Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01_Tổng Quan về 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà

16/03/202212:40(Xem: 15333)
01_Tổng Quan về 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà

48 dai nguyen phat di da

B
ài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
 giảng mỗi ngày trong thời gian cách ly Đại dịch Covid-19
(
Bắt đầu giảng từ tháng 5 -2020 đến cuối năm 2020).

Melbourne , Úc Châu chủ nhật ngày 3 tháng 5 năm 2020.

 

Chủ đề:

TỔNG QUAN VỀ
 48 ĐẠI NGUYỆN
CỦA ĐỨC PHẬT A DI DÀ

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

 

Kính bạch Chư tôn đức,
kính thưa quý phật tử xa gần,

 

 Như lời thông báo trước, sáng nay chúng tôi có thời Pháp thoại đầu tiên trong tháng 5 để giảng giải về tổng quan về bốn mươi tám đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, bởi vì sao, bởi vì trong thời gian qua trong thời công phu chúng tôi có lạy bốn mươi tám đại nguyện của Đức Phật A Di Đà trong nghi lạy Tam Bảo của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Hòa Thượng đã biên soạn nghi lạy Tam Bảo này tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam ở Sài Gòn mà bản thân Hòa Thượng đã hành trì mỗi buổi khuya, và tất cả chư tôn đức Tăng ở tại Già Lam đều hành trì.

Nghi Lễ Tam Bảo này Hòa Thượng soạn rất công phu và thiết thực, Ngài đọc ở trong đại tạng Kinh, những câu nào hay Ngài trích ra và sau đó biên soạn thành Nghi Lễ Tam Bảo này.

Nhân duyên chúng tôi biết đến Nghi Lễ Tam Bảo này, là do chúng tôi tháp tùng phái đoàn của Hòa Thượng Phương Trượng Thượng Như Hạ Điển trong chuyến đi hoằng pháp tại Mỹ từ năm 2008,  khi phái đoàn tới Niệm Phật Đường Freemont của Hòa Thượng Thích Đỗng Tuyên ở San Jose, chúng tôi phát hiện Nghi Lễ Tam Bảo này. Chúng con xin tán dương công đức của Hòa Thượng Thích Thái Siêu đã đem nghi Tam Bảo này truyền bá qua cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Mỹ, và chúng con đã xin thỉnh một quyển, cái quyển đó chúng tôi nhớ là Hòa Thượng cho in theo dạng A4 khổ lớn, và chúng tôi đã gửi quyển này đến cho đệ tử Helen ở vùng Seattle, một thành phố thủ phủ của tiểu bang Washington, gần Vancouver của Canada. Từ Seattle đi xe buýt đi qua Vancouver chỉ hai tiếng đồng hồ. Helen là một Phật tử đi sinh hoạt chùa Cổ Lâm của Hòa Thượng Nguyên An ở tại Seattle. Helen cũng đã có thời gian đi lính Mỹ, cô đã từng đi công tác tại Irac, về lại Mỹ làm việc cho sở thuế một thời gian, đệ tử này rất giỏi và phát tâm đánh máy cho trang nhà Quảng Đức. Helen đánh rất nhiều Kinh và nhờ Mẹ là cô Viên Giác đọc lại, sửa lỗi chính tả cho Helen cũng đã được gần hai chục năm rồi. Công đức của hai mẹ con cô Phật tử này rất là lớn, Helen cũng là người đánh lại quyển nghi Tam Bảo này gửi về cho trang nhà Quảng Đức và online thì sau đó chúng tôi đã gửi cái bảng mà nguyên văn chữ Hán cho cư sĩ Hạnh Cơ, bác Hạnh Cơ là một cư sĩ hoàn tục, Ngài đang định cư tại vùng Edmonton gần Chùa Trúc Lâm của Hòa Thượng Thiện Tâm cũng như Thượng Tọa Thích Pháp Hòa ở Canada. Năm 2003, lần đầu tiên chúng tôi qua thăm tu viện Trúc Lâm và đã được Thượng Tọa Thích Pháp Hòa lái xe chở chúng tôi đến tư gia thăm và cảm ơn bác Hạnh Cơ đã cộng tác với trang nhà Quảng Đức. Như quý vị đã biết là trang nhà Quảng Đức là nơi nối kết giữa rất nhiều Chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật tử và những người có khả năng viết lách xa gần đều cộng tác với trang nhà Quảng Đức. Từ đó cho đến nay chúng tôi đã thỉnh thoảng gửi bài, tài liệu cần dịch từ Hán văn ra tiếng Việt thì bác Hạnh Cơ là người luôn luôn phát tâm, ví dụ như nghi thức thỉnh chuông của Tu Viện Quảng Đức cũng là do bác Hạnh Cơ là một trong ba dịch giả bao gồm Hòa Thượng Tăng giáo trưởng Thích Huyền Tôn, Hòa Thượng hội chủ Thích Bảo Lạc dịch tiếng Việt và có một bản dịch tiếng Việt khác  của bác Hạnh Cơ, đó là bản dịch tiếng Việt đầu tiên trên thế giới do trang nhà Quảng Đức phổ biến. Trước đây chỉ được phổ biến bằng âm Hán văn mà thôi. Ví dụ như là:

    Phi cầm tẩu thú
    La võng bất phùng
    Lãng tử cô tôn
    Tảo hoàn hương tịch.

Cái đó là cái âm Hán và dịch ra tiếng Việt thì Hòa Thượng Bảo Lạc dịch như thế này: “ Như loài chim bay thú chạy không bị lưới bẫy giăng, kẻ lưu lãng cô thân sớm quay về hương quán”.

 

Đó là một câu ở trong nghi thỉnh chuông tại Tu Viện Quảng Đức.

 

Một câu khác “ Khể thủ nhất thiết, xuất thế gian Tam giới tối tôn, công đức Ngài trí giả năng thiêu phiền não câu chánh giác ngã kim quy mạng lễ “.

 

 Bác Hạnh Cơ dịch là:

“Đức Phật cao chí tôn trong ba cõi,trí tuệ diệt tận gốc vô minh, công đức rộng sâu như biển cả, chúng con đảnh lễ xin quy y”.

 

Hồng chung sơ khấu, bảo kệ cao âm.Thượng thông thiên đường, hạ triệt địa phủ”.

Sư Ông Huyền Tôn dịch:

“Hồng chung khởi thỉnh tiếng ban đầu, bảo kệ cao ngâm thoát nhiệm mầu, trên thấu thiên đường Trời niệm Phật, dưới sâu địa ngục diệt khổ đau”.

 

 Khi các bài dịch này được gửi về Tu Viện Quảng Đức thì chúng con đã kết hợp lại và xây dựng thành một thể nghi thức riêng cho tu Viện Quảng Đức. Và chúng con khuyên quý Phật tử tại Tu Viện Quảng Đức là khi thỉnh chuông thì xướng luôn cả hai phần gồm âm Hán văn và phần dịch nghĩa Việt. Tức là thỉnh hết nghi đánh chuông và tụng một thời Kinh Di Đà âm hoặc là nghĩa thì khoảng một tiếng đồng hồ. Thì nghi thỉnh chuông đã được phổ biến và hành trì tại Tu Viện Quảng Đức trong nhiều năm qua. Thì xin lược qua một phần nguyên do tại sao mà hôm nay nói về đề tài Bốn mươi tám đại nguyện của Đức Phật Di Đà, thì xin nhắc lại là Bốn mươi tám đại nguyện của Đức Phật Di Đà này nằm trong nghi lạy Tam Bảo của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ biên soạn và được Tu Viện Quảng Đức cho dịch nghĩa và hành trì, vừa xướng câu Hán văn, ở tại già lam trước đây thì Hòa Thượng Thích Trí Thủ chỉ xướng và lạy bằng âm Hán văn nhưng mà tạiTu Viện Quảng Đức hiện nay chúng con vừa xướng âm Hán Việt và dịch nghĩa luôn. Ví dụ như là đại nguyện thứ nhất:


Đệ nhất đại nguyện bất vô ác đạo


Đệ đại nguyện thứ nhất, không có ác đạo trong quốc độ cực lạc của Đức Phật A Di Đà. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô đại từ đại bi A Di Đà Phật. Tức là đại nguyện thứ nhất của Đức Phật A Di Đà là quốc vô ác đạo, cõi giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà không có ba đường ác. Dịch ra tiếng Việt là chúng ta đọc chúng ta hiểu liền, thì hôm nay trong phần thuyết giảng này, chúng tôi xin nói tổng quan về đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, thì tất cả phật tử Việt Nam chúng ta xa gần theo truyền thống thì là tám mươi đến chín mươi phần trăm là tutheo pháp môntịnh độ. Chỉ là khoảng bốn thập niên gần đây, thì sự xuất hiện của Đại Lão Hòa Thượng Thích Thanh Từ thì Ngài cho phục hưng lại dòng Thiền Trúc Lâm của Việt Nam, và ở nước ngoài thì có Sư Ông Thích Nhất Hạnh thì truyền thống Thiền học đã bắt đầu trở lại, nhưng mà nhìn chung thì tất cả mọi đệ tử Việt Nam đều là theo pháp môn tịnh độ là tụng Kinh và niệm Phật, đó là pháp tu chính của người Phật tử Việt Nam chúng ta, dù sau này có theo pháp môn Thiền hay theo Mật Tông của Phật Giáo Tây Tạng được truyền sang sau năm 1975 khi mà người Việt chúng ta đi định cư ở nước ngoài thì theo học với các vị Lạt-ma Tây Tạng thì chúng ta học về Pháp Mật Tông nhưng mà cũng là một số ít thôi, còn phần lớn vẫn là tu theo pháp môn Tịnh Độ là phổ biến nhất vì Pháp môn này phù hợp với  căng cơ đại đa số quần chúng người Việt Nam. Thì chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử của Đức Phật A Di Đà vì để nói về bốn mươi tám Đại nguyện của Ngài thì chúng ta phải hiểu về lịch sử của Ngài, lai klịch của Ngài là một nhân vật như thế nào. Như đại chúng đã biết thì Đức Phật A Di Đà không phải là một nhân vật lịch sử mà Ngài được xem là một Đức Phật tôn giáo, được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu ở trong Kinh A Di Đà, Tiểu Bổn A Di Đà mà chúng ta thường tụng, thứ hai là Kinh Bi Hoa, thứ ba là Kinh Pháp Hoa, và thứ tư là Kinh Vô Lượng Thọ, bốn bảng Kinh này có nói đến lai lịch của Đức Phật A Di Đà, và còn có những bảng Kinh nhỏ khác nữa nhưng đây là bốn bảng Kinh chính. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng ở vào một kiếp tên là Thượng Trì, cõi nước tên là Tảng Đề Lam, có một vị chuyển luân thánh vương tên là Vô Tránh Niệm. Tránh nghĩa là tranh cãi, một vị vua không có tranh cãi, không có xung đột, luân luân ghi nhớ những điều tốt lành, niệm nghĩa là ghi nhớ. Thì Vua Vô Tránh Niệm này cai trị cõi giới gọi là Tảng Đề Lam, và phạm vi cai trị của Ngài rất là lớn, coi tới bốn Châu thiên hạ bao gồm Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Nam Thiện Bộ Châu và Bắc Cu Lô Châu. Trong quần thần quan chúng của Vua đều là những người tu nhơn tích đức rất là giỏi, và Vua Vô Tránh Niệm sống đến tuổi thọ là tám vạn tuổi, tuổi thọ này được nói trong Luận Câu Xá quyển thứ mười hai. Tuổi thọ của chúng ta hiện nay đang sống ở kiếp giảm chỉ kéo dài khoảng dưới một trăm tuổi mà thôi trong khi thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện là khoảng một trăm tuổi, và trong kiếp giảm như vậy thì một trăm năm giảm khoảng một tuổi thì bây giờ đã trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm rồi, hai mươi lăm thế kỷ rồi, tức là giảm khoảng hai mươi sáu tuổi tức là tuổi trung bình chúng ta hiện nay là trên dưới bảy mươi tuổi.

Vua Vô Tránh Niệm có một vị đại thần tên là Bảo Hải, Ngài tu nhơn tích đức và cũng khuyên Vua nên tu nhơn tích đức. Đại thần Bảo Hải này có sanh ra một người con trai, khi mà người con trai này sinh ra đời thì trong nhà có rất nhiều châu báu mà người ta còn đem tặng thêm rất nhiều châu báu nên đứa con này được đặt tên là Bảo Tạng, thân tướng của Ngài rất là đẹp, có đủ ba mươi hai tướng Đại trượng phu giống như Đức Phật Thích Ca sau này vậy. Ngài Bảo Tạng khi lớn lên thấy rõ cuộc đời này là vô thường nên Ngài đi xuất gia tu học và chứng quả thành Phật gọi là Bảo Tạng Như Lai. Đức Vua Vô Tránh Niệm khi mà nhìn thấy Đức Phật như vậy liền phát tâm cung kính và cúng dường để mà tiếp tục hưởng được phước báu của Nhân Thiên, nhưng mà đại thần Bảo Hải tức là Bố của Ngài Bảo Tạng mới khuyên với Đức Vua Vô Tránh Niệm rằng: ‘ Nếu Bệ Hạ cúng dường cầu quả phúc báu Nhân Thiên mỹ mãn thì cũng chỉ ở trong tướng vô thường biến đổi như gió thoảng mây tan, do túc nghiệp tu phước hữu lậu đời trước nay được quả vị tôn quý không ai sánh kịp, thuận tiện giúp đời khôn sáng cơm no áo ấm nhưng chiều sâu tâm lý thì Bệ Hạ và thần dân vẫn bất an vì sanh lão bệnh tử khổ, chi bằng phát tâm bồ đề hành bồ tát đạo kiến tạo được nước Phật thì hạnh phúc cho toàn dân biết bao nhiêu, đó là lời khuyên của đại thần Bảo Hải, khuyên Vua nên phát tâm tu hụê để mà vượt thoát sanh tử thì tốt hơn là cúng dường để mà hưởng phúc báu Nhân Thiên. Và Vua Vô Tránh Niệm đã nghe lời khuyến thỉnh của đại thần Bảo Hải và cầu thỉnh Đức Phật Bảo Tạng dạy cho Pháp tu đạt đến vô lậu an lạc và giải thoát thì Đức Phật Bảo Tạng phóng đại hào quang cho xem thấy tất cả những Tịnh Độ của chư Phật mười phương. Khi Vua thấy những thế giới cực lạc mười phương như vậy thì Vua Vô Tránh Niệm đã phát tâm phát bốn mươi tám đại nguyện và sau đó xuất gia tu tập. Về sau Vua Vô Tránh Niệm đã trở thành Đức Phật A Di Đà. Tức là Vua Vô Tránh Niệm là tiền thân của Đức Phật A Di Đà theo Kinh Bi Hoa.

Bảng Kinh thứ hai là Kinh Pháp Hoa, trong phẩm Hóa Thành Dụ thì Đức Phật Thích Ca cũng giới thiệu Đức Phật A Di Đà là người con thứ chín của Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai này có mười sáu người con trai, người con trai thứ nhất tên là Trí Tích, và người con thứ chín chính là tiền thân của Đức Phật A Di Đà, nhờ công đức biên chép giảng nói về Kinh Pháp Hoa mà về sau này đã trở thành Phật A Di Đà. Đây là đoạn trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật Thích Ca đã kể lại chuyện cổ tích năm xưa về lai lịch Đức Phật Di Đà như sau: Hai vị Sa Di làm Phật ở phương Đông vị thứ nhất tên là A Súc ở nước Quang Hỷ, vị thứ hai tên là Tu Di Đảnh, hai vị làm Phật ở phương Đông Nam vị thứ nhất Sư Tử Anh vị thứ hai tên là Sư Tử Tướng. Hai vị làm Phật ở phương Nam vị thứ nhất tên là Hư Không Trụ vị thứ hai tên là Thường Diệt. Hai vị làm Phật ở phương Tây Nam vị thứ nhất tên là Đế Tướng vị thứ hai tên là Phạm Tướng. Hai Vị làm Phật ở phương Tây vị thứ nhất tên là A Di Đà vị thứ hai tên là Độ Nhất Thiết Thế Gian Khổ Não. Hai vị làm Phật ở phương Tây Bắc vị thứ nhất tên là Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Thần Thông, vị thứ hai tên là Tu Di Tướng. Hai vị làm Phật ở phương Bắc vị thứ nhất tên là Vân Tự Tại, vị thứ hai tên là Vân Tự Tại Vương. Một vị làm Phật ở phương Đông Bắc hiệu là Hoại Nhất Thiết Thế Gian Bố Ý. Vị thứ mười sáu chính ta là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở cõi Ta Bà thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Qua đoạn Kinh này chúng ta thấy rằng Đức Phật A Di Đà là con thứ chín, và Đức Phật Thích Ca là con út của Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Và ở trong Bi Hoa Kinh có nói rằng Đại Thần Bảo Hải cũng là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Vua Vô Tránh Niệm là tiền thân của Đức Phật A Di Đà. Đây là những câu chuyện tiền thân do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni kể lại cho chúng ta hiểu. Qua bài Kinh thứ ba nói về lai lịch của Đức Phật A Di Đà là Kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng thọ này nói rằng đời quá khứ lâu xa cách đây mười kiếp có một nước tên là Diệu hỷ, Vua cha là Việt Thượng Luân Vương và mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan, vương hậu sinh ra ba người con, người con trưởng Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca và người con thứ ba là Nhật Đế Chúng. Khi ấy Đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều Thi Ca bỏ ngôi báu để mà theo Đức Phật Thế Tự Tại Vương xuất gia thọ Tỳ Kheo, Phật cho Pháp hiệu là Pháp Tạng Tỳ Kheo. Ngài Pháp Tạng Tỳ Kheo đối với Đức Phật phát bốn mươi tám lời nguyện rộng lớn độ khắp tất cả mọi chúng sanh, nếu có nguyện nào không viên mãn thì Ngài thề sẽ không thành Phật. Được Chư Thiên rải hoa tán thán, quả đất rúng động, giữa hư không có tiếng khen: Pháp Tạng nhất định sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà. Đó là lời trích ở trong Kinh Vô Lượng Thọ nói về lịch sử của Đức Phật A Di Đà. Chúng tôi xin được lượt qua như vậy để mà đại chúng biết tiểu sử của Đức Phật A Di Đà là do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu trong ba bộ Kinh kể trên.Không giống như Đức Phật Thích Ca là nhân vật lịch sử có sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni, có thành đạo tại BodhGaya, chuyển Pháp luân ở Lộc Uyển và có nhập niết bàn ở Kushinagar, Đức Phật Di Đà chỉ là Đức Phật tôn giáo, được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu lại. Về hình dáng, về tôn tượng của Đức Phật A Di Đà, thì chúng ta thấy Ngài thường đắp y màu đỏ hoặc màu vàng tùy theo nơi tôn thờ người ta thích. Thường màu vàng biểu trưng cho trí tụê, màu đỏ là màu từ bi, mà thường chúng ta hiểu là màu đỏ đậm là biểu trưng cho màu mặt trời lặn vào buổi chiều hoàng hôn về phía tây. Một tay Ngài bắt ấn đưa lên cao ngang vai và một tay Ngài đưa xuống thì tay Ngài đưa lên là biểu trưng cho sự độ sanh, và bàn tay đưa xuống là biểu trưng cho sự cứu khổ, độ sanh là cứu người còn sống và cứu khổ là độ cho người chết. Biểu trưng này thấy rất là rõ khi mà phái đoàn hành hương Tu Viện Quảng Đức đi tới chiêm bái Phật Tượng Linh Sơn Đại Phật ở tỉnh Triết Giang, pho tượng trên đỉnh núi cao tám mươi tám thướt rất là đẹp và họ làm cái bàn tay của Phật để trước pho tượng, bàn tay riêng của Ngài rất là to để mà thập phương Phật tử tới chiêm bái. Phía trước pho tượng Linh Sơn Đại Phật này cũng ở trong khuân viên đó, ở dưới này đi lên từ chỗ Phật đài, chỗ mà được xem là Liên Trì và Hoa Khai Kiến Phật là bởi vì chùa Linh Sơn Đại Phật này tu theo Pháp môn Tịnh Độ cho nên họ làm những tôn tượng xung quanh khuân viên này biểu trưng cho pháp môn Tịnh Độ này. Cái ao Liên trì đó họ đặt tên là Hoa Khai Kiến Phật, và ở đó họ dựng một tòa sen chín tầng biểu trưng cho cửu phẩm Liên Hoa, và ở trong tòa sen đó họ để một pho tượng Đức Phật Sĩ Đạt Ta đảng sanh ở giữa tòa sen. Tượng Sĩ Đạt Ta cao khoảng hai thướt rất là to và tòa sen cao lên thì khoảng mười, mười lăm thướt. Xung quanh ao Liên trì đó họ đặt chín con rồng, họ bắt nước phun lên thì mỗi ngày như vậy khoảng  tầm lúc chín giờ, mười hai giờ, hai giờ và bốn giờ, một ngày như vậy họ cho phun lên bốn lần như vậy để cống hiến cho khách thập phương. Tới giờ đó thì họ mở Thiên nhạc cho chín con rồng này phun nước lên khoảng mấy chục thướt giống như trời mưa xuống và nhạc trỗi lên rồi sen giữa hồ nở ra từng cánh từng cánh một. Tất cả họ đều làm bằng máy và khi mà nó nở hết chín tầng hoa sen thì ngay giữa hoa sen đó có Đức Phật Đản Sanh xuất hiện, quay bốn hướng. Thì cái này là nhất cử lưỡng tiện, mục tiêu thứ nhất là cúng dường Đức Phật Đản Sinh, và thứ hai nữa là biểu trưng cho ý nghĩa hoa khai kiến Phật. Là bởi vì hành giả mà tu Pháp môn Tịnh Độ khi thác sanh về thế giới của Đức Phật A Di Đà thì ở trong ao Liên Trì và sanh ra từ hoa sen chứ không phải sanh ra từ bào thai của người mẹ giống như là chúng ta ở thế giới loài người. Cái đó là ý nghĩa hoa khai kiến Phật, rất là tuyệt vời. Tu viện Quảng Đức chúng ta thì cũng có tượng A Di Đà lộ thiên bên ngoài sân được sơn màu trắng biểu trưng cho sự thanh tịnh. Phần lớn những pho tượng lộ thiên thường được sơn màu trắng để ngoài trời cho không bị hư. Còn tượng được thờ bên trong chánh điện hoặc trong hội trường thì được sơn màu đỏ biểu trưng cho màu hoàng hôn, màu mặt trời lặn. Cái đó là về hình tướng cũng như tay bắt ấn của Đức Phật A Di Đà, tay đưa lên là độ sanh và tay đưa xuống là cứu khổ. Nói một chút về thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà, bốn mươi tám đại nguyện của Đức Phật Di Đà là nói về cái nơi mà Đức Phật sẽ có hành giả tu Tịnh Độ của Ngài thác sanh về. Thì trong thế giới cực lạc này là có bốn yếu tố, thứ nhất là bảo địa, thứ hai là bảo thọ, thứ ba là bảo trì và thứ tư là bảo tọa. Bảo địa là gì? Bảo địa là nói về cái nơi cư trú, nói về đất cát ở trong thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà, thì đất cát được làm bằng thất bảo, vàng bạc, lưu ly, sa cừ, mả não, sang hô, hổ phách, trân châu. Cõi giới của chúng ta đang sống ở đây thì đất là bằng đất thường thôi, nhưng mà đất của thế giới cực lạc là làm từ vàng trải làm đất, và xung quanh được thiết trí, được trang hoàng bằng thất bảo, một cõi nước rất là đẹp, và chúng sanh ở trong cõi nước đó làm gì có tâm tham lam, tranh đấu giống như là thế giới loài người của chúng ta. Ở cõi nước đó vàng, kim cương, mả não, sang hô khắp nơi, đi chỗ nào cũng có thì làm gì mà có sự tranh giành. Toàn cõi cực lạc đất lưu ly trong suốt, phía dưới có tràng kim cương nâng đỡ, tràng kim cương ấy tám góc đều đặn, mỗi mặt đều có trăm thứ bảo châu, mỗi bảo châu phóng nghìn tia sáng, mỗi tia sáng có tám mươi bốn ngàn màu, chấu đất lưu ly sáng như nghìn mặt trời, mặt lưu ly bằng phẳng có dây vàng rồng cùng thất bảo, dây phân khu vực và đường xá, mỗi dây báo phóng ra tia sáng trăm màu, tia sáng ấy hình như hoa, như sao, như trăng chiếu lên kết thành đài chiếu sáng giữa chừng không, bên những đài sáng ấy có trăm ức tràng hoa, vô số nhạc khí từ trong đài sáng trỗi ra tám thứ gió nhẹ mát làm rung động những nhạc khí reo những tiếng diễn nói những Pháp như khổ, không, vô thường, vô ngã, từ bi, hỷ xã và các pháp môn ba la mật để giúp cho hành giả tiếp tục tu tập. Cái đó là nói lời giải thích của Hòa Thượng Thiền Tâm giải thích về bảo địa ở trong cõi giới của Đức Phật A Di Đà. Ở đây chúng ta thấy rằng tất cả những nhạc khí hòa reo ở trong gió nói lên những pháp là khổ, không, vô thường, vô ngã, từ bi, hỷ xã và các pháp môn ba la mật. Các hành giả khi mà thác sanh về cõi giới của Đức Phật A Di Đà thì những hành giả này chưa có phải là những vị Phật mà là những hành giả đang tu tập để mà lên những quả vị cao, từ hạ phẩm hạ sanh lên tới thượng phẩm thượng sanh tiếp tục tu tập cho nên mỗi ngày đều nghe pháp, đều đi kinh hành cúng dường chư Phật trong mười phương. Thứ hai là bảo thọ, là những tàng cây ở trong thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà thì trong kinh nói là bảo thọ. Trên bảo địa có vô số cây chiên đàng hương, vô số cây kiết tường quả ngay hàng thẳng lối, nhánh lá bông trái đều đặn chỉnh tề, mỗi cây cao tám ngàn do tuần, thân lá, bông trái đều là làm từ chất thất bảo, hoặc là thứ cây thuần vàng, thuần bạc, thuần lưu ly, thuần pha lê, thuần xa cừ, thuần mả não, thuần trân châu, hoặc thứ gốc cây vàng thân bạc, nhánh lá thân trái cũng làm từ vàng bạc, đây là cây hai chất báu. Có thứ cây gốc vàng thân bạc nhánh lưu ly, bông lá trái thân vàng bạc lưu ly, đây là cây ba chất báu. Hoặc cây bốn chất báu là thứ thời năm chất báu. Có cây thời sáu chất báu, có cây thì bảy chất báu cùng xen lẫn nhau hiệp thành. Tất cả những Phật sự trong cõi cực lạc đều hiện rõ trong bóng cây, cả thập phương thế giới cũng hiện rõ trong từng bóng cây như là trong gương sáng. Mỗi lá rộng hai mươi lăm do tuần, một nghìn màu đồng phát ra ánh sáng đẹp làm vân lá chuỗi ngọc, những bông hoa xinh đẹp sắc vàng diêm phù đàng đang xen những kẻ lá sáng rỡ như những vầng lửa, trên bông tự nhiên có trái thất bảo hình như chiếc bình qúy của thiên đế, nơi trái phóng ra ánh sáng lớn thành vô lượng tràng hạt cùng bảo cái, trong bảo cái ấy có chối hiện tất cả những Phật sự trong nước cực lạc cùng cả thập phương thế giới. Bảy lớp lưới kết bằng diệu chơn châu giăng trên mỗi bảo thọ. Mỗi khoảng lưới có cung điện xinh đẹp như Trời Phạm Thiên Vương. Trong cung điện tự nhiên có các Thiên Đồng, mỗi Thiên Đồng đeo chuỗi ngọc hột châu ma ni, mỗi hột châu ma ni chiếu sáng đến trăm do tuần làm cho cây chiếu sáng trong trăm ức mặt trời, mặt trăng hiệp lại. Đó là lời giải thích về bảo thọ. Ở trong mội lời đại nguyện của Đức Phật A Di Đà thì có nói đến cái cây đại thọ cao hiển, nếu chúng sanh nào ở trong tương lai mà không nhìn thấy cây đạo đại thọ cao hiển ở trong thế giới cực lạc của Đức Phật Di Đà thì tôi thề không thành chánh giác. Thì trong phần này Hòa thượng Thiền Tâm giải thích về bảo thọ trong thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà thì chúng ta thấy rất là chi tiết, tức là có cây thì làm bằng vàng, có cây thì làm bằng lưu ly, có cây thì làm bằng kim cương, có cây thì làm bằng mả não, sang hô, hổ phách, trân châu, và có cây thì xen lẫn bằng hai thứ báu, rồi ba thứ báu, rồi có cây thì bốn thứ báu, năm thứ báu, có cây sáu thứ báu, bảy thứ báu hiệp lại thành. Và mỗi cây cao tới tám ngàn do tuần, một do tuần theo Kinh Tương Ưng Bộ là khoảng bốn phẩy sáu kilômet, có Kinh thì nói là mười lăm kilômet nhưng mà mình tính theo Kinh gần gũi nhất là Kinh Tương Ưng Bộ là khoảng trên dưới bốn cây số. Mà ở đây cây cao tới tám ngàn do tuần thì mình tính ra kích thướt hiện nay của thế giới loài người là khoảng ba mươi hai ngàn cây số.Mà mình đi từ Melbourne( Úc Châu ) qua tớiCalifonia ( Hoa Kì ) là khoảng mười lăm ngàn do tuần, nên cây ở cõi cực lạc còn cao hơn mình đi từ Melbourne qua California và quay ngược lại Melbourne. Và một chiếc lá ở trong cây bảo thọ này có tán lá rộng ra khoảng hai mươi lăm do tuần, là khoảng một trăm cây số. Nói chung mọi thứ ở trong thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà to và cao như vậy đó. Và cái thứ ba là ao Liên Trì, mỗi hành giả khi mà thác sanh về thế giới cực lạc đều sanh về ao Liên Trì này. Trong ao này có gì? Ao này gọi là ao thất bảo, đáy ao trải các kim cương nhiều màu, ao rộng trăm nghìn do tuần giống như là biển cả, mỗi ao có sáu mươi ức hoa sen thất bảo, mỗi hoa sen cao lớn mười hai do tuần đủ các màu, màu nào chiếu ánh sáng màu đó. Trong ao đủ nước tám công đức, thứ nhất là trừng tịnh, thứ hai là thanh lãnh, thứ ba là cam mĩ, thứ tư là khuynh diễn, thứ năm là nhuận trạch, thứ sáu là an hòa, thứ bảy là ảnh thời trừ cơ khác đẳng vô lượng quá hận và thứ tám là ảnh dĩ định năng trưởng dưỡng chư căn tứ đại tăng ích chủng chủng thù thắng thiện căn. Thứ nhất là nước hoàn toàn trong sạch, thứ hai là tinh khiết mát mẻ, thứ ba là nước ngon ngọt, thứ tư là nhẹ nhàng, thứ năm là tươi nhuận, thứ sáu là êm thuận an ủi và thứ bảy là uống vào trừ được khổ và trừ được hết tất cả bệnh tật, thứ tám là uống vào nhất định trừ được tất cả các căn tứ đại và làm lớn mạnh thù thắng chủng chủng thiện căn. Tức là mình uống thứ nước này vào nó vừa mát, vừa ngọt, vừa ngon, vừa chữa bịnh đói và tiêu trừ hết tất cả những bệnh tật và tăng trưởng những thiện căn ở trên lộ trình đạt đến giải thoát và giác ngộ. Ở đây là nước bát công đức có những yếu tố mình đáng để ý là ngọt, là tinh khiết, mát mẻ, là nhẹ nhàng là êm thuận. Người ta nói tới nước là người ta sợ chết đuối nhưng mà những ai rớt xuống nước bát công đức này thì không có chìm, lúc nào cũng nhẹ nhàng, êm ái, không bị nhấn chìm trong nước bát công đức này. Trong ao thất bảo có nước bát công đức và chúng sanh ở trong nước bát công đức này thì lúc nào cũng được an ổn, vui vẻ và có hoa sen thất bảo cao tới mười hai do tuần, nơi như ý châu vương phóng ánh sáng sắc vàng, trong ánh sáng hóa thành các thứ chim đủ màu bay lượng kêu hót hòa nhã diễn pháp như ngũ căn ngũ lực thất bồ đề phần, bát chánh đạo phần cùng ca ngợi niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Mặt nước làn sóng gọn lăng tăng nổi lên nhiều tiếng diệu dàng, tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng không, tiếng vô ngã, tiếng đại từ bi, tiếng ba la mật, tiếng thập lực vô ý bất cẩn, tiếng thần thông, tiếng trí tụê, tiếng vô tạo tác bất sanh, bắt diệt, vô sanh nhẫn, vô sanh pháp nhẫn, cho đến tiếng cam lồ quán đảnh cùng vô biên diệu pháp. Người nghe đến tiếng này thì tâm liền thanh tịnh, thiện căng thành thục, hẳn không thối chuyển đến đạo vô thượng bồ đề. Các thượng thiện nhơn người ở thế giới cực lạc lúc vào ao để tắm nếu ý muốn ngập chân thời nước chỉ ngập chân, nếu ý muốn nước đến bụng thì nước liền ngang bụng. Cho đến nếu ý muốn đến cổ thì mặt nước chỉ đến cổ, nước trong ao tùy ý của người đang tắm mà cạn sâu tùy ý ấm mát điều hòa rất thuận thích. Người tắm thân thể nhẹ nhàng, khoang khoái, tinh thần vui vẻ, tịch tịnh sáng suất. Cái đó là Hòa Thượng Thiền Tâm giải thích những sự tốt đẹp trong nước tám công đức trong ao liên trì ở thế giới cực lạc trong thế giới của Đức Phật Di Đà. Và thứ tư là bảo lâu, cái thứ năm là bảo tọa. Bảo lâu là gì? Lâu đây là lâu đài, là cung điện, nhà ở. Bốn phía ao báu những thềm bực đường xá do vàng bạc lưu ly pha lê v.v… hiệp thành. Trên có vô số cung điện nhiều tầng, những tòa lâu đài đều bằng vàng bạc lưu ly  pha lê v.v… dẫn đến vô lượng chất báu xây thành. Giảng đường tịnh xá lầu cát cung điện của Đức Phật A Di Đà, của chúng Bồ Tát dân nơi đây trăm ngàn muôn lần quý hơn cung điện của Đức Tự Tại Thiên Vương ở cõi Ta Bà này. Tức là bào lâu của cõi cực lạc của Đức Phật A Di Đà quý hơn trăm nghìn lần cung điện của Đức Đại Tự Tại Thiên Vương ở các cung trời. Và nói về cung vàng điện ngọc ở thế giới loài người của chúng ta thì không là gì hết. Những đền đài có thứ nổi lên ở giữa chừng không như mây, cao lớn theo ý muốn của người đó, có hạn không theo ý muốn mà trụ ở trên bảo địa đó cũng là do công phu tu hành sâu dày hay kém ít nên chỗ ở cũng khác nhau. Những sự hưởng dụng như ăn mặc đều bình đẳng. Bốn phía đền đài đều trang nghiêm với những hoa vàng cùng vô lượng nhạc khí, gió mát nhẹ rung những nhạc khí hòa reo những tiếng Pháp như khổ không vô thường vô ngã từ bi hỷ xã và các môn ba la mật. Mình để ý từ nãy giờ từ bảo địa cho tới bảo thọ cho tới bảo trì nơi nào cũng có những pháp âm vang ra những lời Pháp để mà nhắc nhở mình tu tập. Những Pháp âm đó qua những điệu nhạc du dương mà nghe những điệu nhạc du dương đó là những bài Pháp chớ không phải để mà đắm nhiễm trong điệu nhạc đó. Thứ năm là bảo tọa, là chỗ ngồi. Cực lạc thế giới của Đức Phật A Di Đà, Chư Bồ Tát cùng nhân dân của Ngài đều ngồi trên tòa sen báu được gọi là bảo tòa. Tòa sen ấy từ một chất báu hay hai chất báu dẫn đến vô lượng chất báu hiệp thành, màu sắc đẹp lạ, quang minh sáng chói lớn nhỏ xứng theo thân người ngồi. Dưới đây ;à tòa sen báu của Đức Phật ngự, toà sen này có tám mươi bốn ngàn cánh, mỗi cánh rộng hai trăm năm mươi do tuần, một trăm màu, trên mỗi cánh sen có tám mươi bốn ngàn lằn gân phóng ra tám mươi bốn ngàn tia sáng, sen và mỗi cánh sen có trăm ức hạt châu ma ni, mỗi hạt châu ma ni phóng nghìn tia sáng, và các tia sáng này kết tụ nhau thành nhiều như là cây lọng, đài sen bằng cách Thích Ca Tỳ Lăng Già trang nghiêm với tám muôn thứ ngọc kim cương ngọc ma ni cùng mành lưới kết bằng trân châu, trên đài sen tự nhiên có bốn trụ báu, mội trụ báu cao đẹp trăm nghìn ức, trên đầu mỗi trụ báu có mành lưới trùm giăng rộng lớn như cõi Trời Dạ Ma, mành lưới báu ấy có trăm ức hạt châu, mỗi bảo châu chiếu ra tám mươi bốn ngàn tia sáng, và mỗi tia sáng ấy có tám mươi bốn ngàn kim sắc, các sắc vàng sáng chói khắp bảo địa do nơi biến hóa thành những tướng trạng khác nhau hoặc hóa hiện ra đài kim cương hoặc hóa ra lưới trân châu, hóa làm những lùm cây hoa đẹp sáng v.v… hiện thành Phật sự ở khắp mọi nơi trong cõi giới cực lạc của Đứa Phật A Di Đà. Đó là nói lên bảo tòa của mỗi hành giả khi mà thác sanh về thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà đều ngồi ở trên tòa sen báu, mình sanh ra ở trong tòa sen và khi ngồi cũng là ngồi ở trên tòa sen. Và tùy theo chiều kích, thân thể của từng hành giả trong cõi giới của Đức Phật Di Đà. Đó là Thầy sơ lược qua tiểu sử của Đức Phật A Di Đà và lược qua một số yếu tố ở trong cõi giới đó là bảo địa, bảo trì, bảo thọ, bảo lâu và bảo tọa. Đây là những điều cơ bản mà chúng ta ghi nhớ để mà sau này mình nghe qua bốn mươi tám đại nguyện của Đức Phật Di Đà thì mình không cần phải nhắc lại nữa. Điều cuối cùng mà hôm nay Thầy xin nhắc với đại chúng là pháp môn Tịnh Độ của Đứa Phật A Di Đà là một pháp môn theo hệ tư tưởng Phật giáo đại thừa mà tư tưởng Phật giáo đại thừa thì vừa nói về sự và vừa nói về lý. Nói về sự thì có thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà ở phương Tây, chắc chắn là có. Sau khi chết chúng ta sẽ thác sanh về nơi đó. Còn nói về lí là cõi giới cực lạc A Di Đà đang ở tại trong tâm của chúng ta chứ không phải ở phía mặt trời lặng, không phải ở phía phương Tây. Tất cả mọi đệ tử Phật phải hiểu điều này để mà mình không có phải lấn cấn, để mình không còn phải tranh cãi. Nhiều Pháp sư, nhiều Giảng sư hiện bây giờ ngồi trên pháp tòa vẫn tranh cãi về thế giới cực lạc của Đức Phật a Di Đà, bác bỏ thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà, cách đây mười muôn ức cõi không có. Chỉ có tịnh độ ở nhân gian thôi chứ không có tịnh độ ở Tây Phương. Nhưng mà theo quan điểm của Thầy thì mình phải kết hợp lại hai cái, vừa lý và vừa sự, lý sự phải viên dung, đừng quá cố chấp, đừng quá cực đoan, cực đoan là sẽ chết, nói theo kiểu triết học thời hiện đại là: toopositivebecomeviolent. Tức là tích cực quá sẽ trở thành bạo động, không nên quá tích cực, không nên quá cực đoan, không nên quá bác bỏ một chiều là hoàn toàn không có thế giới cự lạc của Đức Phật a Di Đà mà chỉ có cực lạc ở tại đây mà thôi, không nên như vậy, mình phải nói lý và mình phải nói sự. Sự là cách đây mười muôn ức cõi và lý là thế giới cực lạc ở trong tâm của chúng ta. Cực lạc cực khổ song song, hai đường cực hết biết dong đường nào. Tùy theo mỗi người. Thê thê thảm thảm chỉ tại nơi mình. Yểu yểu minh minh mạc cầu suất lỵ. Tịnh độ nhân gian nổi tiếng nhất mà chúng ta nhìn thấy là Đại Lão Hòa Thượng Thích Tinh Vân, nhà sáng lập ra Phật Học Phật giáo Đài Quang Sơn ở Đài Loan mà phái đoàn hành hương của Tu Viện Quảng Đức chúng ta đã từng tới trụ sở của Hòa Thượng ở tại Đài Bắc. Và Hoà Thượng Tinh Vân là sư phụ của anh Tony, phó đoàn hành hương của Thầy. Mình đi tới Đài Loan cũng nhiều lần rồi và tới thăm. Hòa Thượng Tinh Vân là một hành giả tu theo Tịnh độ và Ngài xiển dương, triết thuyết của Ngài là thiết lập Tịnh Độ ở nhân gian, tại nhân gian này, mà Tịnh Độ nhân gian này được hình thành thì Tịnh Độ ở phương tây cũng được viên mãn. Mình sống trong đời sống này yên ổn, nhẹ nhàng, an lạc, giải thoát thì Tịnh Độ phương Tây sẽ dọn đường cho chúng ta. Nếu trường hợp Tịnh Độ nhân gian mà không có thì làm sao mà có Tịnh Độ ở Tây phương. Tức là mình phải hoàn thiện Tịnh Độ ở trong cõi nhân gian này để mà làm thềm thang cho Tịnh Độ ở Tây phương. Tịnh Độ của Hòa Thượng Tinh Vân Ngài thuyết lập Tịnh Độ nhân gian qua ba góc độ. Thứ nhất là qua gốc độ văn hóa là Ngài xây dựng chùa, chùa Học Quang Sơn của Hòa Thượng Tinh Vân phải nói là tuyệt vời, numberone in the world. Tức là chùa của Hòa Thượng Tinh Vân là số một, không có số hai trong cuộc đời này, chùa xây rất đẹp và mọi đệ tử Phật phải tự hào khi mình bước vào hệ thống chùa Phật Quang Sơn của Ngài. Mình ở Úc này mà các vị có duyên đi đến thăm chùa Nam Thiên, SouthGlobalTemple,Hòa Thượng đặt tên nào là chết tên đó,tức là Hòa thượng tự vỗ ngực xưng tên đề đặt tên chùa này,bởi vì Hòa Thượng nghĩ rằng không có ngôi chùa thứ hai nào dám đặt tên này, Hòa thượng đặt tên SouthGlobal,  là chùa lớn nhất ở Nam bán cầu, Nam là phía Nam, Thiên là Trời, Trời phía Nam vì Úc châu gọi là nam bán cầu. Ngài đặt chùa này là Nam Thiên, tiếng Hán là Nan Thiên Tự. Các vị vào đó sẽ thấy chùa xây rất là to và rất là đẹp. Cái thời điểm đầu năm chín mươi mà ở đây bỏ ra năm chục triệu đô để mà xây ngôi chùa này. Ở bên Mỹ tại California, chúng tôi cũng đã đến chùa đó rồi thì Hòa Thượng đặt tên ngôi chùa ở đó là Tây Lai, tức là Phật tới phương Tây, tức là đem Phật giáo đến cho người Tây phương, và chùa rất đẹp. Bên Canada cũng có, bên châu Phi cũng có, bên Ấn Độ cũng có, tất cả các nước đều có chùa của Ngài Phật Quang Sơn. Cái đó là Tịnh Độ nhân gian qua văn hóa. Tịnh Độ nhân gian qua giáo dục thì Ngài thiết lập đại học Phật giáo để hướng dẫn cho người học giáo lý, tu theo pháp môn Tịnh Độ để mà thiết lập sự yên ổn cho bản thân, đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình, và cho xã hội. Ở Sydney, chùa Nam Thiên cũng có trường Phật học cho người đời vô học

 

Đệ tử Lệ Trinh Diệu Tuyết & Nguyên Quảng Tánh
Phiên tả xong ngày: 15/9/2020




***
facebook
youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]