Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hội thảo khoa học về ngôi chùa Phật Tích Phật giáo Việt Nam

23/03/202016:15(Xem: 7753)
Hội thảo khoa học về ngôi chùa Phật Tích Phật giáo Việt Nam


hoi thao khoa hoc chua Phat tich
Hội thảo khoa học về ngôi chùa Phật Tích Phật giáo Việt Nam

Buổi hội thảo “Phật Tích trong tiến trình lịch sử” do Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu Tôn giáo và Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam tổ chức thu hút đông các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà sử học hàng đầu quan tâm tham dự: GS. Anh hùng lao động Vũ Khiêu, nhà sử học Lê Văn Lan, PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, Hòa thượng - TS. Thích Thanh Đạt, họa sĩ Phan Cẩm Thượng… cùng hàng trăm học giả và nhân dân cùng tham dự.

Được xây dựng hoàn thiện vào năm 1057, chùa Phật Tích gắn với huyền tích “Từ Thức gặp tiên” và tích Phật A Di Đà xuất hiện. Chùa được trùng tu và mở mang rộng dưới thời vua Lê Trung Hưng năm 1686 và được đặt lại tên là Vạn Phúc Tự. Với lịch sử ngàn năm tuổi như vậy, chùa Phật tích được coi là nơi phát tích Phật giáo Việt Nam. 

GS. Vũ Khiêu (người đứng bên phải) khẳng định những giá trị văn hóa "độc nhất vô nhị" tại ngôi chùa phát tích Phật giáo Việt Nam tại hội thảo.

Phát biểu mở đầu cho buổi hội thảo, GS. Vũ Khiêu khẳng định: “Chùa Phật Tích là một trong hai công trình kiến trúc Phật giáo lớn cùng tháp Báo Thiên được vua Lý Thánh Tông xây dựng, trùng tu vào năm 1066. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Phật Tích cùng các giá trị văn hóa, Phật giáo đã trường tồn cùng dân tộc và trở thành vùng đất thiêng, là nơi cho nhân dân và các bậc cao tăng cầu nguyện cho quốc thái dân an”.

Về giá trị vô giá của các cổ vật được phát hiện tại chùa Phật Tích năm 2008, TS. Nguyễn Thanh Mai khẳng định: “Những di vật ở chùa Phật Tích như móng tháp, tượng Phật A Di Đà, nhóm tượng linh thú, tượng Kinnari, phù điêu lá đề, phù điêu rồng, tảng kê chân cột… cùng với cuộc khai quật khảo cổ học năm 2008 phát lộ móng ngọn tháp cổ danh tiếng cùng hàng trăm hiện vật thực sự là một phát hiện quan trọng, khai mở nhiều vấn đề nghiên cứu về ngôi chùa Phật Tích”. 

Những cổ vật được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ tại chùa Phật Tích năm 2008 và hàng tượng linh thú vô cùng quý giá

Tượng phật A Di Đà được khai quật tại chùa Phật Tích được coi là bảo vật Phật giáo vô giá, "độc nhất vô nhị".

Trong bản tham luận về Chùa Phật Tích trong bối cảnh Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn một lần nữa khẳng định: Các di sản văn hóa, mỹ thuật được ngành khảo cổ khai quật còn lưu lại được xem là bảo vật quốc gia mà khó tìm thấy ở các ngôi chùa khác của Phật Giáo Việt Nam ở thế kỷ này cũng như thế kỷ khác, trong hiện tại và tương lai. “Do đó, những cơ quan có trách nhiệm cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như Phật giáo Việt Nam”, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn bày tỏ mong muốn.

MỤC LỤC

1. Chùa Phật Tích trong không gian văn hóa xứ Bắc, NCS Nguyễn Huy Bỉnh, Viện Văn học, tr3;
2. Chùa Phật Tích với Thiền phái Trúc Lâm, TT.TS Thích Đồng Bổn, 12;
3. Phật Tích-những suy ngẫm về lịch sử, TS Nguyễn Mạnh Cường, tr16;
4. Có chăng một phong cách nghệ thuật Phật Tích, TS Nguyễn Mạnh Cường, TS Nguyễn Ngọc Quỳnh, Viện NCTG, tr 26;
5. Chùa Phật Tích, một địa danh mang tâm hồn, bản sắc văn hóa và sức mạnh dân tộc, TS Nguyễn Tất Đạt, tr34;
6. Bài trí tượng thờ tại chùa Phật tích năm 1937, Nguyễn Đại Đồng, tr 39;
7. Tìm hiểu Hòa thượng Chuyết Công qua “Chuyết Công ngữ lục”, Nguyễn Quang Khải, tr 47;
8. Chùa Phật Tích (Bắc Ninh) với các mốc niên đại xây dựng, trùng tu, Ths Tạ Quốc Khánh, Ths Huỳnh Phương Lan, tr 53.
9. Vài nét về nghệ thuật điêu khắc thời Lý ở chùa Phật Tích, PGS.TS NGND Hoàng Văn Khóan, tr 62;
10. Phật Tích-trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam, TS Trần Đình Luyện, tr 64;
11. Nghệ thuật điêu khắc cổ ở chùa Phật Tích một di chỉ văn hóa của dân tộc, NCS Đinh Viết Lực, tr71;
12. Một số bài thơ về chùa Phật Tích, Nguyễn Hữu Minh, tr75.
13. Tìm hiểu tên gọi của chùa Phật Tích huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, PGS.TS Nguyễn Tá Nhí, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tr 81;
14. Chùa Phật Tích trong bối cảnh lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tr 86;
15. Thiền sư Chuyết Công trong trang sử chùa Phật Tích, TT Thích Thanh Nhiễu, tr 94;
16. Tìm hiểu ý nghĩa về biểu tượng các linh thú trong kinh Phật qua dãy tượng ở chùa Phật Tích, Nguyễn Nguyệt Oanh, Viện NCTG, tr 99;
17. Chùa Phật Tích- một trung tâm tín ngưỡng Tịnh độ thời Lý, Nguyễn Văn Quý, Viện NCTG, tr 108;
18. Danh thắng chùa Phật Tích trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, Viện Văn học, tr 117;
19. Quốc tự Phật Tích, những điều cần thảo luận, Trần Đình Sơn, tr 126;
20. Những “kỷ lục” giá trị lịch sử-văn hóa của chùa Phật Tích, Bắc Ninh, PGS.TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ Việt Nam, tr 129;
21. Tư liệu Hán – Nôm chùa Phật Tích, PGS.TS Đinh Khắc Thuân, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tr 134;
22. Tìm hiểu triết lý xuất thế của các vị xuất trần thượng sĩ thời kỳ Đại Việt, Thích Thông Thức; tr 142;
23. Chùa Phật Tích, nơi phát tích Phật giáo và quá trình phát triển, Ths Đỗ Thị Thủy, Ban Quản lý Di tích Bắc Ninh, tr 147;
24. Chùa Phật Tích qua một số hình ảnh cũ, Nguyễn Đắc Xuân, tr 152.
Còn thiếu các bài sau:
25. Vài nét về hệ thống chùa Phật Tích, Phạm Thị Lan Anh-Nguyễn Thị Dung;
26. Phục nguyên nhục thân Thiền sư Chuyết Chuyết và khám cổ ở chùa Phật Tích, PGS.TS Nguyễn Lân Cường;
27. Về tòa tháp thời Lý ở chùa Phật Tích, PGS.TS Ngô Văn Doanh;
28. Các lớp niên đại pho tượng Adida chùa Phật Tích, Ths Trang Thanh Hiền;
29. Chùa Phật Tích trong nghiên cứu di sản văn hóa dân tộc, TS Bùi Thanh Mai;
30. Phật giáo thời Lý với những giá trị của văn học và kiến trúc chùa tháp,TS Nguyễn Ngọc Nhuận;
31. Chùa Phật Tích với những dấu ấn, Nguyễn Xuân Ninh;
32. Nhìn từ cánh hoa mai trên giáp nhục pho tượng mới phát hiện tại chùa Phật Tích, Thạc sĩ Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế;
33. Phong cách Phật Tích trong không gian mỹ thuật thời Lý, Nguyễn Anh Tuấn;
34. Lạm bàn về thời điểm lập chùa Phật Tích, TS. Nguyễn Thanh Tùng;
35. Tiếp cận Phật Tích từ hai nguồn nhân lực và nguyên liệu, TS. Nguyễn Việt;
36. Những lớp văn hóa ở Phật Tích, GS. Lê Văn Lan;
37. Những bước thăng trầm của chùa Phật Tích trong lịch sử và hiện đại, Lê Viết Nga.
38. Đề dẫn hội thảo khoa học Phật Tích trong tiến trình lịch sử, PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương..

pdf-iconHội thảo Khoa Học Về Chùa Phật Tích


***


Nam Mô A Di Đà Phật
Chân thành cảm ơn Hòa Thượng Thích Đồng Bổn đã gởi tặng
Trang Nhà Quảng Đức phiên bản điện tử tập sách này.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thích Nguyên Tạng
(Melbourne 23/03/2020)
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]