Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Lập Hộc lường đồ cúng

12/04/201317:51(Xem: 12043)
7. Lập Hộc lường đồ cúng
Lập Hộc lường đồ cúng

(đóng hộc đong lường đồ cúng)

Phàm tiết Thanh Minh, Trung Nguyên, rằm tháng mười, đêm trừ tịch… lập hộc cúng. Trước tiên ngay hôm lễ buổi chiều dán thông báo ở phòng khách. Thông báo rằng, tối nay… tại giảng đường thiết hộc (hoặc thí chủ có việc tùy đó thay đổi). Chính giữa là Hòa Thượng hay Sám Chủ (tùy theo thay đổi), tả bạch Thầy A, B; hữu bạch Thầy C, D, 4 vị. Tòa chính giữa do chức sự mời vị chủ sám trình bày rõ tại trai đường. Mời các chức vụ Duy Na, Duyệt Chúng, Tri Khách, công văn (viết sớ, giấy tờ), ẩm thực, hương đăng, hầu đàn, trà nước, tiếp tân, thủ quỷ… đều chiếu theo các pháp cựu lập.

Chứng nghĩa ghi rằng: Việc thiết hộc đến nay phần nhiều là ngụy tạo, nói tóm có 10 điểm. Chiếu theo Mật bộ nghi quy: sắp sửa muốn cúng thí thực, trước hết phải kiết giới hạn để trở thành nơi thanh tịnh. Phép kiết giới hạn: lấy cây cắm 4 góc làm móc, lấy dây giăng làm cho người, vật không vào được phạm vi; sau đó lập đàn thí thực, đàn quỉ thần. Tục thường gọi là đài Hàn Lâm cũng còn gọi là đài Cô Hồn; và lập 2 bên giới nội bàn chư tiên linh. Đàn thí thực đến đàn cô hồn khoảng giữa lấy 3 mét vải trắng ngăn ra 3 đường. Đợi cho tới đầu giờ Tuất, pháp sư cùng vào ngồi đàn. Trước hết tụng chú đại bi, chủ sám sái tịnh bốn góc đàn tràng, quán tưởng giới nội dùng lực thần chú và lực quán tưởng biến thành tịnh địa. Vì nền đàn tụng 3 biến chú đại bi, vị pháp sư trước bàn thí thực đứng ngay chính giữa; tả bạch, hữu bạch xướng, Kinh sư theo đó quán tưởng giới nội đất tịnh rộng lớn vô cùng. Trống phách khua vang sáng tỏa 7 vì sao, như xướng A Di Đà Phật thân kim sắc, tất cả đồng xướng kệ tịnh địa như sau:

Hết thảy cạnh vuông chỗ có đất

Ngói, sỏi, cát, sa mạc đều không

Lưu ly đất báu như bàn tay

Vi diệu uyển chuyển mong an trụ

Như cõi Cực Lạc thật trang nghiêm

Đất báu hoa phô trổ sắc hương

Vườn rừng, ao rạch không thiếu chi

Vì đại pháp âm mong đầy đủ

Vượt ngoài thế gian lại hay hiện

Vô số thất bảo đều thành tựu

Vô lượng ánh sáng chiếu khắp nơi

Mong chư Phật, Bồ Tát an trụ.

Xướng xong, hồi 1 hồi 3 tiếng trống; pháp sư đọc kệ:

Trước kết đại luân minh vương ấn

Gia trì đàn tràng thảy thanh tịnh

Con nay y giáo tụng mật ngôn

Cho con đều đạt thành như nguyện.

Đọc rồi, liền thầm đọc Chú đại luân minh vương 21 lần. Chú nêu rõ nghi cách cúng thí thực. Đọc chú xong, tiếp tán:

Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Đây là Mật bộ không ảnh hưởng, không theo kết giới là một sự thất cách. Lại theo Kinh bổn Phật thuyết tại nước Ma Già Đà, có chỗ dùng hộc, vì đồ ăn, đồ uống này lượng như pháp giới; thức ăn vô tận. Nay y cứ theo nước ta (Tàu) một hộc tương đương với 5 đấu (thăng). Phàm thí thực phải dùng 5 đấu gạo nấu cơm để thành núi cơm; 5 đấu bỏ thùng hấp chín có mùi thơm, để thành núi rau. 5 đấu nước trong thanh khiết để thành biển sữa mới hợp lời Phật dạy. Cúng xong, sáng sớm hôm sau đem cơm này chia thành 3 phần:

1- Cho loài sống dưới nước tức tại hồ phóng sanh hoặc sông lớn, hay biển

2- Cho loài bay tức chỗ phóng sanh hoặc nơi núi vắng

3- Cho phương khác, tức cho kẻ ăn xin hay những người nghèo khổ.

Nếu không có chỗ phóng sanh, đem cho người thiếu thốn nơi biên địa; thấy cơm không đầy một chén, rau không trải một đôi đũa hoặc ăn ngấu nghiến quả một ít thì gọi là 7 hạt biến 10 phương; nhưng nước hoàn toàn không có; còn hơn là chẳng biết 7 hạt biến 10 phương, đó là phép cúng thí xuất sanh 2 bữa ăn mỗi ngày. Lúc chư tăng dùng bữa, nhưng luôn thực hành là dối thứ nhứt. Lực hành động, cúng xuất sanh không nhiều, thí thực chuyên làm vậy để duy trì. Phải cần hình tướng hoàn bị nên y lời Phật dạy, dùng pháp Ma Già hộc nên gọi là thiết hộc tu trai. Thêm pháp lực thần chú có thể làm cho một món ăn biến thành vô số thức ăn cung cấp cho hết thảy mọi loài đều được no đủ. Lại sợ các loài lấy sang khinh hèn, lấy mạnh hiếp yếu, lấn át kẻ cô thế yếu đuối khiến không được ăn làm mất sự phân đều, vượt ngoài tâm từ của Phật nên thỉnh Tam Bảo và chư thần linh gia tăng sắc lịnh duy trì của bố thí cho ta. Hết thảy vô ngại, không cao không thấp, không chọn lựa oán thân mà cho đều bình đẳng. Xưa nay phần nhiều không theo đúng pháp chỉ dùng đấu (hộc) bằng tay, không đong lường cơm. Đúng là đồ ăn chưa phân đều, hoàn toàn thành hư thiệt, đó là điểm lấp lững thứ hai.

Lại việc thí thực hoàn toàn chú trọng vào tự răn có quán Định, quán Huệ, có thủ ấn, có chân ngôn, cho đến ca xướng nhằm trợ giúp đạo mà thôi. Đây không đắc giới định, không quán tưởng kỹ, tay ấn bắt sai, chân ngôn mơ hồ, nhằm xướng không cốt để làm đúng việc ứng phó mà vị tăng không cần làm như thế. Đạo đức tòng lâm cũng bắt chước mà không tế nhận, thậm chí lấy rượu làm đồ trọng kính, đào lựu cung hiến mà không biết lỗi. Đó là ngụy tạo gian dối thứ ba.

Lại tế cô hồn nguyên là để gọi việc thí thực mà chú trọng tới cơm rau nhiều. Nước nhiều, có thể biến khắp nơi làm cho đỡ khát tới cõi âm; vật cúng loại như áo giấy mà cũng đem bố thí nhưng nay thì đã chấm dứt. Nay ngược lại, cơm rau, thức uống không hợp nghi cúng Phật dạy; nhưng gia chủ ham uống mua sắm tốn phí thật nhiều mà không thành tâm tạo niệm cảm thông; không cứu khổ được cô hồn đói khát. Mãi theo tục cố nhiên đều điên đảo, là điều ngụy dối thứ tư.

Lại lập đàn tế cô triệu mời các hồn đến, quan trọng nơi 3 đàn thí: đàn thí ăn uống, những vật tư sanh, thí các thứ đó phá ngục trừ dứt các tội; vô úy thí là cho 3 pháp quy y 7 đức Phật; và pháp thí là ban cho giáo pháp giải thoát. Song 3 môn thí này có đủ trước đàn pháp để chúng được lợi ích, có chiếc đỉnh u minh cũng nên đặt trước đàn; đợi tụng xong chú Tôn Thắng sau mới đem đốt. Sắp đầy đủ các thức ăn, đúng pháp, đủ đồ vật là đã cứu đói khát rồi. Lại chuyển sang con đường thiện mới là điều hữu ích. Nhưng trước cúng Diệm Khẩu chưa triệu quỉ xong mà đã tới trước che lối đốt đĩnh u minh khiến bọn quỉ không được đầy đủ 3 pháp. Vì chúng quỉ thọ đồ minh khí nên không nghe được pháp; thọ thức ăn, yêu pháp là quỉ mất đồ minh khí. Ngoài ra, không đốt đồ minh khí trước đàn thì không linh kỳ, giám quan tin bọn quỉ kia ỷ mạnh khi yếu giành lấn không trừ, thí không bình đẳng. Hoặc cây đào lựu ở bên, liền hóa giấy tan đồ ăn là quỉ sợ khiếp không dám tới nhận, hoặc đốt lửa chưa cháy hết mà quét tro, làm tan bột không dùng. Ngay việc đời chẳng biết đó là trái, là dối thứ năm.

Lại nữa, thí đàn pháp thực toàn phát xuất từ Mật bộ (Mật giáo) nay chỉ nói sơ lược. Dùng 2 chiếc bàn vuông lớn, một cái phía trước thiết bàn Phật cao hơn, rồi tới lư hương, chân đèn, bình hoa, dĩa quả. Ở bàn thứ nhì, hoa, hương đèn, đồ quả, nhạc. Tượng Mẫu lục thiên hoặc lấy gỗ chạm, hoặc dùng đồng nhuyễn đúc với nhan sắc y trang đẹp. Sáu vị mỗi vị một màu, một mặt, 4 tay đồng kiết ấn; 2 chân, chân trái múa, chân phải quỳ. Hai tay, mỗi tay cầm sách dâng lên, mặt hướng về Phật. Hoa Mẫu cầm hoa, áo màu hồng nhạt, tiêu biểu ban thí. Hương Mẫu cầm hương, áo màu vàng, áo giới. Đăng Mẫu cầm đèn, áo màu hồng, tiêu biểu nhẫn. Đồ Mẫu bưng nước, áo màu trắng,tiêu biểu tấn. Quả Mẫu cầm quả, áo vàng hồng, tiêu biểu định. Nhạc Mẫu cầm nhạc khí, áo màu xanh lục tiêu biểu huệ. Duới chân tượng đạp lên hoa sen, dưới hoa đều có chữ Án hồng. Chữ đứng ở mặt đài. Đại chúng xướng chữ Hồng phát ra dõng xuất. Lúc tán, pháp sư tay không cần bắt ấn, chỉ lắng lòng nhắm mắt tưởng sắc tướng 6 mẫu thiên theo mỗi hướng một chữ Hồng. Chữ Án dõng xuất, đã hiện rồi mặt tay phóng quang. Mỗi mẫu cầm hương, hoa v.v... cúng dường Tam Bảo, đây gọi là vận tưởng cúng dường. Hàng thứ ba kiệu Phật ở giữa vẽ giống như hình bảo tháp, bên trong đặt hình Phật Tỳ Lô Giá Na. Sau kiệu Phật đặt một cành tre trên có móc nhỏ treo một lá phan, viết chính giữa Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Ngoài ra, ở 4 hướng đặt 4 tượng Phật mặt hướng vào Phật chính giữa. Sau ngọn lửa liên tòa đang cháy cũng có một cành tre trên đầu có móc nhỏ, 4 phía đều treo mỗi bên một lá phan trên đó viết: Đông phương A Súc Như Lai, Nam phương Bảo Sanh Như Lai, Tây phương Vô Lượng Thọ Như Lai, Bắc phương Bát Không Thành Tựu Như Lai. Hai bên Phật giữa lại đốt một cây đuốc lớn. Sau Phật trung ương tức là sau bàn bát tiên, hàng thứ nhất dùng giá để một kiếng lớn lên tượng trưng cảnh đàn, chỗ Chuẩn Đề thuyết pháp. Trước tấm kiếng là bàn Mạn Đát, sở dĩ nói Mạn Đát vì gọi theo tiếng Phạn, Trung Hoa gọi là Đàn. Đàn này dựa theo một thế giới mà luận chung, không phải chỉ nói có một châu Nam Thiệm Bộ; đàn như núi Tu Di của trung thế giới. Chỗ tòa pháp sư ngồi như châu phía Nam, 4 châu đều chầu núi Tu Di. Châu Nam ngồi phía Nam hướng về phía Bắc; sau đây dựa theo phương Nam mà luận. Núi Tu Di ở phía Bắc, vị trí của Nam Bắc đã định thì châu phía Đông hợp bên phải, châu phía Tây hợp bên trái. Nương theo đây bày gạo nhập quán. Trước Kinh sư là bàn đặt hoa, gạo, chày, linh; 2 bên theo nghi thức có 4 bản khác nhau, đây là bản quy định chính. Trước kia phía trước đàn, ngụy dùng 5 phương đồng tử, giữa đàn bày cúng nước, trái cây, chẳng biết Phật quá ngọ không dùng; sao còn dùng quả, thức ăn đặt bày ra trước đàn? Lầm lấy hướng Nam trên hướng Bắc dưới; Tây bên phải, Đông bên trái, là ngụy tạo thứ sáu.

Lại, văn thí thực một cuốn dày, phần sau nửa cuốn trong đó có cả kệ văn, ấn chú đều nên tụng chậm rãi. Nửa quyển trước từ phần mở đầu đến triệu thỉnh Địa Tạng đều là cầu Phật Pháp Tăng Tam Bảo chứng minh, xin tế độ bạt trừ khổ mà thôi. Chỗ có kệ có thể cao giọng xướng tụng khoan thai trầm bổng. Ngày nay trái lại trước tiên ở dưới đàn tất cả thiết trí phía trước, mọi phần tụng niệm, thậm chí thượng đàn và nhẫn đến thỉnh riêng biệt than kể mỗi mỗi cao xướng, hòa hưởn lúc yên vắng; ngay đến phá ngục triệu thỉnh ngạ quỉ, cũng như đọc chú Tôn Thắng, nên phải vận tâm quán tưởng tụng hòa hưởn đi đến gấp rút như gió thổi. Thậm chí tụng Kinh chưa xong mà thu dọn đàn, trên là khinh mạn Phật thánh, dưới dối trá quỉ thần. Cả việc đời không biết đó là điều dối thứ bảy.

Lại việc thí thực, kiết giới thượng đàn hợp tại cuối Dậu, đầu Tuất trong khoảng 2 giờ Tuất, Hợi hoàn toàn thuộc ban đêm (âm) là thời gian quỉ thần không sợ. Thí thực cho họ lúc đó hẳn thọ được nhiều lợi lạc hơn. Giờ giao nhau là đầu giờ Tý dương khí chuyển thạnh nhưng khí âm suy, quỉ sợ hãi, cúng thí pháp thực, bọn quỉ không dám tới thọ. Sát tới gần giờ Mậu, Mùi còn chưa đăng đàn đến canh 5 mới xong, hoặc một đêm đăng đàn 2, đăng đàn 3 là hao tốn đồ vật, lừa đảo quỉ thần. Chỉ biết rõ tâm nguyện không nghĩ tới âm linh, đó là điều dối thứ tám.

Lại thí thực là kết duyên rộng cùng chúng quỉ, trước hết nên ban cho họ pháp vô úy. Vì thế trước kết giới hạn không cho người vật nhập vào giới nội để làm cho đàn tràng được thanh tịnh; lợi ích người còn sống và loài quỉ cõi âm. Âm thường sợ dương nên trước đàn thí thực không người nào được chạy qua lại. Giá như bất đắc dĩ nên đứng phía sau đàn. Gần đây hoặc vì ngày Vu Lan Thắng Hội tiêu biểu, hoặc vì cầu được bình an là chính mà kết đầy đèn giấy treo khắp chỉ thần, mời gọi nam nữ tụ tập như xem trò vui chơi, quán sát những màn lạ mắt, đôi khi cả đại nhạc hội làm náo nhiệt; thuần lấy khí dương của người lấn át đó, xua đuổi quỉ thần tránh xa, không dám tới theo lời mời thỉnh; còn tổ tiên của bản địa cũng sợ mà lánh sang một nơi khác. Như thế dù cho có bày đồ vật cúng cũng khó mà kết nạp quỉ tới thọ hưởng; trái lại còn làm quỉ giận nữa. Việc đời chẳng biết, đó là điều dối thứ chín.

Lại khảo cứu nơi kinh tạng, duyên khởi ban sơ của việc thí thực, chỉ Phật thuyết Kinh cứu bạt diệm khẩu ngạ quỉ Đà La Ni, do Ngài Bất Không dịch. Ngoài ra, Ngài Thật Xoa Nan Đà dịch là Kinh Phật thuyết cứu diện nhiên ngạ quỉ Đà La Ni thần chú, tức dịch trùng Kinh trên, mà đầy đủ chỉ có biến thực chân ngôn mà thôi. Ngài Bất Không lại dịch: Du Già Tập Yếu, Kinh cứu A Nan Đà La Ni Diệm Khẩu nghi quỉ. Nối tiếp A Xà Lê lại cũng dựa Kinh này đưa vào chi tiết là Du Già Tập Yếu, Diệm Khẩu thí thực nghi quỉ. Quyển này hiện còn thấy trong Đại Tạng, đơn giản quan trọng chỉ một điều là triệu thỉnh chung pháp giới 6 loài, và nghi triệu thỉnh ngạ quỉ ấn chú v.v.. Không nại người đời, thích trau chuốt miệng lưỡi thêm triệu thỉnh riêng, thán kể v.v.. những việc đời, thường gọi là Hải Thượng Diệm Khẩu là đây vậy. Thậm chí như tìm lục trong Đại Tạng nguyên bổn tra xét nhưng không gặp. Nối pháp có Thiên Cơ đại sư mắt thấy đi trên biển là trái lời Phật dạy. Lược bớt, bỏ chỗ phức tạp rườm rà không hợp ý người sau. Nhưng thêm vào phức tạp là sách lưu thông tới ngày nay. Ngoài ra, y cứ sách Vân Thê, khảo cứu bản chánh đều không thấy có kết giới ngũ phương. Xưa nay việc tốt hơn hết nên mời 5 vị pháp sư thiết 5 đàn đông, tây, nam, bắc, trung ương 5 đàn pháp. Đương nhiên gọi là 5 phương kết giới; nên như phần trên nói về kết giới để kiết giới; tức 4 phương 4 vị pháp sư, mỗi vị nên trì một bài chú: Đông Bắc chú Lăng Nghiêm, Đông Nam chú Đại Bi, Tây Bắc chú Tôn Thắng, Tây Nam chú Tùy Cầu. Ngày nay 4 phương bỏ trống mà chẳng trì chú, dối xưng niệm quán, đó là điều ngụy thứ mười vậy.

Trên đây là 10 điều dối, thiếu nghĩ suy không lợi ích mà còn e có tổn hại nữa. Tục ngữ có câu: đoản thọ miệng lửa, đúng là đây vậy. Người cúng thí thực há không thận trọng ư? Vì thế, muốn học cúng thí thực, ngoài phải đổi 10 điều dối này thành 10 điều chân thật, trong phát tâm vô thượng Bồ Đề, trước tập quán chiếu và các ấn chú đều làm cho thuần thục không được sai lầm. Nếu như lỗi lầm không thành khế ấn, hiền thánh không hoan hỷ. Phàm việc cầu nguyện mà không đạt thành tựu, người chủ trì phải biết đó. Sách chư gia thí thực sớ có giải thích điểm này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]