Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1.8.1 Lấy nhơn – dụ - pháp làm danh

12/04/201316:10(Xem: 11978)
1.8.1 Lấy nhơn – dụ - pháp làm danh
1.8.1 Lấy nhơn – dụ - pháp làm danh

Trước tiên về nhơn dụ - pháp làm danh. Giải Nhơn vật là Bách Trượng hai chữ. Nhơn tức là Ngài Bách Trượng – tên bổn sơn mà nhiều người quen gọi là Đại Hùng Sơn, đường Long Hưng cách Quận Trị 300 dặm tại Hồng Châu, nay thuộc phủ Nam Xương, huyện Phụng Tân. Ngài là Hoài Hải đại sư, họ Vương ở thôn Trường Lạc, xã Phước Châu. Năm 20 tuổi Ngài thế phát xuất gia với Hòa Thượng Huệ Chiếu ở Tây Sơn, thọ Tỳ kheo giới với Pháp Triêu luật sư ở Hoành Sơn, đắc pháp với Mã Tổ Đại Tịch thiền sư ở Giang Tây; nhưng thuộc đời Chánh tông thứ 2 thiền phái Nam Nhạc. Ngài trụ ở núi Nam Nhạc này, Chùa Đại Trí Thọ Thánh Thiền Tự và phát huy thiền tông rất mạnh, chuyên hành trì giới luật nghiêm minh, thường dùng Chùa Lương Triều Quang Trạch làm đạo tràng vân tập chúng tăng, tận lực lập tăng chế, cho trùng tuyên luật tạng tham bác rộng, phân tích chi li, lập quy chế; công việc làm thích hợp thời cơ. Ngoài ra, chính Ngài lấy mình làm gương mẫu như mỗi ngày ra sức làm việc làm chỉ nam cho chúng. Chúng khuyến thỉnh thôi làm việc, Ngài bảo:

- “Ta không có đức nên dùng sức người”.

Chúng bèn thôi không khuyên nữa. Ngài liền nhịn ăn và nêu rõ mục tiêu: “một ngày không làm là một ngày không ăn”, nay còn truyền rộng trong đời. Ngài viên tịch vào ngày 17 tháng giêng năm Nguyên Hòa thứ 9, thọ 95 tuổi. Đến năm Nguyên Hòa thứ 13 cải táng mộ Ngài tại núi này.

Vào niên hiệu Trường Khánh nguyên niên, Vua sắc phong Ngài là Đại Trí thiền sư và hiệu tháp là Đại Bảo Thắng Luân, và Thanh Quy Ngài được lưu hành rộng rãi. Vào đời nhà Tống (tk10) niên hiệu Đại Quang nguyên niên, được Vua phong thêm hiệu Giác Chiếu và tháp hiệu là Huệ Tụ. In khắc lại Thanh Quy vào đời Nguyên, niên hiệu Nguyên Thống năm thứ 3, Vua sắc phong Ngài là Hoằng Tông Diệu Hạnh thiền sư hiệu Tăng Đức Huy; và cho trùng tu lại Thanh Quy lưu hành chốn tòng lâm.

Xưa Tư Mã đầu đà thường lại núi Bách Trượng toản ký, trong có bậc pháp vương cư trú, làm thầy tiêu biểu trong thiên hạ, thật là ứng hợp vậy. Y cứ theo bản đồ, Bách Trượng là tên núi mà Bách Trượng nói đây thuộc về Hồng Châu vậy. Lại từ đời Đường trở đi Bách Trượng là tên người, nhưng làm nổi bật một số người trước tác. Ở đây xưng là Hoài Hải Lão Tổ Bách Trượng, đó là đã giải lược về người xong.

Tiếp đây giải thích Dụ: Hai từ tòng lâm là Dụ; tòng lâm là một nơi thảo mộc đan xen dụ cho tăng phường, nơi chúng tăng cư trú, chỗ một số tịnh hạnh nhơn tu hành, điểm phát xuất gieo mầm đạo hướng đến Thánh quả, đem lại lợi lạc cho quần sanh. Lại theo nghĩa này có đầy đủ trong các kinh luật, như Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Ly thế nhàn có bài kệ thế này:

Bồ Tát Diệu Pháp Thọ

Trực tâm đất phát sanh

Tín căn từ bi hạnh

Trí huệ ấy là thân

Phương tiện chính cành nhánh

Năm độ thêm sung thạnh

Lá định, hoa thần thông

Nhứt thiết trí quả lành.

Ngoài ra, Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Thảo dụ cũng dùng thảo mộc tòng lâm để dụ người tùy cơ thọ sự giáo hóa. Cũng như trong luật có nêu rõ: phàm từ 4 vị tăng trở lên cho đến trăm ngàn vị cùng ở chung một nơi là đúng pháp biện sự, như nước với sữa hòa hợp gọi là tòng lâm. Suy rộng tiếng Tỳ Kheo mà xưng là Bí Sô, theo Tây Vức (Ấn Độ) gọi là cỏ có 5 đức:

1- Tánh mềm mại dụ cho đức định của vị tăng nhiếp phục được thân tâm không để thô lậu.

2- Như vải đan bện với nhau dụ huệ đức của vị tăng trong việc truyền pháp độ người như gấm bền không đứt.

3- Hương phảng phất bay dụ giới đức; hương giới thoảng mùi thơm làm cho mọi người nể trọng.

4- Hay trị lành bịnh đau nhức dụ đức giải thoát, có thể đoạn dứt phiền não làm cho mầm độc hại không khởi.

5- Không phản lại ánh sáng mặt trời, dụ đức giải thoát tri kiến; thường hướng tuệ quang Phật nhựt tỏa chiếu, giải thoát mọi tà kiến, tà nghiệp, cho nên Tỳ Kheo xưng Bí Sô là vậy.

Căn cứ hai thí dụ thảo mộc trên cho thấy làm vị tăng hoàn toàn nương vào sự tu tập làm gốc, cho nên nói rằng, trụ trì có đạo đức, tòng lâm ngày càng hưng thạnh; thiếu đạo đức tòng lâm càng thêm nguy khốn. Chúng tăng đủ 5 đức có quy củ thật xứng đáng; không quy tắc là hoàn toàn hỏng bét. Song quy tắc tòng lâm đâu phải dễ duy trì mà Tỳ Kheo cũng đâu có dễ xưng gọi được! Trên đây là giải thích dụ xong.

Tiếp theo giải thích Pháp: Hai chữ Thanh Quy là Pháp. Trước hết dựa vào sự giải thích có nghĩa là gạn cho lắng sạch, mô phạm thanh bạch, trải ra hằng ngày mà xiển dương giáo pháp Phật đà. Lại Thanh Quy chế định theo pháp có từng phẩm mục. Dựa theo cuốn 10 thuộc Hữu Bộ có đề cập 101 pháp Yết Ma, đức Phật dạy: “Vả như gặp việc mình tự ra trước chúng sám hối; không lừa dối, không che đậy. Như đối với một việc thuận theo là không thanh tịnh; ngược lại là thanh tịnh. Đây là việc bất tịnh đều không nên làm. Nếu như một việc thuận là thanh tịnh, ngược lại là không thanh tịnh. Đây là việc tịnh nên thuận theo mà làm”.

Luật Tứ Phần ghi: “Như Phật chế định không nên từ khước; không phải Phật chế thời không được chế”. Lời này dựa theo Thanh Quy Tổ Bách Trượng nhắc lại ý đó.

Ngoài ra, Kinh Phạm Võng ghi: “Lúc mời tăng phước điền cầu nguyện nên vào hàng tăng phường[8] hỏi vị Tri sự xem, nay tôi (con) muốn thỉnh Tăng cầu nguyện.”

Thầy Trị sự đáp rằng: “Cứ theo thứ tự mời thỉnh. Như thế là mời được 10 phương các bậc hiền thánh tăng.”

Ngoài ra, luật Tứ Phần cuốn 10 mục Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề ghi rằng: “Bạch Đại Đức, nay vì Ngài nên có người gởi chiếc y giá trị này Thầy nên nhận cho”.

Vị Tỳ Kheo đó nên đáp: “Kia nhờ nói lời như thế, tôi không nên nhận y giá trị này. Nếu tôi cần y hợp thời thanh tịnh mới thọ”.

Vị Tỳ Kheo kia thay lời người ấy hỏi rằng: “Bạch Đại Đức, có người giúp việc không?”

Vị Tỳ Kheo cần y nên đáp rằng[9]: “Có, hoặc người trong tăng già lam (chùa viện) hay là Ưu Bà Tắc. Vị Tỳ Kheo chấp sự này thường vì các Tỳ kheo mà làm việc đó.”

Lại như Kinh Dược Sư ghi rằng: “Có người tuy chẳng phá giới[10] nhưng lại phá phép tắc”.

Nên biết Thanh Quy tòng lâm hồi Phật tại thế đã có rồi. Khi Phật giáo vào Trung quốc, từ đời Hán Minh Đế (thế kỷ thứ 1 Tây lịch) trở đi, nơi chúng tăng cư trú đông gọi là tòng lâm. Theo đúng giới luật hành trì là Thanh Quy vậy. Đến đời nhà Đường (thế kỷ thứ 7) thời kỳ Ngài Bách Trượng, Thanh Quy lưu hành tại Trung quốc đã hơn 600 năm rồi. Lâu ngày con người sanh tệ nên Tổ mới đề ra pháp này, ngỏ hầu gia tâm chấn chỉnh để lưu đức cho hậu thế. Kinh Hoa Nghiêm phẩm Hồi Hướng ghi rằng: “Bồ Tát lấy pháp thí làm đầu để nẩy sanh các thiện pháp thanh tịnh; gìn giữ đạt đến nhứt thiết trí”, đó là ý của Lão Tổ vậy.

Kế dựa theo lý giải thích: giới châu của Ngài Diệu Vĩnh giải chữ Thanh Quy như sau: như tâm ta vốn đầy đủ cái diệu đạo viên mãn. Luận tâm vốn viên minh; chỉ do mê, ngộ có khác; qua lại 10 cõi mà có khác biệt y-chánh báo, song pháp tánh vốn đồng và đầy đủ vậy. Nhưng tâm chuẩn mực của ta đầy đủ tất cả, hàm 10 cõi y chánh báo không thừa, là đồng nhau vậy; do cơ cảm mê ngộ nhân quả không sai lầm, là quy vậy. Thành sự lý vạn pháp nhưng không lệch, không lệch là trung vậy. Không dư thừa là giả vậy; không khác ấy là không vậy; không là giả, giả là trung, là 3 pháp quán tâm ta đó. Ba pháp quán đó có thể là dụng của quy tắc, KHÔNG chiếu chân dứt bợn trần, giả chiếu tục lồng trong vạn hữu, trung chiếu cả hai mà, không trụ ở hai. Chân là nhất chân, hết thảy chân, không tục không trung mà chẳng phải chân. Tục là nhất tục, hết thảy tục, không chân, không trung mà chẳng phải tục. Trung là nhất trung, hết thảy trung, không tục, không chân mà chẳng phải trung. Chân ấy, tục ấy, trung ấy tức là 3 đế nơi tâm ta. Ba đế ấy nương vào thể của phép tắc, do đấy bản thể khó mất, cho nên lấy pháp làm chuẩn đích. Đối với Phật giáo là luật tắc, Nho giáo là luật lệ, còn Tổ Bách Trượng gọi đó là Thanh Quy vậy. Tuy nhập thế - xuất thế không đồng, dù dứt ác sanh thiện tuy khác tên mà đồng nghĩa vậy. Đây gọi Thanh Quy là pháp như trên đã giải xong.

Đi vào phần chi tiết hẳn thấy rộng hơn như sau đây: qui định giải thích dụ cong ngay thành vuông vức, nay dựa trí đại chúng như cỏ do hộ trì giới luật trình bày. Lấy Kinh Kim Quang Minh giải thích làm thí dụ: Quy tức là pháp vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]