúng sanh, an trụ nơi căn bổn của tất cả pháp, an trụ nơi hai pháp hữu vi và vô vi, các an trụ đều chẳng an trụ vì không cò an trụ vậy.

- Nầy Ba Tuần! Chư Phật Như Lai an trụ như vậy".

Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ba Tuần: "Nên tìm cầu Bồ Đề ở chỗ nào?".

Ba Tuần nói: "Đại Đức Xá Lợi Phất! Từ thân kiến căn bổn mà tìm cầu Bồ Đề. Từ vô minh hữu ái mà tìm cầu Bồ Đề. Từ điên đảo kiết sử mà tìm cầu Bồ Đề. Từ chướng ngại phú cái mà tìm cầu Bồ Đề".

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Nầy Ba Tuầ! Do nhơn duyên gì mà ông nòi như vậy?".

Ba Tuần đáp rằng: "Đại Đức Xá Lợi Phất! Như thiệt biết rõ các pháp như vậy thì gọi là Bồ Đề".

Lúc nói pháp ấy, có tám trăm Tỳ Kheo dứt hết phiền não được tâm vô lậu.

Vì tin lời Ngài Xá LLợi Phất và ma Ba Tuần, nên có ba muôn hai ngàn chư Thiên Tử phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

Vì muốn điều phục chư Thiên Tử nên Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát khiến ma Ba Tuần và Ngài Xá Lợi Phất là thân Phật đủ tướng tốt.

Việc xong, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thâu nhiếp thần lực, Ngài Xá Lợi Phất và ma Ba Tuần hườn lại bổn thân.

Lúc đó từ các Phật độ bốn phương có ngàn Bồ Tát ngự hư không mà đến chỗ Đức Phật đãnh lễ chưn Phật đi nhiễu bên hữu rồi đứng qua một phía bạch Đức Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Chúng tôi nghe nói kinh Pháp giới Thể Tánh Vô Phân Biệt nên đến đây thủ hộ chánh pháp. Chúng tôi thọ trì thủ hộ kinh nầy, đọc tụng thông thuộc giảng nói cho người khác để nhiếp thủ chánh pháp".

Ngài A Nan bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Chư Bồ Tát nầy từ xứ nào đến?".

Đức Phật phán: "Nầy A nan! Chư Bồ Tát ấy đều riêng tụ họp ở quốc độ của chư Phật. Chư Bồ Tát ấy đều do Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát giáo hóa, thường vì họ mà nói kinh Pháp Giới Thể Tánh Vô Phân Biệt để khai hóa họ. Vì báo ân kinh ấy mà chư Bồ Tát đến đây, và để chiêm ngưỡng kính lễ đi nhiễu Đức Như Lai, cũng muốn lễ bái cúng dường Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đồng thời phát nguyện thủ hộ kinh ấy. Do những cớ trên mà chư Bồ Tát ấy đến đây.

- Nầy A Nan! Sau khi ta nhập Niết Bàn, chư Bồ Tát nầy sẽ rộng lưu truyền thủ hộ chánh pháp nầy tại cõi Diêm Phù Đề nầy.

- Nầy A Nan! Ở chỗ trăm ngàn Đức Phật, chư Bồ Tát ấy lập chí dũng mãnh ; hộ trì chánh pháp".

Bấy giờ trong đại chúng có Đế Thích Phạm Vương, Hộ Thế chư Thiên Vưong bạch Đức Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Hoặc đây hoặc kia có những thiện nam thiện nữ hộ trì chánh pháp, chúng tôi sẽ thủ hộ cung cấp phục dịch cho họ không có khỗ não".

Đức Phật khen Đế Thích Phạm Vương và Hộ Thế chư Thiên Vương rằng: "Lành thay, lành thay! Các Ngài có thể dũng mãnh thủ hộ những người ái hộ chánh pháp, đó chính là cúng dường chư Phật quá khứ vị lai hiện tại và ái hộ chánh pháp vậy".

Đức Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: "Văn Thù Sư Lợi! Ông thọ trì kinh nầy để rộng lưu truyền tại Diêm hù Đề ở thời kỳ mạt thế sau".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Lúc hỏa tai khởi lên, hư không chẳng được thọ trì mà cũng chẳng bị đốt cháy.

Bạch Đức Thế Tôn! Như thể tánh hư không, tất cả pháp đây cũng như vậy. Các pháp đây chẳng sanh chẳng diệt. Nếu pháp không sanh không diệt thì cũng thọ trì. Vì chư pháp thể tánh không thọ trì, đúng như pháp thể tánh, thọ trì các pháp cũng như vậy".

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch Đức Phật rằng: "Cúi mong Đức Thế Tôn thọ trì kinh nầy để cho các thiện nam thiện nữ gieo trồng thiện căn. Nếu người cúng dường pháp thì ham thích kinh nầy.

Bạch Đức Thế Tôn! Đúng như vậy, thọ trì kinh nầy vì điều phục kiêu mạn và những oán ghét nên không bị ai làm trở ngại, ở đời tuơng lai sẽ rộng lưu truyền ở Diêm Phù Đề".

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ nơi thân phóng ánh sáng chiếu khắp Đại Thiên thế giới đều thành màu hoàng kim, rồi bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: "Nầy Văn Thù Sư Lợi! Ánh sáng sủa Như Lai chiếu khắp, kinh nầy cũng như vậy. Người tâm hành vô ngại trọn vẹn nơi Phật pháp, thiện nam thiện nữ ấy tay họ cầm kinh nầy".

Đức Phật lại bảo Ngài A Nan rằng: "Nầy A nan! Ông thọ trì kinh nầy, đọc tụng thông thuộc diễn nói cho người khác, như vậy là ông cúng dường chư Phật Như Lai quá khứ vị lai hiện tại vậy".

Ngài A Nan bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Kinh nầy tên là gì và thọ trì thế nào?".

Đức Phật phán: "Nầy A Nan! Kinh pháp^nầy có tên là Pháp Giới Thể Tánh Vô Phân Biệt, cũng tên là Bửu Thượng Thiên Tử Sở Vấn, cũng tên là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Sở Thuyết. Ông nên khéo thọ trì như vậy".

Đức Phật nói kinh nầy rồi, Đại Đức A Nan, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Bửu Thượng Thiên Tử, chư Bồ Tát từ các Phật độ đến, cùng ; Thiên, Nhơn, a Tu La và tất cả thế gian đều rất vui mừng đảnh đới phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]