Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập 03_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 3) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải

03/03/202207:21(Xem: 9233)
Tập 03_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 3) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải


Bia Dai Bat Nha_ tap__03_cu si thien buu

Phật lịch: 2566 ; Nông lịch: Nhâm Dần; Tây lịch: 2022

 

TỔNG LUẬN

ĐẠI BÁT NHÃ

 

 

TẬP 3

 

 

Việt dịch:

    HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ NGHIÊM
Chiết giải:

LÃO CƯ SĨ THIỆN BỬU

 

 

Quảng Đức Tùng Thư
Ấn Hành


*** 


Published by

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria

105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Tel: 03. 9357 3544

www.quangduc.com 

 

All right reserved
First edition 2022 - 100 copies

 

National Library of Australia
Cataloguing-in-Publication entry:
Title: Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 3)
 Mahāprajñāpāramitā Sastra
By Thien Buu
Senior Venerable Thich Nguyen Tang @2022

 

ISBN: 978-0-6454135-6-4

 

Tổng Luận Đại Bát Nhã

Chiết giải: Cư Sĩ Thiện Bửu

Giới thiệu: Thượng Tọa  Thích Nguyên Tạng

Trình bày : Cư Sĩ Thiện Bửu, Cư Sĩ Hữu Phú

Thiết kế bìa: Quảng Duy Minh (Mẫn)

Sửa Bản in: Cư Sï Thanh Phi, Cư Sĩ Phương Nhật

 

Cúng Dường Pháp là tối thượng nhất
The gift of Dhamma surpasses all other Gifts
Sabbadanam Dhammadanam Jinati

 

 

 

MỤC LỤC TẬP III

 

 

Hội thứ II với các phẩm như sau:

 

 

TẬP III, hội thứ II,................................................................ ... 1

01. Phẩm “Duyên Khởi”.............................................................. 7

02. Phẩm “Hoan Hỉ”................................................................. 13

03. Phẩm “Quán Chiếu”............................................................ 27

04. Phẩm “Vô Đẳng Đẳng”........................................................ 71

05. Phẩm “Tướng Lưỡi”............................................................ 76

06. Phẩm “Thiện Hiện”............................................................. 82

07. Phẩm “Vào Ly Sanh”........................................................ 100

08. Phẩm “Thắng Quân”.......................................................... 110

09. Phẩm “Hành Tướng”......................................................... 128

10. Phẩm “Huyễn Dụ”............................................................. 141

11. Phẩm “Thí Dụ”................................................................. 158

12. Phẩm “Đoạn Chư Kiến”..................................................... 179

13. Phẩm “Sáu Pháp Đáo Bỉ Ngạn”.......................................... 186

14. Phẩm “Đại Thừa”.............................................................. 201

15. Phẩm “Không Buộc Không Mở”........................................ 207

16. Phẩm “Tam Ma Địa”......................................................... 224

17. Phẩm “Niệm Trụ Đẳng”..................................................... 245

18. Phẩm “Tu Trị Địa”............................................................ 268

19. Phẩm “Xuất Trụ”............................................................... 310

20. Phẩm “Siêu Thắng”........................................................... 331

21. Phẩm “Vô Sở Hữu”........................................................... 344

22. Phẩm “Tùy Thuận”............................................................ 364

23. Phẩm ‘Vô Biên Tế”........................................................... 370

24. Phẩm “Viễn Ly”................................................................ 400

 25. Phẩm “Đế Thích”.............................................................. 423

26. Phẩm “Tín Thọ”................................................................ 445

27. Phẩm “Rải Hoa”................................................................ 452

28. Phẩm “Trao Ký”................................................................ 469

29. Phẩm “Nhiếp Thọ”............................................................ 475

30. Phẩm “Bảo Tháp”............................................................. 487

31. Phẩm “Phước Sanh”.......................................................... 502

32. Phẩm “Công Đức”............................................................. 505

33. Phẩm “Ngoại Đạo”............................................................ 515

34. Phẩm “Trời Đến”.............................................................. 520

35. Phẩm “Thiết Lợi La Hay Xá Lợi”....................................... 534

36. Phẩm “Kinh Văn”............................................................. 552

37. Phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng”............................................... 576

38. Phẩm “Đại Sư”.................................................................. 636

39. Phẩm “Địa Ngục”.............................................................. 651

40. Phẩm “Thanh Tịnh”........................................................... 666

41. Phẩm “Không Nêu Cờ”...................................................... 702

42. Phẩm “Bất Khả Đắc”......................................................... 727

43. Phẩm “Phương Đông Bắc”................................................. 742

44. Phẩm “Ma Sự”.................................................................. 776

45. Phẩm “Chẳng Hòa Hợp”.................................................... 786

46. Phẩm “Phật Mẫu”.............................................................. 803

 

 

 

---o0o---

 

 

Xin bắt đầu trì tụng phần hai, Hội thứ II:

 

  

II. PHẦN HAI, HỘI THỨ II.

(bố cục)

 

 

2. Phần hai gọi là Đại bản (Phạm: Paĩcaviôzatisàhasrikà-prajĩàpàramità) gồm 78 quyển kế tiếp, tức Hội thứ II: Về nghĩa thì giống nhau, nhưng văn thì ngắn gọn hơn, sự thay đổi các phẩm cũng khác và thiếu ba phẩm Thường Đề, Pháp Dũng v.v... Tương đương với 25.000 kệ tụng Bát Nhã hiện còn. Bản dịch Tây tạng chia làm 76 phẩm, trong có các phẩm Thường Đề, Pháp Dũng v.v... Theo bài tựa của hội thứ II do Ngài Huyền Tắc ở chùa Tây minh soạn, thì các Kinh như: Phóng Quang Bát Nhã 20 quyển do Ngài Vô Xoa La dịch vào đời Tây Tấn, Kinh Quang Tán (thiếu nửa sau) 10 quyển do Ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa 27 quyển (còn gọi là đại bản hay đại phẩm) do Ngài Cưu Ma La thập dịch vào đời Diêu Tần v.v... đều là những bản dịch khác của hội này.

 

Phần hai, Hội thứ II của Kinh MHBNBLMĐ cũng chẳng khác gì phần một, Hội thứ I, ĐBN: Tất cả giáo lý hạnh quả, tín giải hành chứng cùng kỹ thuật tu trì, quán chiếu... đều giống nhau, không khác. Có thể nói “cũng cùng một thứ rượu, chỉ khác bình”. Về hình thức, cách chia phẩm và tựa có khác đôi chút. Còn nội dung văn từ cô động, gãy gọn hơn. Nếu độc giả lo ngại sự tóm lược của chúng tôi ở phần một, Hội thứ I thiếu sót, cắt xén hay thay đổi thêm thắt... thì sự trình bày tóm lược ở phần hai, Hội thứ II này “nguyên chất” hơn. Để Quý vị có dịp so sánh, đối chiếu: Ở đầu mỗi phẩm của Hội thứ II, chúng tôi có ghi tên phẩm, đánh số quyển tương đương với Hội thứ I, Quý vị chỉ cần theo chỉ dẫn đó tra cứu, so chiếu cho đỡ mất thời giờ và dễ nắm vững toàn bộ Đại Bát Nhã mà không đến nỗi nhọc nhằn tìm kiếm!

Tuy nói 2 Hội không khác, không có nghĩa là đọc Hội thứ I cũng tạm đủ, không cần đọc thêm Hội thứ II cho đến hết Hội thứ VI nữa. Mặc dù, cả hình thức lẫn nội dung của 6 Hội tương đương nhau. Tuy nhiên, trên phương diện trình bày và dẫn ý, có Hội chúng tôi giải thích và luận giải tỉ mỉ, có Hội chúng tôi chỉ lược tóm. Riêng Hội này chúng tôi thích nghĩa ít hơn Hội thứ I, nhưng lại giải luận nhiều hơn với những dẫn chứng của Đại Trí Độ Luận.

Đối với độc giả thì cần trì tụng. Vì trì tụng có nghĩa là đọc tới đọc lui nhiều lần, mới có thể thâm nhập được Bát Nhã. Lời khuyên của chúng tôi là nên đọc cả năm Hội đầu, sau đó trì tụng hay thọ trì Hội nào mà mình thích cũng được.

Cũng nên nói thêm rằng: Bộ Đại Trí Độ Luận do Bồ Tát Long Thọ biên soạn, căn cứ vào kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa(tức Hội thứ II). HT Thích Trí Tịnh có dịch kinh này từ Hán sang Việt, đã xuất bản và đăng tải rộng rãi trên các mạng Phật học.

Khi bộ Luận Đại Trí Độ ra đời, chính Ngài La Thập nhóm họp 500 thiện trí thức cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1.000 quyển, cô đọng lại thành 5 tập, 100 quyển vào thời Diêu Tần. Đại Trí Độ Luận là bộ thích luận đồ sộ giải thích các giáo lý do Phật thuyết ở Hội thứ II (một trong 16 pháp Hội của kinh Đại Bát Nhã), được HT Thích Thượng Siêu và Ni Trưởng TN Diệu Không dịch từ Hán sang Việt. Đây là một bộ luận do Bồ Tát Long Thọ, Tổ thứ XIV của dòng Thiền Tây thiên-Ấn, truyền thừa từ Đức Thích Ca Mâu Ni, bậc thật tu thật chứng thực hiện,giúp ích rất nhiều trong việc học hỏi thọ trì kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật, mà quý vị cần tham khảo nếu muốn thâm hiểu hay thành đạt Bát nhã Ba la mật.

 

 

---o0o---

 

 


01. PHẨM “DUYÊN KHỞI”

 

Quyển 401, Hội thứ II, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Duyên Khởi”, Q.01 đến Q.02,

Hội thứ I, ĐBN)(1)

 

       Gợi ý:

Phẩm “Duyên Khởi”, quyển thứ 401, Hội thứ II, cũng giống như phẩm “Duyên Khởi”, quyển 01, Hội thứ I, ĐBN như hai anh em sanh đôi, chỉ khác là quyển 01 của Hội thứ I dài và tỉ mỉ hơn quyển 401 của Hội thứ II nhiều.

Chủ đích của Phật Thích Ca Mâu Ni ở thế giới Kham nhẫn là muốn thuyết Bát nhã Ba la mật cho tất cả chúng hữu tình, nên đức Thế Tôn phóng hào quang chiếu khắp thế giới mười phương, cùng phát ra chấn động sáu cách và đồng thời Đức Phật lại dùng thần lực hiện thân Phật cho tất cả hữu tình đều thấy. Nhờ đó mới gây được chú ý của tất cả chúng Bồ Tát trong khắp cõi Tam thiên đại thiên thế giới mười phương. Đó là những biểu hiện của phẩm “Duyên Khởi”.

 

Tóm lược:

 

 (Trong Hội thứ II này chúng tôi thường trích dẫn các luận giải trong Đại Trí Độ Luận” của Bồ Tát Long Thọ, xen kẽ với chánh văn hay luận giải của chúng tôi để làm sáng tỏ thêm giáo nghĩa của 5 Hội đầu thuộc Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật. Mong rằng công việc này mang lại kết quả tốt cho người thụ dụng).

 

Bấy giờ, ở thế giới sau cùng của hằng hà sa số thế giới về phương Đông tên là Đa Bảo, có đức Phật hiệu là Bảo Tánh Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác đang thuyết Đai Bát nhã Ba la mật cho chúng Bồ Tát. Trong hội đó có Bồ Tát tên là Phổ Quang thấy ánh sáng lớn, cùng đại địa biến động và thân tướng của Phật Thích Ca Mâu Ni, trong lòng phân vân, nên đến chỗ Phật Bảo Tánh thưa rằng: Bạch đức Thế Tôn! Do nhân duyên gì, mà có điềm lành này?

 

Khi ấy, đức Phật Bảo Tánh bảo đại Phổ Quang Bồ Tát: Nầy Thiện nam tử! Ở phía Tây của cõi này, trải qua vô số thế giới, có thế giới tận cùng tên là Kham Nhẫn, có Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni, Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác… hiện an trú tại đó, sắp nói phápĐạiBát Nhã Ba La Mật cho chúng Bồ Tát. Do thần lực của Phật đó, mà hiện ra điềm lành này.

Phổ Quang nghe rồi, rất đổi vui mừng, lại bạch Phật Bảo Tánh: Bạch Thế Tôn! Nay con xin đến thế giới Kham Nhẫn, để chiêm ngưỡng, lễ bái cúng dường đức Như Lai Thích Ca Mâu Ni và các chúng đại Bồ Tát, những vị đã đạt được sự hiểu biết thông suốt, thành thục các pháp môn Đà la ni, pháp Tam ma địa, thần thông tự tại, lại ở thân sau cùng, bất cứ lúc nào cũng có thể kế thừa ngôi vị Phật. Cúi xin rũ lòng thương xót, chấp thuận cho!

Khi ấy, Phật Bảo Tánh bảo Bồ Tát Phổ Quang: Hay thay! Hay thay! Nay đã đúng lúc. Được, ông cứ đi!

Đức Phật Bảo Tánh liền lấy ngàn cành hoa sen sắc vàng ròng, hoa ấy có ngàn cánh, có các báu trang nghiêm, trao cho Bồ Tát Phổ Quang và dặn rằng: Ngươi mang hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, như lời Ta dặn, bạch: “Như Lai Bảo Tánh xin ân cần thăm hỏi, Ngài được khỏe mạnh, ít phiền, đi đứng nhẹ nhàng, khí lực ôn nhu chăng? Việc đời dễ chịu? Chúng sanh dễ độ chăng?” Rồi cầm hoa sen này, dâng lên Thế Tôn, để làm Phật sự. Ngươi đến cõi kia, phải cẩn thận, thấy cõi Phật và các đại chúng ở đó, chớ sinh lòng coi thường, mà tự làm thương tổn mình. Vì sao? Vì các vị Bồ Tát kia, oai đức khó sánh kịp, do nguyện độ sanh thôi thúc, vì nhân duyên lớn, mới sanh về cõi đó.

Khi ấy, Bồ Tát Phổ Quang nhận hoa, vâng lệnh, rồi cùng với vô lượng trăm ngàn vô số đại Bồ Tát xuất gia, tại gia và vô số trăm ngàn đồng nam, đồng nữ, đầu lễ chân Phật, đi vòng bên phải, rồi xin giã từ. Mỗi vị mang theo vô lượng các loại hoa hương, tràng phan, lọng báu, y phục, trang sức quý và các phẩm vật cúng dường khác, bắt đầu lên đường. Bầu đoàn của Bồ Tát Phổ Quang đi qua vô số cõi Phật ở phương Đông, đến cõi Phật nào cũng cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, không bỏ sót cõi nào.

Khi đến chỗ Phật Thích Ca, đầu lạy hai chân Phật, đi quanh trăm ngàn vòng, rồi lui đứng một bên. Bồ Tát Phổ Quang tiến tới trước, bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ở phía Đông của cõi này, trải qua vô số thế giới, có thế giới tận cùng tên là Đa Bảo, có Phật hiệu là Bảo Tánh Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác xin ân cần thăm hỏi Thế Tôn “Ngài được ít bệnh, ít phiền, đi đứng nhẹ nhàng, khí lực điều hòa, an vui chăng? Việc đời chịu đựng được chăng? Chúng sanh dễ độ chăng?” rồi cầm ngàn hoa sen sắc vàng ròng ấy, dâng lên Thế Tôn để làm Phật sự.

Khi ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhận hoa sen ấy, rồi rải trở lại cúng dường vô số thế giới chư Phật ở phương Đông. Do thần lực Phật, khiến các hoa này rơi khắp các cõi Phật. Trong đài của các hoa này, đều có hóa Phật, ngồi kiết già, nói pháp tương ưng Đại Bát Nhã cho các Bồ Tát; hữu tình nào nghe được, nhất định đạt được quả vị Giác ngộ tối cao. Sau đâu đó, Bồ Tát Phổ Quang cùng tùy tùng quyến thuộc cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Phật và các Bồ Tát, rồi lui ngồi một bên.

Cứ như thế, từ thế giới tận cùng ấy, tất cả các cõi Phật của phương Đông, mỗi cõi đều có một vị Bồ Tát đứng đầu xin phép chư Phật cõi mình, cùng tùy tùng quyến thuộc, đem lời vấn an và lễ vật đến cúng dường Phật Thích Ca và Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã như câu chuyện của Phổ Quang Bồ Tát đã thuật xong.

 

- Kế đến, thế giới tận cùng của vô số thế giới ở phương Tây, tên làCận Tịch Tịnh, có Phật hiệu là Bảo Diệm Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác… Trong đó cóvị Bồ Tát tên là Hành Tuệ, thấy các diễn biến giống như ở cõi nước của đức Bảo Tánh Như Lai như đã tả trên, liền xin phép Phật Bảo Diệm đến cõi nước của Đức Thích Ca Mâu Ni, cùng quyến thuộc đem lời vấn an và lễ vật cúng dường Phật Thích Ca và các Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã , nhất nhất… đều giống như câu chuyện của Bồ Tát Phổ Quang vừa kể.

Cứ như thế, từ thế giới tận cùng ấy, tất cả các cõi Phật ở phương Tây khác, mỗi cõi đều có một vị Bồ Tát đứng đầu xin phép chư Phật cõi mình, cùng tùy tùng quyến thuộc, đem lời vấn an và lễ vật đến cúng dường Phật Thích Ca và các Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã như câu chuyện của Phổ Quang Bồ Tát đã thuật ở trên.

 

- Thế giới tận cùng của vô số thế giới ở phương Bắc, tên là Tối Thắng, có Phật hiệu là Thắng Đế, Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác. Trong đó có vị Bồ Tát tên là Thắng Thọ, thấy các diễn biến giống như ở cõi nước của đức Bảo Tánh Như Lai như đã tả trên, liền xin phép Phật Thắng Đế đến cõi nước của Đức Thích Ca Mâu Ni, cùng quyến thuộc đem lời vấn an và lễ vật cúng dường Phật Thích Ca và các Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã , nhất nhất… đều giống như câu chuyện của Bồ Tát Phổ Quang kể trên.

Cứ như thế, từ thế giới tận cùng ấy, tất cả các cõi Phật của phương Bắc, mỗi cõi đều có một vị Bồ Tát đứng đầu xin phép chư Phật cõi mình, cùng tùy tùng quyến thuộc, đem lời vấn an và lễ vật đến cúng dường Phật Thích Ca và các Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã như câu chuyện của Phổ Quang Bồ Tát đã thuật ở trên.

 

- Đến thế giới tận cùng của vô số thế giới ở phương Đông Bắc, tên là Định Trang Nghiêm, có Phật hiệu là Định Tượng Thắng Đức, Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác…, có Bồ Tát tên là Ly Trần Dũng Mãnh cũng tham bái Phật Thích Ca Mâu Ni như trên.

Và từ thế giới tận cùng ấy, tất cả các cõi Phật của phương Đông Bắc, mỗi cõi đều có một vị Bồ Tát đứng đầu xin phép chư Phật cõi mình, cùng tùy tùng quyến thuộc, đem lời vấn an và lễ vật đến cúng dường Phật Thích Ca và các Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã như câu chuyện của Phổ Quang Bồ Tát đã thuật ở trên.

 

- Đến thế giới tận cùng của vô số thế giới ở hướng Đông Nam, tên là Diệu Giác Trang Nghiêm, rất dễ ưa thích, có Phật hiệu là Liên Hoa Thắng Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác…, có Bồ Tát tên là Liên Hoa Thủ cũng tham bái Phật Thích Ca Mâu Ni như trên.

Và từ thế giới tận cùng ấy, tất cả các cõi Phật của phương Đông Nam, mỗi cõi đều có một vị Bồ Tát đứng đầu xin phép chư Phật cõi mình, cùng tùy tùng quyến thuộc, đem lời vấn an và lễ vật đến cúng dường Phật Thích Ca và các Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã như câu chuyện của Phổ Quang Bồ Tát đã thuật ở trên.

 

- Đến thế giới tận cùng của vô số thế giới ở hướng Tây Nam, tên là Ly Trần Tụ, có Phật hiệu là Nhật Luân Biến Chiếu Thắng Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác…, có Bồ Tát tên là Nhật Quang Minhcũng tham bái Phật Thích Ca Mâu Ni như trên.

Và từ thế giới tận cùng ấy, tất cả các cõi Phật của hướng Tây Nam, mỗi cõi đều có một vị Bồ Tát đứng đầu xin phép chư Phật cõi mình, cùng tùy tùng quyến thuộc, đem lời vấn an và lễ vật đến cúng dường Phật Thích Ca và các Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã như câu chuyện của Phổ Quang Bồ Tát đã thuật ở trên.

 

- Đến thế giới tận cùng của vô số thế giới ở hướng Tây Bắc, tên là Chơn Tự Tại, có Phật hiệu là Nhất Bảo Cái Thắng Như Lai Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác…, có Bồ Tát tên là Bảo Thắngcũng tham bái Phật Thích Ca Mâu Ni như trên.

Và từ thế giới tận cùng ấy, tất cả các cõi Phật của hướng Tây Bắc, mỗi cõi đều có một vị Bồ Tát đứng đầu xin phép chư Phật cõi mình, cùng tùy tùng quyến thuộc, đem lời vấn an và lễ vật đến cúng dường Phật Thích Ca và các Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã như câu chuyện của Phổ Quang Bồ Tát đã thuật ở trên.

 

- Đến thế giới tận cùng của vô số thế giới ở phương Hạ, tên là Liên Hoa, có Phật hiệu là Liên Hoa Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác…, có Bồ Tát tên là Liên Hoa Thắngcũng tham bái Phật Thích Ca Mâu Ni như trên.

Và từ thế giới tận cùng ấy, tất cả các cõi Phật của phương Hạ, mỗi cõi đều có một vị Bồ Tát đứng đầu xin phép chư Phật cõi mình, cùng tùy tùng quyến thuộc, đem lời vấn an và lễ vật đến cúng dường Phật Thích Ca và các Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã như câu chuyện của Phổ Quang Bồ Tát đã thuật ở trên.

 

- Đến thế giới tận cùng của vô số thế giới ở phương Thượng, tên là Hoan Hỷ, có Phật hiệu là Hỷ Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác…, có Bồ Tát tên là Hỷ Thọcũng tham bái Phật Thích Ca Mâu Ni như trên.

Và từ thế giới tận cùng ấy, tất cả các cõi Phật của phương Thượng khác, mỗi cõi đều có một vị Bồ Tát đứng đầu xin phép chư Phật cõi mình, cùng tùy tùng quyến thuộc, đem lời vấn an và lễ vật đến cúng dường Phật Thích Ca và các Bồ Tát để nghe Đại Bát Nhã như câu chuyện của Phổ Quang Bồ Tát đã thuật ở trên.

Lúc bấy giờ, khắp tam thiên đại thiên thế giới Kham Nhẫn đầy châu báu, các loại hương hoa thơm đẹp rải khắp mặt đất, tràng phan, bảo cái, giăng hàng khắp nơi, cây hoa, cây trái, cây hương thơm, cây vòng hoa, cây y phục, cây châu báu, các cây xen lẫn nhau trang trí khắp nơi, thật đáng vui thích, như ở thế giới Liên Hoa Như Lai, Tịnh Độ Phổ Hoa Như Lai, chỗ cư trú của đồng tử Mạn Thù Thất Lợi, Bồ Tát Thiện Trụ Tuệ và vô lượng các đại Bồ Tát có oai đức lớn khác.

 

Thay lời sơ giải:

 

Thành phần chủ khách, quang cảnh buổi hội, nhất nhất giống y như phẩm “Duyên Khởi” của Hội thứ I, không khác. Nên không cần thuật lại, rườm rà thêm!Phẩm này viết theo lối trần thuật, ai đọc cũng có thể hiểu nên không cần thích nghĩa hay luận giải nữa.

 

Lưu ý quan trọng cho toàn Hội thứ II:

 

Chúng tôi không thích nghĩa và lược giải tỉ mỉ các phẩm thuộc Hội thứ II và thứ III như Hội thứ I. Chúng tôi chỉ thích nghĩa những từ ngữ hay luận giải các giáo lý nào mà Hội thứ I không đề cập đến. Vì vậy, nên ở mỗi phẩm tựa của các Hội từ Hội thứ II trở đi chúng tôi có ghi các phẩm tương đương với Hội thứ I để quý vị độc giả quay lại tự so chiếu hay tra cứu nếu cần. Thí dụ như phẩm “Hoan Hỉ” kế tiếp./.

 

---o0o---


pdfTổng Luận Đại Bát Nhã_tập 03_bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm_Chiết giải_CS Thiện Bửu

***
Kính mời xem tiếp:
***

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]