Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1.1 Tuân theo 10 điều quy định như sau:

12/04/201318:58(Xem: 11601)
1.1 Tuân theo 10 điều quy định như sau:
Tuân theo 10 điều quy định như sau:

1.1.1.1 Giới đức tuổi hạ vị thầy:
Giới đức tuổi hạ vị thầy cần có đầy đủ 5 đức[1] và 2 nhiếp hoá[2] để người nương tựa, phải đủ 10 tuổi hạ. Đồ chúng không dễ dưỡng thành nếu đứa trẻ còn bú sữa chưa dứt không nhận, bảo đảm nhất là người tuổi đủ khôn lớn. Luật Phật dạy rất nhiều, làm Thầy đâu có dễ? Y cứ theo luật tạng phần sau, phần thọ giới kiền độ[3] lúc các Tỳ Kheo chưa đủ 10 hạ đã độ người mà không biết rằng luật dạy phải mãn 10 tuổi hạ mới hợp pháp; thật quả là không phải phép! Đệ tử không vâng lời dạy, oai nghi chưa am tường, nên chúng Tỳ Kheo đưa ra bạch Phật.

Phật dạy: độ tăng và cho người thọ cụ túc (tỳ kheo) giới, phải bạch 2 lần yết ma giữa chúng. Người xuất gia phải ra giữa trước tăng trịch áo bày vai bên phải, bỏ giày dép quỳ gối sát đất chấp tay lạy chư tăng 3 lạy chí thành cầu xin (cầu giới). Nếu không theo cách này là không còn pháp nào khác; cho chí y thực cũng đều tuân hành. Tăng nên nói rằng: “Đại Đức thôi đi, cẩn thận chớ độ người, nếu có trí huệ. Ngoài ra, lấy 2 việc nhiếp phục là: tăng phải nhóm họp và phép độ người; bạch yết ma 2 lần. Nên biết rằng làm Thầy người hẳn tuân lời Phật dạy và quy tắc.

Vị Thầy muốn độ đệ tử mà không khâm thừa lời dạy của Phật, là chưa hiểu trách nhiệm và bổn phận làm thầy. Cũng như không theo quy tắc làm sao đủ cơ duyên hướng dẫn đồ chúng trong việc thực hành giáo pháp. Cho nên tuân lời Phật dạy và pháp, toàn bằng vào nhẫn nại của vị tăng. Trong luật đâu chỉ có việc truyền giới cụ túc mà còn tuyển chọn người, tức vị thầy thế độ (y chỉ) cũng phải biết điều này. Vì không cản trở chí nam nhi thành là pháp khí. Nên nói ân thầy (sư) to lớn, công dạy dỗ (pháp nhũ) khó đền là đây vậy.

1.1.1.2 Cơ duyên chọn người tín thành:
Sự nghiệp xuất gia không phải tầm thường, hẳn người phải có lòng tin kiên cố mới có thể hoạch định nhập đạo. Và ngoài ra, văn từ, đức hạnh cũng phải cần thiết trong việc học hỏi; huống nữa học giới - định - huệ há không thỏa chí trượng phu sao? Người mà niềm tin không vững, xuất gia chẳng lo nghĩ tới đạo. Thân tuy như con giòng họ Thích (xuất gia) nhưng tâm duyên thế tục. Tới khi đầu bạc theo bóng quang âm, đành ngồi đợi già chết. Buông xuôi lãng phí như thế hoàn toàn không đạt phần nào lợi ích cả. Vì thế, người cầu xuất gia trước hết biết rõ nhân địa, chí hướng quyết định và thệ nguyện kiên cường. Vị Thầy, phải trắc nghiệm nhiều lần làm sáng tỏ mới có thể hẹn kỳ xuống tóc. Nếu người căn cơ thấp kém nghĩ thương muốn giúp đỡ, tạm gởi một nơi âm thầm tu tập để dò xét, theo dõi chờ một thời gian cho lòng tin thêm vững. Lúc đó việc khẩn thiết cầu xin xuống tóc vẫn chưa muộn. Vì thế, cần nhất thầy thế độ phải có cặp mắt tinh vi vừa trông một người là thấu hiểu, còn với chúng đông thì sao?

Bồ Tát Mã Minh nói rằng: Thầy và đệ tử phải hiểu tánh tình nhau, nếu trước không quán xét kỹ hẳn phạm tội vượt pháp.

1.1.1.3 Xin phép tăng xuất gia:
Tư cách Thầy trò đủ nhân duyên hội tụ, làm lễ xuống tóc chờ hợp thời, dạy dỗ tùy căn cơ, ứng dụng lại có khác. Nếu ở một mình không có bạn bè, đúng pháp ở với Thầy. Ở riêng hay sống chung với chúng, cũng phải dạy luật lệ phân minh. Y như trong luật, khi các Thầy tỳ kheo muốn độ người mà cho ở chung trong chúng gồm những người vô tình thân cận chất vấn đủ điều. Sau bèn thấy đệ tử cạo tóc làm tăng vào làng khất thực nên sanh tâm hiềm hận. Phật biết quở rằng: người cạo tóc xuất gia nếu muốn ở trong tăng già lam phải bạch cho chư tăng biết trước. Nếu tăng không hòa hợp, có thể dè dặt với lời khéo cho chúng biết rồi sau mới cạo tóc. Nếu chư tăng đã hòa hợp chỉ bạch một lần là xong, kế đó mới xuống tóc.

Thế nhưng ngày nay, tòng lâm tạp nhạp lẫn lộn, độ người không theo tiêu chuẩn, còn mong gì tuân giữ luật tắc? Thật là đời mạt pháp, khéo lắm mới có thể làm cho chánh pháp tồn tại. Như trên đã nói, bạch yết ma một lần pháp không hữu hiệu mà trong nghi thức dưới đây nêu rõ.

1.1.1.4 Giúp ngăn việc chê trách tỵ hiềm:
Mối giềng bản thể của tăng là thanh tịnh, trong giữ chí đạo thâm sâu không tì vết, ngoài nhóm chứa đức học thế pháp để củng cố Phật pháp, ắt do xuất gia thương giúp người tại gia. Nếu chỉ biết dẫn dắt độ người thoát tục xuất gia mà không khuyên phép từ cha mẹ, quốc vương thì nhận đủ lời chê trách của thế gian. Giữ mình làm tăng trong đạo phải làm gì, trong tăng lợi ích gì? Cho nên gặp người chức vị, kẻ sang, con nhà danh giá (vọng tộc), lễ Thầy cầu được độ, muốn làm Tỳ Kheo (tăng). Trước hết phải khéo hỏi cặn kẻ, chính xác để mọi việc được sáng tỏ. Nếu được song thân cho phép, thoát mọi ràng buộc thế trần mới có thể tiến lên 4 cấp từng lầu, nhập vào tăng đoàn giữ 6 phép hòa kính được. Lúc này cần phải làm là vọng hướng lên không trung bái tạ 4 ân: cha mẹ, quốc vương, ân thầy, ân Tam Bảo. Đây không ngoài Phật pháp mà soi tỏ thế pháp. Nếu hỏi đương sự, duyên trần chưa dứt, theo lẽ nên khuyên quay về nhà. Tuy hứa nhận xuất gia học ba tụ giới, nhờ giới sanh định, định phát huệ để tu hành mới có thể được. Còn người tại gia giữ 5 giới không lìa pháp thế gian mà kiến lập Phật pháp. Phương tiện giúp đời như thế cũng làm phát huy Phật pháp.

Y cứ theo luật, lúc bấy giờ Vua Ba Tư Nặc có vị đại thần vạm vở tự ý vào chùa xuất gia mà không xin phép Vua; được một Thầy Tỳ Kheo thâu nhận. Sau Vua biết được ra luật nghiêm cấm (quan chức đi tu không xin phép). Ngoài ra, các Thầy Tỳ Kheo phần nhiều độ các đồng tử dễ thương vào giòng họ Thích. Có người tâu Vua Tịnh Phạn nhờ bạch lên đức Thế Tôn. Cha mẹ phần nhiều nuôi dưỡng cho bú mớm, săn sóc đợi tới lúc con trưởng thành muốn được lợi lạc: phụng dưỡng hầu cận cha mẹ, kế thừa giòng giống không tuyệt. Mong Phật ban lịnh cho chúng tỳ kheo, không nên cho trẻ cạo tóc xuất gia khi không được sự đồng ý của cha mẹ. Do nguyên nhân đó, Phật ngăn không được thâu nhận các bậc vương thần, đồng ấu xuất gia mà không có phép của Vua quan hay cha mẹ. Nguyên bổn còn dẫn luật Tăng Kỳ nêu ra 4 hạng vương thần hay quan chức; nhưng xét thấy không cần thiết nên lược. Riêng con cũng có 3 loại: Con ruột cha mẹ sanh. Con nuôi, được nuôi dưỡng từ nhỏ, dưỡng tử nương tựa làm con.

Con ruột tuổi đồng niên (đồng tử) xuất gia cho dù ở Trung Hoa hay các nước khác cũng không chấp nhận được, nhưng con nuôi có thể được.

Nếu dựa theo tiêu chuẩn trên, riêng hạng con ruột cũng có thể mở rộng 4 trường hợp vì phương tiện tế độ; Thánh hẳn cũng rủ lòng từ cho phép như: Cha mẹ còn đầy đủ nhưng vì quá đông con không thể nuôi dưỡng hết. Cha còn, mẹ mất chỉ có một con, cha không săn sóc được. Mẹ còn, cha mất, gia đình đông con. Cha mẹ đều qua đời chỉ có 1 người con.

Trường hợp cha mẹ còn sống hay mẹ còn cha mất mà đông con. Nếu có một, 2 người đi phương xa (sống xa nhà) đủ tín tâm xuất gia, cầu thầy tế độ (xuống tóc). Lúc đầu mới đến dù chưa có lịnh của người thân vẫn được chấp nhận; nhưng sau đó đương sự lại trở về trình bày để xin phép xuất gia. Người thân hoan hỷ cho phép, thầy độ không có lỗi. Nhưng nếu cha còn, mẹ mất, lại con một, ý nghĩa cũng như trên. Như cả cha mẹ đều qua đời mà lại con một, đã không còn song thân để thưa trình, phát tâm tu mong báo đáp thâm ân. Trường hợp này 2 bên đều đồng ý việc xuất gia. Song luật Tứ Phần ghi rằng: song thân, nhà nước chưa cho phép không được phép cạo tóc. Y cứ luật Tăng Kỳ ghi, quần thần lựa chọn mới quyết chí xuất gia. Phàm vị minh sư hiểu biết luật phải khéo cân nhắc chớ nên mở, ngăn (khai-giá) tự ý sái luật.

1.1.1.5 Tôn trọng già, trẻ:
Người xuất gia khác thế tục là bỏ lợi lìa danh; không phô trương giá trị mình mà chỉ trọng nơi đức. Những việc hầu thầy, công tác, phục vụ đại chúng, học tập, tụng kinh, tu thiền, quán tưởng… Nếu người nhỏ quá không am tường, còn lớn tuổi quá lại không kham nổi việc. Tinh tấn ắt muôn hạnh đều thành tựu; lười biếng hẳn trăm việc không xong. Y cứ luật Tăng Kỳ ghi rằng: người dưới 7 tuổi hoặc trên 7 tuổi mà hiểu việc tốt xấu; cũng như quá 70 hoặc chưa tới 70 mà còn mạnh khỏe có thể độ cho xuất gia được. Như dưới 7 tuổi hay trên 7 tuổi mà chưa biết việc tốt xấu, cũng như quá 70 hay chưa tới 70, yếu đuối đứng ngồi cần người giúp đỡ là không được phép xuất gia. Như gỗ mục không thể khắc chạm làm đồ gì được. Ôi! thời nay đương buổi mùa thu lời Thánh huấn nhạt mờ, pháp tu chân chánh bèn thành ngăn trệ! Hoặc vì công việc khiến nên người không có tóc khó phân già trẻ; hoặc vì bị cảnh nghèo, xuất gia không vì sự tu hành mà thậm chí họp lại để dưỡng già, mượn Phật pháp để an thân. Lạm dụng mặc áo nhà tu, tranh cải lấn lướt chúng. Hạng người như thế căn tánh đã chẳng phải xứng đáng. Bọn họ quả thật là vi trùng trong thân sư tử, làm sao còn chia liêu phân phòng; chỉ ở chợ nương thành thôi. Thích nuôi, yêu mến trẻ nhỏ, ưa gần gủi thân thiện bọn nhóc tì; không thực tâm cùng tấn tu. Chưa am tường việc Sa Di (tức từ) đã muốn lên cao lại rớt xuống. Bỏ khổ vào khổ, những kẻ hảo tâm xuất gia là vì sanh tử, là sự may mắn gặp người đồng chí hướng xuất gia đúng luật.

1.1.1.6 Ngăn phòng độ người vượt quy định:
Như trên đã nêu rõ về người phát tâm xuất gia. Ngoại đạo xuất gia nên tùy nghi châm chế làm cho tà độc phải nhổ ra hết, mới uống nước cam lồ được. Kiến chấp chưa trừ, chánh tín khó phát sanh. Như vẫn theo thói nhiễm lo sợ ngoại đạo mà theo Phật xuất gia rồi phá hoại Phật pháp, là vượt ngoài sự tế độ cũng gọi là phá nội ngoại đạo. Y cứ theo luật có phái tu lõa thể Ni Kiền Tử[4] khéo giỏi luận đạo lý; gặp Ngài Xá Lợi Phất chất vấn thâm nghĩa, họ không thể trả lời được. Nhân đó, họ xin xuất gia làm Sa Môn và được cạo tóc, thọ giới Tỳ Kheo. Sau khi được mặc áo cà sa, họ lại nhập bọn ngoại đạo trở lại. Chúng tỳ kheo đem việc đó bạch lên đức Phật. Phật dạy: “Chấp thuận cho phép ngoại đạo nhập vào tăng đoàn cùng ở chung mùa an cư tháng tư, nên bạch 2 lần yết ma. Như trong lúc ở chung mà dấu pháp ngoại đạo, chỉ trích, chê trách việc bất thiện; chính họ cũng chỉ trích châm chọc ngoại đạo không kém”. Nghe người hoan hỷ dùng đức tán thán Tam Bảo, bọn ngoại đạo cũng khôn khéo hoan hỷ tán thán. Như thế mới có thể cho thọ giới làm tăng được. Nếu như họ vẫn giữ thói quen ngoại đạo và pháp thế gian, nghe nói sự nghiệp ngoại đạo bất thiện, sự nghiệp Tam Bảo thiện lành; họ lại nổi sân hận hiện lên nét mặt không hoan hỷ; người như thế không nên cho thọ tỳ kheo làm tăng. Song ngày nay ở Trung Quốc dù chưa có đồ đảng của lục sư ngoại đạo luận tà thuyết, hiển điều quái dị dẫn dắt làm chướng ngăn đạo pháp; vẫn không phải không có 5 bộ 6 sách của phái Bạch Liên, mờ ám thu nạp tuyên truyền làm mê hoặc nhân tâm. Do tệ hại đó đưa lại làm tà phong lan rộng từ thành thị tới thôn quê đều bị ảnh hưởng. Nên tuân theo lời Thánh khéo lưu tâm bảo vệ để cho đạo pháp trang nghiêm và tồn tại hợp trào lưu tiến hóa của xã hội. Đó là trách nhiệm và bổn phận người xuất gia không nhỏ vậy.

1.1.1.7 Cứu giúp vô tư:
Người xuất gia cắt ái, người tại gia còn tình; giải thoát đạt đạo không đứng trên nhơn ngã, không tranh biện pháp môn, dứt hết chỗ thân sơ. Do vậy La Vân lễ Thu Tử (Xá Lợi Phất) làm thầy; Khánh Hỷ (A Nan) bái Thái Thục làm mô phạm. Con đấng Pháp vương còn buông xả được như thế, huống gì Sa Môn đời sau lại không theo đó tuân hành sao? Do vì cách Thánh quá xa, con người phần nhiều do tình ái, hoặc vì 5 tà chấp nên cứ nơm nớp lo nghĩ đồ vật thiếu thừa; hoặc vì sống riêng một mình nghĩ tới thân già trơ trọi liền gấp gấp cạo tóc xuất gia; một hai chiêu nạp đồ chúng. Như vậy đối với Phật pháp thiếu đức huệ, làm sao kế tục duy trì cho được. Nghiên cứu nguyên nhân ấy lỗi do nơi chính ta, tự làm hại người khác thật là đáng lấy làm tiếc. Luật Tăng Kỳ ghi rằng: Tỳ Kheo không được có tâm vì mình mà phải độ người, phải niệm nghĩ khiến người biết nhân của mình để vượt qua; nên tu các thiện nghiệp để chứng được đạo quả. Việc này hẳn nghe ghi nhận, như mình không tự hàng phục mà muốn hàng phục người khác, chính mình không tự điều phục lại khiến người khác điều phục; ta không tự giải thoát lại khiến người khác giải thoát là không có lẽ đó.

1.1.1.8 Nền tảng đạo nghiệp:
Tại gia chìm đắm, u ám muộn phiền không tỉnh thức; xuất gia vắng lặng tuệ giác soi sáng tận gốc, vì gốc đó là giới-định-huệ do đây phát sanh. Định sẵn sàng thời hôn trầm chìm lắng, huệ sáng tỏ mê lầm đoạn dứt. Do vậy, bậc đại thánh lập giáo trước lấy giới luật làm đầu lại giới nhiếp độ 7 chúng dần lên tứ thánh quả[5]. Chân đế-tục đế tuy khác, nhưng nền tảng không hai. Tát Bà Đa luận rằng: nếu không thọ 5 giới không được thọ 10 giới, không được thọ giới tỳ kheo. Nếu không thọ 3 loại giới như thế không được thọ giới Bồ Tát. Trong luật Ngũ Phần Phật dạy Xá Lợi Phất hướng dẫn La Hầu La trước khiến truyền 5 giới Ưu Bà Tắc[6], sau mới cho cạo tóc xuất gia truyền 10 giới Sa Di. Nên biết rằng thềm thang có 4 bậc, chỉ cho người hành trì không lẫn lộn để ứng dụng vào 2 thời: sáng và chiều, phân minh giữa chân và tục, luận người xuất gia, nếu chưa am tường giới phẩm, thân tuy xuất gia cũng chỉ là hình giống như Sa Di; hẳn phải cạo tóc theo thầy thọ giới mới thật sự xuất gia đúng pháp, gọi là Sa Di. Sơ sài giới luật chưa đủ thanh tịnh, hình thể là bạch y không đủ xứng làm bậc phước điền, bốn sự cúng dường[7] khó mà thọ nhận. Giả sử không lo tu tập thì ba cõi khó mong thoát khỏi. Kinh Thủ Lăng Nghiêm ghi rằng: “mặc dù đa trí thiền định phát nếu không nghiêm trì giới luật cũng rơi vào tà ma ngoại đạo”. Cho nên nói giới là nền tảng, phàm người học Phật, há khinh bỏ mà không tin thọ giới hay sao?

1.1.1.9 Khổ công dạy khuyên hành giả:
Do vì thân tâm đắm nhiễm ngũ dục không thấy khổ nhọc, tiếc nuối hình vóc do thói quen lâu đời, say theo si mê thế tình. Nên biết rằng những sự vui thú ở thế gian đều là nguyên nhân của khổ; xuất gia tu khổ hạnh hẳn là quả của an lạc. Luật dạy rằng: nếu khởi sự muốn xuất gia, trước hết vì người xuất gia nói những việc khổ như: việc ăn uống, sự cư trú, ngủ nghỉ, học nhiều

Nếu thông suốt đó mới xin thầy xuống tóc, còn nghi ngờ không cho thọ giới xuất gia. Vì làm thầy độ người trước phải y theo luật khuyên răn, xem xét căn cơ mà sách tấn. Vốn biết vạn sự khởi đầu nan, lúc đầu chẳng dễ dàng đâu! Thí như người muốn mò tìm châu dưới đáy biển nhất định chẳng sợ nguy hiểm của gió lớn, sóng to, huống gì cầu Phật đạo lại có thể sợ khó, khổ của việc tu tập sao? Ở đây không nhắc đi nhắc lại chỗ buông lung, lỗi lầm đã có thầy; qua lời chỉ dạy nhắc bảo tường tận. Đương sự phải phấn chấn tinh thần, ngõ hầu không tự cô phụ linh căn và cũng không trái với lòng từ dạy dỗ của thầy.

1.1.1.10 Thiết đặt nghi thức:
Có 2 phần: a/ do việc hay pháp, b/ thiết tòa an vị.

a. Phàm cầu nơi xuất gia phải chọn thế đất tâm hướng ra 4 bên, mỗi bên bước 7 bước rưởi, rảy nước thơm tẩy sạch dơ uế. 4 góc treo cờ, chung quanh treo phan, đàn tràng đã lập đủ các nghi, đó là nghi biểu pháp. Dùng hương bày tỏ niềm tin, nước biểu hiện sự thanh khiết. Không có niềm tin, thanh tịnh không thể trừ được những phiền não. Cần phải chọn chỗ đất tượng trưng 3 cõi, nên 4 góc cắm cây treo cờ, tràng phan tiêu biểu hướng tới địa thế, lần lượt đi qua hết chu vi, 4 hướng mỗi hướng bước 7 bước. Tượng trưng người xuất gia tu hành phải trải qua 40 vị hiền, phước huệ đầy đủ. Kinh Niết Bàn ghi rằng: đức Phật lúc đản sanh bước đi 7 bước xướng lên lời này: “Ta ở trong trời, người, a tu la là tối tôn, cao tột”. Xoay về hướng Nam đi 7 bước chứng tỏ Phật vì chúng sanh muốn làm ruộng phước vô thượng; đi 7 bước hướng Tây biểu trưng dứt sanh đoạn lão, và đây là thân rốt sau, hướng Bắc 7 bước tiêu biểu đã vượt qua các cõi dứt hẳn sanh tử, 7 bước hướng Đông chứng tỏ muốn làm người dẫn đạo cho chúng sanh.

b. Thiết tòa an vị: chính giữa đàn tràng đặt hình Phật Thích Ca Mâu Ni, hướng chánh đông đặt tòa ngồi Thánh tăng, hướng Tây tòa Hòa Thượng, hướng Bắc tòa Quốc vương, hướng Nam tòa của phụ mẫu. Mỗi nơi bày biện hương hoa, quả phẩm, đèn nến hiến cúng. Nếu gặp trời mưa hay những trở ngại khác không thể thiết lập đàn tràng lộ thiên được; có thể thiết trí tại giảng đường hay nơi phương trượng đủ 5 bàn hiến cúng tinh nghiêm không thể thiếu được. Nhưng đây là người cầu thế độ xuất gia, có nghĩa là bỏ nhà thế tục, vào nhà Như Lai; những phàm thường phải nghiêm túc, cái thể ông tăng mới tôn quí; một việc giản đơn mà người xuất gia xem thường. Do việc phát tâm hơn hết, nên hoàn toàn dựa vào các trợ duyên là cần thiết vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]